Cập nhật thông tin chi tiết về Hướng Dẫn Cách Tạo Lọc Vi Sinh Hiệu Quả Cho Hồ Thủy Sinh ⋆ Thủy Sinh Việt Nam mới nhất trên website Fcbarcelonavn.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Lọc vi sinh cho bể cá là một trong những loại lọc quen thuộc và hữu ích mà bất cứ ai đam mê chơi thủy sinh, đặc biệt là cá cảnh đều biết. Nhưng không phải ai cũng hiểu rõ được những lợi ích tuyệt vời mà lọc vi sinh mang lại. Thông qua bài viết này, Thuysinhvn sẽ giới thiệu chi tiết về lợi ích cũng như cách chế tạo lọc vi sinh cho hồ thủy sinh tại nhà cực kỳ đơn giản và hiệu quả.Lợi ích của lọc vi sinh cho bể thủy sinh
Vi sinh là là tất cả các loại vi sinh vật có lợi cho cá và các loài thủy sinh khác. Một điều thần kỳ là thức ăn của các vi sinh này lại chính là phân cá. Chính vì thế chỉ cần trong bể cá của bạn có đủ lượng vi sinh thì sẽ phân hủy được phân cá và thức ăn dư thừa mà không cần dùng cá hệ thống lọc khác.
Lọc vi sinh là nơi cư trú của các vi sinh vật có lợi giúp phân hủy các chất hữu cơ hòa tan trong nước: Bụi bẩn, phân cá, thức ăn thừa, làm cho nước trong hồ luôn được trong sạch. Đồng thời, các lợi khuẩn sống trong bộ lọc vi sinh còn giúp cho môi trường nước được trong lành, tạo điều kiện cho sinh vật tăng trưởng và phát triển tốt hơn. Những lợi ích mà lọc vi sinh mang lại là:
Lọc vi sinh đặc biệt phù hợp cho những bể nhỏ dùng nuôi các loại cá bé như: Cá 7 màu, tép kiểu, … vì thiết bị không sử dụng nhiều động cơ, vì thế sẽ không tạo thành các dòng chảy mạnh không tốt cho các sinh vật sống trong bể.
Cấu tạo đơn giản, dễ dàng setup.
Vệ sinh nhanh chóng và dễ thay mới trong quá trình dùng.
Giá cả phù hợp.
Tác dụng hiệu quả trong việc giữ môi trường nước sạch đẹp, giúp cá sinh trưởng thuận lợi và khỏe mạnh.
Các loại lọc vi sinh cơ bản
Lọc sủi
Lọc vi sinh có tác dụng hút các bụi bẩn trong nước làm cho bể trong sạch và là nơi cư ngụ của các vi sinh vật có lợi giúp phân hủy các chất dơ cũng như các chất hữu cơ trong bể, để nước có chất lượng tốt cho cá sinh sản và phát triển.
Nguyên lý hoạt động:
Lọc sủi vi sinh hoạt động dựa trên nguyên lý nâng lên của khí (Air-Lift): Từ máy sục bên ngoài, khí sẽ được đưa vào để tạo áp suất hút các chất bẩn. Oxy từ đó sẽ bị đẩy lên mặt nước, kéo theo nước và các chất cặn chảy qua phần đầu lọc hoặc 1 bộ phận của hệ thống lọc: sứ lọc hay nham thạch công nghiệp,… Chất dơ và bụi bẩn sẽ bị vướng lại ở phần lọc, chỉ để thoát khí và dòng nước sạch sẽ chảy ngược ra lại.
Phần đầu lọc hoặc vật liệu lọc ở đây sẽ là nơi cư trú của vi khuẩn có lợi giúp phân hủy các chất thừa thải và bụi bẩn.
Cần lưu ý, lọc mút phải sử dụng đi kèm cùng với máy sục khí và có chất liệu phù hợp cho việc nuôi các sinh vật thủy sinh trong hồ.
Lọc vi sinh dạng tràn trên
Lọc vi sinh tràn trên có tác dụng lọc vi sinh rất tốt với ba ngăn lọc: Lọc thô , lọc vi sinh , lọc hóa học.
Nguyên lý hoạt động:
Lọc thô: Ở ngăn lọc này có chứa các loại vật liệu lọc thô như : Bông lọc, túi lọc…. để giữ lại các chất thải thô, có tác dụng lọc thô các chất rắn cặn bẩn trong nước như thức ăn thừa, rác.
Lọc vi sinh: Sau khi đã đi qua lọc thô, nước sẽ chảy qua ngăn lọc tiếp theo là ngăn lọc vi sinh, nơi có chứa các vi sinh vật có lợi để phân hủy các chất thải trong hồ mà ngăn lọc thô không lọc hết được như là chất nhờn của sinh vật trong hồ tiết ra, phân cá trong nước, các chất dơ bị hòa tan,..Thường có các lợi khuẩn: San hô, nham thạch, sứ lọc, gốm lọc…
Lọc hóa học: Cuối cùng, nước sẽ chảy vào ngăn lọc cuối có chứa các chất giúp khử độc, khử mùi hôi tanh.Thông thường, ngăn này sử dụng vật liệu lọc là than hoạt tính hoặc cầu lọc BioBall để hấp thụ và khử các chất độc, sau đó nước sạch sẽ chảy lại vào hồ.
Những cách đơn giản để tạo vi sinh cho hồ
Tạo nơi ở cho các vi sinh tồn tại
Nơi ở của các vi sinh có lợi trong hồ thường là các vật liệu lọc như: đá nham thạch, đá maxtrix, sứ lọc,…thường là nơi lý tưởng giúp vi sinh sinh sôi và phát triển.
Ngoài các vật liệu lọc thì cây thủy sinh, san hô và đá trang trí cũng có thể là nơi giúp các vi sinh cư ngụ.
Đưa thêm vào các hệ vi sinh
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều cửa hàng bán các loại chế phẩm vi sinh, chế phẩm sinh học có lợi cho hồ thủy sinh. Có 2 dạng chủ yếu là dạng bột và dạng dung dịch. Chỉ cần cho các loại men vi sinh vào hồ thì sau đó hệ vi sinh sẽ phát triển và sinh sôi một cách tự nhiên.
Tự chế lọc vi sinh đơn giản hiệu quả
Than tổ ông, đá matrix, bông lọc, hủ nhựa nhỏ, ống nước 16, 1 máy sủi oxy.
Bước 1:
Tạo nhiều lỗ nhỏ trải đều trên hủ nhựa.
Bước 2:
Lớp thứ nhất trong hủ chúng ta sẽ đặt đá matrix hoặc than tổ ong vào trước.
Lớp thứ 2 sẽ đặt bông lọc.
Bước 3:
Tạo 1 lỗ trên nắp hủ nhựa sao cho vừa với ống nước 16 và 1 lỗ vừa với dây oxy.
Khi bật sủi oxy lên, oxy sẽ đi vào trong hủ nhựa, rồi đi ra bằng đường ống nước 16. Khi oxy di chuyển tạo ra 1 dòng nước đi từ hồ qua các lỗ nhỏ vào trong hủ nhựa. Sau đó thức ăn dư thừa sẽ vào trong hủ nơi có chứa nhiều vi sinh có lợi. Nước sẽ đi qua bông lọc ở miệng ống 16, cứ thế nước sạch đã được lọc sẽ chảy lại ra hồ.
Cách Tạo Vi Sinh Cho Hồ Thủy Sinh
Tất cả các bể cá cảnh thủy sinh đều phải được tạo vi sinh trước khi thả cá vào để đảm bảo môi trường sống cho cá, bất kể là dung tích nào đi chăng nữa. Vì thế, việc tạo vi sinh cho hồ thủy sinh là rất cần thiết.
Trong môi trường tự nhiên cá không bao giờ lo lắng amonia hay Nitrit đây là hai chất độc hại gây chết cá ngay cho dù là hàm lượng thấp, vì dòng nước luôn chảy và dung tích nước là lớn hơn rất nhiều so với môi trường bể nuôi. Tạo vi sinh cho hồ đúng cách sẽ giúp bạn hạn chế việc cá chết không mong muốn cũng như duy trì sự sống trong môi trường nhân tạo của chúng.
Có hai chủng vi sinh chính trong chu trình chuyển hóa nitơ bạn cần chú ý đó là Nitrosomonas có nhiệm vụ chuyển hóa NH3 thành NO2 và một số chủng khác như Nitrobacter có nhiệm vụ oxy hóa nitrit thành nitrat (NO3-) Việc chuyển hóa nitrit thành nitrat là một quá trình quan trọng vì sự tích tụ của nitrit dư thừa sẽ gây ngộ độc cho tép dẫn đến hiện tượng cá chết.
Quá trình tuần hòa cycle: là sự kích hoạt hệ vi sinh hoàn chỉnh cho một hệ thống lọc mới, dòng chảy tạo ra oxy, vi sinh hiếu khí cần chúng để phát triển mạnh nên hãy lưu ý đến dòng chảy của lọc.
Đừng quá lo lắng là nước hồ của bạn bị dơ, vì mục tiêu đầu tiên là làm dơ nước sau đó sủi oxy mạnh, vì điều đó sẽ kích thích vi sinh hiếu khí phát triển, bạn cũng có thể châm thêm nước đen để kích thích hệ vi sinh phát triển hơn.
Sau khi có NH3 bạn có thể bổ sung vi sinh và dùng bộ đo NO2, NO3 để kiểm tra quá tình cycle đến đâu, trong suốt quá trình cần kiểm tra chỉ tiêu này đến khi nào chúng về mức 0 tức là mức đẹp nhất thì quá trình cycle cũng kết thúc.
Hệ vi sinh cho hồ cá rất quan trọng để tạo một môi trường sạch cho cá giúp cá có sức khỏe tốt không bị bệnh tật trong quá trình nuôi. Đây cũng là điều mà người chơi cá cảnh cần học hỏi.
Cách Ghép Gỗ Lũa Thành Bonsai Nhân Tạo Cho Hồ Thủy Sinh ⋆ Thủy Sinh Việt Nam
Thiết kế hồ thủy sinh với cây Bonsai sẽ tạo ra được một không gian đúng chuẩn thiên nhiên và có tính thẩm mỹ cao. Bài viết này Thuysinhvn sẽ hướng dẫn bạn cách làm ra một Bonsai nhân tạo từ gỗ lũa.
Bonsai thủy sinh là gì?
Là một hình thức chơi mà cây cảnh sẽ được cho vào hồ thủy sinh. Cây bonsai sẽ hòa vào cùng hệ sinh thái trong hồ tạo nên một không gian thủy sinh cực kì ấn tượng và tự nhiên. Thêm một hình thức được nhiều người lựa chọn của Bonsai là rễ ngập trong nước, phần thân trên của cây vươn lên khỏi mặt nước.
Cách xử lý gỗ lũa
Xử lý gỗ lũa bonsai nhân tạo chính là vệ sinh tổng thể bề mặt gỗ lũa để những yếu tố gây hại đối với hồ sẽ được loại bỏ và tùy chỉnh lại những phần liên kết kém.
Cách ghép gỗ lũa thành bonsai nhân tạo
Để ghép gỗ lũa thành khối bonsai thủy sinh nhân tạo đẹp thì phải cân nhắc 2 yếu tố đó là kích thước phù hợp và hình dáng tự nhiên.
Đo kích thước của hồ, ước lượng cho kích thước và số gỗ lũa cần chuẩn bị.
Tạo hình và thiết kế hình dáng cho Bonsai nhân tạo theo một cách thật tự nhiên và bắt mắt nhất. Có thể thiết kế ra giấy hình dáng của Bonsai mà mình mong muốn trước khi ghép các gỗ lũa thành khối.
Cần loại bỏ những phần gỗ lũa dư thừa và không phù hợp. Để có những nhánh lũa cong đẹp, có thể nối những mãnh lũa vụn lại theo cách cột chỉ hoặc dán bằng keo dán sắt.
Ghép các khúc, cành lũa lại với nhau bằng chỉ hoặc keo dán chuyên dụng. Việc thiết kế sáng tạo hình dáng cho Bonsai nhân tạo là điều nên đặc biệt để ý vì không phải lúc nào cũng có sẵn những khúc gỗ dáng đẹp và phù hợp nhất. Chúng ta có thể ghép hình dáng cho gỗ lũa Bonsai theo các cách sau:
Dùng keo 502 hoặc mạt cưa để nối.
Dùng keo chuyên dùng 2 thành phần hoặc keo dán sắt.
Dùng cây inox, dây cước, thép để buộc chúng lại với nhau.
Dùng đinh, vít inox để liên kết.
Có thể dùng cả keo, chỉ và dây inox thép để tạo hình chúng.
Sau khi đã ghép các gỗ lũa thành khối Bonsai nhân tạo thì việc tiếp theo là cấy rêu thủy sinh vào những phần được ghép, rêu có tác dụng che vết nối rất tinh tế, tăng thêm tính tự nhiên khi thả vào hồ.
Lưu ý chọn lũa phù hợp
Gỗ lũa khi đưa vào hồ thủy sinh đều làm giảm độ ph trong hồ nên thường gỗ lũa sẽ được dùng cho hồ nuôi cá dĩa, cá ông tiên hoặc với những loài cá sống trong môi trường có tính axit thấp.
Điều quan trọng đầu tiên là kích thước của những nhánh lũa. Nếu hồ thủy sinh sử dụng hệ thống chiếu sáng treo độc lập không sát với thành hồ thì có thể tạo hình Bonsai cao với ngọn vươn lên khỏi mặt nước, tạo thêm sự độc đáo và tính thẩm mỹ cho hồ. Tuy nhiên, với một bố cục hồ thuỷ sinh chuẩn mực và hệ thống chiếu sáng được đặt ở thành hồ thì việc thiết kế như vậy sẽ rất bất tiện và không phù hợp.
Điều quan trọng thứ hai đó là số lượng cành lũa của Bonsai và sự cân bằng trong bố cục. Chúng ta cần xem xét chọn lựa kĩ để khi ghép chúng lại trông thật hài hoà và tự nhiên với bố cục của hồ.
Hướng Dẫn Cách Tạo Vi Sinh Cho Hồ Cá Đúng Kỹ Thuật
Không phải ai nuôi cá cảnh cũng hiểu được vi sinh trong bể có vai trò như thế nào. Nhiều người tưởng rằng chỉ cần trang bị một bộ lọc hiệu quả, thay nước bể cá thường xuyên, hay chú ý cân bằng độ pH trong nước là đủ. Tuy nhiên sạch quá cũng không tốt, thiếu vi sinh sẽ dẫn tới hiện tượng nước hồ cá bị đục trắng, thức ăn và chất thải của cá nhanh chóng sẽ làm ô nhiễm nguồn nước trong bể. Dẫn tới tình trạng cá dễ bị nhiễm bệnh hoặc nặng hơn là chết. Do vậy cách tạo vi sinh cho hồ cá là việc hết sức quan trọng.
Tầm quan trọng của vi sinh trong hồ cá
Vi sinh là những sinh vật siêu nhỏ, có tác dụng phân hủy các chất hữu cơ. Chúng có mặt ở hầu hết mọi nơi trên trái đất. Và nếu nói không ngoa thì nếu thiếu vi sinh con người sẽ chết do chính rác thải mà mình tạo ra. Đối với bể cá cũng vậy, môi trường trong bể cá hài hòa thì chắc chắn sẽ cần chất lượng nước ổn định, lượng vi sinh vật vừa đủ thì mới tạo được sự cân bằng giúp cá sinh trưởng tốt nhất.
Khác với môi trường tự nhiên khi dòng nước luôn được luôn chuyển và diện tích sinh sống của cá lớn. Nước trong bể là nước tù, bạn cần quan tâm tới lượng nitrit có trong bể. Đây là chất độc được tạo ra bởi chất thải của cá, lá cây thủy sinh bị úa tàn hay do lượng thức ăn thừa trong bể… Do vậy cần phải loại bỏ chất độc này bằng nhiều biện pháp, trong đó hiệu quả nhất vẫn là sử dụng vi sinh.
Sự có mặt của oxy trong môi trường nước có thể gây ức chế quá trình khử nitrat, chính vì vậy việc lựa chọn vật liệu lọc phù hợp có thể đảm bảo hoàn thành chu trình chuyển hóa nitơ là hết sức quan trọng đối với hồ cá. Có hai loại vật liệu được các chuyên gia khuyên dùng đó là Eheim Subtrast Pro và Seachem Matrix đây là 2 loại vật liệu có bề mặt lớn cho vi sinh hiếu khí và những lỗ rỗng nhỏ đến mức dòng nước không thể xuyên qua, nơi trú ngụ cho những vi sinh kỵ khí.
Trước khi bắt tay vào cách tạo vi sinh cho bể, ta nên tìm hiểu về men vi sinh. Men vi sinh là tên gọi thông thường cho loại chế phẩm sinh học có chứa thành phần chính là các vi sinh vật sống có lợi và thân thiện với con người và môi trường, với số lượng hàng tỷ con trong 1 gam. Tùy vào mục đích sử dụng mà vi sinh vật này có thể là các vi nấm hoặc các vi khuẩn khác nhau. Chúng sẽ hoạt động khi được cho vào môi trường sống thích hợp với chúng (ví dụ: men sữa họat động trong sữa, làm sữa chua, men rượu, men bánh mỳ, men xử lý nước, rác thải, men tiêu hóa…)
Các loại vi sinh được chọn để lọc nước có các hoạt tính sinh học xử lý mạnh các chất hữu cơ trong nước. Đồng thời, các vi sinh thân thiện này cũng tạo ra các hoạt chất kháng nấm giúp cá cảnh nuôi trong bể không bị bệnh nấm.
Men vi sinh có tác dụng nhất đối với bể cá mới setup hoặc bể cá mới thay nước. Bể mới làm hoặc mới thay nước thường bị đục (màu trắng đục) do hệ vi sinh chưa phát triển kịp nên nồng độ các chất độc hại trong nước quá cao ví dụ như khí Clo, NH4, NH3. Bổ sung men vi sinh vào hồ cá sẽ giúp nước trong lên trong thấy trong thời gian ngắn.
Để bắt đầu tạo vi sinh cho bể cá, ta cần bổ sung NH3 cho nước. Đây là chất rất cần thiết trong quá trình sống của vi sinh. Để làm được điều này nhanh nhất thì bạn làm theo những cách sau:
Thả các loại cá thải nhiều chất thải vào bể hoặc sử dụng cá yếu, dễ chết. Cứ thế cho chúng sinh sống vài 3 hôm như vậy.
Cho một số loại lá cây dễ mục rữa vào bể rồi để chúng phân hủy tự nhiên.
Ngâm một số miếng thịt vào trong bể.
Mục đích chính của các cách làm này là làm bẩn nước trong bể. Kết hợp với quá trình tạo NH3 thì bạn cũng nên sủi Oxy mạnh để kích thích vi sinh vật sinh sản nhanh hơn.
Sau khi cảm thấy bể cá có đủ lượng NH3 cần thiết thì bạn tiếp tục bổ sung men vi sinh cho bể. Rồi cứ ngâm nước như vậy khoảng 2 đến 3 ngày sau đó tiến hành thay nước. Trong quá trình thay nước bạn không nên cọ bể quá sạch. Và cũng chỉ nên thay khoảng 70% nước trong bể do nếu làm kỹ quá thì vi sinh vật cũng theo đó mà mất đi.
Bạn đang xem bài viết Hướng Dẫn Cách Tạo Lọc Vi Sinh Hiệu Quả Cho Hồ Thủy Sinh ⋆ Thủy Sinh Việt Nam trên website Fcbarcelonavn.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!