Xem Nhiều 3/2023 #️ Lào Cai: Cá Hồi Liên Tục Giảm Giá, Người Nuôi Lao Đao # Top 4 Trend | Fcbarcelonavn.com

Xem Nhiều 3/2023 # Lào Cai: Cá Hồi Liên Tục Giảm Giá, Người Nuôi Lao Đao # Top 4 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Lào Cai: Cá Hồi Liên Tục Giảm Giá, Người Nuôi Lao Đao mới nhất trên website Fcbarcelonavn.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Hơn 1 tháng nữa là sang năm Tân Sửu 2021 nhưng gần 1 tấn cá hồi thịt đến kỳ xuất bán của gia đình ông Vàng Sin Phà, ở thôn Ngải Trồ, xã Dền Sáng (huyện Bát Xát) chưa tìm được người mua. Lứa cá hồi của gia đình ông đã đến kỳ thu hoạch, không còn khả năng phát triển, trọng lượng hơn 1 kg/con. Ông Phà cho biết: Mọi năm tôi đều nuôi giống cá hồi vân loại nhỏ này nhưng giá bán tối thiểu cũng được 130 – 140 nghìn đồng/kg. Năm nay giá cá hồi giảm sâu nhất từ trước đến nay, loại nhỏ chỉ còn khoảng 90 nghìn đồng/kg nhưng cũng rất khó tìm được người mua. Gia đình tôi phải bắt dần để bán lẻ cho người dân nhằm thu hồi ít vốn. Tính ra lứa cá này gia đình tôi lỗ khoảng 50 triệu đồng.

Gia đình ông Lý Láo Pà là hộ có số lượng ao nuôi cá hồi lớn của xã Ngũ Chỉ Sơn, thị xã Sa Pa. Những năm trước, khi giá cá hồi ở mức 240 – 250 nghìn đồng/kg, ông thu lợi nhuận hàng trăm triệu đồng mỗi lứa cá. Tuy nhiên, từ đầu năm 2020 đến nay, ông không thu được đồng lãi nào từ nuôi cá hồi. Ông Pà cho biết: Hiện giá cá hồi loại 1 được tôi bán với giá chỉ 140 – 156 nghìn đồng/kg, trừ các chi phí thì không có lãi. Gia đình tôi vẫn được coi là may mắn vì nhiều hộ nuôi nhỏ lẻ khác chưa có kinh nghiệm còn có cá bị chết hoặc chậm lớn dẫn đến lỗ nặng. Nhiều hộ ở xã Ngũ Chỉ Sơn, trong đó có gia đình tôi đang tính không nuôi cá hồi nữa.

Trên địa bàn xã Ngũ Chỉ Sơn có khoảng 70 cơ sở nuôi cá nước lạnh của các doanh nghiệp, hợp tác xã và hộ dân, tập trung tại các thôn Cán Hồ B, Phìn Hồ, Kim Ngan… với sản lượng mỗi năm lên tới gần trăm tấn. Theo chính quyền địa phương, những cơ sở nuôi cá nhỏ lẻ của người dân chịu thiệt hại nặng nhất do thiếu vốn, thiếu đầu ra và phải phụ thuộc vào thương lái.

Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Song Nhi là đơn vị cung cấp con giống, thức ăn và nuôi cá hồi thương phẩm lớn ở thị xã Sa Pa. Chủ động về mọi mặt, giảm được rất nhiều chi phí nhưng ông Trần Chung Hưng, quản lý công ty cũng phải lắc đầu ngao ngán vì giá cá hồi năm nay giảm quá sâu. “Đại dịch Covid-19 tuy đã được khống chế nhưng vẫn khiến lượng khách đến Lào Cai nói chung và Sa Pa nói riêng giảm đáng kể, kéo theo nhu cầu tiêu thụ cá hồi giảm mạnh. Ngoài ra, thời điểm cuối năm nguồn nước nuôi cá nước lạnh rất ít, nhiều ao đã cạn nước nên người nuôi buộc phải bán cá khiến cung vượt cầu, giá cá càng giảm sâu hơn. Với giá bán 100 – 150 nghìn đồng/kg tùy từng loại, chắc chắn người nuôi cá hồi không có lãi, thậm chí lỗ nặng. Những biện pháp mà dịp đầu năm công ty chúng tôi áp dụng để giải cứu cá hồi như làm cá hồi phi lê hút chân không, cá hồi hun khói, ruốc cá hồi… cũng không mang lại hiệu quả như mong đợi”, ông Hưng nói.

Trên địa bàn tỉnh hiện có hơn 150 cơ sở nuôi cá nước lạnh, chủ yếu nuôi tại các huyện: Bát Xát, Văn Bàn và thị xã Sa Pa. Tổng sản lượng cá hồi thương phẩm ước đạt 375 tấn/năm. Dịp cuối năm, giá cá giảm sốc khiến người nuôi cá hồi gặp khó và rất cần giải pháp kịp thời, hiệu quả từ các cơ quan chuyên môn và chính quyền địa phương.

Cá Tra Rớt Giá, Người Nuôi Lao Đao

Sau khi Bộ Thương mại Mỹ (DOC) tăng thuế bán phá giá đối với cá tra Việt Nam, giá cá tra nguyên liệu trong nước đã tăng nhẹ. Thời điểm giữa tháng 4-2013, giá cá ổn định ở mức 21.000 – 21.500 đồng/kg, tăng thêm 1.000 – 2.000 đồng/kg so với thời điểm trước đó. Tuy nhiên, tín hiệu vui này lại không kéo dài bởi những ngày gần đây giá cá lại quay đầu giảm mạnh.

Hiện, cá tra đạt tiêu chuẩn xuất khẩu, thịt trắng, trọng lượng 0,8 – 1 kg/con được các doanh nghiệp thu mua với giá 19.000 – 19.500 đồng/kg (mua thiếu 1, 2 tháng). Còn với trường hợp doanh nghiệp mua bằng tiền mặt, giá chỉ còn 18.000 – 18.500 đồng/kg. Đây là mức giá thấp nhất trong khoảng 3 – 4 năm trở lại đây và với mức giá này, người nuôi đang lỗ từ 3.500 – 5.000 đồng/kg.

Ông Nguyễn Văn Tạch, hộ nuôi cá tra ở huyện Châu Phú, An Giang, chua chát: “Giá cá hiện nay xuống quá thấp, đã thế việc nhận được tiền bán cá cũng rất khó khăn, do đó nhiều hộ nuôi hiện nay đã bỏ nghề. Nếu doanh nghiệp mua cá ký nợ 45 ngày qua ngân hàng bảo lãnh thì giá cá còn ở mức 19.000 – 19.500 đồng/kg, nhưng nếu bán tại ao, giao tiền ngay thì giá chỉ còn 17.000 – 18.000 đồng/kg. Tôi bán 117 tấn cá tra với giá 20.700 đồng/kg, nhưng từ đầu năm đến nay vẫn chưa nhận được đủ tiền”.

Loanh quanh chuyện xuất khẩu

Nhiều chuyên gia trong ngành lý giải, giá cá tra giảm là do doanh nghiệp ưu tiên sử dụng nguồn cá của công ty, nông dân mất khả năng đàm phám trong các vụ mua bán, buộc họ phải chấp nhận bán cá với giá rẻ. Tuy nhiên, người nuôi lại cho hay, trên thực tế, dù doanh nghiệp đầu tư vùng nguyên liệu thì vẫn không đủ để đáp ứng cho nhu cầu chế biến xuất khẩu. Theo đó, vẫn cần phải mua cá của nông dân, nhưng không hiểu vì sao cá vẫn rớt giá?

Theo ông Trương Đình Hòe, Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), sau khi Mỹ áp mức thuế chống bán phá giá cá tra Việt Nam tăng gấp 25 – 45 lần thì chỉ còn 9 doanh nghiệp Việt Nam có thuế suất thấp xuất khẩu cá tra vào Mỹ.

Lo sợ nguồn cung thiếu nên các nhà nhập khẩu Mỹ đã tăng giá thu mua lên 0,5 – 0,7 đô la/kg. Thấy giá cả hấp dẫn, cộng với việc các thị trường khác đang gặp khó, nên các doanh nghiệp đã ồ ạt xuất khẩu hàng sang Mỹ, theo đó sản lượng cá tra xuất khẩu sang Mỹ trong tháng 4 và 5 tăng vọt lên từ 50 – 70% so với cùng kỳ.

“Vì doanh nghiệp ham ký nhiều hợp đồng quá nên khi thấy khối lượng bắt đầu dư thừa thì các nhà nhập khẩu Mỹ đã hạ giá xuống và giảm lượng nhập khẩu, từ đó ảnh hưởng đến giá cá nguyên liệu trong nước”, ông Hòe giải thích thêm.

Ông Tạch ngậm ngùi: “Năm nào con cá tra cũng phải đối diện với nhiều khó khăn, đặc biệt là giá cả lên xuống thất thường. Tuy nhiên, năm nay có lẽ là năm vất vả nhất đối với những người nuôi như chúng tôi khi giá cá nguyên liệu hiện nay chỉ còn khoảng 18.000 – 18.500 đồng/kg, có khi còn rớt thê thảm xuống 17.700 đồng/kg. Biện pháp thì cũng đã bàn nhiều rồi, nhưng thực hiện được hay không mới là điều quan trọng”.

“Người nuôi như chúng tôi chỉ hy vọng giá cả đầu vào lẫn đầu ra ổn định; Nhà nước làm thế nào có những chính sách hỗ trợ để vốn vay đến được tận tay người nông dân chứ như hiện nay thì rất khó để tiếp cận được nguồn vốn. Ngoài ra, hiện, doanh nghiệp khi thu mua cá của dân vẫn thực hiện ký hợp đồng, tuy nhiên lại rất ít khi thanh toán đúng thời hạn như đã cam kết. Vì vậy, các cơ quan chức năng cần phải có những biện pháp để tăng hiệu lực trong hợp đồng ký kết giữa doanh nghiệp và người nuôi”, ông Tạch đề xuất.

Theo Tổng Thư ký Hội nghề cá Việt Nam, Trần Cao Mưu: “Để tháo gỡ khó khăn cho ngành cá tra Việt Nam, Nhà nước cần hoạch định chính sách quy hoạch phù hợp từ khâu nuôi trồng, đến thu mua, chế biến và xuất khẩu. Nghĩa là cần phải hoạch định cụ thể, sản xuất sản lượng bao nhiêu là vừa đủ, bao nhiêu nhà máy được phép chế biến, xuất khẩu và cần xác định rõ thị trường xuất khẩu. Khi nào vấn đề quy hoạch này chưa được giải quyết thì việc bấp bênh trong giá cả đầu vào lẫn đầu ra vẫn còn tiếp tục xảy ra”.

“Không nên hô hào vị trí nhất, nhì về xuất khẩu cá tra như hiện nay, mà vấn đề là phải làm thế nào để đạt được sự nhất quán, thống nhất và tạo ra lợi nhuận nhất cho người nuôi cá tra Việt Nam”, ông Mưu cho biết thêm

Số liệu từ VASEP cho thấy, 6 tháng đầu năm 2013, giá trị xuất khẩu cá tra Việt Nam ước đạt 800 triệu đô la, giảm 7,3% so với cùng kỳ 2012.

Giá Cá Tra Liên Tục Giảm, Nông Dân Than Lỗ

(CATP) Cũng như xuất khẩu tôm ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), xuất khẩu cá tra hiện đang gặp khó. Tổng giá trị xuất khẩu giảm, giá cá giảm theo, nông dân đối mặt nguy cơ lỗ.

NHIỀU THỊ TRƯỜNG DỰ BÁO TIẾP TỤC GIẢM

Theo Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), tính đến hết tháng 9-2019, tổng giá trị xuất khẩu cá tra đạt 1,46 tỷ USD (giảm 8,5% so với cùng kỳ năm ngoái). Riêng tháng 9-2019, giá trị xuất khẩu cá tra giảm tiếp 14,6%. Trong đó, giá trị xuất khẩu sang nhiều thị trường xuất khẩu lớn như Mỹ, EU, Brazil, Mexico, Colombia cũng giảm mạnh.

Hiện Trung Quốc – Hồng Kông đang là thị trường trọng điểm của nhiều doanh nghiệp xuất khẩu cá tra Việt Nam. Thị trường này chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong cơ cấu xuất khẩu cá tra. Chín tháng đầu năm nay, giá trị xuất khẩu sang Trung Quốc – Hồng Kông chiếm tới 30,9% tổng giá trị cá tra xuất khẩu, đạt 450,7 triệu USD (tăng 19,6% so với 9 tháng đầu năm 2018). Với giá trị xuất khẩu này, thị trường Trung Quốc – Hồng Kông đang lớn gấp đôi thị trường xuất khẩu cá lớn thứ 2 là Mỹ.

Tính đến hết tháng 9-2019, tổng giá trị xuất khẩu cá tra sang thị trường Mỹ đạt 208,3 triệu USD, chiếm 14,3% tổng giá trị xuất khẩu cá tra (giảm 43,6% so với cùng kỳ năm ngoái). Đây là mức sụt giảm lớn tại Mỹ trong 5 năm trở lại đây. Dự báo, xuất khẩu cá tra sang Mỹ trong quý IV-2019 còn tiếp tục giảm. Đây là năm xuất khẩu cá tra sang Mỹ không như mong đợi của nhiều doanh nghiệp. Xuất khẩu cá tra sang thị trường EU trong 9 tháng đầu năm nay đạt 189,3 triệu USD. Trong đó, 3 thị trường xuất khẩu đơn lẻ lớn nhất là: Hà Lan (giảm 1,9%), nước Anh (tăng 23,8%), Đức (tăng 32,5%).

Giá trị xuất khẩu cá tra sang thị trường ASEAN sau nửa năm nay tăng trưởng khả quan, nhưng tốc độ tăng đã bắt đầu chậm lại. Tính tới hết tháng 9, giá trị xuất khẩu sang thị trường này đạt 147,5 triệu USD (tăng 1,4% so với cùng kỳ năm trước). Giá trị xuất khẩu sang thị trường Thái Lan và Malaysia vẫn có nhiều dấu hiệu tích cực. Giá trị xuất khẩu cá tra sang 3 thị trường tiềm năng là Mexico, Brazil và Colombia vẫn tiếp tục sụt giảm từ đầu năm đến nay.

NUÔI CÁ TRA KHÔNG LIÊN KẾT BỊ ẢNH HƯỞNG

Cục Chế biến và phát triển thị trường nông sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn – NN&PTNT) cho rằng, sau khi giá cá tăng nhẹ trong tháng 8-2019, giá cá tra nguyên liệu tại ĐBSCL trong tháng 9 trở lại xu hướng giảm, do tốc độ cung tăng nhanh hơn cầu. Giá bán buôn dao động khoảng 20.500 – 21.000 đồng/kg đối với cá tra loại I, trong khi giá thu mua tại trang trại chỉ khoảng 19.500 – 20.000 đồng/kg, mức giảm khoảng 1.000 đồng/kg so với tháng trước. Nhìn lại 9 tháng đầu năm, thị trường cá tra nguyên liệu không thuận lợi đối với cả người nuôi và nhà xuất khẩu. Giá cá tra có xu hướng suy yếu dần sau một năm liên tục tăng “nóng”.

Ông Liêu Cẩm Hiền (Phó giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Vĩnh Long) nhận định: “Giá cá tra giảm mạnh từ đầu năm 2019 đến nay do năm 2018 giá cá tăng cao, đạt đỉnh là 35.000 đồng/ký nên người dân ồ ạt nuôi, dẫn đến năm nay cung vượt cầu, trong bối cảnh xuất khẩu sụt giảm. Thêm vào đó, thị trường Trung Quốc không còn nhập cá tra theo đường tiểu ngạch mà bằng đường chính ngạch. Thị trường này còn đề ra nhiều rào cản về vệ sinh an toàn thực phẩm, khiến nhiều doanh nghiệp xuất khẩu tiểu ngạch lao đao”.

Hiệp hội Thủy sản An Giang khẳng định, nếu chỉ tính riêng giá cá nguyên liệu trong tháng 4-2019 là 37.812 đồng/kg, thời điểm hiện nay chỉ còn 20.908 đồng/ kg, người nuôi cá lỗ khoảng 3.000 đồng/kg. Theo đại diện Hiệp hội Cá tra An Giang, nếu tính mặt bằng chung khu vực nuôi cá tra thì An Giang có hơn 80% diện tích nuôi cá tra có liên kết, gồm vùng nguyên liệu doanh nghiệp tự nuôi và diện tích liên kết với các hộ nuôi khác. Đây là diện tích nuôi ổn định, không bị tác động của giá thị trường. Số còn lại rơi vào khoảng 20% diện tích do người dân thả nuôi tự do, tự thỏa thuận giá bán với doanh nghiệp khi đến thời điểm thu hoạch.

Cục Phòng vệ thương mại Bộ Công thương cho biết, ngày 11-10-2019, Bộ Thương mại Mỹ (DOC) đã thông báo trên hệ thống nội bộ về quyết định sơ bộ của đợt rà soát thuế chống bán phá giá lần thứ 15 (POR15) cho giai đoạn từ ngày 1-8-2017 đến 31-7-2018 đối với sản phẩm cá tra, cá basa của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Mỹ. Cụ thể, mức thuế sơ bộ cho bị đơn bắt buộc và thuế suất cho bị đơn tự nguyện đều là 0,00 USD/kg, thuế suất toàn quốc là 2,39 USD/kg. Mức thuế này thấp hơn rất nhiều so với kết quả cuối cùng của đợt rà soát trước đó (POR14, mức thuế từ 1,37 – 2,39 USD/kg).

Vừa Nới Lỏng Cách Ly, Cá Hồi Lào Cai Lại Tăng Giá

Liên tiếp sau các quy định nới lỏng cách ly của Trung ương và địa phương, cá hồi ở Lào Cai lại tăng giá “phi mã”.

Cá hồi Sa Pa được bày bán tại hệ thống siêu thị BigC

Gần một tuần nay kể từ sau khi hầu hết các địa phương được xét ra khỏi nhóm nguy cơ cao bùng phát dịch Covid-19, rồi đến Chỉ thị 19 của Chính phủ cho phép dần mở cửa du lịch, dịch vụ, giá cá hồi tại Lào Cai tăng mạnh từng ngày.

Nếu như ở thời điểm đầu tháng 4/2020, khi toàn quốc cách ly xã hội, hàng quán đóng cửa, xe cộ khó lưu thông, giá cá xuất trại rớt thê thảm chỉ còn 150.000 – 170.000 đồng/kg thì nay đã tăng lên thành 180.000 – 220.000 đồng/kg tùy trọng lượng. Đặc biệt, trong giai đoạn rớt giá, cá xuất bán loại to trên 2 kg rất sẵn nhưng nay đã trở nên khan hiếm.

Anh Phàn Phù Seng, một chủ trại cá hồi tại Nậm Cang (Sa Pa) tiếc nuối chia sẻ, cách đây không lâu gia đình vừa bán đổ hết số cá lớn với giá bằng vốn chỉ 150.000 đồng, như thế vẫn là may vì thời điểm đó còn không tìm thấy người mua, khách đặt hàng xong không vận chuyển được đều hủy đơn hết.

“Tiếc thì rất tiếc nhưng nuôi cá hồi không liều được, vì cá có trứng rồi là không ngon nữa, chưa kể nếu đẻ thì sẽ chết trong khi không biết dịch bệnh diễn biến như thế nào” – anh Seng cho hay.

Qua tìm hiểu của phóng viên, nuôi cá hồi không chỉ đòi hỏi nguồn nước lạnh sạch sẽ, kỹ thuật khắt khe mà còn cần đầu tư lớn ban đầu và phải trường vốn vì mỗi ngày loại thức ăn nhập khẩu cho cá kể cả trại nhỏ nhất cũng lên đến cả triệu đồng.

Theo thống kê, Lào Cai có khoảng 150 trại cá hồi, tập trung chủ yếu ở Sa Pa, Bát Xát, Văn Bàn và thành phố Lào Cai. Tuy nhiên, trong số đó có không ít trại nuôi nhỏ lẻ, thậm chí tự phát ngoài quy hoạch, khi thấy giá cá rớt mạnh, nhiều chủ trại như ngồi trên đống lửa phải bán tống bán tháo, nhất là số phải vay ngân hàng, âu cũng là điều tất yếu.

Theo ông Phạm Văn Quảng, Phó Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Lào Cai, vừa qua, trước tình hình toàn tỉnh còn 250 tấn cá hồi khó tiêu thụ, ngành nông nghiệp tỉnh đã có rất nhiều giải pháp khẩn trương để tháo gỡ đầu ra cho cá hồi.

Thông qua Hội Cá nước lạnh và Hội Nông sản an toàn của tỉnh, Lào Cai đã kết nối được với siêu thị Big C cùng 2 doanh nghiệp gồm Biển Đông DSH và Gia Phát chuyên chế biến cá hồi hun khói và sơ chế cấp đông cá hồi tươi sống.

Riêng siêu thị Big C đang triển khai “Tuần lễ cá hồi Sa Pa” trong hệ thống miền Bắc, mỗi ngày tiêu thụ giúp Lào Cai ít nhất 2 tấn cá hồi.

Về lâu dài, Lào Cai cũng sẽ có cơ chế thu hút doanh nghiệp tiềm năng vào đầu tư tại chỗ xây dựng cơ sở gia công, chế biến cá hồi, giúp ổn định đầu ra, duy trì thương hiệu và giá thành sản phẩm.

“Hiện sản lượng cá hồi đến kỳ thu hoạch đã giải phóng được hơn 1 nửa, chỉ còn khoảng 100 – 120 tấn và không còn đáng lo ngại vì vận chuyển đã thông suốt, thị trường dịch vụ dần sôi động trở lại, nhất là chuẩn bị bước vào dịp đón khách du lịch lên nghỉ lễ 30/4 – 1/5” – ông Quảng cho biết.

Theo AN KIÊN (vov.vn)

Bạn đang xem bài viết Lào Cai: Cá Hồi Liên Tục Giảm Giá, Người Nuôi Lao Đao trên website Fcbarcelonavn.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!