Xem Nhiều 3/2023 #️ Khởi Nghiệp Với Mô Hình Nuôi Cá Lóc Bông # Top 9 Trend | Fcbarcelonavn.com

Xem Nhiều 3/2023 # Khởi Nghiệp Với Mô Hình Nuôi Cá Lóc Bông # Top 9 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Khởi Nghiệp Với Mô Hình Nuôi Cá Lóc Bông mới nhất trên website Fcbarcelonavn.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Rồi anh Tèo tìm tòi trên internet, đến tận nơi cung cấp nguồn cá giống ở các tỉnh miền Tây để học hỏi, mua giống. Sau đó, anh đã đào 500m2 đất vườn để thả nuôi 20.000 con cá lóc bông. Qua 6 tháng nuôi, ao cá của anh cho những tín hiệu tích cực. Dịp Tết Nguyên đán Mậu Tuất 2018, anh đã xuất bán được 1.000kg cá lóc thương phẩm với giá hữu nghị cho bà con trong vùng ăn tết. “Những ngày tết, người dân ai cũng rất ngán thịt, mỡ. Món ngon dịp này là cá lóc nướng, nấu lẩu chua… Đồng thời, tôi cũng biết trong tỉnh chưa có nơi nào nuôi được cá lóc bông nên tôi mới làm gan thử nghiệm. Nếu thành công, HTX sẽ mở quầy hàng tự xuất bán tại nhiều chợ trong tỉnh để phục vụ nhu cầu của bà con”.

Theo anh Tèo, nuôi cá lóc bông không khó vì qua thời gian nuôi nhận thấy cá rất khỏe, ít bệnh, tỷ lệ hao hụt không đáng kể. Với điều kiện khí hậu của tỉnh ta thì có thể nuôi cá lóc bông quanh năm. Thức ăn cho cá chủ yếu là cá biển, cá vụn, cua, ốc… Lúc cá còn nhỏ thức ăn cần được xay nát hoặc băm nhỏ. Mỗi ngày, anh Tèo tiêu tốn hơn 200.000 đồng với 20.000 con cá cho một ao nuôi 500m2. Khi cá được 3 tháng trở lên, đạt trọng lượng từ 500 gram thì có thể cho cá ăn miếng to hơn và một ngày anh tiêu tốn khoảng 4 triệu đồng tiền thức ăn cho ao cá.

Anh Tèo chia sẻ thêm: “Từ khi thả đến khi thu hoạch loài cá này mất từ 6-7 tháng, cân nặng bình quân đạt 1kg/con. Tôi ước tính 4kg cá mồi sẽ cho ra 1kg cá thương phẩm. Mô hình của tôi nuôi toàn là thức ăn tự nhiên nên cá đạt trọng lượng tốt, giữ được sản lượng. Dự tính đầu tháng 3 này tôi sẽ bán cá với sản lượng trên 10 tấn, giá bán dao động 60.000-100.000 đồng/kg. Với sản lượng trên ước tổng doanh thu sẽ đạt 1 tỉ đồng, lợi nhuận khoảng 60% sau khi trừ chi phí”.

Bên cạnh cá lóc bông, anh Tèo cùng thành viên còn trồng sầu riêng Monthong với quy mô 3ha, 600 cây giống. Vốn khởi nghiệp là 500 triệu đồng, được HTX vay từ nguồn quỹ hỗ trợ HTX của tỉnh. Loại sầu riêng này luôn bán được giá cao, trung bình 70.000 đồng/kg. 11 thành viên HTX còn trồng xen 1.000 cây mít Thái siêu sớm, chuối và các loại rau màu khác để lấy ngắn nuôi dài. Ngoài ra, HTX còn làm thêm dịch vụ cung ứng cây giống sầu riêng, thu mua trái cây với doanh thu hơn 1 tỉ đồng mỗi năm.

Theo ông Trần Văn Thắng, Chủ tịch Liên minh HTX tỉnh, dù thành lập mới hơn 1 năm nhưng HTX rất tâm huyết, đoàn kết cùng làm ăn phát triển kinh tế, đem lại lợi ích cho nhiều thành viên. Các dịch vụ của HTX đã giúp tạo việc làm thường xuyên cho hơn 10 lao động trong xã. Tuy còn non trẻ nhưng HTX đã gặt hái thành công bước đầu từ sự đoàn kết, vì lợi ích chung cho thành viên và người dân, đi đúng hướng của HTX kiểu mới. HTX có những thanh niên dám nghĩ dám làm như anh Tèo, dám mạnh dạn áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất đã mở ra hướng đi mới cho nhiều nông dân trong tỉnh.

Bài, ảnh: TRÚC LINH

Khởi Nghiệp Thành Công Với Mô Hình Cá Cảnh

Đến trang trại nuôi cá cảnh của anh Lê Văn Huệ ở xã Thanh Tuyền, huyện Dầu Tiếng những ngày này mới thấy hết sự đam mê, tìm tòi của anh Huệ. Không chỉ có hệ thống bể kiếng được thiết kế gọn gàng, đầy đủ hệ thống cấp thoát nước bằng van xả tự động, anh còn có cả hồ rộng để nuôi thả cá bột cùng hệ thống phun sương tự động để vừa cấp oxy cho nước vừa hấp thụ sắt, tạp chất trong nước…

Trước đây, anh Huệ chủ yếu dựa vào lực lượng nhân công tại chỗ để quản lý hồ cá, nhưng anh cho biết sắp tới sẽ tự làm “từ A đến Z” để được như ý.

Một sự tình cờ khác khi chúng tôi gặp thương lái Hồ Văn Huyên mua cá từ tận miền Trung. Anh này cho biết: “Chúng tôi mua cá của anh Huệ từ lâu rồi. Trại này theo tôi không chỉ thuộc loại lớn của Đông Nam bộ mà là của cả nước. Những năm gần đây, anh Huệ nhân giống thành công loại cá Ông tiên Ai Cập khiến nhiều người ngạc nhiên. Tôi phải đi từ miền Trung vào đây hy vọng mua được vài con và học cách làm của anh Huệ”.

Từ năm 1996, anh sinh viên Lê Văn Huệ, khi đó đang theo học ngành công nghệ thông tin tại chúng tôi mua thử cặp cá cảnh về chơi trong thời gian trọ học. Sau này, khi về công tác tại Viễn thông Bình Dương, anh mày mò học hỏi thêm nhiều kỹ thuật nuôi cá và dồn hết thu nhập hàng tháng của mình vào việc mua cá. Thú vui ban đầu giờ trở thành nguồn thu nhập đáng kể, thậm chí là làm giàu khi anh Huệ quyết tâm lao vào việc kinh doanh cá sau đó.

Ban đầu vốn ít nhưng có đam mê, kinh nghiệm nên anh quyết định thuê ao, hồ của người khác ở xã An Tây, TX.Bến Cát để nuôi cá tứ vân, cánh buồm, hồng nhung… Cá sinh trưởng, phát triển mạnh và nhiều chủ vựa ở Hà Nội vào tận hồ nhà anh chờ lấy cá. Anh Huệ nhớ lại: “Hồi đó chưa ai nghĩ việc nuôi cá cảnh ở hồ như mình; mình mạo hiểm nhưng có tính toán kỹ càng nên đem lại thành công. Bán số lượng nhiều nên giá rẻ, người ta thích mua cá của mình lắm”.

Có được số vốn kha khá, anh lại tính đến việc về Thanh Tuyền để mở trang trại nuôi cá cảnh. Khi khởi sự, anh chỉ nuôi vài giống cá thông thường, giá rẻ để cung cấp ra thị trường như beo, bông cúc, lam, bồ câu…; cá giá rẻ nên cũng dễ tiêu thụ. Nhờ thu nhập khá ổn định trong vài năm liền, cơ sở nuôi cá cảnh rộng 1.200m2 của anh nhanh chóng bị quá tải; anh đã phải dời đến một địa điểm khác rộng hơn tại ấp Bến Sắn, xã Thanh Tuyền. Rồi anh đã đưa ra quyết định khó khăn là nghỉ làm tại Viễn thông Bình Dương, với mức lương mơ ước nhiều người, khoảng 18 triệu đồng/ tháng, để sống trọn đam mê với cá cảnh.

Chỉ về phía hệ thống hồ kiếng cỡ lớn tiền tỷ, anh Huệ cười xòa: “Hồ này, tôi chỉ làm chơi để giới thiệu sản phẩm cá Ông tiên Ai Cập”. Nói ra mới biết anh là trong những người tiên phong trong cả nước có thể nuôi nhốt loại cá đắt tiền này. Ở những quốc gia khác, cá Ông tiên Ai Cập chỉ có trong tự nhiên và tỷ lệ sống sót trong môi trường nhân tạo khá thấp. Đã vậy, cá Ông tiên Ai Cập nổi tiếng rất… khó sinh sản, đặc biệt là khi được nuôi nhốt trong môi trường nhân tạo. Mỗi năm cá chỉ đẻ một lần và cá phải nuôi 4 – 6 tháng mới phát dục, 3 năm tuổi mới sinh sản lần đầu. Chính vì thế, sau nhiều năm mày mò nghiên cứu tập tính và thuần cá này, giờ đây anh Huệ đang chủ động phân phối loài cá đắt tiền này khắp thế giới mang thương hiệu cá cảnh Việt Nam.

Nói đến chuyện xuất khẩu cá, anh Huệ tâm tình: ” Nhiều cái không ai tưởng nổi nhưng sự thật là mình từng xuất khẩu cá sang Singapore, Đài Loan… và được thị trường ở đó ưa chuộng. Mình nghĩ nếu phát triển tốt, nghề nuôi cá cảnh của Việt Nam là một nghề rất hấp dẫn, mang lại hiệu quả kinh tế cao “. Cũng theo anh Huệ, điều kiện thổ nhưỡng tại Bình Dương rất dễ nuôi cá cảnh xuất khẩu. Điều quan trọng là người nuôi phải kiên trì, đam mê và nhận được sự động viên, tiếp sức kịp thời từ ngành chức năng.

Việc anh Huệ táo bạo khởi nghiệp từ cá cảnh và dám dùng đất vườn nhiễm phèn để tạo dựng thương hiệu cá cảnh uy tín xuất khẩu quốc tế cho thấy tiềm năng rất lớn của ngành chăn nuôi này nói chung và tiềm năng nông nghiệp của đất Thanh Tuyền nói riêng.

Hiệu Quả Mô Hình Nuôi Cá Hô Công Nghiệp

Gần đây, nghề đánh bắt cá hô tự nhiên dần đi vào “ngõ cụt”. Đó là lẽ tự nhiên khi con cá hô bị đánh bắt một cách vô tội vạ và loài cá quý hiếm của dòng Mê Công này đang được xếp vào loài có nguy cơ tuyệt chủng. Việc nuôi cá hô bằng mô hình công nghiệp không chỉ bảo tồn, phát triển loài cá hô mà còn là mô hình kinh tế khá thành công tại An Giang… * Thành công bước đầu

Với việc Trung tâm Quốc gia giống thủy sản nước ngọt Nam bộ thuộc Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản II ở Cái Bè (Tiền Giang) nghiên cứu, lai tạo thành công loài cá hô quý hiếm năm 2006 đã mở ra một tương lai cho việc bảo tồn phát triển cá hô lưu vực sông Mê Công. Công ty cổ phần Nông ngư Quốc tế IFACO (An Giang) đã mạnh dạn làm cầu nối giữa trung tâm với một số nông dân tâm huyết với con cá hô tìm mua nguồn cá giống, bắt đầu thí điểm mô hình nuôi cá hô công nghiệp trong dân đầu tiên tại Việt Nam.

Người đầu tàu thí điểm mô hình nuôi cá hô công nghiệp là anh Lê Thành Nam ngụ tại ấp Bình Thủy, xã Bình Mỹ, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang. Anh Nam cho biết: “Giữa năm 2008, tôi nghe thông tin một số nông dân ở Hậu Giang đã bắt đầu nuôi cá hô trong ao hầm đang phát triển khá. Vốn đam mê con cá hô từ nhỏ, lại sống tại vùng đất là cái nôi nghề đánh bắt cá hô truyền thống, tôi dò hỏi anh Chinh bên Hiệp hội Nghề cá nhờ sự hỗ trợ nhiệt tình từ việc tìm con giống, hướng dẫn một số kỹ thuật cơ bản rồi bắt đầu thả nuôi cá hô ao hầm đến nay được hơn 3 tháng”.

Cá hô giống đang thuần dưỡng chuẩn bị thả nuôi ở An Giang.

Cùng với hộ anh Nam, hiện Công ty IFACO còn thí điểm song song mô hình nuôi cá hô công nghiệp xen cá rô phi và nuôi trên bè ở hai hộ ông Thái Văn Hưởng ở phường Bình Khánh và ông Lê Chí Bình ở xã Mỹ Khánh (thành phố Long Xuyên) với số lượng 500 con/hộ, mật độ 5m2/con cũng đang phát triển rất tốt.

* Thị trường ổn định

Từ những thành công bước đầu, anh Nam hồ hởi nói: “Với lợi thế kinh nghiệm nuôi cá ao hầm hàng chục năm, cùng với việc cá hô đang phát triển rất tốt như hiện tại, tôi tin chắc rằng chỉ sau 2-3 năm thả nuôi, lượng cá hô đang thả này sẽ mang về bạc tỉ. Nếu vụ cá hô lần này thành công, tôi sẽ đẩy mạnh việc phát triển ao nuôi, số lượng cá thả, hướng đến một mô hình nuôi cá hô công nghiệp với qui mô lớn”. Tuy nhiên, hiện anh Nam cũng rất băn khoăn khi nguồn cá hô giống giá quá cao, chỉ duy nhất một nhà cung cấp, những bệnh dịch sau 3 tháng nuôi chưa xuất hiện nhưng cách phòng tránh bệnh dịch vẫn chưa được phòng bị hiệu quả đã và đang là nỗi lo lớn nhất đối với anh.

Cá hô là loài cá lớn nhất thuộc họ cá chép có tên khoa học là Catlocarpio siamensis. Cá từ 5 đến 6 tuổi mới trưởng thành và nặng trung bình 10kg. Ở môi trường tự nhiên, cá nặng trên 100kg. Nếu nuôi theo mô hình công nghiệp, theo đúng quy trình, mỗi năm cá tăng trọng từ 2-3kg. Hiện cá hô vẫn đang là loài cá quý hiếm sống nhiều lưu vực sông Mê Công, nằm trong sách Đỏ thế giới.

Trao đổi với chúng tôi, ông Châu Minh Chinh, Trưởng phòng Tư vấn – Kỹ thuật – Thương mại Hiệp hội Nghề nuôi và Chế biến thủy sản An Giang (AFA), Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Nông ngư Quốc tế IFACO, cho biết: “Đây là loài cá quý hiếm có giá trị thương phẩm cao. Giá cá hô trên thị trường hiện từ 160.000 đến 180.000 đồng/kg nhưng không đủ nguồn cung, lại thích hợp với nguồn nước ngọt và thổ nhưỡng Đồng bằng sông Cửu Long. Hiện nay, công ty đang tích cực phối hợp với Trung tâm chuyển giao con giống, cung cấp các tài liệu hướng dẫn kỹ thuật phòng trị bệnh, cung cấp nguồn thức ăn tốt nhất… cho những hộ nuôi thí điểm, nhằm tìm một hướng phát triển bền vững vừa bảo tồn được nguồn gien quý, vừa tạo mô hình chăn nuôi hiệu quả”. Ông Chinh còn cho biết thêm, nếu 3 mô hình thí điểm trên đạt thành công, chúng tôi sẽ đẩy mạnh việc phối hợp Trung tâm cung ứng từ 10.000 đến 20.000 con giống/tháng, loại 20 con/kg với giá cả phù hợp nhằm nhân rộng mô hình.

Theo thạc sĩ Thi Thanh Vinh, Chủ nhiệm Chương trình “Bảo tồn nguồn gien cá nước ngọt”, Trung tâm Quốc gia giống thủy sản nước ngọt Nam bộ, sau 3 năm sưu tầm lai tạo thuần chủng cá đến nay, Trung tâm đang có 40 con cá hô bố mẹ; lai tạo thành công gần 10.000 thế hệ cá hô bột F1 phục vụ các mô hình nuôi thí điểm. Hướng đến Trung tâm sẽ cung cấp lượng giống cá con dồi dào, cung cấp đại trà với giá cả phù hợp để con cá hô chính thức được bảo tồn.

Bài, ảnh: NGUYỄN HUỲNH

Hướng Phát Triển Mới Của Mô Hình Nuôi Cá Bông Lau

Cá bông lau là giống cá đem lại lợi ích kinh tế cao cho người chăn nuôi. Người dân ở huyện Cù Lao vừa nuôi cá thương phẩm vừa ươm giống cá để cung cấp cho thị trường.

Ông Kiệt chia sẻ thêm: “Khoảng 6 năm trở lại đây, tôi ươm cá giống để bán là chủ yếu. Theo đó, tôi mua cá tự nhiên với kích cỡ 300 con/kg, sau 2 tháng ươm cá đạt kích cỡ 70 con/kg thì bán, tính ra mỗi đợt ươm bán lời được 6 triệu đồng. Nhận thấy thị trường cá bông lau được ưa chuộng nhưng ngoài tự nhiên ngày càng hiếm, nên năm nay, tôi để lại cá giống nuôi thử, sau hơn 8 tháng cá đạt trọng lượng trung bình được 1,2kg/con, tuy chi phí và thời gian nuôi bỏ ra nhiều hơn các loài cá khác, nhưng cũng nhẹ công chăm sóc và thu được lãi cao”.

Một người nuôi khác, ở xã An Thạnh 3 cho biết: “Đây là năm đầu tiên nuôi cá bông lau thương phẩm. Vài năm trở lại đây, tận dụng ao nuôi tôm để nuôi nhiều loại cá, nhưng mục đích chủ yếu là lấy nước nuôi tôm. Thấy cá bông lau thương phẩm bán được giá cao nên để lại hơn 1.000 con cá giống nuôi thử, nếu có hiệu quả thì vụ sau sẽ tiếp tục nuôi tiếp”.

Hiện nay, huyện Cù Lao Dung có 3.089ha nuôi thủy sản; trong đó, có hơn 1.700ha nuôi tôm nước lợ, diện tích còn lại nuôi nghêu và cá các loại thủy sản khác. Theo đánh giá của Phó trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Cù Lao Dung Đồ Văn Thừa, cá bông lau là loài cá có giá trị kinh tế cao hơn các loài cá da trơn khác. Tuy nhiên, đa số người dân ở đây ươm giống cá bông lau để bán là chủ yếu, gần đây chỉ có một vài hộ tự ươm giống rồi nuôi cá thương phẩm, bước đầu thấy có hiệu quả.

Hy vọng đây là mô hình và hướng đi mới đầy hứa hẹn cho người dân nuôi trồng thủy sản ở huyện Cù Lao Dung.

Bạn đang xem bài viết Khởi Nghiệp Với Mô Hình Nuôi Cá Lóc Bông trên website Fcbarcelonavn.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!