Cập nhật thông tin chi tiết về Kiến Thức Dinh Dưỡng Căn Bản Trong Hồ Thủy Sinh mới nhất trên website Fcbarcelonavn.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
I. Kiến thức căn bản về dinh dưỡng trong hồ thủy sinh Dinh dưỡng trong hồ thủy sinh gồm các chất đa lượng (Macronutritions, hay gọi tắt là Macros), và các chất trung vi lượng, mình xin gộp lại thành vi lượng cho đơn giản (Micronutritions – gọi tắt là Micros). Thiếu hụt hay dư thừa một trong những chất trên đều có thể gây mất cân bằng dinh dưỡng và gây hại cho cây cối, cá tép trong hồ thủy sinh.
1. Dinh dưỡng đa lượng – Macro: những chất này cây cối thủy sinh cần 1 lượng đương đối lớn, đa lượng bao gồm: – Carbon (C): đa lượng cực kì quan trọng, cây côi lấy Carbon từ khí Co2, đó là lý do chúng ta phải cung cấp co2 dạng khí từ bình co2 cho hồ thủy sinh. – Nitrogen (N): dinh dưỡng chính cho cây thủy sinh, đa số hồ thủy sinh nào cũng có mức N dồi dào, nhưng N dễ thiếu hụt trong hồ nhiêu cây với ánh sáng cực mạnh. Cây thiếu N thường yếu và vàng lá chết dần. Chúng ta có thể cung cấp thêm N từ No3 bằng cách nuôi thêm cá, cung cấp thêm phân nước Nitrogen (hoặc phân khô Kali Nitrat – Kno3 mình sẽ nói ở bài sau). Nhưng cũng nên cẩn thận, lượng No3 cao trong hồ thủy sinh gây độc nước, chết cá tép và làm cây xoăn, rụng lá và chết rễ. Cách giảm No3: thay nước, dùng lọc và vật liệu lọc hiệu quả… – Phosphorus (P): dinh dưỡng chính cho cây thủy sinh, P từ Po4 thường tự sinh trong hồ qua phân cá, lá cây chết…Hồ nuôi ít cá và nhiều cây, ánh sáng mạnh thường bị thiếu hụt Po4 – cây thủy sinh không có po4 thì không thể dùng co2 quang hợp, không thể hấp thụ những chất dinh dưỡng khác, điều này gây mất cân bằng dinh dưỡng làm cây cối ngừng phát triển, chết dần – phát sinh rêu hại.Chúng ta bổ xung P bằng phân nước Phosphorus (hoặc phân khô KH2PO4 mình sẽ nói ở bài sau). Hồ dư Po4 thường là do bộ nền, hoặc quá tải cá tép, gây chết cá và cũng làm mất cân bằng dinh dưỡng. Các bạn có thể giảm Po4 bằng cách thay nước, nuôi 1 lượng cá vừa phải, dùng bộ lọc tốt – K (Potassium): dinh dưỡng chính cho cây thủy sinh, thường dễ bị thiếu hụt vì đa số các công ty nước máy đã loại bỏ K ra khỏi nguồn nước cung cấp. Thiếu K thường làm lá cây lung lỗ nhỏ, sau đó to dần, rụng lá và chết cây. Chúng ta có thể bổ xung K bằng phân nước Potassium (Hoặc K2SO4 mình sẽ nói ở bài sau) – Magnesium (Mg): dinh dưỡng đa lượng, nhưng nước máy ở VN đa số đã có đủ lương Mg rồi nên chúng ta hầu như không bao giờ phải cung cấp thêm. – Sulphur (S) và Calcium (Ca): như Mg ở trên, nước máy ở VN có sẵn 1 lượng đủ 2 chất này – Oxygen và Hydrogen: không đáng quan tâm, nó có trong nước sẵn (H2O)
Kết luận: Nên bổ xung khí Co2 cho hồ thủy sinh, quan tâm 3 đa lượng chính là N P và K.
2. Dinh dưỡng vi lượng – Micros: cây thủy sinh cần 1 lượng rất nhỏ những chất này, nhưng nếu thiếu hụt thì sẽ không phát triển và chết dần. Các bạn có thể lấy ví dụ như cây Trân Châu Nhật, ngưu mao chiên lùn xòe, hay Trân Châu Ngọc Trai, khi thiếu vi lượng chúng sẽ bị vàng rữa là và chết hết cả thảm. Thiếu hụt vi lượng là nguyên nhân chính của nhiều hồ thủy sinh của các bạn newbie. Những chất vi lượng quan trọng bao gồm: iron (Fe), magnese (Mn), chlorine (Cl), copper (Cu), boron (B), molybdenum (Mo), cobalt (Co), nickel (Ni) Dư vi lượng cũng gây nguy hiểm cho cá tép và cây, ví dụ dư kim loại nặng Cu gây chết tép, đặc biệt là tép ong, dư FE thường gây rêu chùm đen và rêu tóc. Để loại bỏ kim loại nặng chúng ta có thể dùng bộ lọc RO, vật liệu lọc chuyên dụng, còn giảm vi lượng chung chung thì có thể thay nước. Để bổ xung vi lượng chúng ta có thể dùng phân nước nhu Seachem Flourish chẳng hạn (Hoặc phân khô tenso cocktail hay Plantex CSM+B)
II. Thông số chuẩn của dinh dưỡng trong môi trường thủy sinh – cách đo Đây là mục tiêu của đa số các bạn chơi cây, rêu, dương xĩ, bucep. Còn cá, tép ong, sula… thì mình xin nói ở 1 bài khác. 1 ppm tức là 1 milligram chất đó có trong 1 lít nước (1 ppm = 1 mg/l) Tổng thể: CO2 range 25-30 ppm NO3 range 5-30 ppm K+ range 10-30 ppm PO4 range 1.0-2.0 ppm Fe 0.2-0.5ppm or higher GH range 3-5 degrees ~ 50ppm or higher KH range 3-5
Giải thích:
1. Lượng C trong Co2 hòa toan trong nước: CO2 từ 25-30 ppm Để đo được lượng co2 hòa tan, các bạn mua lọ test co2 của ista, up-aqua hay sera đều được. Có hướng dẫn sử dụng và thông số sẵn đi kèm. 2. Lượng NO3: từ 5-30 ppm (tuy nhiên nếu để mức 5-10 là tốt nhất, trên từ 30 đến 40 hơi nguy hiểm, trên 40 thì các bạn sẽ thấy rõ cây cối nó rửa lá, chết dần). Các bạn mua lọ thử No3 của sera, jbl, api… Có hướng dẫn sử dụng và xem kết quả trên hộp. 3. Lượng Po4: từ 1.0 đến 2.0 (nếu có kinh nghiệm thì có để đưa lên 3 hoặc 4 ppm, trên 4 thì cá tép đi hết và rêu hại dễ bùng phát vì hồ mất cân bằng dinh dưỡng) 4. K từ 10-30 ppm: Kali (potassium) cực kì khó đo, và có mua được dụng cụ test cũng rất mắc nên mình nghĩ các bạn quan tâm N và P rồi tự suy ra xem hồ ta có thiếu K không, dư K cũng hiếm gặp và không quá nguy hiểm. 5. Fe từ 0.2 – 0.5 ppm (có thể đưa lên 1.0 ppm là tối đa): vì vi lượng bao gồm nhiều chất nên chúng ta chỉ có thể đo độ FE để suy ra rằng hồ thủy sinh đang thiếu hay dư vi lượng. Nếu FE dưới 0.2 thì chắc chắn hồ thiếu FE lẫn vi lượng. Các bạn test FE bằng dung dịch test FE của sera, jbl… 6. gH (độ cứng tổng thể của nước): từ 3 -5, nếu bạn dùng nước máy, đặc biệt ở miền nam thì không lo về gH vì nó ok từ 3-5 rồi. Có thể test bằng dung dịch sera, jbl, api… 7. kH (độ cứng từ Carbon): từ 3-5, cũng giống như gH kH và gH có thể làm giảm hay tăng bằng cách thay nước, dùng nước RO hay dùng dung dịch tăng.
Nguồn : Phạm Thành Văn
Comments
Kiến Thức Dinh Dưỡng Trong Hồ Thủy Sinh
Kiến thức dinh dưỡng trong hồ thủy sinh:
I. Kiến thức căn bản về dinh dưỡng trong hồ thủy sinh Dinh dưỡng trong hồ thủy sinh gồm các chất đa lượng (Macronutritions, hay gọi tắt là Macros), và các chất trung vi lượng, mình xin gộp lại thành vi lượng cho đơn giản (Micronutritions – gọi tắt là Micros). Thiếu hụt hay dư thừa một trong những chất trên đều có thể gây mất cân bằng dinh dưỡng và gây hại cho cây cối, cá tép trong hồ thủy sinh.
1. Dinh dưỡng đa lượng – Macro: những chất này cây cối thủy sinh cần 1 lượng đương đối lớn, đa lượng bao gồm: – Carbon (C): đa lượng cực kì quan trọng, cây côi lấy Carbon từ khí Co2, đó là lý do chúng ta phải cung cấp co2 dạng khí từ bình co2 cho hồ thủy sinh. – Nitrogen (N): dinh dưỡng chính cho cây thủy sinh, đa số hồ thủy sinh nào cũng có mức N dồi dào, nhưng N dễ thiếu hụt trong hồ nhiêu cây với ánh sáng cực mạnh. Cây thiếu N thường yếu và vàng lá chết dần. Chúng ta có thể cung cấp thêm N từ No3 bằng cách nuôi thêm cá, cung cấp thêm phân nước Nitrogen (hoặc phân khô Kali Nitrat – Kno3 mình sẽ nói ở bài sau). Nhưng cũng nên cẩn thận, lượng No3 cao trong hồ thủy sinh gây độc nước, chết cá tép và làm cây xoăn, rụng lá và chết rễ. Cách giảm No3: thay nước, dùng lọc và vật liệu lọc hiệu quả… – Phosphorus (P): dinh dưỡng chính cho cây thủy sinh, P từ Po4 thường tự sinh trong hồ qua phân cá, lá cây chết…Hồ nuôi ít cá và nhiều cây, ánh sáng mạnh thường bị thiếu hụt Po4 – cây thủy sinh không có po4 thì không thể dùng co2 quang hợp, không thể hấp thụ những chất dinh dưỡng khác, điều này gây mất cân bằng dinh dưỡng làm cây cối ngừng phát triển, chết dần – phát sinh rêu hại.Chúng ta bổ xung P bằng phân nước Phosphorus (hoặc phân khô KH2PO4 mình sẽ nói ở bài sau). Hồ dư Po4 thường là do bộ nền, hoặc quá tải cá tép, gây chết cá và cũng làm mất cân bằng dinh dưỡng. Các bạn có thể giảm Po4 bằng cách thay nước, nuôi 1 lượng cá vừa phải, dùng bộ lọc tốt – K (Potassium): dinh dưỡng chính cho cây thủy sinh, thường dễ bị thiếu hụt vì đa số các công ty nước máy đã loại bỏ K ra khỏi nguồn nước cung cấp. Thiếu K thường làm lá cây lung lỗ nhỏ, sau đó to dần, rụng lá và chết cây. Chúng ta có thể bổ xung K bằng phân nước Potassium (Hoặc K2SO4 mình sẽ nói ở bài sau) – Magnesium (Mg): dinh dưỡng đa lượng, nhưng nước máy ở VN đa số đã có đủ lương Mg rồi nên chúng ta hầu như không bao giờ phải cung cấp thêm (trừ những trường hợp như hồ nhiều co2, ánh sáng dễ gây hụt Mg) – Sulphur (S) và Calcium (Ca): như Mg ở trên, nước máy ở VN có sẵn 1 lượng đủ 2 chất này – Oxygen và Hydrogen: không đáng quan tâm, nó có trong nước sẵn (H2O)
Kết luận: Nên bổ xung khí Co2 cho hồ thủy sinh, quan tâm 3 đa lượng chính là N P và K.
2. Dinh dưỡng vi lượng – Micros: cây thủy sinh cần 1 lượng rất nhỏ những chất này, nhưng nếu thiếu hụt thì sẽ không phát triển và chết dần. Các bạn có thể lấy ví dụ như cây Trân Châu Nhật, ngưu mao chiên lùn xòe, hay Trân Châu Ngọc Trai, khi thiếu vi lượng chúng sẽ bị vàng rữa là và chết hết cả thảm. Thiếu hụt vi lượng là nguyên nhân chính của nhiều hồ thủy sinh của các bạn newbie. Những chất vi lượng quan trọng bao gồm: iron (Fe), magnese (Mn), chlorine (Cl), copper (Cu), boron (B), molybdenum (Mo), cobalt (Co), nickel (Ni) Dư vi lượng cũng gây nguy hiểm cho cá tép và cây, ví dụ dư kim loại nặng Cu gây chết tép, đặc biệt là tép ong, dư FE thường gây rêu chùm đen và rêu tóc. Để loại bỏ kim loại nặng chúng ta có thể dùng bộ lọc RO, vật liệu lọc chuyên dụng, còn giảm vi lượng chung chung thì có thể thay nước. Để bổ xung vi lượng chúng ta có thể dùng phân nước nhu Seachem Flourish chẳng hạn (Hoặc phân khô tenso cocktail hay Plantex CSM+B)
II. Thông số chuẩn của dinh dưỡng trong môi trường thủy sinh – cách đo Đây là mục tiêu của đa số các bạn chơi cây, rêu, dương xĩ, bucep. Còn cá, tép ong, sula… thì mình xin nói ở 1 bài khác. 1 ppm tức là 1 milligram chất đó có trong 1 lít nước (1 ppm = 1 mg/l) Tổng thể: CO2 range 25-30 ppm NO3 range 5-30 ppm K+ range 10-30 ppm PO4 range 1.0-2.0 ppm Fe 0.2-0.5ppm or higher GH range 3-5 degrees ~ 50ppm or higher KH range 3-5
Giải thích:
1. Lượng C trong Co2 hòa toan trong nước: CO2 từ 25-30 ppm Để đo được lượng co2 hòa tan, các bạn mua lọ test co2 của ista, up-aqua hay sera đều được. Có hướng dẫn sử dụng và thông số sẵn đi kèm. 2. Lượng NO3: từ 5-30 ppm (tuy nhiên nếu để mức 5-10 là tốt nhất, trên từ 30 đến 40 hơi nguy hiểm, trên 40 thì các bạn sẽ thấy rõ cây cối nó rửa lá, chết dần). Các bạn mua lọ thử No3 của sera, jbl, api… Có hướng dẫn sử dụng và xem kết quả trên hộp. 3. Lượng Po4: từ 1.0 đến 2.0 (nếu có kinh nghiệm thì có để đưa lên 3 hoặc 4 ppm, trên 4 thì cá tép đi hết và rêu hại dễ bùng phát vì hồ mất cân bằng dinh dưỡng) 4. K từ 10-30 ppm: Kali (potassium) cực kì khó đo, và có mua được dụng cụ test cũng rất mắc nên mình nghĩ các bạn quan tâm N và P rồi tự suy ra xem hồ ta có thiếu K không, dư K cũng hiếm gặp và không quá nguy hiểm. 5. Fe từ 0.2 – 0.5 ppm (có thể đưa lên 1.0 ppm là tối đa): vì vi lượng bao gồm nhiều chất nên chúng ta chỉ có thể đo độ FE để suy ra rằng hồ thủy sinh đang thiếu hay dư vi lượng. Nếu FE dưới 0.2 thì chắc chắn hồ thiếu FE lẫn vi lượng. Các bạn test FE bằng dung dịch test FE của sera, jbl… 6. gH (độ cứng tổng thể của nước): từ 3 -5, nếu bạn dùng nước máy, đặc biệt ở miền nam thì không lo về gH vì nó ok từ 3-5 rồi. Có thể test bằng dung dịch sera, jbl, api… 7. kH (độ cứng từ Carbon): từ 3-5, cũng giống như gH kH và gH có thể làm giảm hay tăng bằng cách thay nước, dùng nước RO hay dùng dung dịch tăng.
Tổng Hợp Kiến Thức Về Dinh Dưỡng Từ A Đến Z Trong Môi Trường Hồ Thủy Sinh (Update 2022)
I. Lời nói đầu:
Trước khi đọc bài này, mình xin nói luôn là có rất nhiều cao thủ, người chơi thành công, thậm chí là những nhà vô địch thế giới của các cuộc thi thủy sinh không cần quan tâm, thậm chí là không cần biết gì về những thứ gọi là “đa lượng, vi lượng, gH, kH, tds…”. Bạn không cần phải rành về những thông số này để thành công trong thú chơi thủy sinh, đây chưa bao giờ và sẽ không bao giờ là điều kiện bắt buộc để có hồ đẹp. Tuy nhiên, nếu hiểu rõ hơn, chuyên sâu hơn về những thông số dù là từ căn bản đến nâng cao, hoặc đơn giản là có thêm chút kiến thức khoa học thì thú chơi này sẽ trở nên thú vị, chính xác và dễ dàng hơn nhiều. Các bạn sẽ tìm ra nguyên nhân nào gây nên vấn đề nhức đầu trước giờ, và tìm ra hướng giải quyết 1 cách rõ ràng hơn. Vốn là người hay tò mò, đam mê tìm tòi và thí nghiệm đủ loại khoa học, sau nhiều năm mình cũng đã đúc kết cho mình chút kinh nghiệm, kiến thức riêng. Vì vậy mình dành nhiều thời gian để viết bài này chia sẽ kinh nghiệm cho người mới, dành cho cả những bạn dù không quan tâm đến kiến thức chuyên sâu, và cả cho những bạn đam mê khoa học, nghiên cứu gốc rễ như mình. Mình sẽ dùng ngôn từ dễ hiểu nhất, và những chổ cần chuyên sâu mình sẽ ghi chú rõ cho các bạn tiện theo dõi. Hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn, làm cuộc chơi của các bạn dễ dàng hơn.
II. Dinh dưỡng trong hồ thủy sinh
1. Các chất đa lượng quan trọng (Macro Elements)
Cây thủy sinh thường đòi hỏi và sử dụng 1 lượng lớn những chất này, và chúng cũng chịu đựng được nồng độ những chất này cao hơn mà không bị ngộ độc:
Carbon (C): đây là chất đa lượng quan trọng nhất và được cây thủy sinh sử dụng nhiều nhất. Thân và lá cây được tạo nên bởi gần 50% từ Carbon. Nói 1 cách chính xác nhất thì đây là nguồn sống của cây và đa số những vấn đề người chơi hay gặp phải đều là thiếu Carbon. Khi lượng carbon trong hồ không đủ hoặc quá thấp, cây thủy sinh sẽ phản ứng tiêu cực ngay, chúng bắt đầu ngừng quang hợp, ngừng phát triển , lá teo dần, mất màu, stress, rụng rữa lá dần, và đặc biệt là rất dễ bị rêu hại tấn công. Toàn bộ những triệu chứng trên đều rất giống với việc cây bị thiếu những chất đa vi lượng khác. Mình đã có bài viết dành riêng cho đa lượng quan trọng nhất này ở đây:
Bài Tổng Hợp Về Carbon Và Co2 Trong Hồ Thủy Sinh
và 1 bài thử nghiệm khi tắt Co2 và bật lại trong 1 tháng để quan sát phản ứng của 1 số loại cây thủy sinh ở đây:
Thử Nghiệm Về Tầm Quan Trọng của Khí Co2 Trong Hồ Thủy Sinh
Cách tối ưu lượng khí Co2 đơn giản và chính xác nhất ở đây:
(Căn Bản) Tối ưu lượng Co2 trong hồ thủy sinh đơn giản và chính xác bằng pH
Một điều cực kì quan trọng mình muốn nhắc lại lần nữa cho các bạn mới chơi là: mặt nước càng động thì lượng Co2 thất thoát càng nhanh, nên phải cung cấp nhiều hơn hồ có mặt nước tĩnh. Ngược lại, nếu hồ bạn có mặt nước tĩnh (vì không dùng quạt, lọc yếu…) thì chỉ cần 1 lượng Co2 vừa phải để cá tép không ngộp. Hãy chú ý điều nhỏ nhặt này vì nó sẽ là chìa khóa giúp bạn có hồ đẹp trong tương lai.
Oxygen và Hydrogen: luôn có sẵn trong hồ và nước (H2O). Oxygen là 1 đa lượng quan trọng không kém Carbon vì nó chiếm hơn 40% trong thân và lá cây. Oxygen không quá đáng để lưu tâm vì nó có sẵn, nhưng thỉnh thoảng không đủ nên cá tép bị ngộp, hệ vi sinh bị yếu và gây mất cân bằng cho cả hệ thống. Để giải quyết điều này, chúng ta chỉ việc làm mặt nước hồ động thì lượng O2 sẽ được hòa tan từ không khí vào mặt nước (có thể là sục khí, hoặc chạy lọc váng, dùng quạt). Nhưng cũng nên lưu ý điều mình vưà đề cập ở trên, đừng để mặt hồ quá động nước vì có thể làm thất thoát Carbon quá nhanh. Vậy nghệ thuật, bí quyết các bạn cần tìm ra là 1 độ động mặt nước chấp nhận được, vưà làm mát nước, vừa đủ O2 nhưng không làm Co2 bay hơi quá nhanh.
Canxi (Ca) và Magie (Mg): thường được gọi là trung lượng (Secondary Macros Elements), nhưng mình góp nó vào phần đa lượng luôn cho tiện. Ca và Mg là 2 thành phần tạo nên gH (độ cứng của nước). Ca và Mg càng nhiều thì gH càng cao – nước càng “cứng”, và nước mềm là nước có Ca Mg thấp – gH thường từ 1-4. Trong tự nhiên, Ca Mg thường tồn tại ở hầu hết các nguồn nước và chúng thường có tỉ lệ Ca: Mg là 3:1 hoạc 4:1. Ca và Mg rất quan trọng cho cả động và thực vật thủy sinh, Ca và Mg bắt buộc chúng phải hiện diện trong nước. Đây là lý do nhiều bạn dùng nước từ bộ lọc RO có tds = 0, không còn chút Ca Mg nào, và không thể trồng cây thủy sinh được trừ khi châm thêm khoáng vào. Động thực vật thủy sinh có thể thích nghi với nhiều nồng độ Ca Mg khác nhau (nước sông Amazon nhiều chổ chỉ có lượng gH chưa được 1, Ca Mg rất thấp nhưng đa số động thực vật ở đó rất khỏe), và 1 số nơi khác gH lên đến trên 10 và các sinh vật vẫn khỏe mạnh. Ở VN, đa số nước máy thủy cục ở các tỉnh phía nam có gH cỡ 2-3 độ, Ca 17-20 ppm, Mg 3-5 ppm, tds từ 45-60 ppm. Đây có thể gọi là nồng độ lý tưởng để trồng đa số các loại cây thủy sinh. Ở 1 số tỉnh phía bắc, gH có thể lên đến 6-10 độ, tds lên rất cao và gây khó khăn khi trồng 1 số cây thủy sinh ưa nước mềm như họ tonina chẳng hạn. Một điều quan trọng và rất thú vị mình trải nghiệm là nồng độ Ca cao trong nước có thể giải độc sắt và 1 số kim loại nặng cho cây thủy sinh. Nhiều hồ bị độc Fe, cây ngừng phát triển, mình đưa Ca lên cỡ 35-40 ppm thì lập tức cây khỏe lại và phát triển tiếp. Tuy nhiên đến 1 mức độ độc nào đó thì Ca lại hết khả năng giải độc này. Vậy nên mình thường dùng phương pháp nâng Ca lên 40 ppm để điều trị tạm thời 1 số hồ có triệu chứng ngộ độc nhẹ mà thôi, phương pháp hiệu quả lâu dài vẫn là kiểm soát lượng Fe và kim loại nặng trong nước.Kết luận: nếu bạn dùng nước máy ở VN chơi thủy sinh thì thật sự bạn không cần quá quan tâm đến Ca và Mg, trừ trường hợp bạn nuôi 1 số dòng cá tép cần Ca Mg cao, hoặc bạn nghiên cứu trồng những loại cây đặc biệt. Hồ có gH càng cao thì có khả năng chịu đựng nồng độ sắt cao hơn, tức là chịu đựng độc kim loại tốt hơn, nhưng đây cũng có nghĩa là nếu nguồn nước bạn có gH cao thì bạn cần nồng độ dinh dưỡng vi lượng cao hơn để cây khỏe mạnh. (Đây cũng là nguyên nhân nhiều người chơi thành công với phương pháp EI của Tom Barr vì họ có gH cao, và nhiều người thất bại vì dùng nước quá mềm) Để đo nồng độ gH các bạn có thể dùng bộ test gH của API, hay tms của Việt Nam. Để đo nồng độ Canxi bạn dùng API hay Sera test, nhưng cẩn thận với việc đo Mg vì đa số các bộ test Mg chỉ dành cho hồ nước biển với nồng độ Mg cực cao trên 1000 ppm. Nếu bạn mua bộ test Mg thì chắc chắn sẽ không đo được cho nước ngọt vì nồng độ Mg quá thấp. Vậy cách duy nhất để đo Mg 1 cách chính xác và… miễn phí là: đo gH, đo Ca, sau đó dùng công thức sau tính ra lượng Mg: Mg ppm = ((17.86 x dGH) – (2.5 x Ca ppm)) / 4.1 Lấy gH của hồ nhân với 17.85, được kết quả đem trừ đi ppm của Ca nhân với 2.5. Ra kết quả chia 4.1 là được ppm của Mg. Để châm thêm Ca và Mg các bạn có thể châm khoáng tép, châm những chai tăng gH, hoặc dùng phân hóa học CaSO4, CaCl2, MgSO4
2. Các chất vi Lượng quan trọng (Micros Elements)
Sắt (Fe- Iron): mình nhận thấy rằng đây là chất hay bị thiếu hụt nhất trong hồ thủy sinh, và cũng là chất dễ dư thừa gây ngộ độc và bùng phát rêu hại nhất. Mình có 1 bài riêng, khá chi tiết về vi lượng sắt:
Thông Tin Chi Tiết về Vi Lượng Sắt (FE) Trong Hồ Thủy Sinh
Mangan (Mn): 1 vi lượng quan trọng khác, thường đi kèm với Fe ở tỉ lệ Fe:Mn 2:1. Nếu các bạn dùng nền công nghiệp hoặc nền trộn, hoặc có châm phân nước tổng hợp thì hầu như không cần phải bận tâm về lượng Mn. Mn hầu như không thể đo bằng bộ test thông thường, và nguồn cung cấp Mn thường là từ bột MnSO4 hoặc chelate Mn.
Kẽm (Zn): đây vừa là vi lượng quan trọng cho cây thủy sinh, vừa là 1 kim loại nặng có thể gây độc. Cũng giống Mn, nếu các bạn dùng nền công nghiệp hoặc nền trộn, hoặc có châm phân nước tổng hợp thì hầu như không cần phải bận tâm về lượng Zn. Zn hầu như không thể đo bằng bộ test thông thường, và nguồn cung cấp Zn thường là từ bột ZnSO4 hoặc chelate Zn.
Đồng (Cu): vừa là vi lượng cực kì quan trọng, vừa là 1 loại kim loại nặng cực độc nếu hàm lượng cao trong nước. Cu nổi tiếng là độc với cá tép, đặc biệt là tép ong, cây thủy sinh, và cả rêu hại. Trên cạn nông dân thường dùng Đồng sunphat CuSO4 để trị rêu hại. Cu không thể thiếu trong môi trường thủy sinh, nhưng chỉ với 1 lượng rất nhỏ cỡ 0.0002 đến 0.0005 mg/L. Đo lường Cu rất khó, phải dùng dụng cụ chuyên dụng phòng Lab, và nguồn cung cấp Cu thường là CuSO4 hoặc Chelate Cu
Molypden (Mo): được gọi là siêu vi lượng, vì chỉ cần 1 lượng siêu nhỏ trong môi trường nước thủy sinh (0.0000033 đến 0.0000099 mg/L). Mo có tác dụng chuyển đổi NO3 thành NH4 cho cây dễ dàng hấp thụ hơn. Nếu hồ bạn có dùng nền hoặc cho cá tép ăn thường xuyên thì sẽ không lo thiếu hụt Mo, nhưng cũng cẩn thận vì lượng Mo cao sẽ gây ngộ độc toàn bộ các loại cây thủy sinh (nên tránh việc dùng phân thủy canh với lượng Mo cực cao để châm vào hồ, trên cạn lượng Mo dành cho cây có thể cao hơn dưới nước nhiều). Nguồn cung cấp Mo thường là từ Sodium Molybdate (Na2MoO4).
Nikel (Ni): cũng như Mo, Ni là 1 siêu vi lượng quan trọng có tác dụng chuyển đổi NH3/NH4 thành thức ăn cho cây thủy sinh. Ni cũng được xem là kim loại nặng và chỉ cần lượng rất nhỏ như Mo (0.0000033 đến 0.0000099 mg/L). Nguồn cung cấp Ni thường từ NiSO4.Những chất vừa là vi lượng quan trọng, vưà là kim loại nặng gây độc như Zn, B, Cu, Ni, Mo hầu như không thể đo lường được bằng những dụng cụ test thông thường, nên việc hạn chế cho vào hồ những thứ có thể tan ra chúng là cực kì cần thiết. Điển hình là đá nham thạch nâu với khả năng gây độc cực mạnh nếu dùng 1 lượng lớn để lót nền hay để trong hộp lọc, hoặc 1 số loại đất thịt, nền trộn từ nguồn không rõ ràng. Việc dùng phân bón cho cây cạn, thủy canh châm cho hồ thủy sinh cũng mang lại hậu quả, dù là không thấy sớm những triệu chứng, nhưng về lâu dài thì chắc chắn người chơi sẽ cảm nhận được những dấu hiệu ngộ độc của động thực vật thủy sinh.Lời khuyên chung cho các bạn mới chơi về vi lượng: nên dành sự quan tâm nhiều đến Fe vì nó quan trọng nhất và hay vị thiếu hụt, dư thừa nhất trong hồ thủy sinh. Những vi lượng còn lại không đáng quan tâm nếu bạn không dùng nền trơ, không nghiên cứu chuyên sâu. Và nên cẩn thận với những thứ có khả năng gây độc khi cho vào hồ.
(Căn Bản) Những Việc Cần Làm Sau Khi Cắt Tỉa Cây Trong Hồ Thủy Sinh
1. Thay nước sau khi cắt tỉa.
2. Khử Clo nước mới
Nếu nước đầu vào có clo (nước máy thủy cục) thì việc khử clo là CỰC KÌ cần thiết. Bình thường với lượng clo ít ỏi sót lại trong nước, người chơi không ngửi thấy và cá tép, cây cối trong hồ không ảnh hưởng, nhưng khi bị tổn thương sau khi cắt tỉa, vết thương của cây rất dễ bị nồng độ clo thấp này làm thối rữa. Nhiều bạn gặp trường hợp cây đang khỏe mạnh, nhưng cứ tỉa là đây chết. Có thể những bạn này không có thói quen khử clo trong nước. Thử nghĩ lại lần gần đây nhất cây bạn bị chết sau khi tỉa, bạn có khử clo cho nước mới không? Khử clo đơn giản nhất là để nước trong bồn chứa 2-3 ngày, hoặc vội thì có thể dùng chế phẩm chuyên dụng như Seachem Prime, Seachem safe, hoặc rẻ nhất thì dùng bột Thio Sunfat mua ở chợ hóa chất, 1kg mấy chục ngàn. Công thức như sau: lấy 100gram Thio sunfat này pha với 800mL nước RO (hay nước Aquafina), sau đó châm 1mL này khử được 40L nước mới. Không nên quá nhiều những chế phẩm khử clo vì nó gây thiếu hụt O2 trong hồ thủy sinh.
3. Ngừng hoặc hạn chế châm phân nước vài ngày sau khi cắt tỉa.
Việc châm nhiều phân nước đa vi lượng thời gian này chỉ tăng nguy cơ gây bùng phát rêu hại. Có thể châm 1 lượng nhỏ để những lá cây chưa bị tỉa dùng dinh dưỡng phụ bộ rễ để phục hồi cây. Tuy không nên châm nhiều đa vi lượng, việc châm 1 số hóc môn kích lá và rễ là cân thiết, điều này sẽ làm cây giảm stress và hồi phục nhanh hơn. Những chai hóc môn có thể châm sau khi cắt tỉa là: ADA Green Gain Plus, Seachem Advance, Seachem Envy và Nuphar Faster (với chai Faster nên châm liều nhẹ rồi tăng dần)
4. Cho cá ăn ít lại, dành nhiều thời gian quan sát, chăm sóc bảo dưỡng hồ hơn.
Cho cá ăn ít lại cũng giảm nguy cơ gây rêu hại, và việc dành nhiều thời gian bảo dưỡng hồ hơn cũng rất cần thiết, người chơi có thể phát hiện những điều bất ổn, bất cân bằng để phản ứng và khắc phục nhanh hơn.
5. Điều chỉnh cường độ đèn thấp hơn hoặc giảm giờ bật đèn.
Mình không áp dụng việc này, nhưng có thể có ích cho nhiều bạn mới chơi chưa có nhiều kinh nghiệm, việc giảm đèn sẽ dễ dàng hơn. Nhưng chú ý nên giảm 1 ít đèn, vì khi thiếu hụt năng lượng từ đèn quá nhiều thì cây sẽ càng yếu hơn.
6. Không cần tăng hoặc giảm CO2 nếu mức CO2 đang ở mức tối ưu.
Bạn đang xem bài viết Kiến Thức Dinh Dưỡng Căn Bản Trong Hồ Thủy Sinh trên website Fcbarcelonavn.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!