Cập nhật thông tin chi tiết về Kiến Thức Dinh Dưỡng Trong Hồ Thủy Sinh ⋆ Thủy Sinh Việt Nam mới nhất trên website Fcbarcelonavn.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Trong môi trường thủy sinh thì các yếu tố khác đều có ảnh hưởng đến chất lượng nước. Bài viết hôm nay Thủy sinh Việt Nam sẽ chia sẽ cho những người mới bắt đầu tìm hiểu và chơi thủy sinh những vấn đề về dinh dưỡng, sự thiếu hụt và dư thừa các chất và cách hạn chế.
Những yếu tố dinh dưỡng trong hồ thủy sinh
Bao gồm các chất đa lượng và các chất vi lượng. Nếu thiếu hụt hoặc dư thừa một trong 2 chất trên thì đều gây ra vấn đề mất cân bằng dinh dưỡng và gây hại cho các sinh vật thủy sinh trong hồ.
Dinh dưỡng đa lượng:
Bao gồm:
Carbon (C): Chúng ta nên cung cấp CO2 dạng khí từ bình CO2 cho hồ thủy sinh. Đây là chất không thể thiếu đối với hồ thúy sinh.
Nitrogen (N): Đây là dinh dưỡng chính cho cây thủy sinh, nhưng đây cũng lại là chất dễ thiếu trong những hồ nhiều cây và ánh sáng nhiều. Nếu thiếu N cây thường có dấu hiệu vàng lá hoặc chết. Chúng ta có thể cung cấp thêm N từ No3 cho hồ bằng cách nuôi thêm cá, cung cấp thêm phân nước Nitrogen. Lư ý là lượng NO3 cao trong nước cũng có thể gây độc nước, chết cá, tép và làm cây rụng lá và dễ chết rễ. Cách giảm NO3 là thử thay nước, sử dụng lọc hoặc vật liệu lọc hiệu quả.
Phosphorus (P): Cũng là dinh dưỡng quan trọng cho cây thủy sinh, P từ Po4 thường tự sinh ra trong hồ từ phân cá, lá cây chết. Hồ nuôi số lượng cá ít với nhiều cây, ánh sáng nhiều thì thường bị thiếu hụt PO4 – THiếu PO4 thì cây không thể dùng CO2 quang hợp, không hấp thụ được những chất dinh dưỡng khác, làm mất cân bằng dinh dưỡng, có thể khiến cây cối ngừng phát triển và chết dần, ngoài ra còn phát sinh rêu hại.Nên bổ xung P bằng phân nước Phosphorus. Hồ dư Po4 thường là do bộ nền, hoặc số lượng cá, tép nhiều cũng làm mất cân bằng dinh dưỡng. Vì thế có thể giảm Po4 bằng cách thay nước, nuôi số lượng cá vừa phải, dùng bộ lọc hiệu quả.
K (Potassium): Đây là yếu tố thường dễ bị thiếu hụt vì đa số các công ty nước máy đã loại bỏ K ra khỏi nguồn nước cung cấp. Thiếu K thường làm lá cây có các lổ li ti, sau đó to dần, rụng lá và chết cây. Chúng ta có thể bổ xung K bằng phân nước Potassium
Magnesium (Mg): Hầu như trong nguồn nước máy đều có đủ lượng chất Mg này nên chúng ta không phải bổ sung vào cho hồ thủy sinh.
Dinh dưỡng vi lượng
Cây thủy sinh rất cần 1 lượng rất nhỏ những chất vi lượng này, nếu thiếu hụt thì sẽ không phát triển và chết dần.
Những chất vi lượng quan trọng bao gồm: Iron (Fe), Magnese (Mn), Chlorine (Cl), Copper (Cu), Boron (B), Molybdenum (Mo), Cobalt (Co), Nickel (Ni)… Dư vi lượng cũng gây nguy hiểm cho cá tép và cây, ví dụ dư kim loại nặng Cu sẽ gây chết tép, đặc biệt là tép ong, dư Fe thì thường sẽ tạo rêu hại như rêu chùm đen và rêu tóc.
Để loại bỏ kim loại nặng chúng ta có thể dùng bộ lọc RO, vật liệu lọc chuyên dụng, ngoài ra để giảm vi lượng cơ bản thì chúng ta có thể thay nước. Để bổ sung vi lượng thì nên dùng phân nước Seachem Flourish hoặc phân khô Tenso Cocktail hoặc Plantex CSM+B.
Thông số chuẩn của các yếu tố dinh dưỡng trong hồ thủy sinh
Thông số này áp dụng cho các trường hợp chơi cây, rêu, dương xỉ,..
1 ppm tức là 1 milligram chất đó có trong 1 lít nước (1 ppm = 1 mg/l)
1. CO2 từ 25-30 ppm 2. Lượng NO3: từ 5-30 ppm 3. Lượng Po4: từ 1 đến 2 ppm 4. K từ 10-30 ppm 5. Fe từ 0.2 – 0.5 ppm 6. gH (độ cứng tổng thể của nước): từ 3 -5 ppm 7. kH (độ cứng từ Carbon): từ 3-5 ppm
Kiến Thức Dinh Dưỡng Trong Hồ Thủy Sinh
Kiến thức dinh dưỡng trong hồ thủy sinh:
I. Kiến thức căn bản về dinh dưỡng trong hồ thủy sinh Dinh dưỡng trong hồ thủy sinh gồm các chất đa lượng (Macronutritions, hay gọi tắt là Macros), và các chất trung vi lượng, mình xin gộp lại thành vi lượng cho đơn giản (Micronutritions – gọi tắt là Micros). Thiếu hụt hay dư thừa một trong những chất trên đều có thể gây mất cân bằng dinh dưỡng và gây hại cho cây cối, cá tép trong hồ thủy sinh.
1. Dinh dưỡng đa lượng – Macro: những chất này cây cối thủy sinh cần 1 lượng đương đối lớn, đa lượng bao gồm: – Carbon (C): đa lượng cực kì quan trọng, cây côi lấy Carbon từ khí Co2, đó là lý do chúng ta phải cung cấp co2 dạng khí từ bình co2 cho hồ thủy sinh. – Nitrogen (N): dinh dưỡng chính cho cây thủy sinh, đa số hồ thủy sinh nào cũng có mức N dồi dào, nhưng N dễ thiếu hụt trong hồ nhiêu cây với ánh sáng cực mạnh. Cây thiếu N thường yếu và vàng lá chết dần. Chúng ta có thể cung cấp thêm N từ No3 bằng cách nuôi thêm cá, cung cấp thêm phân nước Nitrogen (hoặc phân khô Kali Nitrat – Kno3 mình sẽ nói ở bài sau). Nhưng cũng nên cẩn thận, lượng No3 cao trong hồ thủy sinh gây độc nước, chết cá tép và làm cây xoăn, rụng lá và chết rễ. Cách giảm No3: thay nước, dùng lọc và vật liệu lọc hiệu quả… – Phosphorus (P): dinh dưỡng chính cho cây thủy sinh, P từ Po4 thường tự sinh trong hồ qua phân cá, lá cây chết…Hồ nuôi ít cá và nhiều cây, ánh sáng mạnh thường bị thiếu hụt Po4 – cây thủy sinh không có po4 thì không thể dùng co2 quang hợp, không thể hấp thụ những chất dinh dưỡng khác, điều này gây mất cân bằng dinh dưỡng làm cây cối ngừng phát triển, chết dần – phát sinh rêu hại.Chúng ta bổ xung P bằng phân nước Phosphorus (hoặc phân khô KH2PO4 mình sẽ nói ở bài sau). Hồ dư Po4 thường là do bộ nền, hoặc quá tải cá tép, gây chết cá và cũng làm mất cân bằng dinh dưỡng. Các bạn có thể giảm Po4 bằng cách thay nước, nuôi 1 lượng cá vừa phải, dùng bộ lọc tốt – K (Potassium): dinh dưỡng chính cho cây thủy sinh, thường dễ bị thiếu hụt vì đa số các công ty nước máy đã loại bỏ K ra khỏi nguồn nước cung cấp. Thiếu K thường làm lá cây lung lỗ nhỏ, sau đó to dần, rụng lá và chết cây. Chúng ta có thể bổ xung K bằng phân nước Potassium (Hoặc K2SO4 mình sẽ nói ở bài sau) – Magnesium (Mg): dinh dưỡng đa lượng, nhưng nước máy ở VN đa số đã có đủ lương Mg rồi nên chúng ta hầu như không bao giờ phải cung cấp thêm (trừ những trường hợp như hồ nhiều co2, ánh sáng dễ gây hụt Mg) – Sulphur (S) và Calcium (Ca): như Mg ở trên, nước máy ở VN có sẵn 1 lượng đủ 2 chất này – Oxygen và Hydrogen: không đáng quan tâm, nó có trong nước sẵn (H2O)
Kết luận: Nên bổ xung khí Co2 cho hồ thủy sinh, quan tâm 3 đa lượng chính là N P và K.
2. Dinh dưỡng vi lượng – Micros: cây thủy sinh cần 1 lượng rất nhỏ những chất này, nhưng nếu thiếu hụt thì sẽ không phát triển và chết dần. Các bạn có thể lấy ví dụ như cây Trân Châu Nhật, ngưu mao chiên lùn xòe, hay Trân Châu Ngọc Trai, khi thiếu vi lượng chúng sẽ bị vàng rữa là và chết hết cả thảm. Thiếu hụt vi lượng là nguyên nhân chính của nhiều hồ thủy sinh của các bạn newbie. Những chất vi lượng quan trọng bao gồm: iron (Fe), magnese (Mn), chlorine (Cl), copper (Cu), boron (B), molybdenum (Mo), cobalt (Co), nickel (Ni) Dư vi lượng cũng gây nguy hiểm cho cá tép và cây, ví dụ dư kim loại nặng Cu gây chết tép, đặc biệt là tép ong, dư FE thường gây rêu chùm đen và rêu tóc. Để loại bỏ kim loại nặng chúng ta có thể dùng bộ lọc RO, vật liệu lọc chuyên dụng, còn giảm vi lượng chung chung thì có thể thay nước. Để bổ xung vi lượng chúng ta có thể dùng phân nước nhu Seachem Flourish chẳng hạn (Hoặc phân khô tenso cocktail hay Plantex CSM+B)
II. Thông số chuẩn của dinh dưỡng trong môi trường thủy sinh – cách đo Đây là mục tiêu của đa số các bạn chơi cây, rêu, dương xĩ, bucep. Còn cá, tép ong, sula… thì mình xin nói ở 1 bài khác. 1 ppm tức là 1 milligram chất đó có trong 1 lít nước (1 ppm = 1 mg/l) Tổng thể: CO2 range 25-30 ppm NO3 range 5-30 ppm K+ range 10-30 ppm PO4 range 1.0-2.0 ppm Fe 0.2-0.5ppm or higher GH range 3-5 degrees ~ 50ppm or higher KH range 3-5
Giải thích:
1. Lượng C trong Co2 hòa toan trong nước: CO2 từ 25-30 ppm Để đo được lượng co2 hòa tan, các bạn mua lọ test co2 của ista, up-aqua hay sera đều được. Có hướng dẫn sử dụng và thông số sẵn đi kèm. 2. Lượng NO3: từ 5-30 ppm (tuy nhiên nếu để mức 5-10 là tốt nhất, trên từ 30 đến 40 hơi nguy hiểm, trên 40 thì các bạn sẽ thấy rõ cây cối nó rửa lá, chết dần). Các bạn mua lọ thử No3 của sera, jbl, api… Có hướng dẫn sử dụng và xem kết quả trên hộp. 3. Lượng Po4: từ 1.0 đến 2.0 (nếu có kinh nghiệm thì có để đưa lên 3 hoặc 4 ppm, trên 4 thì cá tép đi hết và rêu hại dễ bùng phát vì hồ mất cân bằng dinh dưỡng) 4. K từ 10-30 ppm: Kali (potassium) cực kì khó đo, và có mua được dụng cụ test cũng rất mắc nên mình nghĩ các bạn quan tâm N và P rồi tự suy ra xem hồ ta có thiếu K không, dư K cũng hiếm gặp và không quá nguy hiểm. 5. Fe từ 0.2 – 0.5 ppm (có thể đưa lên 1.0 ppm là tối đa): vì vi lượng bao gồm nhiều chất nên chúng ta chỉ có thể đo độ FE để suy ra rằng hồ thủy sinh đang thiếu hay dư vi lượng. Nếu FE dưới 0.2 thì chắc chắn hồ thiếu FE lẫn vi lượng. Các bạn test FE bằng dung dịch test FE của sera, jbl… 6. gH (độ cứng tổng thể của nước): từ 3 -5, nếu bạn dùng nước máy, đặc biệt ở miền nam thì không lo về gH vì nó ok từ 3-5 rồi. Có thể test bằng dung dịch sera, jbl, api… 7. kH (độ cứng từ Carbon): từ 3-5, cũng giống như gH kH và gH có thể làm giảm hay tăng bằng cách thay nước, dùng nước RO hay dùng dung dịch tăng.
Kiến Thức Về Hệ Vi Sinh Trong Hồ Thủy Sinh
1. Hệ vi sinh là gì?
Vi sinh vật trong môi trường nước tự nhiên bao gồm rất nhiều loại và đa số vẫn chưa được đặt tên và hiểu rõ. Chúng ăn và trao đổi chất ngay trong nước. Tuy nhiên rất ít vi sinh sống trôi nổi trong nước mà đa số chúng bám vào giá thể nào đó như đá, nền, cây thủy sinh, vật liệu lọc… Và chúng không sống theo cá thể riêng biệt mà tập trung sống chung với nhau thành 1 HỆ VI SINH (gọi là biofilm – điển hình là cao vôi răng của các bạn, hoặc váng dầu trên bề mặt nước, hoặc những chất nhầy màu nâu trong bông lọc và sứ lọc)
Hệ vi sinh có vai trò quan trọng sống còn cho 1 hệ thống thủy sinh, chúng “lọc” nước và đảm bảo chất lượng nước phù hợp cho cá tép, thực vật trong hồ. Hệ vi sinh ổn định sẽ đảm bảo 1 môi trường ổn định cho hồ thủy sinh, ngược lại hệ vi sinh có vấn đề, quá tải thì sẽ gây tình trạng bùng phát rêu hại, cá tép bệnh tật, nước đục, có mùi, độc…
2. Các loại vi sinh trong hồ thủy sinh
Vi sinh tự dưỡng quan trọng nhất trong hồ thủy sinh gồm:
– (1) Nhóm khử Nh3, No2 (Vòng tuần hoàn Nitrogen)
– (2) Nhóm khử H2S, CH4
Vi Sinh dị dưỡng bao gồm nhóm:
– (3) Vi sinh hiếu khí (cần Oxi) – xử lý chất hữu cơ
– (4) Vi sinh yếm khí (không cần Oxi) – xử lý No3, No2, chất hữu cơ
Vậy chúng ta sẽ phân tích kĩ 4 loại vi sinh như trong hình, có số (1) (2) (3) và (4) màu đỏ.
( 1) Vi sinh tự dưỡng – nhóm khử Nh3, No2 – vòng tuần hoàn Nitrogen – thế nào là hồ đã “cycle”
Vi sinh tự dưỡng lấy nguồn thức ăn là những chất vô cơ như Nh3/nh4, No2, chúng cần Co2 và rất nhiều Oxi để tồn tại, phát triển và hoạt động tốt. Vi sinh tự dưỡng có trong nước, nhưng chúng thường bám nhiều ở cá giá thể trong hồ thủy sinh và nhiều nhất là trong vật liệu lọc (bông lọc, sứ lọc, nham thạch, substrate pro, matrix…) nơi có nguồn oxi dồi dào chảy qua. Chúng được gọi là “vật liệu lọc sinh lọc” và là 1 phần không thể thiếu của 1 hồ thủy sinh.
Kinh nghiệm cho các bạn mới chơi là luôn cung cấp đầy đủ oxi, và cả co2 trong nước, để oxi được chảy qua vật liệu lọc trong lọc nuôi hệ vi sinh này. Ngoài ra nếu có thể thì Nh3 trong phân nền, phân cá… cũng là nguồn thức ăn kích thích sự phát triển của hệ vi sinh tự dưỡng.
Vòng tuần hoàn Nitrogen được hệ vi sinh tự dưỡng đảm nhiệm, đây là 1 quá trình gồm 2 bước như sau:
Chất độc Ammonia (Nh3) được 1 nhóm vi sinh được gọi tên là Nitromsomonas phân hủy thành 1 chất độc Nitrite (No2)
Sau đó 1 nhóm vi sinh tự dưỡng khác là Nitrobacter phân thủy tiếp thành chất không còn là độc tố Nitrate (No3)
Cả 2 bước trên đều tốn rất nhiều O2 trong nước, nếu Ammonia (Nh3) trong nước đạt trên 2mg/l thì toàn bộ oxi sẽ bị dùng hết.
Vòng tuần hoàn Nitrogen hoàn thành trong vòng 2 đến 4 tuần, trừ những trường hợp đặc biệt. Khi bạn test nước hồ và không còn thấy Nh3 và No2 trong nước thì hồ bạn đã được “Cycle”.
Nhóm vi sinh này quan trọng mang tính chất sống cho 1 hồ thủy sinh, tuy nhiên nó cũng trực tiếp cạnh tranh nguồn thức ăn của cây thủy sinh là Nh3 và No2.
(2) Nhóm khử CH4, H2S – Thông tin thêm về vi khuẩn quang hợp
CH4 là khí độc metal được tích tụ ở môi trường yếm khí của nền thủy sinh. CH4 được 1 nhóm vi sinh có tên là Methanomonas methanica, Pseudomonas methanica và Thioploca sinh sống ở bề mặt phân nền thủy sinh nhanh chóng phân hủy thành khí Co2, theo công thức như sau :
Khí H2S là loại chất cực độc (độc hơn cả NH3), được sinh ra từ sự phân hủy protein và So4 ở nền thủy sinh. Khi có lượng Oxi, 1 nhóm vi sinh có tên là Thiobacillus, Thiothrix và Beggiatoa, hoặc bởi 1 loại vi khuẩn quang hợp có tên là Chlorobacteriaceae và Thiorhodaceae phân hủy theo các công thức sau:
Hoặc bởi vi khuẩn quang hợp khi có ánh sáng:
Kinh nghiệm rút ra là các khí độc của hồ thủy sinh như CH4 hay H2S đều được 1 nhóm vi sinh tự dưỡng chuyển đổi, nhóm vi sinh này đa số tự phát sinh trong hồ thủy sinh (Hoặc có thể được người chơi châm thêm vào). Thêm vào đó, loại vi khuẩn quang hợp thật sự KHÔNG quá cần thiết vì đã có nhiều loại vi sinh khử chất độc H2S rất hiệu quả. Các bạn có thể bổ xung thêm cũng tốt, nhưng không phải là điều bắt buộc. Thêm vào đó, vi khuẩn quang hợp có vòng đời khá thấp nên được người nuôi tôm tép bổ xung thường xuyên.
(3) Vi Sinh Dị Dưỡng Hiếu Khí
Đây là nhóm vi sinh đặc biệt quan trọng. Thức ăn và nhiệm vụ của chúng là phân hủy, chuyển đổi các tạp chất hữu cơ thành thức ăn cho cây thủy sinh. Tất cả những chất cần thiết cho cây thủy sinh đều nằm trong tạp chất hữu cơ, nhưng những dinh dưỡng đó bị “khóa” và cần nhóm vi sinh dị dưỡng mở khóa, phân hủy thành thức ăn cho cây. Nhóm vi sinh này giống như 1 đầu bếp nấu chín các món ăn từ phân cá, thức ăn thừa, xác động thực vật… thành những bữa ăn thịnh soạn cho cây thủy sinh. (Theo mình thì những tạp chất hữu cơ vừa đề cập nếu không được vi sinh dị dưỡng phân hủy thì chỉ có thể làm thức ăn cho 1 số loại rêu hại, đó là lý do vì sao hồ mới set, chưa ổn định thường bị rêu hại tấn công). 1 số “công thức” của những đầu bếp vi sinh này là:
Vì tạp chất hữu cơ luôn có Carbon nên khi bị phân hủy, Co2 luôn được giải phóng để nuôi cây.
Ngoài ra, đôi lúc quá trình phân hủy hữu cơ diễn ra chưa hoàn tất, thì 1 lượng Acid Humic được sản sinh ra trong nước. Lượng Humic này có tác dụng làm giảm độc, giữ Fe và Mn cho cây dễ hấp thụ… Thường nước sẽ hơi vàng khi lượng humic này dồi dào.
Vì là vi sinh hiếu khí nên bắt buộc người chơi phải cung câp đủ O2 để chúng làm việc hiệu quả.
(4) Vi Sinh Dị Dưỡng Yếm Khí – chìa khóa bí mật để khử NO3
Loại vi sinh này là loại duy nhất không cần Oxi để tồn tại (bao gồm Pseudomonas, Achromobacter, Escherichia, Bacillus, Micrococcus …) thay vào đó chúng “thở” bằng NO3, NO2 và 1 số chất khác. Khi vòng tuần hoàn Nitrogen hoàn tất (bởi nhóm vi sinh số 1), lượng oxi sẽ bị hút cạn kiệt dần và tạo 1 môi trường yếm khí (trong nền), nhóm vi sinh yếm khí này sẽ hấp thụ NO3 theo công thức sau:
3. Kinh Nghiệm về vi sinh và hệ thống lọc cho hồ thủy sinh
– Đa số các vi sinh dị dưỡng sống ở trong nền là chủ yếu nên khi set hồ, các bạn cố cho nền càng dày càng tốt (mà không ảnh hưởng đến thẩm mĩ), nền này có thể là nền đất sét trộn, nền công nghiệp, nham thạch, sứ lọc, sỏi trơ… VÀ QUAN TRỌNG NHẤT VẪN LÀ LUÔN CUNG CẤP ĐỦ OXI TRONG NƯỚC.
– Về cách sắp xếp vật liệu lọc của 1 hệ thống lọc thủy sinh, các bạn có thể sắp xếp theo BẤT CỨ THỨ TỰ nào của vật liệu lọc sinh học như Bông Lọc, Sứ, Nham Thạch… Nhưng nên để nước từ hồ vào bông lọc trước, rồi đến sứ hay nham thạch, matrix, sub pro…. Và cuối cùng là vật liệu lọc hóa học như than hoạt tính hay Seachem Purigen.
– Về chuyện vệ sinh lọc, cũng tùy từng hồ mà có thể áp dụng kế hoạch vệ sinh lọc định kì. Ví dụ những hồ lowtech (ánh sáng ít, chủ yếu cung cấp dinh dưỡng cho cây cối từ phân cá) thì có nhiều hồ 1 vài năm không vệ sinh cũng không bị vấn đề gì. Nhưng những hồ high tech thì cần vệ sinh thường xuyên hơn, có thể là hàng tháng hoặc 3 tháng 1 lần. ĐIỀU QUAN TRỌNG LÀ KHÔNG NÊN VỆ SINH LỌC CÙNG NGÀY THAY NƯỚC, VÀ KHÔNG VỆ SINH LỌC QUÁ KĨ, chỉ cần làm sạch chút cặn bẩn để máy bơm không bị giảm dòng.
– Khi bắt đầu set up hồ, hệ vi sinh sẽ tự xuất hiện 1 cách tự nhiên, nhưng nếu bạn châm thêm vi sinh thì sẽ nhanh hơn. CÁCH LÀM HỆ VI SINH ỔN ĐỊNH NHANH NHẤT là lấy bông lọc của 1 hồ đã ổn định cho vào lọc mới (Sứ lọc và nước hồ cũ không có tác dụng trong trường hợp này).
– Về lưu lượng nước của máy bơm, nếu hồ của bạn 100 lít nước thì thường là bạn cần 1 máy bơm có công xuất bơm 300-500 lít / giờ (công xuất thật, nếu là máy bơm Trung Quốc thì phải trừ hao).
– Về cách sắp xếp đầu ống IN OUT, đa số là phải tùy vào bố cục từng hồ, nhưng ống OUT nên để thấp cách mặt nước cỡ 10cm. Nếu bạn để ống OUT lên quá cao thì nó sẽ làm mặt nước rất động, còn quá thấp thì mặt nước quá tĩnh, không tốt cho lượng oxi hòa tan vào hồ. Ống IN nên để đối diện hoặc vị trí nào để dòng nước luân chuyển khắp hồ.
– Việc sử dụng lọc phụ cũng rất thuật tiện cho việc vệ sinh lọc sau này. Chỉ cần để lọc phụ full bông lọc và mỗi lần vệ sinh chỉ cần rửa sạch nó mà không cần động đến lọc chính (full sứ hay nham thạch, matrix, sub pro…). Nhưng theo kinh nghiệm cá nhân thì mình cảm thấy chỉ cần lọc chính đủ mạnh, chứa được bông và sứ là quá hiệu quả rồi.
– Thùng lọc ngoài, hoặc lọc vách trong hồ là quá đủ cho 1 hệ thống hồ thủy sinh. Nếu các bạn sử dụng thêm lọc kiểu dàn mưa thì càng tăng thêm tính hiệu quả, nhưng chỉ dùng dàn mưa mà không sử dụng lọc thùng thì sẽ có khả năng thiếu hệ vi sinh yếm khí.
– Lọc bio rất hiệu quả cho 1 số hồ nuôi cá tép đặc biệt, nó vừa cung cấp lượng oxi dồi dào vừa làm chổ trú cho vi sinh. Nhưng chỉ sử dụng lọc bio cho 1 hồ cây high tech có size lớn thì vừa không phù hợp vừa không đủ hiệu quả.
Vẻ Đẹp Của Loài Cá Neon Việt Nam Trong Hồ Thủy Sinh
Cá Neon Việt Nam (Cardinal Vietnam, vietnamese minnow) là loài neon đặc hữu ở sông Bến Hải, Việt Nam; cá neon Việt đẹp không kém cạnh các loài cá cảnh đẹp khác trong hồ thủy sinh, một điều mà không nói có lẽ ai cũng nhận thấy được loài neon này đẹp còn hơn cả cá neon vua vốn được nhiều người chơi thủy sinh ưa chuộng.
Cá khai thác trong tự nhiên ở sông Bến Hải Việt Nam, xuất khẩu từ năm 2005, lượng xuất 44.635 con trong năm 2005 và đã gây được sự chú ý trên thị trường Nhật và Âu – Mỹ. Tên gọi Neon Việt Nam do nhà xuất khẩu ban đầu đề xuất.
Cá neon Việt Nam hay còn gọi với các tên: Lòng tong Bến Hải, Kim tơ, Tuế; cá có tên khoa học: Tanichthys micagemmae Freyhof & Herder, 2001, tên tiếng Anh: Vietnamese minnow; Cardinal Vietnam là loài cá tự nhiên bản địa của Việt Nam. Cá neon Việt thuộc bộ: Cypriniformes (bộ cá chép), họ: Cyprinidae (họ cá chép).
Cách nuôi cá neon Việt Nam
Cá neon Việt Nam khi trưởng thành đạt chiều dài 2-3 cm, cá sống ở tầng nước giữa và mặt. Cá năng hoạt động, thích hợp trong bể trồng nhiều cây thủy sinh có dành không gian tầng mặt và giữa cho cá bơi lội, cá neon khỏe, dễ nuôi, lên màu đẹp khi nuôi chung cá đực và nhiều cá neon cái trong cùng một đàn, tỉ lệ đực cái là 1:2. Nuôi thành đàn từ 6 – 12 con trong bể có nền đáy cát và dòng chảy nhẹ. Có thể nuôi chung với các loài cá hiền khác, tránh nuôi chung các loài có vây dài và bơi chậm do cá ưa rỉa vây cá khác.
Nước nuôi cần đảm bảo: Nhiệt độ nước (C): 18 – 28; Độ cứng nước (dH): 6 – 16; Độ pH: 6,5 – 7,2
Cá neon sinh sản: Cá đẻ trứng phân tán, chọn giá thể cây thủy sinh cho trứng bám vào. Tách cá bố mẹ ra khỏi trứng sau khi đẻ. Trứng nở sau 2 – 3 ngày, cho cá bột ăn luân trùng, artemia … Do cá dễ sinh sản và được ưa chuộng nhiều, hiện một số nơi trên thế giới đang tiến hành sinh sản loài cá này.
Thức ăn cho cá neon: Ấu trùng côn trùng, trùng chỉ, cung quăng và thức ăn viên.
Thông số bể cá cảnh nuôi cá neon Việt Nam:
Thể tích bể nuôi (L): 70 (L)
Chiều dài bể nuôi: 60 cm.
Nuôi trong hồ thủy sinh có ánh sáng và lọc nước vừa.
Nhiệt độ nước (C): 18 – 28;
Độ cứng nước (dH): 6 – 16;
Độ pH: 6,5 – 7,2
Bạn đang xem bài viết Kiến Thức Dinh Dưỡng Trong Hồ Thủy Sinh ⋆ Thủy Sinh Việt Nam trên website Fcbarcelonavn.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!