Cập nhật thông tin chi tiết về Kỹ Thuật Nuôi Cá Hồi Vân mới nhất trên website Fcbarcelonavn.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Video: Nuôi cá hồi vân
Sản xuất cá Hồi giống tại Sapa được tiến hành như sau:
Đợt 1: Nhập 25.000 trứng điểm mút vào ngày 21/1/2005 sau 4-7 ngày trứng nở với tỷ lệ trên 90%, cá bột được ương thành cá giống cỡ 31g/con, vào ngày lấy mẫu 7/6/2005 đạt số lượng 12.800 con.
Đợt 2: Nhập 25.000 trứng vào ngày 08/02/2005 và đạt tỷ lệ nở lớn hơn đợt 1 là 97% do đã rút được kinh nghiệm trong quá trình vận chuyển trứng từ Phần Lan vào Việt Nam (tăng khung đá trong hộp xốp). Cá bột được ương thành cá giống đạt 21,46g/con, vào ngày lấy mẫu 7/6/2005 đạt số lượng hơn 16.600 con, nâng tổng số con giống đến nay khoảng 29.400 con. Kỹ thuật nuôi cá Hồi vân dựa trên công nghệ chuyển giao của Phần Lan và có tính đến điều kiện của Việt Nam.
Việt nhập những loài cá nước lạnh có giá trị kinh tế vào Việt Nam mở đầu cho sự phát triển nghề nuôi cá nước lạnh, trong tương lai sẽ mang lại nguồn thu nhập lớn cho người dân địa phương. Ngoài ra, có thể phối hợp mở các dịch vụ du lịch câu cá tại các suối nước lạnh.
1. TÌNH HÌNH ƯƠNG CÁ HỒI VÂN
Vào các ngày 21/01 và 8/02 năm 2005, Công ty Samon Tainam của Phần Lan đã chuyển 50.000 trứng điểm mút cho trang trại nuôi cá Hồi thử nghiệm tại thác Bạc, Sapa. Hơn 95% trứng điểm mút đã được vận chuyển cho nở thành công và được ương trong điều kiện nhiệt độ nước thay đổi từ 10-15 độ C. Trứng được nở hoàn toàn sau một tuần. Cá được cho ăn bằng thức ăn công nghiệp mua từ Phần Lan. Cá được ương nuôi theo công nghệ Phần Lan. Hiện tại cá đang trong điều kiện sức khoẻ tốt, chưa có dấu hiệu bệnh tật.
Trại thử nghiệm cá Hồi thác Bạc Sapa nằm ở độ cao hơn 1.700m cách thị trấn Sapa 12km. Điều kiện khí hậu ở đây có thể rơi xuống 0 độ C vào mùa đông, nhưng mùa hè nước ao có thể lên tới 24-25 độ C, trong các suối nhiệt độ lên tới 20 độ C, nước cấp cho trang trại được lấy một phần từ thác Bạc và suối nhỏ gần kề. Tốc độ dòng chảykhoảng 30l/s trong mùa khô và trên 120l/s trong mùa mưa. Các điều kiện của trại thử nghiệm cá Hồi vân rất phù hợp cho việc ấp trứng vào mùa đông, ương và nuôi cá thịt vào thời gian còn lại trong năm.
Cá Hồi được nuôi nước chảy và cho ăn thức ăn viên khô (35-65% đạm) và được trộn thêm vitamin C và vitamin B1, tỷ lệ cho ăn là 3,5% – 5% khối lượng cá trong bể, phụ thuộc vào nhiệt độ nước và mức ôxy hoà tan. Muối cũng được cấp lấy định kỳ vào bể để cung cấp thêm các ion kim loại cần thiết (khi nước bị đục).
Bệnh cá: Cho đến nay chưa phát hiện được bất kỳ một loại bệnh nào, mặc dù đã tìm thấy ký sinh trùng và nấm trong môi trường nước với số lượng ít. Tuy vậy, công tác vệ sinh bể nuôi, bể cấp nước luôn được coi trọng, dụng cụ cho ăn được phơi nắng, hạn chế người lạ vào khu vực sản xuất.
Vào những ngày nắng gắt, khi nhiệt độ nước đạt 19 – 20 độ C hoặc sau mỗi đợt mưa nhiệt, nước bị đục thì bổ sung nước muối loãng.
2. MỘT SỐ THẤT BẠI TRONG THỜI GIAN QUA
Lần 1: Vào khoảng tháng 2 năm 2005 có khoảng vài trăm cá mới nở bị chết ngạt do chưa có nhà xưởng để ương. Khi đặt xô vào bể để lọc nước do cá có sở thích vào bóng tối, nên cá chui vào dưới đáy xô và bị chết ngạt.
Lần 2: Vào ngày 23/04/2005 có khoảng 17.000 cá giống cỡ từ 3 – 7g bị chết do thiếu ôxy. Nguyên nhân là do trời mưa to, các lá cây làm tắc đường ống.
Tất cả các nguyên nhân trên đều bắt nguồn trực tiếp hay gián tiếp từ việc thiếu cơ sở hạ tầng cần thiết cho trại nuôi.
3. NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN
Do quá trình khảo sát điều tra trước khi xây dựng dự án được thực hiện một cách nghiêm túc, nên tỷ lệ sống và tốc độ tăng trưởng, sức khoẻ của cá khá cao.
Tuy nhiên, do thiếu các phương tiện sản xuất nên cá bị nuôi ở mật độ quá cao dẫn đến tăng trưởng chậm (cá đợt 1 đạt 31 g/con, cá đợt 2 đạt 21g/con). Ngoài ra, do số lượng cá giống nhiều hơn so với dự kiến nên lượng thức ăn được dự án cấp chỉ đủ để sản xuất 6,5 tấn cá, tương đương khoảng 9.000 cá giống. Trong khi đó, cá tầm cũng đang dần dần sử dụng thức ăn của cá Hồi khiến tình trạng thiếu thức ăn là điều không tránh khỏi. Do không có nguồn tài chính để xây dựng các cơ sở hạ tầng thiết yếu (thi công đường ống, làm bể chứa nước, hệ thống lọc rác, bể muối) nên gây ra nhiều rủi ro tiềm ẩn trong mùa mưa bão hoặc cá thành phẩm phải bán sớm.
Mặt khác, do trại không chủ động được điện lưới, phải sử dụng điện máy phát nên điện áp thay đổi làm ảnh hưởng tới quá trình sục khí nhất là vào thời gian mùa hè, nhiệt độ nước cao trên 18 độ C (ôxy bão hoà chỉ đạt 7,4 – 7,7%. Khi nhiệt độ nước là 11 – 13% thì mức ôxy bão hoà đạt 9,8 – 10,3%mg/l).
KẾT LUẬN
Cá Hồi vân được đưa vào Việt Nam đẻ nuôi ở các nguồn nước lạnh từ các suối bước đầu cho hiệu quả cao tạo nên một nguồn cung cấp tiềm năng thay thế dần lượng cá Hồi nhập khẩu, cũng như để thoả mãn nhu cầu của khách du lịch nói chung và Sapa nói riêng./.
Theo Báo cáo tại Hội nghị Bàn biện pháp phát triển NTTS miền núi phía Bắc 5/2005
Triển vọng nghề nuôi cá hồi
Sau 4 năm được đưa vào Việt Nam, đến nay, việc nuôi cá hồi vân đã cho kết quả khả quan ở một số tỉnh có điều kiện phù hợp. Điều khích lệ nhất đối với người nuôi là cá hồi vân nuôi ở Việt Nam có buồng trứng và tinh sào phát triển rất tốt, hạt trứng cũng có đường kính khá lớn. Các nhà khoa học trong nước đã cho sinh sản nhân tạo loài này thành công và hiện đang triển khai chương trình sản xuất cá hồi vân toàn cái để phục vụ việc sản xuất trứng cá hồi thực phẩm.
Năm 2005 cá hồi vân Oncorhynchus mykiss được nhập vào nước ta từ Phần Lan dưới dạng trứng đã thụ tinh (phôi đang phát triển) theo một dự án của Bộ thủy sản.
Sở dĩ gọi cá hồi vân là từ tên tiếng Anh (rainbow trout). Rainbow nghĩa là cầu vồng. Tuy nhiên, loài cá này còn có một tên khác bằng tiếng Anh là Steelhead trout (đầu thép).
Đây là loài cá nước ngọt có nguồn gốc ở phía tây bắc Mỹ ven bờ Thái Bình Dương, được nhập vào châu Âu từ cuối thế kỷ 19. Tính đến năm 2002 cá hồi được nuôi ở 64 quốc gia thuộc tất cả các đại lục trừ châu Phi, điển hình như Chi Lê, Hoa Kỳ, Na Uy, Anh, Úc, Trung Quốc, Hàn Quốc, Israel, Ấn Độ, Nepal. Cá hồi vân là loài cá ưa nước lạnh (nhiệt độ không quá 20 độ C), giàu oxy hòa tan (trên 7 mg/l), trung tính (pH 6,7 – 7,5). Vì thế, cá hồi vân thích hợp để nuôi ở những vùng núi có nhiều suối và khí hậu mát mẻ. Trên thực tế loài cá này đã được nuôi và cho kết quả khả quan ở các tỉnh Lào Cai, Sơn La, Yên Bái, Hà Giang, Cao Bằng, Lâm Đồng. Trong tự nhiên, cá ăn các động vật không xương sống như côn trùng, giáp xác và cá nhỏ. Cá sử dụng tốt thức ăn viên nhân tạo. Trong điều kiện được chăm sóc tốt và thức ăn có hàm lượng protein cao (35 – 40%), hệ số thức ăn thấp (1,5 – 1,8) cá có thể đạt thể trọng 2 kg sau 18 tháng. Cá hồi vân nuôi ở Việt Nam có tốc độ sinh trưởng rất khả quan.
Nếu cá tra thịt gần như không thể đạt giá 20.000 đ/kg thì giá cá hồi vân cao gấp nhiều lần.
Điều đáng khích lệ nhất đối với người nuôi cá ở các cao nguyên là cá hồi vân nuôi ở Việt Nam có buồng trứng và tinh sào phát triển rất tốt. Được nuôi ở Thác Bạc, Sapa, Lào Cai, cá hồi vân có thể đạt hệ số thành thục (tỷ lệ buồng trứng trên trọng lượng thân không nội tạng) là 15,4%. Cuối năm vừa qua, các cán bộ Viện nghiên cứu thủy sản 1 đã cho sinh sản nhân tạo loài này thành công. Có thể sẽ không phải nhập giống loài cá này từ nước ngoài nữa!
Một chi tiết đáng mừng khác là hạt trứng cá hồi vân nuôi ở nước ta có đường kính khá lớn, hơn nửa centimet. Trứng cá hồi là một món ăn đặc sản hiếm và đắt ở các nhà hàng cao cấp. Hiện đã có chương trình sản xuất cá hồi vân toàn cái để phục vụ việc sản xuất trứng cá hồi thực phẩm.
Mai Chi (Khoa học phổ thông, 09/01/2009)
Nuôi cá hồi vân tại Lâm Đồng
Cá hồi vân là một sản phẩm được người tiêu dùng ưa chuộng vì thịt cá rất ngon. Thành phần dinh dưỡng chính trong 100 g thịt cá gồm 30,2 g chất rắn, 17,5 g protein, 10,2 g chất béo, 0,1 g đường, ngoài ra còn chứa nhiều axít béo omega-3, axít này dễ hòa tan vitamin A, D và nước hòa tan vitamin B12. Ở thị trường Mỹ, giá 1 pound (0,45 kg) cá nguyên con là 3,49 USD, bỏ đầu và đuôi là 3,79 USD, 1 pound fi lê giá 4,3 USD. Giá các sản phẩm chế biến như cá hun khói, đóng hộp còn cao hơn nhiều so với cá tươi. Hàng năm, nước ta nhập nhiều sản phẩm cá hồi cung cấp cho nhà hàng, khách sạn.
Nhận thấy điều kiện tự nhiên, nguồn nước có thể thích hợp cho cá hồi vân sinh trưởng và phát triển, năm 2006, UBND tỉnh Lâm Đồng đã giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh phối hợp với Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I và III triển khai đề án nuôi thử nghiệm cá nước lạnh trên địa bàn. Tháng 4/2006, những con cá hồi vân đầu tiên đã được nhập về nuôi tại thôn Klong Klanh, xã Đạ chais, huyện Lạc Dương. Cá được nuôi trong ao lót bạt với nguồn nước suối lạnh lưu thông liên tục được lấy từ rừng già, nhiệt độ nước từ 16-19oC. Thức ăn cho cá được nhập từ Phần Lan. Sau một năm nuôi thả, cá hồi đạt kích cỡ trung bình 1.000 g/con, trọng lượng lớn nhất đạt 1.700 g/con, tỷ lệ sống đạt 76,8%. Năng suất quy đổi đạt 40 tấn/ha.
Kết quả nuôi thử nghiệm cá hồi vân tại Lâm Đồng cho thấy, cá đạt tốc độ tăng trưởng nhanh, tỷ lệ sống cao, chất lượng thịt không thua kém cá nuôi ở các nước ôn đới. Nếu có nguồn nước tốt, thực hiện đúng quy trình kỹ thuật, con giống và nguồn thức ăn đảm bảo chất lượng thì năng suất nuôi có thể đạt 30-40 tấn/ha. Với giá bán hiện nay của cá hồi vân trên thị trường khoảng 120 ngàn/kg, doanh thu có thể đạt 3,6-4,8 tỷ đồng/ha/năm và lợi nhuận đạt 40-50% từ vốn.
Hiện nay, tại thành phố Đà Lạt và các huyện Lạc Dương, Đam Rông, nhiều doanh nghiệp đã đầu tư nuôi giống cá này như công ty cổ phần Giang Ly, công ty Thung lũng nắng (Nga), công ty Thiên Thai, công ty 7/5, công ty Ngọc Mai Trang… nâng diện tích nuôi cá hồi vân trên địa bàn khoảng 10 ha. Dự kiến năm 2009, sản lượng cá có thể đạt trên 150 tấn và sẽ tăng nhanh trong những năm tiếp theo.
Tuy nhiên, cá hồi vân là đối tượng hoàn toàn mới, công nghệ nuôi và địa bàn mới nên việc nhân rộng và phát triển giống cá này trên địa bàn tỉnh còn nhiều vấn đề cần phải nghiên cứu để có giải pháp thích hợp:
+ Nguồn thức ăn và con giống phải nhập ngoại nên giá thành cao và không chủ động.
+ Chưa có quy hoạch cho việc phát triển các đối tượng cá nước lạnh tại Lâm Đồng.
+ Việc xúc tiến giới thiệu sản phẩm, mở rộng thị trường, phát triển công nghệ chế biến nhằm tạo ra những sản phẩm có giá trị cao hơn (cá hồi hun khói, cá phi lê…).
+ Vấn đề đào tạo nhân lực nắm chắc kỹ thuật nuôi (khá phức tạp) và vấn đề đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật khá cao.
+ Vấn đề đảm bảo môi trường sinh thái tại các thủy vực nuôi cá.
Về chủ trương phát triển, Nghị quyết số 57/2006/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh Lâm Đồng khóa VII tại kỳ họp thứ VIII về nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội năm 2007 chỉ rõ: Lâm Đồng sẽ “khai thác diện tích mặt nước sẵn có để nuôi trồng thủy sản, trong đó phát triển mạnh mô hình cá nước lạnh”.
Thông báo số 84/TB-UBND ngày 24/7/2007 của Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng trong sơ kết đề án nuôi thử nghiệm cá nước lạnh trên địa bàn kết luận “tập trung phát triển cá hồi tại Lạc Dương, trên cơ sở thực hiện các dự án đầu tư vào vùng quy hoạch hạ tầng nuôi cá nước lạnh, dựa trên nguồn tài nguyên nước hiện có, điều kiện cụ thể từng nơi và khả năng mở rộng thị trường, không khuyến khích phát triển ở những địa phương khác”, với mục đích “tạo ra sản phẩm đặc thù, có giá trị cao trong nuôi trồng thủy sản gắn với du lịch và dịch vụ”.
Cá hồi vân, tên tiếng Anh: Rainbow trout, tên khoa học: Oncorhynchus mykiss, có nguồn gốc từ vùng biển Thái Bình Dương khu vực Bắc Mỹ, được di nhập vào nuôi ở nhiều nước châu Âu từ những năm 1890.
Ở ngoài tự nhiên, khi còn nhỏ, cá hồi vân ăn ấu trùng côn trùng, giáp xác nhỏ, động vật phù du; khi trưởng thành, chúng ăn giáp xác (ốc, trai…), côn trùng nước và cá con. Cá hồi vân nuôi sử dụng thức ăn công nghiệp dạng viên.
Nguyễn Viết Thùy ( Thông tin KHCN số 01/2009 )
Kỹ Thuật Nuôi Cá Tứ Vân
Kỹ thuật nuôi cá Tứ Vân – Puntius tetrazona, Nguồn: Sinh vật cảnh.
Cá Tứ vân là một trong số các loài cá cảnh được ưa thích hiện nay. Cá có hình dáng và hoa văn (4 sọc đứng) đẹp. Cùng với tập tính hiếu động, bơi lội thành đàn đã góp phần làm sinh động thế giới “đại dương bé nhỏ” trong các bể cá. Trong 2 năm qua, Cá Tứ vân được sản xuất khá nhiều ở TPHCM. Mô hình nuôi Cá Tứ vân dể thực hiện, chi phí đầu tư thấp, trang thiết bị đơn giản. Nhờ đó, mô hình này có khả năng phát triển ở nhiều vùng của TP. HCM.
I. Thông tin chung – Hình dáng: Thân hình cá ovan.
– Kích thước: khoãng 4cm – 10 cm.
– Màu sắc màu nền của thân từ màu bạc đến vàng nâu, xanh, điểm đặc trưng nhất của loài là có 4 sọc đứng (tứ vân), phổ biến là sọc màu đen, gốc vi và mũi màu đỏ.
– Thức ăn: Là loài ăn tạp, cá ăn được rất nhiều loại thức ăn dành cho cá cảnh. Lợi dụng đặc tính này, khi sản xuất hay chơi cá Tứ vân nên đa dạng loại thức ăn để cung cấp nguồn dinh dưỡng đầy đủ, cân đối, cá sẽ khỏe và có màu sắc, hoa văn đặc trưng, sặc sỡ hơn. Cá Tứ vân là dòng cá sống bầy đàn rất hiếu động hay ăn hiếp những loài cá nhỏ hơn chúng.
– Giới tính: Cá Tứ vân cá cái thường to hơn cá đực cùng lứa tuổi. Cá cái có bụng tròn hơn, vây lưng màu đen, vây bụng màu đỏ nhạt bình thường trong khi cá đực có mũi màu đỏ sáng, sặc sở hơn bình thường, vây lưng có một đường đỏ sáng.
– Sinh sản: + Tuổi thành thục: 6 – 7 tuần tuổi. Khi đó, chiều dài tổng cộng của cơ thể: 2 – 3 cm. + Đẻ trứng: cá Tứ Vân đẻ trứng dính, mỗi lần đẻ được 200 – 700 trứng/ á cái, cá thường đẻ vào sáng sớm (nhiệt độ nước hạ), cá thích đẻ trứng vào các bụi cây thủy sinh. + Mật độ cho đẻ: tối thiểu 80 lít nước cho mỗi cặp bố mẹ. + Kỹ thuật cho cá đẻ khá đơn giản. Sau khi đã chọn được cá bố mẹ để tham gia sinh sản ta có thể kích thích sinh sản bằng cách hạ nhiệt độ nước xuống ở mức 25 độ C giữ ổn định. Cá bố mẹ nuôi cách ly trong vòng khoảng 2 ngày, quan sát khi thấy cá cái bắt đầu đẻ trứng mới cho cá đực vào. Do cá bố mẹ có tập tính ăn trứng, vì thế cần tách bố mẹ ngay sau khi cá đẻ xong. Khi cá đẻ, cá trống thường đuổi theo sau cá mái, khi cá đẻ xong sẽ không còn rượt đuổi hay vờn nhau. Thời gian tái phát dục cá tương đối nhanh, sau 2 tuần cá có thể tham gia sinh sản.
– Ở nhiệt độ bình thường (28 – 30 o C) trứng sẽ nở. Cần loại bỏ trứng hư (trứng có màu trắng đục) để tránh ô nhiễm nước.
II. Kỹ thuật nuôi1. Xây dựng hệ thống bể nuôi – Hệ thống bể nuôi Cá Tứ vân phổ biến là bể xi măng: xây tường gạch, tráng xi măng bên trong và nền đáy. Bể phải được lót bạt
– Quy cách bể thường dựa vào quy cách bạt lót, vì bạt có khổ rộng 4 m, để có thể sử dụng vừa và tận dụng hết khổ của bạt thì bể nên có ít nhất một chiều (dài hoặc rộng) có độ dài 2,5 m, chiều còn lại: 2 – 5 m, chiều cao: 0,6 m.
– Hệ thống các bể nuôi được che nắng, mưa bằng lưới. Giàn lưới che cao khoảng 1, 8 – 2 m.
– Ngoài bể nuôi, bạt lót, lưới che, cần trang bị hệ thống ống để cấp, thoát nước, máy bơm nước, máy sục khí (mỗi bể nuôi chỉ sử dung một vòi) và các vợt để vớt cá.
3. Thả giống – Nuôi cá Tứ vân thương phẩm có thể bắt đầu thả nuôi từ cá bột 3 ngày tuổi, khi cá có thể sử dụng tốt thức ăn bên ngoài (biết bắt mồi).
– Thả giống vào lúc 9 – 10 giờ sáng, khí hậu ấm áp. Cũng như thường lệ, cần cân bằng nhiệt độ bằng cách ngâm bao cá giống vào bể nuôi ít nhất 20 phút trước khi thả cá ra bể.
– Mật độ nuôi (có sục khí nhẹ, 10 – 12 giờ/ngày đêm):
+ Giai đoạn: cá bột – 1 tháng tuổi: 500 – 600 con/m 2. + Giai đoạn: 1 – 2 tháng tuổi: 250 – 300 con/m 2. + Giai đoạn cuối: 2 – 3,5 tháng: 100 – 150 con/m 2.
– Thực tế có 2 cách điều tiết mật độ nuôi như sau: + Cách 1: Thả cá bột với mật độ 100 – 150 con/m 2 nuôi đến khi thu hoạch. Cách này tốn nhiều bể nhưng tiết kiệm được công lao động. + Cách 2: Thả cá bột với mật độ 500 – 600 con/m 2. Sau đó cứ 1 tháng nuôi sang cá ra để giảm mật độ còn 1 nữa (1/2). Trong 3 – 3,5 tháng nuôi phải sang cá ra 2 lần. Cách này tiết kiệm được bể nuôi nhưng tốn công lao động nhiều hơn.
4. Quản lý và chăm sóc 4.1. Cho ăn – Loại thức ăn và liều lượng: + 1 tuần đầu sau khi thả: cho cá ăn bo bo, liều lượng: 1/4 – 1/2 lon (50 – 70 g) cho 1000 cá bột. + Từ tuần thứ hai – 2 tháng tuổi: cho cá ăn trùn chỉ, liều lượng: 1/2 lon (100 – 150 g/ngày/10.000 cá. + Tháng thứ 3 trở đi: cá tiếp tục ăn trùn chỉ, liều lượng: 2/3 lon (150 – 200g)/ngày/10.000 cá.
– Cách cho ăn và quản lý thức ăn: + Để thức ăn trong đĩa sành có đường kính 20 – 30 cm, đĩa được đặt ở đáy bể hoặc treo gần đáy, đặt 2 – 4 đĩa/bể. + Cho cá ăn vào buổi sáng (09 giờ), phải vớt thức ăn thừa vào 14 giờ hàng ngày, không cho cá ăn sau 14 giờ.
– Nhiệt độ trung bình của nước trong ngày < 26 độ C: hạn chế thay nước: 2 – 3 lần/tháng, mỗi lần thay 50 % – 70 %. Nguồn nước thay phải được chuẩn bị sẳn, kiểm tra độ pH trước khi cấp vào bể nuôi.
5. Phòng trị bệnh – Bệnh mốc mình: + Nguyên nhân: do nấm ký sinh. + Triệu chứng giống như nấm thủy mi, tuy nhiên chưa có kết quả nghiên cứu chính thức để định danh loại nấm ký sinh này trên Cá Tứ vân. Cá bệnh có những đốm trắng trên mình, bơi lội khó khăn, nước nuôi có màu trắng đục. + Điều trị: tắm cá với muối (muối NaCL dạng tinh thể lớn chưa qua chế biến), nồng độ 10 ppt, tức 10 g muối/ 1lít nước, thời gian tắm: 30 – 40 phút. Hoặc tắm cá với Algacid, 1ml/100 lít nước, thời gian tắm 30 phút, tắm 1lần/ngày, có thể xử lý 1 – 3 lần cho mỗi đợt điều trị.
– Bệnh lỡ loét: Giống như nhiều loài cá khác, bệnh lỡ loét trên cá Tứ vân là kết quả tiếp theo của bệnh nấm ký sinh chưa được điều trị. Tức khi cá bị nấm ký sinh, tạo cơ hội (mở vết thương ngoài da, sức đề kháng cá yếu đi) cho sự xâm nhập tiếp theo của vi khuẩn và gây lỡ loét.
– Một số lưu ý: + Bệnh chỉ được điều trị hiệu quả ở giai đoạn sớm. + Sau mỗi lần xử lý cá bệnh (tắm) cần kết hợp với sát trùng bể bằng Chlorine 30 ppm hay một số hóa chất sát trùng khác trên thị trường. + Cần cách ly cá bệnh, bể cá bệnh với các cá khác, bể khác bằng cách sử dụng dụng cụ (thau, vợt, ống cấp thoát nước) riêng biệt.
Kỹ Thuật Nuôi Cá Chình
Cá chình là loài cá có thịt ngon, có giá trị kinh tế cao, cá có khả năng thích ứng rộng với độ mặn. Chúng có thể sống cả ở nước mặn, lợ, ngọt.
Tùy theo điều kiện và khả năng thực tế sản xuất của nông hộ mà bố trí ao nuôi cho phù hợp. Diện tích tốt nhất là khoảng 200-1000m2, nên bố trí ao nuôi dốc về phía cống thoát nước. Cần phải có ao chứa nước dự phòng để tiện trong việc, xử lý, cấp nước khi cần thiết.
Chọn ao có bờ cao hơn mặt nước từ 60 cm trở lên và xung quanh ao phải rào lưới cao 50cm để tránh cá thoát ra ngoài, bờ ao không thẩm lậu, rò rỉ. Ðáy ao là cát hoặc cát bùn, độ sâu từ 1,5 – 1,8m. Nên nên bố trí ống bọng bằng sành hoặc nhựa vào trong ao để cá có chỗ cư trú.
Phơi đáy ao từ 5-7 ngày (đối với những vùng đất có phèn tiềm tàng thì bà con nên phơi 2 ngày rồi cấp nước vào để tránh hiện tượng xì phèn). Sau đó cấp nước vào đầy ao nuôi, lưu ý cần phải lọc để nước đạt độ sâu 1,5-1,8m rồi xử lý ao bằng thuốc tím 2-4kg/1000m2. sau 2 ngày ta tiến hành gây màu nước để ổn định chất lượng nước trong ao, tạo nên môi trường phù hợp với tập tính sống của cá. Có thể bón phân DAP hoặc NPK ( hòa tan trong nước) với liều lượng 1-2kg/1000m2hòa tan tạt vào lúc 8h sáng liên tục trong 2-3 ngày đến khi nước có màu xanh đọt chuối, độ trong 30-40cm, p H : 7.5 – 8.5 thì đạt yêu cầu.
Cá Chình thường không thích ánh sáng, cho đặt các vật như ống sành, ống nhựa hoặc thả chà khô… để chúng trú ẩn.
Chọn giống: cần chọn mua cá từ các cơ sở cung cấp giống uy tín. Cá giống khỏe, da bóng, nhiều nhớt, không bệnh tật. do nguồn giống chủ yếu được đánh bắt từ tự nhiên, cô bác cần lưu ý tránh mua cá đánh bắt bằng câu, xung điện chúng tôi thả thì tỷ lệ hao hụt rất cao. Có thể chọn giống cá ương tại địa phương từ cá hương lên cá 10con/kg, cá này ít hao hụt, tỷ lệ sống cao và phù hợp với điều kiện tại địa phương.
Trọng lượng cá thả tốt nhất từ 5 – 10con/kg là tốt nhất.
Mật độ thả: từ 0.5-1con/m2.
Vận chuyển bằng túi nilông có bơm ôxy
+ Trước khi vận chuyển 1 ngày không cho cá ăn, cần nhốt cá vào giai, đặt chỗ nước trong, có dòng chảy để luyện 24-26 giờ cho cá quen môi trường chật hẹp;
+ Phải hạ nhiệt độ cho cá xuống 8-10oC, mới cho đóng vào túi, làm cho cá ở trạng thái ngủ, ít hoạt động, nhiệt độ hạ từ từ, không vượt quá 5 – 8oC một lần;
+ Khi đóng túi mật độ không được vượt quá 5kg/túi; ôxy không được quá ít cũng không được quá nhiều đều không có lợi cho cá; không được đè vật nặng lên trên túi giấy; tính toán thời gian vận chuyển hợp lý cho mỗi lần vận chuyển; nếu thời gian vận chuyển quá dài phải mở túi ra thay nước, bơm lại ôxy; thời gian vận chuyển quá dài, mật độ vận chuyển phải giảm tương ứng;
+ Vận chuyển đến nơi, thả cả túi nilon xuống ao để nhiệt độ trong, ngoài túi bằng nhau mới mở túi cho cá ra ngoài.
Trước khi thả cần dùng 1 trong 3 loại hoá chất để tắm cho cá :
– KMnO4: 1 – 3 ppm;
– CuSO4: 0,3 – 0,5ppm;
– Formalin : 1 – 3 ppm.
Hoặc ngâm cá trong dung dịch nước muối 15 – 30 %o từ 15 – 30 phút.
Cần phải quản lý các vấn đề sau:
Cá Chình là đối tương nuôi mới, hằng ngày phải thường xuyên theo dõi quá trình hoạt động của cá để có biện pháp xử lý kip thời khi tình huống xấu xảy ra. Theo dõi thật kỹ từ cách cho ăn đến sự biến đổi môi trường (đặc biệt pH, khí độc).
Thức ăn cho cá Chình bao gồm giun, ốc, cá tạp…cần băm nhỏ cho vừa cỡ miệng cá. Để cá dễ ăn và tránh nhiễm bệnh ký sinh từ cá tạp, nên nhúng cá qua nước muối sau đó xã lại nước ngọt rồi đem cho cá ăn. Khi cá còn nhỏ, thức ăn nên xay ra để cá dễ ăn. Để quản lý thức ăn hàng đ hiệu quả cấn lưu ý một vấn đề sau:
– Thức ăn cần tươi, sạch (tránh mua thức ăn đả qua ốp hóa chất).
– Phải xác định vị trí đặt sàn hợp lý.
– Phải canh thức ăn không để quá dư (ở nhiệt độ nước khoảnh 25 oC lượng thức ăn cho ăn một ngày đêm từ 5 – 10% tổng trọng lượng cá trong ao. Nếu nhiệt độ thấp hơn 25 oC hoặc cao hơn 34oC thì phải giảm bớt lượng cho ăn trong ngày. Thường lấy mức cá cho ăn trong 1giờ làm chuẩn, điều chỉnh lượng thức ăn sao cho cá ăn hết trong 1giờ làvừa. Do cá lớn dần nên cách 10 ngày phải tăng lượng thức ăn lên 1 lần. Tùy vào thời tiết, giai đoạn cụ thể mà điều chỉnh thức ăn cho phù hợp. Cá thường ăn mạnh vào nhũng ngày nắng tốt, có gió và giảm ăn vào những ngày âm u có mưa, lặng gió) ..
– Phải cho ăn đúng giờ. Không nên thay đổi thức ăn một cách đột ngột mà phải thay đổi từ từ.
– Cho ăn một cử trong ngày sáng hoặc chiều mát.(sàn cho cá ăn là khung hình vuông làm bằng sắt, kích cở tốt nhất rộng 1m2cao 20cm, căng bằng lưới cước)
Chủ yếu là quản lý các yếu tố:
Quản lý pH: cần khống chế ở 7.5-8.5.
Oxy hòa tan: cần duy trì từ 3mg/l trở lên
Độ trong: gây màu nước hoặc thay nước để điều chỉnh độ trong thích hợp 30-40cm.
Nhiệt độ: thích hợp tự 25-34 C.
Chúng ta thay nước khi thật sự cần thịết. Bởi vì, cá chình rất mẫn cảm với sự thay đổi môi trường. Mỗi lần thay không vượt quá 20% lượng nước trong ao.
Vào những ngày nắng nóng, tốt nhất chúng ta nên lấy nước vào lúc nữa đêm đến sáng sớm để tránh cho cá bị sốc do môi trường thay đổi đột ngột dẫn đến cá bỏ ăn, dễ sinh bệnh.
Kỹ Thuật Nuôi Cá Bớp
– Lấy cá giống :
Mùa sinh sản của cá bớp là từ tháng tư đến tháng chín. Phần lớn cá giống thu được trong tự nhiên là vào các tháng 7 đến tháng 8. Có thể bắt chúng trong các vũng nước trên bùn hoặc cát ở các bờ dọc cửa sông khi nước triều xuống. Chiều dài thân cá 1,5 – 3,0cm, chúng có nhiều ở vùng nước lợ. Người ta dùng vợt bắt chúng trong các vũng nước đem về nuôi.
– Ao nuôi :
Ao nuôi cá bớp thường là nhỏ cỡ từ 0,1 – 1ha. Bờ ao phải có đăng chắn đề phòng cá thoát đi và các loài ăn hại xâm nhập. Ðể tiện việc tháo cạn nước ao và phơi ao, độ cao của đáy ao phải ở trên mực nước trung bình. Cần có rãnh ở giữa ao rộng 2m hướng về phía cửa cống, theo chiều dài ao để tiện việc tháo cạn nước và làm nơi trú ẩn cho cá vào những ngày nắng to. Ðáy ao là đất thịt để các loài tảo ở đáy phát triển tốt và hố do cá đào ở trên đáy ao đất thịt không bị san bằng đi như trên đất cát.
– Xử lý ao trước khi thả cá :
Vì cá bớp ăn tảo ở đáy vì vậy cần làm cho tảo phát triển tốt trước khi thả cá. Ðể làm được việc đó cần phơi đáy ao và bón phân. Ðối với ao mới đào bón 600 kg phân chồng mỗi ha, có thể cho thêm cám gạo, cho nước biển có độ mặn thấp, giữ độ sâu 15cm. Tảo silic và tảo lam sẽ phát triển ở đáy ao.
Ốc và ấu trùng giun ít tơ (Chironomid) là những loài ăn tảo ở đáy vì vậy phải trừ diệt bằng Bayluscide 0,3 ppm (phần triệu) và loài thứ hai bằng Abate 0,25 ppm, Sumithion 0,3 ppm hoặc Lebaycid 0,25 ppm.
– Thả giống :
Mật độ thả cá giống là 30.000 con/ha, tối đa là 50.000, cá bớp khi đã thả xuống ao thì khó mà bắt lại được, việc phân biệt kích cỡ thả cũng không cần thiết. Cá bớp không bao giờ ăn thịt lẫn nhau.
– Quản lý ao :
Nước ao cần được giữ sạch và nông để ánh nắng xuyên suốt tận đáy. Thời kỳ đầu nước ao giữ ở mức 15 cm (ở rãnh sâu 30cm). Lúc đó cá cỡ nhỏ và chỉ đào được hố cạn, vì vậy chưa cần xử lý ao sau 45 ngày khi cá đạt cỡ trên 5 cm, chúng đào những hố sâu hơn để trú ẩn và đáy nền của tảo bị hư hại. Lúc đó cần tháo cạn nước (trừ một ít nước lưu lại trong rãnh) và phơi nắng 3 – 6 ngày. Sau đó bón phân bắc, cám gạo v.v… Cho nước lợ vào ao, lớp tảo đáy lại được hình thành.
Trong quá trình xử lý cá bớp sẽ ẩn náu trong hố của chúng. Vì vậy, khi bón phân phải cẩn thận, tránh dồn cả khối phân bón nhiều lấp cả hố, làm cá chết. Pha trộn phân với nước biển đưa vào ao thì an toàn hơn và cũng đạt được mục đích phân bón. Sau đó mực nước lại giảm xuống 2 đến 7 cm.
Cá bớp sinh trưởng tốt nhất ở nhiệt độ trên 28oC. Chúng ngừng sinh trưởng khi nhiệt độ xuống dưới 14oC.
– Ðịch hại :
Ðịch hại phổ biến là cá (rô phi, cá rô … ) cần được diệt trừ khi phơi ao và lọc nước vào ao, chim (cần xua đuổi) và cua (cần có đăng chắn).
– Thu hoạch và thương mại :
Cá bớp nuôi từ 1 đến 2 năm để đạt được quy cỡ thương phẩm tuỳ thuộc điều kiện ao và cách quản lý. Cỡ thương phẩm nhỏ nhất là 24g, cỡ lớn nhất đạt 40g, tỷ lệ sống 60%. Kỹ thuật thu hoạch là dùng lờ trê chắn ở lối chính vào hố của cá để đơm cá. Cũng có thể dùng lưới vó chắn ở cửa lấy nước. Khi tháo nước vào ao, cá tập trung ngay trên vó, kéo lưới lên bắt cá.
Có thể vận chuyển cá bớp đường dài bằng cách chứa chúng với một ít nước ở nhiệt độ thích hợp.
– Sinh sản nhân tạo :
Ở Ðài Loan từ đầu những năm 1970 người ta bắt đầu thử nghiệm cho đẻ nhân tạo cá bớp. Cá bố mẹ có chiều dài 10-20cm. Cá được chứa trong bể nhựa và cho các ống chất dẻo làm chỗ ẩn náu cho cá. Cho nước vào bể đủ để ngập lỗ mũi cá.
Cá cái được tiêm từ 1/2 đến 1 não thuỷ thể cá chép và Synahorin với 5-10 đơn vị thỏ. Ngày thứ 3 thì tiêm đợt 2. Ngày thứ 4 cá bắt đầu đẻ. Mỗi con cái có thể thu hoạch được trên 10.000 trứng. Trứng có hình cầu và mầu vàng nhạt, đường kính 0,5-0,6mm. Trứng chìm và dính.
Lấy tinh dịch bằng cách mổ cá đực, lấy dịch hoàn rồi cắt thành mảnh nhỏ, trộn đều với trứng. Trứng đã được thụ tinh đem rửa bằng nước biển có độ mặn 14,9-18,5%o nhiều lần ở nhiệt độ 28oC phải mất 65 giờ mới nở.
Bạn đang xem bài viết Kỹ Thuật Nuôi Cá Hồi Vân trên website Fcbarcelonavn.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!