Cập nhật thông tin chi tiết về Khó Khăn Cho Cá Ngừ Việt Nam Xuất Khẩu Sang Nhật Bản mới nhất trên website Fcbarcelonavn.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Nhật Bản là thị trường trọng điểm và đầy tiềm năng của thủy sản Việt Nam nói chung và cá ngừ nói riêng, đồng thời là bạn hàng lớn và khá ổn định đối với các sản phẩm cá ngừ Việt Nam trong nhiều năm qua, với giá trị NK khá cao, đứng thứ 3 sau Mỹ và EU.Những năm trước đây, giá trị XK cá ngừ Việt Nam sang Nhật Bản chỉ chiếm chưa đến 10% tổng giá trị XK cá ngừ của cả nước nhưng từ đầu năm nay, Nhật Bản đã vượt qua EU và vươn lên vị trí thứ 2 sau Mỹ về giá trị NK cá ngừ từ Việt Nam, chiếm tới 20% tỷ trọng XK của ngành cá ngừ nước ta.
Nhật Bản là quốc gia có sức tiêu thụ hàng hóa mạnh và là một thị trường lớn đối với hàng thủy sản. Đây là một trong những thị trường NK cá ngừ tươi và đông lạnh lớn nhất thế giới. Do nguồn nguyên liệu cá ngừ khai thác nội địa không đủ đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước ngày càng cao nên Nhật Bản phải NK cá ngừ từ nhiều nguồn khác, trong đó có Việt Nam.
Theo Hải quan Việt Nam, đến giữa tháng 5/2012, giá trị XK cá ngừ Việt Nam sang các thị trường thế giới đạt gần 200 triệu USD, tăng 22,7% so với cùng kỳ năm 2011, riêng giá trị XK sang Nhật Bản đạt gần 34 triệu USD, chiếm 17% tỷ trọng và tăng 52,3%. Đây là mặt hàng có tốc độ tăng trưởng giá trị XK cao trong giai đoạn này, chỉ đứng sau mực và bạch tuộc.
Tuy nhiên, nếu xem xét riêng tháng 4/2012 và nửa đầu tháng 5/2012, Nhật Bản đã giảm giá trị NK cá ngừ Việt Nam lần lượt là 18,3% và 14,5% so với cùng kỳ năm 2011. Phải chăng sự sụt giảm giá trị NK này một phần do ảnh hưởng của việc Nhật Bản tăng cường kiểm tra giám sát an toàn thực phẩm về các chỉ tiêu trên sản phẩm thủy sản XK của Việt Nam?
Thông tin gần đây cho biết. Nhật Bản kiểm tra Ethoxyquin trong tôm Việt Nam với mức giới hạn tối đa 10 ppb (0,01ppm), trong khi không thực hiện quy định này đối với tôm NK từ nước khác, đặc biệt là Thái Lan – một trong những đối thủ cạnh tranh khá mạnh của cá ngừ Việt Nam tại Mỹ, Nhật Bản, EU…
Đây là một sự đối xử không công bằng và không hợp lý bởi biện pháp siết chặt kiểm tra của cơ quan quản lý Nhật Bản sẽ ảnh hưởng không chỉ đến hoạt động XK mặt hàng tôm Việt Nam mà còn ảnh hưởng và gây khó khăn cho cả các mặt hàng thủy sản XK khác của Việt Nam như cá ngừ khi vào thị trường này. Điều này cũng còn tác động trực tiếp uy tín và sức cạnh tranh của hàng thủy sản Việt Nam trên thị trường thế giới, kéo theo sự giảm sút nghiêm trọng giá trị XK. Cần lưu ý rằng, người tiêu dùng Nhật Bản vốn rất kỹ tính khi lựa chọn thực phẩm và nếu phát hiện hàng hóa có vấn đề về an toàn vệ sinh thực phẩm, họ rất e ngại khi mua hàng.
Sản phẩm cá ngừ Việt Nam được thị trường Nhật Bản đánh giá cao về chất lượng. Tuy nhiên, do hoàn toàn dựa vào khai thác tự nhiên nên sản lượng, chất lượng và giá thành không ổn định, vì vậy khả năng tăng trưởng của sản phẩm này phần nào bị hạn chế.
Theo Hiệp định Hợp tác kinh tế Việt Nam – Nhật Bản (VJEPA) có hiệu lực từ cuối năm 2009, hàng hóa Việt Nam XK sang Nhật Bản và ngược lại, hàng hóa Nhật Bản XK sang Việt Nam sẽ được hưởng ưu đãi về thuế. Tuy nhiên, so với các nước cạnh tranh khác về cá ngừ như: Thái Lan, Indonesia, Malaysia…, cá ngừ Việt Nam vẫn “yếu thế” hơn vì Việt Nam ký Hiệp định Hợp tác song phương với Nhật Bản muộn hơn nên lộ trình giảm thuế sẽ chậm hơn. XK cá ngừ sang Nhật Bản của các nước láng giềng đã được hưởng mức thuế suất ưu đãi khiến sản phẩm cá ngừ Việt Nam bị cạnh tranh mạnh hơn. Hiện nay các DN XK cá ngừ Việt Nam vẫn đang phải chịu mức thuế cao hơn 40% so với các nước này, tương đương 7,2% khi XK sang thị trường Nhật Bản, thậm chí cũng không được cắt giảm hàng năm đến 0% như những nước này. Và đây cũng là một trong những bất lợi của sản phẩm cá ngừ Việt Nam XK sang Nhật Bản, dẫn đến khó có thể cạnh tranh được với các nước trong khu vực tại thị trường này.
Để tăng cường XK cá ngừ vào Nhật, DN Việt Nam cần kiên trì tìm hiểu kỹ đối tác và tạo điều kiện để họ hiểu được mình. Chất lượng sản phẩm sẽ là yếu tố quan trọng giúp duy trì mối quan hệ kinh doanh lâu dài với các đối tác Nhật Bản, vì thế DN phải giữ vững chất lượng hàng hóa xuất sang Nhật, nhất là với mặt hàng thủy sản và cụ thể là cá ngừ.
Và để duy trì thế đứng vững vàng trên thị trường Nhật Bản, các nhà XK cá ngừ Việt Nam cần có một chiến lược kinh doanh với tầm nhìn sâu rộng, thông qua nghiên cứu thị trường một cách kỹ lưỡng, đầy đủ và tạo được hình ảnh đáng tin cậy cho các sản phẩm cá ngừ XK sang đất nước Hoa Anh Đào.
Nguồn: http://www.vasep.com.vn
Nhật Bản Ưa Chuộng Cá Ngừ Việt Nam Xuất Khẩu Sang
VNHN – Nhật Bản là nước duy nhất trong số các thị trường nhập khẩu cá ngừ truyền thống của Việt Nam có sự tăng trưởng trong tháng 1/2020.
Cụ thể, theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep), giá trị xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản tăng gần 20% so với cùng kỳ năm 2019. Nhật Bản đang nhập khẩu rất nhiều cá ngừ chế biến khác của Việt Nam (như loin cá ngừ vây vàng hấp đông lạnh, loin cá ngừ mắt to hấp đông lạnh, cá ngừ đóng túi để làm thức ăn cho vật nuôi… ), tăng 121% so với cùng kỳ.
Cùng với Nhật Bản, Peru cũng rất ưa chuộng cá ngừ của Việt Nam. Ảnh Internet
Cùng với Nhật Bản, Peru cũng rất ưa chuộng cá ngừ của Việt Nam. Xuất khẩu cá ngừ sang Peru có tốc độ tăng trưởng ấn tượng 279% trong tháng 1. Một số thị trường khác cũng đáng được quan tâm như Nga, Algeria và Ucraina đều đang có tốc độ tăng trưởng cao ở mức 3 con số so với cùng kỳ năm 2019. Tuy nhiên, nhìn chung, tình hình xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam không mấy khả quan.
Giá trị xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam trong tháng 1/2020 đạt gần 40 triệu USD, giảm 31% so với cùng kỳ năm 2019. Năm nay quy mô thị trường xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam bị thu hẹp hơn so với năm ngoái chỉ còn 55 thị trường, trong khi năm ngoái 65 thị trường.
Kim ngạch xuất khẩu cá ngừ sang các thị trường truyền thống như Mỹ, EU, ASEAN đều suy giảm… Trung Quốc cũng rời khỏi Top 8 thị trường nhập khẩu chính sản phẩm cá ngừ của Việt Nam khi suy giảm kim ngạch liên tục từ năm ngoái đến nay.
Bị Khó Khăn Ở Mỹ, Cá Basa Vn Sang Nhật Tìm Thị Trường
TOKYO – Các nhà sản xuất và chế biến thủy sản Việt Nam tham dự hội chợ thương mại ở Nhật với hy vọng tìm cơ hội đưa các sản phẩm từ cá da trơn vào thị trường khó tính này.
Có khoảng 38 người, thuộc 13 công ty chuyên xuất khẩu tôm, cá, mực, tham dự hội chợ. Trong số này, có một số công ty chủ yếu xuất khẩu cá tra, cá ba sa.
Hội chợ do Hiệp hội thủy sản Nhật Bản tổ chức từ 16 đến 18-7. Đoàn các công ty Việt Nam thuê gian hàng và trưng bày sản phẩm tại đây.
Cũng có một hội thảo do Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật tổ chức ngay tại sứ quán, đồng thời có phần ẩm thực cá tra, cá ba sa để giới thiệu với phía Nhật.
Thời gian qua, giá cá da trơn ở Việt Nam đã giảm sau khi Bộ Thương mại Hoa Kỳ quyết định áp dụng mức thuế nhập rất nặng đối với mặt hàng này từ Việt Nam, gây khó khăn cho các nhà sản xuất Việt Nam.
Còn Nhật là một nước nơi người dân không chỉ ăn nhiều cá mà người dân còn đánh cá rất nhiều. Vậy có hi vọng để cá tra, cá ba sa và các loại thủy sản Việt Nam vào được thị trường Nhật không?
Đài BBC đã hỏi ông Trương Đình Hòe, phó tổng thư ký Hiệp hội chế biến & xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP):
Nói chung thị trường Nhật vẫn được đánh giá là thị trường rất kén chọn về thủy sản. Hơn nữa, người Nhật cũng rất sành và chọn lọc trong việc ăn các sản phẩm cá, đặc biệt cá nước ngoài. Nên cá tra Việt Nam đến nay chỉ mới xâm nhập một phần nhỏ thông qua các hình thức như tẩm bột hoặc một số sản phẩm chế biến sẵn. Một khía cạnh khác là phục vụ cho cộng đồng người Việt hoặc người các nước lân cận Việt Nam mà hiện sống ở Nhật. Bây giờ nếu làm tốt công tác quảng bá, giới thiệu tương đối kỹ quy trình nuôi, quy trình và cách thức chế biến hay những cách khác giúp người Nhật biết về chất lượng cá thì hi vọng có thể mở ra một triển vọng.
BBC: Phía các ông đã định ra các biện pháp cụ thể để làm marketing tại thị trường Nhật chưa?
Hiện tại thì chưa, chúng tôi chỉ mới đi bước đầu tiên. Sau chuyến đi này, nếu đánh giá có khả năng tiến tới, chúng tôi sẽ lập kế hoạch cụ thể. Một kế hoạch chi tiết hơn để thâm nhập thị trường một cách bài bản hơn.
BBC: Liệu hướng đi này có cân bằng lại được sau những trục trặc về cá ba sa xuất khẩu sang Mỹ không?
Chắc chắn không phải ngày một, ngày hai mà làm được. Nhưng điều chúng tôi hi vọng là làm sao gia tăng sản lượng xuất khẩu, chứ còn hi vọng cân bằng với thị trường Mỹ là điều rất khó. Bởi vì quá trình hình thành thị trường phụ thuộc thị hiếu người tiêu dùng vốn đã xác lập tương ̣đối lâu. Thành ra không thể nói sớm được, mà phải có thời gian.
BBC: Ông có thể cho biết sau khi cá ba sa xuất khẩu sang Mỹ bị xuống, thiệt hại là khoảng bao nhiêu?
Hiện nay chúng tôi chưa có thống kê chính thức, nhưng rõ ràng gặp một số không ít các khó khăn. Với mức đánh thuế như vậy, mặc dù chúng tôi đang cố gắng giữ giá để có thể mua được nguyên liệu của nông dân, nhưng rõ ràng người nông dân cũng bắt đầu cảm thấy khó khăn với giá thấp rồi. Còn số liệu cụ thể thì chắc còn cần phải có thời gian.( BBC)
Nỗ Lực Gỡ Bỏ Rào Cản Thuế Để Gia Tăng Xuất Khẩu Cá Ngừ Sang Nhật
Nhật Bản là một trong những thị trường lớn nhất của cá ngừ Việt Nam. Tuy nhiên, rào cản về thuế nhập khẩu đang khiến cho xuất khẩu cá ngừ Việt Nam sang Nhật còn bị hạn chế khá nhiều.
Theo Hiệp hội Chế biến và XK Thủy sản Việt Nam, trong năm 2016, kim ngạch XK cá ngừ của Việt Nam sang Nhật Bản đạt hơn 19 triệu USD (giảm 5,2% so với năm 2015). Theo phản ánh của chính các nhà nhập khẩu Nhật Bản, một trong những nguyên nhân quan trọng của sự sụt giảm nói trên là do các sản phẩm cá ngừ của Việt Nam nhập khẩu vào Nhật Bản đang bị áp thuế cao hơn nhiều so với các nước xuất khẩu cá ngừ cạnh tranh chính trong khu vực như Thái Lan và Philippines.
Cụ thể, hiện nay, sản phẩm cá ngừ của Thái Lan và Philippines khi nhập khẩu vào Nhật Bản đã được hưởng thuế suất thuế nhập khẩu là 0%. Trong khi đó, cá ngừ Việt Nam nhập khẩu vào Nhật Bản đang phải chịu thuế nhập khẩu 6,4% với sản phẩm cá ngừ vằn đóng hộp và 7,2% với sản phảm cá ngừ vây vàng đóng hộp và thăn/philê cá ngừ hấp đông lạnh. Như vậy, chỉ riêng về thuế nhập khẩu vào Nhật Bản, đã khiến cho cá ngừ Việt Nam gặp bất lợi lớn so với cá ngừ Thái Lan và cá ngừ Philippines khi cạnh tranh ở thị trường này.
Trước đây, đã có nhiều năm cá ngừ Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản liên tục tăng trưởng. Từ năm 2006 đến 2012, giá trị cá ngừ Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản liên tục tăng qua từng năm, từ mức 12,6 triệu USD (2006) đạt 54 triệu USD vào năm 2012 (là năm giá trị xuất khẩu cá ngừ sang Nhật Bản đạt cao nhất từ trước đến nay), qua đó, Nhật Bản trở thành thị trường lớn thứ 3 của cá ngừ Việt Nam.
Nhưng sang năm 2013, giá trị xuất khẩu cá ngừ sang Nhật Bản đã không còn tăng trưởng nữa mà bị giảm xuống và tiếp tục giảm cho đến năm 2016. Nhật Bản từ vị trí thứ 3 rơi xuống vị trí thứ 6 trong 8 thị trường lớn nhất của cá ngừ Việt Nam. Điều đáng chú ý là năm 2013 chính là thời điểm cá ngừ Philippines xuất khẩu sang Nhật Bản được hưởng thuế nhập khẩu 0% (từ tháng 4/2013) theo chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập.
Và trước đó 1 năm, vào tháng 4/2012, cá ngừ Thái Lan xuất khẩu sang Nhật Bản được giảm thuế nhập khẩu từ 1,1% xuống còn 0%. Những thông tin này là minh chứng rõ rệt cho việc cá ngừ Việt Nam xuất khẩu vào Nhật Bản liên tục sụt giảm có nguyên nhân quan trọng là không thể cạnh tranh được với sản phẩm cùng loại của Thái Lan và Philippines do khác biệt lớn về thuế nhập khẩu.
2 tháng đầu năm nay, xuất khẩu cá ngừ sang Nhật Bản đã có sự cải thiện khi đạt 3 triệu USD (tăng 69,6% so cùng kỳ 2016). Đặc biệt, trong tháng 1, giá trị xuất khẩu cá ngừ sang Nhật Bản tăng tới 113% so với cùng kỳ.
Theo VASEP, ngành hàng cá ngừ Việt Nam đang có nhiều cơ hội để gia tăng trở lại việc xuất khẩu cá ngừ sang Nhật Bản nhờ những cải tiến về chất lượng, nhu cầu tiêu thụ tại thị trường này… Tuy nhiên, thuế nhập khẩu cá ngừ Việt Nam vào Nhật Bản lại đang là rào cản quá lớn đối với cá ngừ Việt Nam, rất khó cạnh tranh được với đối thủ lớn trong khu vực là Thái Lan và Philippines.
Chính vì vậy, trong thời gian qua, VASEP đã nhiều lần có công văn kiến nghị các cơ quan chức năng tháo gỡ những vướng mắc về xuất khẩu cá ngừ sang Nhật Bản, nhất là thuế nhập khẩu mà nước này đang áp cho cá ngừ Việt Nam.
Mới đây nhất, trong tuần qua, VASEP đã gửi công văn tới Bộ Công thương, đề nghị Bộ này xem xét ưu tiên đưa thuế nhập khẩu cá ngừ Việt Nam vào Nhật Bản vào rà soát theo kế hoạch (6/2017) để đàm phán với Nhật Bản nhằm đưa mức thuế nhập khẩu cá ngừ Việt Nam vào nước này sớm được giảm xuống còn 0% như với cá ngừ Thái Lan và cá ngừ Philippines.
Trong bối cảnh TPP đã thay đổi và chưa thấy kết quả sớm trong tương lai gần, đây là giải pháp cần thiết nhằm gia tăng khả năng cạnh tranh của cá ngừ Việt Nam, giúp cho các doanh nghiệp xuất khẩu cá ngừ có thể đẩy mạnh xuất khẩu sang Nhật Bản.
Nguồn: Nongnghiep.vn-Sơn Trang
Từ khóa: Nỗ lực, gỡ bỏ, rào cản thuế, để gia tăng, xuất khẩu, cá ngừ, sang Nhật
Bạn đang xem bài viết Khó Khăn Cho Cá Ngừ Việt Nam Xuất Khẩu Sang Nhật Bản trên website Fcbarcelonavn.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!