Cập nhật thông tin chi tiết về Kinh Nghiệm Nuôi Cá Lóc Đầu Nhím Làm Giàu Của Anh Quynh mới nhất trên website Fcbarcelonavn.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
“Trước đây, cuộc sống gia đình tôi khó khăn lắm, cả gia đình 5 miệng ăn chỉ trông chờ vào vài sào lúa. Năm 2008, tôi mạnh dạn cải tạo 5 sào ruộng lúa năng suất thấp sang đào ao thả cá” – anh Quynh (Nam Định), người đầu tiên ở xã thử nghiệm nuôi cá lóc đầu nhím nhớ lại.
Lúc đầu, anh Quynh thả các giống cá truyền thống như trôi, trắm, chép, mè xuống 1.000m2 diện tích mặt nước.
Nuôi cá lóc bằng thức ăn công nghiệp hiệu quả
Không hài lòng với lợi nhuận 15 triệu đồng một năm, anh trăn trở tìm hướng làm ăn mới. Tình cờ, xem ti vi thấy nông dân các tỉnh phía Nam nuôi cá lóc cho thu nhập cao, anh liền vào Nam học hỏi và quyết định chọn giống cá lóc đầu nhím từ Đồng Tháp đem về quê nhà nuôi thí điểm.
Năm 2015 là năm thứ 5 gia đình anh Quynh gắn bó với loại cá lóc này. Trước đó, trong năm 2014, anh Quynh đầu tư xây thêm 2 bể bê tông (mỗi bể 40m2) để gột cá giống.
Sau 3 tháng, cá giống đạt khoảng 150 – 250 gram một con thì thả xuống ao to. Nuôi theo kiểu gối vụ này, mỗi năm sẽ nuôi được 2-3 lứa cá, thay vì một lứa cá so với những năm trước. Cá lóc đầu nhím thịt chắc, thơm ngon hơn và được thị trường ưa chuộng.
Sau 5- 6 tháng nuôi, cá đạt trọng lượng 1-1,2kg là có thể xuất bán. Giá bán cá lóc đầu nhím dao động từ 50.000 – 55.000 đồng một kg, trong khi chi phí đầu tư cho 1kg cá từ lúc còn nhỏ đến bán chưa đầy 30.000 đồng.
Như vậy, chỉ với 1.000m2 diện tích mặt nước nuôi cá lóc đầu nhím, mỗi năm anh Quynh xuất bán trên 20 tấn cá thương phẩm, doanh thu một tỷ đồng, trừ chi phí, anh lãi hơn 200 triệu đồng.Năm đầu tiên anh thả một vạn con giống.
Nhờ chú trọng ngay từ khâu lựa chọn những con giống khỏe mạnh, kích cỡ đồng đều nên đàn cá của gia đình anh sinh trưởng, phát triển nhanh. Sau 6 tháng, anh xuất bán lứa cá đầu tiên, trừ chi phí, anh đã thu lãi 150 triệu đồng.
“Có thể nói nuôi cá lóc đầu nhím siêu lợi nhuận. Khó khăn lớn nhất mà người nuôi cá chúng tôi gặp phải là thiếu vốn đầu tư”, anh Quynh cho biết.
Không chỉ làm giàu cho bản thân, anh còn hướng dẫn kỹ thuật cho nhiều người trong và ngoài tỉnh muốn nuôi loại cá này.
Anh chia sẻ cặn kẽ, để nuôi cá lóc đạt hiệu quả cao, trước tiên ao nuôi phải được vệ sinh sạch sẽ, tháo hết nước để phơi đáy từ 3-5 ngày, sau đó mới dẫn nước vào, duy trì mực nước sâu từ 1-1,5m.
Ao nuôi phải bảo đảm thoáng gió, gần nguồn nước sạch, có cống cấp và tiêu nước thuận lợi.
Quá trình nuôi dưỡng luôn giữ môi trường nước ao sạch sẽ, hằng ngày theo dõi cá ăn để điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp nhằm phòng tránh gây ô nhiễm môi trường, dịch bệnh cho cá do lượng thức ăn thừa tồn dư trong ao.
Bạn thích nuôi cá lóc trong ao hay trong bè?
Kỹ thuật đặt bè nuôi cá lóc bạn cần biết
Câu Hỏi Thường Gặp
Ao Nuôi Cá Rô Đầu Nhím Của Anh Tuấn
Cá rô đầu nhím thích nghi tốt với điều kiện khí hậu và nguồn nước ở địa phương nên cá lớn nhanh, ít bệnh tật.
Ao nuôi cá rô đầu nhím của anh Tuấn.
Anh Dương Thành Tuấn (ngụ ấp Trường Xuân, xã Trường Hòa, huyện Hòa Thành) đang áp dụng mô hình nuôi cá rô đầu nhím trên diện tích ao 1.000m2, đến nay mô hình đã mang lại hiệu quả kinh tế khá cao.
Anh Tuấn cho biết, cá rô đầu nhím là con lai, thừa hưởng những ưu điểm giữa cá rô đồng và cá rô đầu vuông, có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn cá rô đồng và chất lượng thịt lại thơm, ngon hơn cá rô đầu vuông, nên rất được thị trường ưa chuộng. Thường, thương lái các tỉnh miền Tây thu mua cá rô đầu nhím với giá khá cao, khoảng 45.000 đồng/kg.
Cá rô đầu nhím rất dễ nuôi, nhưng người nuôi phải định kỳ bón vôi phòng bệnh trong ao nuôi cá, thường xuyên thay nước để bảo đảm tỷ lệ cá sống đạt từ 70%. Đồng thời, cá giống phải được chọn những con khỏe mạnh, đồng đều, không bị xây xát, dị tật, kích cỡ từ 150-200 con/kg.
Theo anh Tuấn, một năm có thể nuôi được 3- 4 vụ cá rô đầu nhím. Người nuôi chỉ mất hơn 2 tháng là có thể thu hoạch cá, trọng lượng cá khoảng 5-7con đạt 1kg, sản lượng đạt hơn 8 tấn cá/vụ. Cá rô đầu nhím luôn có mức giá ổn định, nên khi trừ hết chi phí, gia đình anh thu lợi nhuận gần 50 triệu đồng/vụ.
Tuy nhiên, chi phí đầu tư khá cao, khoảng 200 triệu đồng/vụ để mua con giống và chi phí thức ăn đến khi cá thu hoạch được.
Ông Nguyễn Hữu Tài- Chủ tịch Hội Nông dân xã Trường Hòa cho biết, cá rô đầu nhím thích nghi tốt với điều kiện khí hậu và nguồn nước ở địa phương nên cá lớn nhanh, ít bệnh tật, kỹ thuật nuôi đơn giản. Đây là mô hình kinh tế mang lại lợi nhuận cao, giải quyết việc làm cho lao động nông nhàn ở nông thôn và đa dạng hóa sản phẩm nuôi trồng thủy sản trên địa bàn, góp phần tăng thu nhập cho người dân.
Nguồn: http://baotayninh.vn
Cá Lóc Đầu Nhím Được Ưa Chuộng
Triển vọng mới
Cá lóc là một trong những loài cá đặc trưng ở nước ta, đang được nuôi nhiều ở ĐBSCL. Thịt ngon, ngọt, cá lóc được dùng trong bữa ăn thường ngày của các gia đình hay chế biến tạo hàng giá trị gia tăng… Trước nhu cầu thị trường, việc chủ động tạo nguồn cá giống nhân tạo, khâu ương giống, phòng trị một số bệnh và sản lượng cá không ngừng tăng. Ngoài một số giống lóc phổ biến như lóc đen, lóc bông, lóc môi trề, lóc đầu nhím được người nuôi ưa chuộng bởi ít bị bệnh và dị tật.
Loại cá này có thể sống trong môi trường chật hẹp hay điều kiện nước bẩn, nước tù, thiếu ôxy. Đây cũng là ưu thế để phát triển các mô hình nuôi thâm canh trong ao, vèo và bể lót bạt… Cùng kích cỡ nhưng cá lóc đầu nhím có giá cao hơn cá lóc đầu vuông 5.000 – 10.000 đồng/kg. Theo tính toán của nhiều hộ, mức giá 42.000 – 45.000 đồng/kg, sau 4,5 – 5 tháng thả nuôi, trừ chi phí, người nuôi thu lãi 40 – 45 triệu đồng/1.000 m2. Hiệu quả đem lại không chỉ ở việc chọn con giống mà còn ở sự liên kết lại của các hộ và nuôi theo đợt, tránh tình trạng dồn hàng, bị ép giá. Các hộ tự nguyện liên kết nhau từ khâu mua thiết bị, mua giống, cá mồi cho đến bán cá thịt, đồng thời trao đổi về kỹ thuật để nuôi cá hiệu quả.
Tuy nhiên, vấn đề về giống vẫn chưa chủ động, người nuôi phải đi mua giống từ tỉnh khác, vận chuyển xa, thiếu giám sát chất lượng, dịch bệnh. Thêm vào đó, quy hoạch các vùng chưa đảm bảo, vùng thiếu nguồn nước đua nhau nuôi thả. Hậu quả dẫn đến tình trạng khan hiếm con giống, nước thải sau thu hoạch được thải trực tiếp ra sông rạch làm cho một số tuyến kênh bị ô nhiễm, dễ phát sinh dịch bệnh.
Đầu tư đồng bộ và hiệu quả
Vừa qua, Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư Bến Tre đã chọn cá lóc nuôi làm mô hình trình diễn tại xã Thạnh Trị (Bình Đại) để nhân rộng sản xuất. Mô hình được thực hiện tại hộ nuôi của anh Nguyễn Văn Dứt với diện tích mặt nước 1.000 m2, độ sâu ao khoảng 1,5 m, thả 16.000 con cá lóc đầu nhím. Cá lóc ăn thức ăn công nghiệp Tilapia feed (Uni-President) dùng cho cá rô phi và cá có vảy. Sau 4,5 tháng nuôi, cá lóc đầu nhím đã đạt trọng lượng trung bình 500 g/con, tỷ lệ sống 60%, hệ số chuyển hóa thức ăn FCR: 1,1 (vượt chỉ tiêu ban đầu FCR: 1,4). Tổng sản lượng cá lóc thu hoạch tại thời điểm nghiệm thu đạt 4,8 tấn, đem lại lợi nhuận khá ổn định cho gia đình anh Dứt.
Ban Quản lý dự án nuôi trồng thủy sản của Công ty Á Âu đã triển khai nhân rộng mô hình nuôi cá lóc đầu nhím đảm bảo bền vững, lâu dài. Với mục tiêu cung cấp sản phẩm sau mỗi chu kỳ nuôi 6 tháng (10 tấn cá thương phẩm/ngày) nhằm đáp ứng nhu cầu tại TP. HCM, các tỉnh miền Trung, Tây nguyên và xuất khẩu. Mô hình này cần số lượng ao nuôi từ 45 ao trở lên, mỗi ao có diện tích mặt nước quy hoạch 2.000 m2. Sau 6 tháng nuôi, sản lượng sẽ đạt khoảng 40 tấn cá thương phẩm. Cơ sở vật chất, nhà xưởng đảm bảo, quy trình nuôi hợp lý sẽ giảm giá thành mỗi kg cá thương phẩm 9000 – 12.000 đồng, góp phần tăng lợi nhuận cho nông dân.
Quy Trình Nuôi Cá Lóc Đầu Nhím Thương Phẩm Cho Năng Suất Cao
Tại ĐBSCL, cá lóc đầu nhím được nuôi phổ biến, đem lại thu nhập tốt cho người nuôi.
Người dân nên mua cá giống ở các cơ sở uy tín – Ảnh: Lê Hoàng Vũ
Trước tốc độ phát triển nhanh và mạnh của cá lóc đầu nhím, chúng tôi chọn giới thiệu quy trình nuôi cá lóc đầu nhím thương phẩm hiệu quả.
Chuẩn bị ao nuôi
Diện tích ao nuôi tùy thuộc vào điều kiện của cơ sở, tuy nhiên thích hợp nhất là khoảng 1.000 – 5.000 m2 vì nếu diện tích ao quá lớn thì rất khó quản lý. Độ sâu ao nuôi lớn hơn 2 m, một số hộ nuôi có thể có thể tận dụng ao nuôi cá tra để nuôi nên độ sâu có thể lên đến 3,5 – 5 m. Trong ao, nên chuẩn bị 1 cái vèo có diện tích bằng khoảng 1/10 – 1/5 diện tích ao nuôi và đặt cách bờ khoảng 3 – 5 m, làm 1 cái cầu bằng gỗ để đi từ bờ ra vèo.
Sau khi đã chuẩn bị ao sạch sẽ thì cấp nước vào, bơm nước vào đầy ao qua lưới lọc để tránh cá tạp và địch hại vào ao ăn cá. Gây màu nước bằng hỗn hợp cám gạo (1 kg) + bột đậu nành (1 kg) hòa với nước ngâm qua đêm tạt đều cho 1.000 m². Ngày tạt 2 lần, tối ngâm thì sáng tạt, sáng ngâm thì chiều (16 – 17 h) tạt. Hoặc tạt trực tiếp xuống ao 2 kg thức ăn cá công nghiệp dạng bột cho 1.000 m2 ao.
Thả giống
Chọn con giống đồng đều về kích cỡ, khỏe mạnh, màu sắc sáng đẹp, thân hình cân đối, không mang các dấu hiệu nhiễm bệnh. Tốt hơn hết người dân nên chọn mua tại các cơ sở sản xuất uy tín.
Tùy thuộc vào kỹ thuật của người nuôi mà tiến hành nuôi với mật độ thưa hay dày. Thường cá lóc giống được bắt về có kích thước lồng 4 – 6 cm và thả nuôi với mật độ 50 – 100 con/m2.
Giống được thả vào vèo, do giai đoạn này cá còn nhỏ mình nuôi trong vèo dễ cho việc chăm sóc và quản lý hơn. Sau khi nuôi khoảng 2 tháng, cá đạt trong lượng khoảng 100 – 180 g/con thì chúng ta tiến hành lọc lại cá và cho ra khỏi vèo, còn lại những con nhỏ quá mình có thể chuyển sang 1 ao nhỏ khác, làm thế này thì lúc thu hoạch cá của chúng ta sẽ đồng đều hơn.
Cho ăn
Hiện nay cá lóc nuôi cho ăn hoàn toàn bằng thức ăn công nghiệp có hiện tượng phổ biến là cá bị gù dao động 4 – 40% (gồm cá bị gãy xương, gãy lưng), loại cá này giá bán thấp hơn so với cá bình thường khoảng 10.000 đồng/kg. Mặc dù chưa có nghiên cứu nào nói về nguyên nhân cá bị gù. Tuy nhiên, đa số người dân nuôi cá lóc thì cho rằng là do dùng thức ăn công nghiệp. Do đó khi chọn thức ăn công nghiệp cho cá chúng ta phải cẩn trọng, phải chọn loại thức ăn có người nuôi đã từng dùng và tỉ lệ gù không quá 5% thì có thể chấp nhận được.
Một kinh nghiệm quan trọng để phòng bệnh gù là trong giai đoạn đầu từ khi thả giống đến giai đoạn 2 tháng chúng ta cho cá ăn hỗn hợp thức ăn công nghiệp và cá biển. Cách cho ăn là xay cá biển nhỏ trộn với thức ăn viên với tỷ lệ 4kg cá biển trộn với 1 kg thức ăn viên. Sau đó rải từ từ trên sàng ăn, ở đây chúng ta cho ăn theo nhu cầu của cá, khi nào thấy cá bắt mồi hơi yếu thì ta ngưng cho ăn là vừa, tránh để thức ăn dư gây ô nhiễm nguồn nước.
Sau 2 tháng nuôi nếu nguồn cá biển giá còn rẻ và có đủ nhân công để cho ăn thì chúng ta vẫn nên nuôi kết hợp 2 loại thức ăn này. Nếu không đáp ứng được điều kiện trên thì chúng ta chuyển cho ăn hoàn toàn bằng thức ăn công nghiệp.
Thường xuyên theo dõi hoạt động của cá, mức độ sử dụng thức ăn để phát hiện bệnh và điều trị kịp thời. Để duy trì chất lượng nước nuôi, khoảng 7 ngày chúng ta thay nước khoảng 20 – 30% hoặc cấp nước thêm cho ao. Định kỳ (10 ngày/lần) dùng vôi bột hòa với nước tạt đều khắp ao để diệt mầm bệnh, liều lượng từ 2 – 3 kg vôi bột/100 m2.
Thu hoạch
Sau khoảng 5 – 6 tháng nuôi, cá đạt trọng lượng bình quân khoảng 400 – 600g/con chúng ta có thể thu hoạch, tỉ lệ sống trung bình đạt khảng 80%, đối với thức ăn công nghiệp hệ số chuyển đổi thức ăn FCR khoảng 1,2 – 1,4 kg thức ăn/kg cá cá tùy thuộc vào loại thức ăn và kỹ thuật của người nuôi.
Bạn đang xem bài viết Kinh Nghiệm Nuôi Cá Lóc Đầu Nhím Làm Giàu Của Anh Quynh trên website Fcbarcelonavn.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!