Xem Nhiều 5/2022 # Mô Hình Idic Trong Quản Trị Quan Hệ Khách Hàng Crm # Top Trend

Xem 24,156

Cập nhật thông tin chi tiết về Mô Hình Idic Trong Quản Trị Quan Hệ Khách Hàng Crm mới nhất ngày 21/05/2022 trên website Fcbarcelonavn.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Cho đến thời điểm hiện tại, bài viết này đã đạt được 24,156 lượt xem.

--- Bài mới hơn ---

  • Cá Nhân Hoá Trải Nghiệm Khách Hàng
  • Dạy Học Phân Hóa Thông Qua Cá Nhân Hóa (Individualization)Và Cá Tính Hóa (Personalization)
  • 5 Nguyên Tắc Giảng Dạy Trong Môn Bóng Rổ Hiệu Quả Nhất
  • Lũ Học Sinh Cá Biệt
  • Tiến Tới Chào Mừng Kỷ Niệm 70 Năm Ngày Truyền Thống Lực Lượng An Ninh Nhân Dân (12
  • Mô hình IDIC (Identify, Differentiate, Interact, Customize) là mô hình về thiết lập và quản trị quan hệ khách hàng thông qua 4 yếu tố. Những yếu tố này được xác định dựa trên sự cá biệt duy nhất cũng như đặc điểm lặp lại trong mối quan hệ giữa khách hàng với doanh nghiệp.

    • Xác định khách hàng mục tiêu
    • Tìm kiếm sự khác biệt giữa các khách hàng
    • Tương tác với khách hàng
    • Cá biệt hóa theo từng đối tượng khách hàng

    Nhìn chung, mô hình IDIC được chia thành 2 hoạt động lớn đó là: Phân tích và Tác nghiệp. Trong đó, 2 thành tố đầu tiên doanh nghiệp có thể thực hiện mà không cần tới sự tham gia của khách hàng (giai đoạn phân tích). Còn 2 yếu tố sau cần tới sự hỗ trợ của người dùng thì được gọi là giai đoạn tác nghiệp.

    Xác định khách hàng mục tiêu hay còn gọi là nhận diện khách hàng là bước đầu tiên trong mô hình IDIC. Ở bước này, doanh nghiệp cần xác định đối tượng khách hàng mục tiêu của mình là ai và tìm kiếm toàn bộ thông tin chi tiết nhất về nhóm đối tượng này. Một số thông tin cơ bản nhất về người dùng tiềm năng mà doanh nghiệp cần nắm được như sau:

    Thêm vào đó, doanh nghiệp cũng cần có những cơ chế để nhận biết, đo lường và đối xử mỗi khi có khách quay trở lại mua hàng. Để làm được điều này, nhà quản lý cần có những quy định, quy chế để theo dõi đánh giá theo từng khách hàng cá nhân chứ không phải là theo cả thị trường.

    Tương tác với khách hàng có thể bằng cách trực tiếp hoặc gián tiếp. Hiệu quả của cách làm này trong mô hình IDIC là giúp DN hiểu hơn về nhóm đối tượng cũng như cá nhân khách hàng của mình. Tương tác với khách hàng là bước đầu của giai đoạn tác nghiệp. Đây là hoạt động mà DN phải liên tục tiếp nhận phản hồi và cải tiến để mang lại trải nghiệm tốt nhất cho những “Thượng đế” của mình. Công đoạn tương tác được thực thi càng hiệu quả thì DN càng có hiểu biết sâu hơn về KH của mình.

    Sau khi tương tác với khách hàng, tại bước cuối của mô hình IDIC doanh nghiệp sẽ nắm được nhu cầu cũng như giá trị mà họ có thể mang lại cho mình. Thông qua đó, một kịch bản cá biệt hóa cho khách hàng sẽ được thực thi. Doanh nghiệp từ đó sẽ cung cấp sản phẩm, dịch vụ của mình theo cách mà người dùng mong muốn và dễ tiếp nhận nhất dựa theo phân tích đã có sẵn. Giai đoạn này vừa giúp doanh nghiệp vừa bán được hàng lại vừa khiến người dùng có ấn tượng tốt, gắn kết hơn với thương hiệu của bạn.

    II. Ứng dụng mô hình IDIC trong quản trị quan hệ khách hàng CRM

    Để có được tập khách hàng chất lượng đòi hỏi nhà quản lý phải bỏ công, bỏ sức để tiến hành nghiên cứu xác định khách hàng mục tiêu. Các vấn đề cần lưu ý khi dùng mô hình IDIC trong quản trị quan hệ khách hàng CRM gồm: Rà soát lại dữ liệu khách hàng, tiến hành các hoạt động nhận diện.

    Giai đoạn 1: Rà soát lại số liệu khách hàng bao gồm các câu hỏi yêu cầu DN phải trả lời được như:

    Doanh nghiệp hiện đang lưu trữ bao nhiêu khách hàng?

    Số lượng khách hàng DN đang có trong cơ sở dữ liệu là bao nhiêu, mọi thông tin về những khách hàng đó liệu đã đầy đủ hay chưa? Sau khi đánh giá kiểm kê lại thông tin khách thì bước tiếp theo cần làm đó là thu thập thêm KH mới.

    Có rất nhiều cách để khách hàng tự hiện diện trước doanh nghiệp. Một số phương pháp thường được các công ty, đơn vị sử dụng đó là:

    • Mua bán dữ liệu: Ưu điểm là nhanh chóng nhưng nhược điểm là chất lượng danh sách không tốt.

    Giai đoạn 2: Nhận diện khách hàng

    Khi đã có trong tay một danh sách người dùng sẵn có và thu thập được thì bước tiếp theo là giai đoạn nhận diện khách hàng. Đây là bước cơ bản của mô hình IDIC. Cụ thể như:

    Xác định về thông tin nhận diện khách hàng, liên kết toàn bộ thông tin nhận dạng đó với các giao dịch, tương tác với doanh nghiệp.

    Nhập thông tin về KH vào hệ thống dữ liệu CRM của doanh nghiệp để quản lý thống nhất.

    Phân tích đặc điểm nhận dạng người dùng thông qua hồ sơ và hành vi của họ. Từ đó dự đoán xu hướng mua hàng cũng như hành động trong tương lai.

    Sau khi vẽ được chân dung người dùng ở bước 1 trong mô hình IDIC quản lý quan hệ khách hàng thì ta sẽ tiến tới bước thứ 2. Phân biệt khách hàng được chia làm 2 loại chính là theo giá trị và nhu cầu.

    Phân biệt khách hàng theo giá trị:

    Phân loại khách hàng theo giá trị là công việc đòi hỏi nhiều thách thức. Giá trị khách hàng ở đây được hiểu là một tài sản mang về cho doanh nghiệp trong tương lai. Mà tương lai thì không thể chắc chắn được nên cần tới việc dự đoán dựa trên những hành động quá khứ của người dùng. Để phân loại được giá trị khách hàng, hiện nay các doanh nghiệp thường sử dụng mô hình giá trị hiện tại thực về, giá trị tiềm ẩn và giá trị khách hàng lâu dài.

    Phân biệt khách hàng theo nhu cầu:

    Mỗi khách hàng khác nhau đều có một nhu cầu sử dụng các sản phẩm khác nhau. Việc nhìn nhận được quan điểm hành vi của KH chính là chìa khóa để mang tới mọi thành công cho bất kỳ chiến dịch bán hàng nào. Chắc chắn một điều là các sản phẩm của doanh nghiệp sẽ không thể làm hài lòng 100% tập KH của mình. Vì vậy mà việc phân nhóm theo nhu cầu thực sự là vấn đề cần được quan tâm.

    Xây dựng mối quan hệ khách hàng càng thân thiết thì tỷ lệ thành công của doanh nghiệp càng cao. Việc tương tác với khách hàng đòi hỏi cả 2 bên đều đã hiểu rõ nhau và có khả năng thực hiện các hành vi giao dịch. Việc tương tác không phải để doanh nghiệp hiểu thị trường mà để hiểu sâu hơn về mỗi cá nhân trong cuộc đối thoại.

    Công cụ được đa số doanh nghiệp sử dụng để tương tác với khách hàng đó là phần mềm CRM. Các lợi thế mà CRM có thể mang lại khi áp dụng vào mô hình IDIC có thể kể tới như:

    Giúp theo dõi khách hàng, tìm kiếm người dùng tiềm năng, lưu trữ toàn bộ lịch sử giao dịch với khách hàng đó. Quản lý bán hàng tự động còn giúp thiết lập các báo cáo về tình hình bán hàng theo thời gian thực để nhà quản trị đưa ra quyết định nhanh chóng.

    Ứng dụng này của CRM được thể hiện qua các module tích hợp về SMS, Email Marketing hoàn toàn tự động. Với bộ công cụ này, nhà quản lý có thể triển khai và theo dõi các chiến dịch Marketing đa kênh đa nền tảng một cách đầy đủ mà chi tiết.

    Đây là tính năng không thể thiếu khi tương tác khách hàng của CRM. Doanh nghiệp giờ đây có thể tương tác với khách hàng một cách dễ dàng hơn thông qua các kênh: Tổng đài, Social, Chat website…

    Doanh nghiệp cần cung ứng khách hàng những sản phẩm mà người dùng có thể tùy biến ở 1 mức độ nào đó để phục vụ nhu cầu của mỗi cá nhân. Đồng thời, người quản lý cũng cần lắng nghe ý kiến phản hồi của KH để thay đổi, bổ sung cho sản phẩm dịch vụ của mình đáp ứng được với số đông người tiêu dùng.

    Một trong những vấn đề phát sinh khi tùy biến theo số đông là có thể một vài thành phần không được kết hợp một cách khoa học. Đây là thách thức cũng như cơ hội của doanh nghiệp để tạo ra sản phẩm đột phá so với đối thủ cạnh tranh. Một trong số các biện pháp để giúp doanh nghiệp tùy biến theo nhu cầu KH mà vẫn giữ được bản sắc sản phẩm đó là:

    • Liên kết hợp tác với các đơn vị dịch vụ khác
    • Thiết kế sản phẩm theo dạng Module
    • Cung cấp chuỗi giá trị dịch vụ
    • Tạo điều kiện để khách hàng tham gia vào thiết kế sản phẩm

    Tuy nhiên, về lâu dài doanh nghiệp cần liên tục nâng cao chất lượng sản phẩm của mình. Tùy biến cải thiện về tổng thể các thành tố của sản phẩm dịch vụ chứ không phải là một vài phần cụ thể theo yêu cầu của người đùng. Đây chính là yêu cầu chính là nguyên tắc cuối cùng của mô hình IDIC muốn đề cập tới.

    Đăng ký dùng thử MIỄN PHÍ phần mềm CRM, bạn chỉ cần CLICK vào link bên dưới.

    --- Bài cũ hơn ---

  • Người Thầy Mở Trường Dạy Học Sinh Cá Biệt
  • Giá Trị Của Một Cậu Học Trò Cá Biệt
  • Học Trò Cá Biệt Giúp Cô Hiểu Ra “làm Một Cô Giáo Là Như Thế Nào”
  • Top 20 Bộ Phim Học Đường Trung Quốc Hay Nhất
  • Chia Sẻ Của Cô Học Trò ‘cá Biệt’ Trở Thành Học Sinh Khá Giỏi
  • Bạn đang xem bài viết Mô Hình Idic Trong Quản Trị Quan Hệ Khách Hàng Crm trên website Fcbarcelonavn.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!