Xem Nhiều 3/2023 #️ Kiến Thức Dinh Dưỡng Trong Hồ Thủy Sinh # Top 5 Trend | Fcbarcelonavn.com

Xem Nhiều 3/2023 # Kiến Thức Dinh Dưỡng Trong Hồ Thủy Sinh # Top 5 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Kiến Thức Dinh Dưỡng Trong Hồ Thủy Sinh mới nhất trên website Fcbarcelonavn.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Kiến thức dinh dưỡng trong hồ thủy sinh:

I. Kiến thức căn bản về dinh dưỡng trong hồ thủy sinh Dinh dưỡng trong hồ thủy sinh gồm các chất đa lượng (Macronutritions, hay gọi tắt là Macros), và các chất trung vi lượng, mình xin gộp lại thành vi lượng cho đơn giản (Micronutritions – gọi tắt là Micros). Thiếu hụt hay dư thừa một trong những chất trên đều có thể gây mất cân bằng dinh dưỡng và gây hại cho cây cối, cá tép trong hồ thủy sinh.

1. Dinh dưỡng đa lượng – Macro: những chất này cây cối thủy sinh cần 1 lượng đương đối lớn, đa lượng bao gồm: – Carbon (C): đa lượng cực kì quan trọng, cây côi lấy Carbon từ khí Co2, đó là lý do chúng ta phải cung cấp co2 dạng khí từ bình co2 cho hồ thủy sinh. – Nitrogen (N): dinh dưỡng chính cho cây thủy sinh, đa số hồ thủy sinh nào cũng có mức N dồi dào, nhưng N dễ thiếu hụt trong hồ nhiêu cây với ánh sáng cực mạnh. Cây thiếu N thường yếu và vàng lá chết dần. Chúng ta có thể cung cấp thêm N từ No3 bằng cách nuôi thêm cá, cung cấp thêm phân nước Nitrogen (hoặc phân khô Kali Nitrat – Kno3 mình sẽ nói ở bài sau). Nhưng cũng nên cẩn thận, lượng No3 cao trong hồ thủy sinh gây độc nước, chết cá tép và làm cây xoăn, rụng lá và chết rễ. Cách giảm No3: thay nước, dùng lọc và vật liệu lọc hiệu quả… – Phosphorus (P): dinh dưỡng chính cho cây thủy sinh, P từ Po4 thường tự sinh trong hồ qua phân cá, lá cây chết…Hồ nuôi ít cá và nhiều cây, ánh sáng mạnh thường bị thiếu hụt Po4 – cây thủy sinh không có po4 thì không thể dùng co2 quang hợp, không thể hấp thụ những chất dinh dưỡng khác, điều này gây mất cân bằng dinh dưỡng làm cây cối ngừng phát triển, chết dần – phát sinh rêu hại.Chúng ta bổ xung P bằng phân nước Phosphorus (hoặc phân khô KH2PO4 mình sẽ nói ở bài sau). Hồ dư Po4 thường là do bộ nền, hoặc quá tải cá tép, gây chết cá và cũng làm mất cân bằng dinh dưỡng. Các bạn có thể giảm Po4 bằng cách thay nước, nuôi 1 lượng cá vừa phải, dùng bộ lọc tốt – K (Potassium): dinh dưỡng chính cho cây thủy sinh, thường dễ bị thiếu hụt vì đa số các công ty nước máy đã loại bỏ K ra khỏi nguồn nước cung cấp. Thiếu K thường làm lá cây lung lỗ nhỏ, sau đó to dần, rụng lá và chết cây. Chúng ta có thể bổ xung K bằng phân nước Potassium (Hoặc K2SO4 mình sẽ nói ở bài sau) – Magnesium (Mg): dinh dưỡng đa lượng, nhưng nước máy ở VN đa số đã có đủ lương Mg rồi nên chúng ta hầu như không bao giờ phải cung cấp thêm (trừ những trường hợp như hồ nhiều co2, ánh sáng dễ gây hụt Mg) – Sulphur (S) và Calcium (Ca): như Mg ở trên, nước máy ở VN có sẵn 1 lượng đủ 2 chất này – Oxygen và Hydrogen: không đáng quan tâm, nó có trong nước sẵn (H2O)

Kết luận: Nên bổ xung khí Co2 cho hồ thủy sinh, quan tâm 3 đa lượng chính là N P và K.

2. Dinh dưỡng vi lượng – Micros: cây thủy sinh cần 1 lượng rất nhỏ những chất này, nhưng nếu thiếu hụt thì sẽ không phát triển và chết dần. Các bạn có thể lấy ví dụ như cây Trân Châu Nhật, ngưu mao chiên lùn xòe, hay Trân Châu Ngọc Trai, khi thiếu vi lượng chúng sẽ bị vàng rữa là và chết hết cả thảm. Thiếu hụt vi lượng là nguyên nhân chính của nhiều hồ thủy sinh của các bạn newbie. Những chất vi lượng quan trọng bao gồm: iron (Fe), magnese (Mn), chlorine (Cl), copper (Cu), boron (B), molybdenum (Mo), cobalt (Co), nickel (Ni) Dư vi lượng cũng gây nguy hiểm cho cá tép và cây, ví dụ dư kim loại nặng Cu gây chết tép, đặc biệt là tép ong, dư FE thường gây rêu chùm đen và rêu tóc. Để loại bỏ kim loại nặng chúng ta có thể dùng bộ lọc RO, vật liệu lọc chuyên dụng, còn giảm vi lượng chung chung thì có thể thay nước. Để bổ xung vi lượng chúng ta có thể dùng phân nước nhu Seachem Flourish chẳng hạn (Hoặc phân khô tenso cocktail hay Plantex CSM+B)

II. Thông số chuẩn của dinh dưỡng trong môi trường thủy sinh – cách đo Đây là mục tiêu của đa số các bạn chơi cây, rêu, dương xĩ, bucep. Còn cá, tép ong, sula… thì mình xin nói ở 1 bài khác. 1 ppm tức là 1 milligram chất đó có trong 1 lít nước (1 ppm = 1 mg/l) Tổng thể: CO2 range 25-30 ppm NO3 range 5-30 ppm K+ range 10-30 ppm PO4 range 1.0-2.0 ppm Fe 0.2-0.5ppm or higher GH range 3-5 degrees ~ 50ppm or higher KH range 3-5

Giải thích:

1. Lượng C trong Co2 hòa toan trong nước: CO2 từ 25-30 ppm Để đo được lượng co2 hòa tan, các bạn mua lọ test co2 của ista, up-aqua hay sera đều được. Có hướng dẫn sử dụng và thông số sẵn đi kèm. 2. Lượng NO3: từ 5-30 ppm (tuy nhiên nếu để mức 5-10 là tốt nhất, trên từ 30 đến 40 hơi nguy hiểm, trên 40 thì các bạn sẽ thấy rõ cây cối nó rửa lá, chết dần). Các bạn mua lọ thử No3 của sera, jbl, api… Có hướng dẫn sử dụng và xem kết quả trên hộp. 3. Lượng Po4: từ 1.0 đến 2.0 (nếu có kinh nghiệm thì có để đưa lên 3 hoặc 4 ppm, trên 4 thì cá tép đi hết và rêu hại dễ bùng phát vì hồ mất cân bằng dinh dưỡng) 4. K từ 10-30 ppm: Kali (potassium) cực kì khó đo, và có mua được dụng cụ test cũng rất mắc nên mình nghĩ các bạn quan tâm N và P rồi tự suy ra xem hồ ta có thiếu K không, dư K cũng hiếm gặp và không quá nguy hiểm. 5. Fe từ 0.2 – 0.5 ppm (có thể đưa lên 1.0 ppm là tối đa): vì vi lượng bao gồm nhiều chất nên chúng ta chỉ có thể đo độ FE để suy ra rằng hồ thủy sinh đang thiếu hay dư vi lượng. Nếu FE dưới 0.2 thì chắc chắn hồ thiếu FE lẫn vi lượng. Các bạn test FE bằng dung dịch test FE của sera, jbl… 6. gH (độ cứng tổng thể của nước): từ 3 -5, nếu bạn dùng nước máy, đặc biệt ở miền nam thì không lo về gH vì nó ok từ 3-5 rồi. Có thể test bằng dung dịch sera, jbl, api… 7. kH (độ cứng từ Carbon): từ 3-5, cũng giống như gH kH và gH có thể làm giảm hay tăng bằng cách thay nước, dùng nước RO hay dùng dung dịch tăng.

Kiến Thức Dinh Dưỡng Trong Hồ Thủy Sinh ⋆ Thủy Sinh Việt Nam

Trong môi trường thủy sinh thì các yếu tố khác đều có ảnh hưởng đến chất lượng nước. Bài viết hôm nay Thủy sinh Việt Nam sẽ chia sẽ cho những người mới bắt đầu tìm hiểu và chơi thủy sinh những vấn đề về dinh dưỡng, sự thiếu hụt và dư thừa các chất và cách hạn chế.

Những yếu tố dinh dưỡng trong hồ thủy sinh

Bao gồm các chất đa lượng và các chất vi lượng. Nếu thiếu hụt hoặc dư thừa một trong 2 chất trên thì đều gây ra vấn đề mất cân bằng dinh dưỡng và gây hại cho các sinh vật thủy sinh trong hồ.

Dinh dưỡng đa lượng:

Bao gồm:

Carbon (C): Chúng ta nên cung cấp CO2 dạng khí từ bình CO2 cho hồ thủy sinh. Đây là chất không thể thiếu đối với hồ thúy sinh.

 Nitrogen (N): Đây là dinh dưỡng chính cho cây thủy sinh, nhưng đây cũng lại là chất dễ thiếu trong những hồ nhiều cây và ánh sáng nhiều. Nếu thiếu N cây thường có dấu hiệu vàng lá hoặc chết. Chúng ta có thể cung cấp thêm N từ No3 cho hồ bằng cách nuôi thêm cá, cung cấp thêm phân nước Nitrogen. Lư ý là lượng NO3 cao trong nước cũng có thể gây độc nước, chết cá, tép và làm cây rụng lá và dễ chết rễ. Cách giảm NO3 là thử thay nước, sử dụng lọc hoặc vật liệu lọc hiệu quả.

Phosphorus (P): Cũng là dinh dưỡng quan trọng cho cây thủy sinh, P từ Po4 thường tự sinh ra trong hồ từ phân cá, lá cây chết. Hồ nuôi số lượng cá ít với nhiều cây, ánh sáng nhiều thì thường bị thiếu hụt PO4 – THiếu PO4 thì cây không thể dùng CO2 quang hợp, không hấp thụ được những chất dinh dưỡng khác, làm mất cân bằng dinh dưỡng, có thể khiến cây cối ngừng phát triển và chết dần, ngoài ra còn phát sinh rêu hại.Nên bổ xung P bằng phân nước Phosphorus. Hồ dư Po4 thường là do bộ nền, hoặc số lượng cá, tép nhiều cũng làm mất cân bằng dinh dưỡng. Vì thế có thể giảm Po4 bằng cách thay nước, nuôi số lượng cá vừa phải, dùng bộ lọc hiệu quả.

 K (Potassium): Đây là yếu tố thường dễ bị thiếu hụt vì đa số các công ty nước máy đã loại bỏ K ra khỏi nguồn nước cung cấp. Thiếu K thường làm lá cây có các lổ li ti, sau đó to dần, rụng lá và chết cây. Chúng ta có thể bổ xung K bằng phân nước Potassium

Magnesium (Mg): Hầu như trong nguồn nước máy đều có đủ lượng chất Mg này nên chúng ta không phải bổ sung vào cho hồ thủy sinh.

Dinh dưỡng vi lượng

Cây thủy sinh rất cần 1 lượng rất nhỏ những chất vi lượng này, nếu thiếu hụt thì sẽ không phát triển và chết dần.

Những chất vi lượng quan trọng bao gồm: Iron (Fe), Magnese (Mn), Chlorine (Cl), Copper (Cu), Boron (B), Molybdenum (Mo), Cobalt (Co), Nickel (Ni)… Dư vi lượng cũng gây nguy hiểm cho cá tép và cây, ví dụ dư kim loại nặng Cu sẽ gây chết tép, đặc biệt là tép ong, dư Fe thì thường sẽ tạo rêu hại như rêu chùm đen và rêu tóc.

Để loại bỏ kim loại nặng chúng ta có thể dùng bộ lọc RO, vật liệu lọc chuyên dụng, ngoài ra để giảm vi lượng cơ bản thì chúng ta có thể thay nước. Để bổ sung vi lượng thì nên dùng phân nước Seachem Flourish hoặc phân khô Tenso Cocktail hoặc Plantex CSM+B.

Thông số chuẩn của các yếu tố dinh dưỡng trong hồ thủy sinh

Thông số này áp dụng cho các trường hợp chơi cây, rêu, dương xỉ,..

1 ppm tức là 1 milligram chất đó có trong 1 lít nước (1 ppm = 1 mg/l)

1. CO2 từ 25-30 ppm 2. Lượng NO3: từ 5-30 ppm 3. Lượng Po4: từ 1 đến 2 ppm 4. K từ 10-30 ppm 5. Fe từ 0.2 – 0.5 ppm 6. gH (độ cứng tổng thể của nước): từ 3 -5 ppm 7. kH (độ cứng từ Carbon): từ 3-5 ppm

Dinh Dưỡng Thừa Trong Hồ Thủy Sinh

Tiếp nối bài viết về ngâm nền hồ thủy sinh, hôm nay bouaqua xin được viết thêm về một nhánh của vấn đề xoay quanh lượng dinh dường thừa trong hồ thủy sinh. Hy vọng sẽ giúp đỡ được phần nào cho các bạn mới bước chân vào thú vui tao nhã này.

Dinh dưỡng thừa trong hồ thủy sinh do đâu mà có?

Quan điểm sai lầm khi mới làm nền hồ thủy sinh

Có một số cách hướng dẫn ngâm nền nói rằng trong quá trình có thêm công đoạn bổ sung dinh dưỡng nước cho hồ với mục đích bù lại lượng dinh dưỡng bị thất thoát trong lúc thay nước. Bouaqua thấy đó là quan điểm sai lầm. Nếu bạn đã nghĩ đó là lượng dinh dưỡng bị thất thoát thì bạn còn ngâm nền hồ để làm gì nữa? Dinh dưỡng của lớp nền hồ thủy sinh phần lớn nằm trong lớp đất nền dưới đáy, rễ cây sẽ phát triển trong đó và hút dinh dưỡng, phần dinh dưỡng phát tán trong nước chỉ là bề nổi của tảng băng chìm.

Mặt khác, khi bạn châm phân nước vào hồ thì lượng dinh dưỡng nước đó cũng quanh quẩn trong nước, không thể nào “ngấm” xuống lớp đất nền và nằm yên dưới đó chờ bạn trồng cây được. Vậy thì động tác bổ sung dinh dưỡng nước lại là sai lầm, phá tan kết quả ngâm nền hồ của bạn bao ngày qua. Việc bổ sung dinh dưỡng trong khi ngâm nền hồ thủy sinh là không nên và không cần thiết. Một phần rất nhỏ của lượng dinh dưỡng nước bổ sung sẽ là thức ăn cho hệ vi sinh, thế thôi.

Lợi, hại dinh dưỡng thừa

Nói mãi chỉ thấy dinh dưỡng thừa là có hại chứ đâu có lợi gì? Mọi vấn đề đều có hai mặt, dinh dưỡng thừa còn là một loại phân nước tuyệt vời nếu bạn biết lợi dụng chúng. Có rất nhiều loài cây thủy sinh hút dinh dưỡng qua lá nhiều hơn qua rễ (tiêu biểu là các loài dương xỉ, rêu) nên nếu trong hồ bạn số lượng các loài cây này ở mức “dày đặc” thì có thể bạn sẽ không cần phải ngâm nền quá kỹ nữa (ngâm nền một ngày và thay nước 1 đến 2 lần). Điểm mấu chốt là bạn phải cân bằng được lượng cây và lượng nền, điều này chỉ có thể rút ra nhờ kinh nghiệm chứ không thể có một công thức nào để tính được mức đủ.

Ngoài ra, dinh dưỡng thừa trong nước có thể được sử dụng để bổ sung những hồ khác của bạn (đang chơi), những hồ này đã có hệ vi sinh phát triển ổn định để phân hủy các chất độc không cần thiết. Tệ nhất thì lượng dinh dưỡng thừa được thay ra cùng với nước hồ ngâm nền có thể dùng để tưới cho cây cảnh cũng rất tốt!

-bouaqua-

3

/

5

(

2

bình chọn

)

Cách Chăm Sóc Và Bón Dinh Dưỡng Cho Cây Thủy Sinh Trong Bể Cá Cảnh

Dấu hiệu của sự thiếu hụt các chất trên cây thủy sinh

Nếu như bể cá thiếu nitơ: Lá chuyển màu vàng / đỏ

Nếu như bể cá thiếu Phosphate: Lá chuyển màu vàng / đỏ; lá rụng nhiều

Nếu như bể cá thừa Phosphate: Lá có màu đen / nâu , cây chết

Nếu như bể cá thiếu kali: Đốm vàng trên lá già và mầu vàng chanh trên lá trẻ

Nếu như bể cá thiếu canxi: Lá vàng chanh trên lá non kèm biến dạng

Nếu như bể cá thiếu magiê: Đốm vàng trên lá già trong khi xuất hiện gân màu xanh lá cây

Nếu như bể cá thiếu lưu huỳnh: Lá non chuyển sang màu vàng

Nếu như bể cá thiếu sắt: Lá vàng sau đó trở nên trong suốt

Nếu như bể cá thiếu kẽm: Đốm vàng giữa các gân

Nếu như bể cá thiếu CO2: Lá không phát triển, trên lá xuất hiện nhiều mầu trắng (calcium)

CO2 dư thừa: Cá nổi trên bề mặt, Khó thở

Thiếu oxy: Cá bơi chậm chạp , cây cối không phát triển

Vấn đề chất nền: Cây ngừng phát triển / rễ đen

Với bể cá cảnh thì sự thiếu hay thừa đều có những ảnh hưởng riêng biệt chính vì thế mà bạn nên chú ý tránh gây ảnh hưởng tới bể cá.

CO2 bị thiếu thụt thường do một bể cá quá lớn, hoặc bể mặt nước khá cao làm khuếch tán lượng CO2. Ngược lại CO2 dư thừa có thể là do kết quả của ánh sáng quá lớn.

Chăm bón chất dinh dướng cho cây thủy sinh

Các chất nền đôi khi bị nén quá chặt hoặc hòa tan sau lâu ngày sử dụng thay dọn. Nếu bong bóng khí thấy xuất hiện( có thể được phát hiện trên bề mặt của lá cây). Đây cũng là một dấu hiệu cho thấy các chất nền là cũ và cần thay thế.

Hệ thống cây sẽ ngừng phát triển hoặc chết đi nếu nhiệt độ nước trong bể quá thấp. Nhiệt độ cao quá cũng sẽ dẫn đến lá nhỏ hơn và khoảng cách lớn hơn giữa các lá.

Việc chăm bón chất dinh dưỡng cho cây trong bể cá cảnh – cây thủy sinh đã luôn là một vấn đề khó khăn ngay từ ban đầu bởi vì các môi trường sống đặc trưng và khác nhau của những cây thủy sinh, nơi mà nó xuất xứ. Những cây thủy sinh đó có những thích nghi đặc biệt trong việc hấp thụ nước và chất dinh dưỡng. Môi trường nước cũng dành các chất dinh dưỡng khác nhau cho những cây thủy sinh thông thường.

Khi nuôi bể cá cảnh bạn cần tìm hiểu và lựa chọn những loại chất dinh dưỡng phù hợp với từng loại cá. Để biết được những loại chất dinh dưỡng nào dành cho cây thủy sinh thì cần phải hiểu rõ cây thủy sinh hấp thụ các chất dinh dưỡng như thế nào. Nói chung cây thủy sinh có thể hấp thụ các chất dinh dưỡng thông qua lá và hệ thống rễ của chúng và không giống như những loại cây sống trên mặt đất (trên cạn) thông thường vì những cây này hấp thụ phần lớn các chất dinh dưỡng thông qua rễ của chúng.

Nhìn chung cây thủy sinh có một lớp biểu bì rất mỏng hoặc không có lớp biểu bì ở trên lá và cuống vì chúng không có nguy cơ bị khô cạn (bị chết khô). Điều này không chỉ giúp cho chúng hấp thụ các chất dinh dưỡng mà cũng còn làm cho cây dễ bị hư hại và dễ bị nhiễm bệnh hơn.

Tất cả mọi cây cối đều cần một nguồn cung cấp không bị gián đoạn 14 loại nguyên tố dinh dưỡng để cho cây phát triển tốt.

Những loại chất dinh dưỡng vĩ mô là: Ni tơ (N), Magiê (Mg), Natri (Na), Clo (Cl), Kali (Ka), Sulphat (S)

Và các chất dinh dưỡng vi mô là: Sắt (Fe), Bo , Đồng (Cu), Kẽm (Zn), Molypden (Mo), Mangan (Mn)

Tất cả các chất dinh dưỡng này cây đều cần có nhưng phần tỷ lẹ của các chất dinh dưỡng được hấp thụ ở trong cây thủy sinh của bể cá và cây bình thường là không giống nhau. Ở đây, chúng ta không nói về từng loại nguyên tố riêng biệt mà muốn nói đến các nguyên tố dinh dưỡng vĩ mô và vi mô như trong một nhóm chất dinh dưỡng.

Việc pha trộn các loại phân bón thông thường cho cây trồng trong vườn và cây trồng trong lọ được thực hiện giữa một tỷ lệ lớn chất dinh dưỡng vĩ mô với một phần nhỏ chất dinh dưỡng vi mô. Những loại phân bón này không thích hợp cho bể cá. Lý do chính là việc các loại phân này có thể gây ra các cụm hoa rêu.

Rêu là một trong những vấn đề khó khăn chính trong các bể cá và thường là xuất phát từ những loại phân dùng không đúng chủng loại. Rêu cần và sẽ tiêu thụ một khối lượng lớn các chất dinh dưỡng vĩ mô. Nếu chúng tiếp nhận đủ được các chất dinh dưỡng này thì chúng sẽ phát triển một cách khó kiểm soát và có thể che phủ lên một diện tích lớn mặt kính và bề mặt các cây thủy sinh, làm hỏng đi cơ hội có được một bể cá cảnh đẹp. Nguy hiểm hơn, có thể làm “chết ngạt” cây thủy sinh của bạn.

Các loại phân bón pha trộn cho cây thủy sinh

Một loại phân bón pha trộn tốt dành cho cây trong bể cá phải khác với một loại phân bón thông thường do có rất ít hoặc không có các chất dinh dưỡng vĩ mô. Lý do chính của điều này là vì rêu như đã nói ở trên.

Các chất dinh dưỡng vĩ mô ở trong bể cá có thể đến từ việc thay đổi nước (vòi nước thường đã có tất cả các chất dinh dưỡng vĩ mô này với một số lượng nhỏ) và một số lượng nhỏ chất dinh dưỡng vĩ mô từ cá mà ra. Việc thay nước cần phải được thực hiện ít nhất 2 tuần một lần và vào khoảng 15% lượng nước cần phải được tháo ra và thay mới. Điều này sẽ làm cho việc cung cấp đủ chất dinh dưỡng vĩ mô.

Chất dinh dưỡng vi mô thì lại khác và thường hay bị cung cấp thiếu trong vòi nước. Một vấn đề khó khăn khác đối với chất dinh dưỡng vi mô đó là việc chúng rất không ổn định dưới dạng chất vô cơ của chúng và thường hay kết tủa và trở thành vô dụng.

Bạn đang xem bài viết Kiến Thức Dinh Dưỡng Trong Hồ Thủy Sinh trên website Fcbarcelonavn.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!