Xem Nhiều 4/2023 #️ Hợp Tác Về Sản Xuất Và Thương Mại Sản Phẩm Surimi Và Sản Phẩm Cá Thanh Giả Cua Làm Từ Cá Tra Việt Nam # Top 7 Trend | Fcbarcelonavn.com

Xem Nhiều 4/2023 # Hợp Tác Về Sản Xuất Và Thương Mại Sản Phẩm Surimi Và Sản Phẩm Cá Thanh Giả Cua Làm Từ Cá Tra Việt Nam # Top 7 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Hợp Tác Về Sản Xuất Và Thương Mại Sản Phẩm Surimi Và Sản Phẩm Cá Thanh Giả Cua Làm Từ Cá Tra Việt Nam mới nhất trên website Fcbarcelonavn.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Hiệp hội cá Tra Việt Nam đã nhiều lần làm việc với Ông Myojin Hiroyuki, giám đốc công ty Meiko Foods (Meikoshokuhin) ở Nhật Bản. Ông đã nghiên cứu đặc tính Surimi của cá Tra và cách cải thiện độ dai của Surimi từ nhiều năm nay. Tháng 12/2017, ông đã nghiên cứu thành công, đăng ký và được cấp Chứng chỉ sở hữu trí tuệ (bằng sáng chế) về việc này (xem file đính kèm). Từ đó đến nay ông vẫn thực nghiệm thêm về Surimi, cách sử dụng Surimi để làm ra các sản phẩm giá trị gia tăng cao như Thanh giả cua, chả cá, cũng như tìm hiểu thị trường và tìm kiếm đối tác để sản xuất. Đến nay, đã thực nghiệm thành công về việc sản xuất Surimi và Thanh giả cua từ cá Tra Việt Nam.

Thị trường Surimi trên thế giới vào khoảng 1 triệu tấn/năm, và thị trường Thanh giả cua thì khoảng 200.000 tấn /năm (chỉ riêng ở Mỹ và Úc). Còn trong nội địa Nhật Bản thì thị trường chả cá vào khoảng 500.000 tấn/năm. Rất nhiều các sản phẩm này hiện đang được làm từ cá Pollack/pollock vùng biển Alaska hoặc một số cá thịt trắng tự nhiên khác. Các loại cá tự nhiên này hiện đang khan hiếm dần về số lượng vì bị đánh bắt quá mức, và tạo ra sự gia tăng về giá nguyên liệu.

Từ thực trạng đó, ông đề xuất là xây dựng cách sản xuất bền vững, không dựa vào nguồn nguyên liệu cá biển đang ngày một khan hiếm. Cụ thể là tập trung vào đặc tính của cá Tra nuôi ở Việt Nam, để tạo dựng cách sản xuất an toàn, bền vững, và bán ra toàn thế giới. Chúng ta hoàn toàn có thể sản xuất Surimi loại cao cấp, cũng như Thanh giả cua cao cấp (trắng, dai) để thay thế dần sản phẩm làm từ cá biển trên toàn thế giới

Với mục đích này Ông Myojin Hiroyuki, giám đốc công ty Meiko Foods mong muốn tìm được đối tác tin cậy để cùng hợp tác ở phía Việt Nam. Hiện nay, cùng với 02 đối tác là công ty GOT Japan Co., Ltd. ( https://got-japan.jp ) và công ty Việt Vang ( https://vietvang.net ) hợp tác để mở công ty đại diện ở Việt Nam, tên là Meiko Foods VietNam, hỗ trợ về việc bán hàng cũng như thu xếp các công việc ở Việt Nam. Công ty GOT Japan Co., Ltd, hiện đang bán hàng cho Ocean Providence LLC, sẽ chịu trách nhiệm đưa sản phẩm vào thị trường Mỹ. Đối với thị trường EU và các nước khác, công ty cũng đã có các kênh tin tưởng để bán hàng.

Công ty Meiko Foods mong muốn tìm kiếm đối tác cho khâu sản xuất sản phẩm, sẵn sàng chia sẻ các know-how về việc làm Surimi cũng nhưng thanh cua đã đăng ký trong bằng sáng chế. Và công ty Meiko Foods cũng chịu trách nhiệm về đầu ra (tìm kiếm khách hàng) cho các sản phẩm giá trị gia tang. Nếu quý công ty sản xuất có chứng chỉ FSIS (Food Safety and Inspection Service) thì sản phẩm làm ra có thể bán được vào Mỹ, nếu quý công ty có Code EU HACCP-certified thì có thể bán sản phẩm vào EU. Đối với cá tra nguyên liệu của quý công ty được nuôi bằng quy trình ASC (Aquaculture Stewardship Council) thì sẽ càng được đánh giá cao tại Mỹ và EU.

Hiệp hội cá tra Việt Nam kính gửi đến Quý Doanh nghiệp Chế biến và Xuất khẩu cá Tra thông tin về tìm kiếm đối tác của công ty Meiko Foods Nhật Bản để hợp tác về sản xuất và thương mại sản phẩm Surimi và sản phẩm cá Thanh giả cua làm từ cá Tra Việt Nam. Quý Doanh nghiệp có sự quan tâm và mong muốn tìm hiểu rõ hơn, xin vui lòng liên hệ với thông tin bên dưới.

Thông tin chi tiết xin liên hệ: Hiệp hội cá tra Việt Nam

ĐT: 02923 819 091 – Fax: 02923 819003

Mr Thanh Phong, Di động: 0907 788798; Email: hiephoicatravietnam@gmail.com

Trân trọng kính chào.

Văn phòng VINAPA.

Tải nội dung kèm theo!

Cơ Hội Làm Giàu Từ Cá Chiên Thương Phẩm – Tạp Chí Thủy Sản Việt Nam

Nguy cơ tuyệt chủng loài cá quý

Cùng với lăng chấm, anh vũ, rầm xanh, bỗng, cá chiên được liệt vào hàng đặc sản tiến vua. Thường sống ở tầng đáy, ưa những nơi có khe nước chảy, đáy là cát đá, cá chiên có thể biến đổi màu, ở môi trường nước trong cá có màu nâu đen, trong môi trường nước đục cá có màu vàng nâu. Theo Thạc sĩ Trần Anh Tuấn, Giám đốc Trung tâm Giống thủy sản miền Bắc, hiện nay, việc khai thác quá mức bằng những phương tiện hủy diệt đã làm nguồn lợi cá chiên suy giảm nghiêm trọng. Sản lượng cá tự nhiên đang ngày càng ít và được xếp ở mức độ nguy cấp bậc 2. Một số ngư dân cho biết, số lượng bãi cá của cá chiên còn rất ít, cá có trọng lượng trên 1 kg ngày càng giảm.

Cá chiên được coi là cá đặc sản của các vực nước nhiệt đới. Không những vậy, da cá chiên cỡ lớn có thể thuộc làm đồ dùng. Nuôi cá chiên thương phẩm không những mang lại thu nhập cao cho người dân mà còn góp phần bảo vệ một loài cá quý hiếm trước nguy cơ tuyệt chủng, góp phần bảo vệ nguồn lợi và phát triển đa dạng sinh học.

Cá chiên dễ nuôi, giá trị thương phẩm cao

Nguồn thủy sản tiềm năng

Cá chiên dễ nuôi, giá trị thương phẩm cao, ít bị dịch bệnh, tập tính sinh trưởng khá đơn giản, không tốn nhiều thức ăn. Hiện tại, Trung tâm Giống thủy sản miền Bắc tại Thạch Khôi – Hải Dương đã thành công trong việc nghiên cứu và sản xuất giống cá chiên, đảm bảo quy trình nuôi cho cá đạt giá trị thương phẩm cao.

Anh Nguyễn Đức Thống, cán bộ phụ trách sản xuất tại Trung tâm cho biết: Thực tế một số mô hình nuôi cho thấy, nếu người nuôi chọn mỗi lồng cá có từ 100 – 150 con, sau hơn một năm nuôi, trung bình mỗi con đạt từ 1,3 – 1,8 kg, tổng sản lượng đạt từ 190-250 kg/lồng. Giá cá chiên bán trên thị trường hiện nay dao động từ 250.000 – 300.000 đồng/kg, người nuôi cá chiên sẽ có lãi, thu nhập mỗi năm có thể trên 60 triệu đồng.

Việc nghiên cứu thành công quy trình công nghệ sản xuất giống cá chiên của Trung tâm sẽ giúp người nuôi chủ động sản xuất con giống, dần dần hạn chế và chấm dứt tình trạng đánh bắt cá chiên giống tự nhiên. Đồng thời, giúp mở rộng và phát triển nuôi đối tượng cá có giá trị kinh tế cao, góp phần xoá đói giảm nghèo, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân. Cá chiên thương phẩm hứa hẹn trở thành nguồn thủy sản tiềm năng phục vụ xuất khẩu.

Gần đây, đã có nhiều mô hình nuôi cá chiên trong lồng ở các sông lớn như sông Mã, sông Lô, Kinh Thầy. Tuy nhiên, vẫn còn nhỏ lẻ, manh mún, lợi nhuận chưa xứng với tiềm năng của cá chiên. Thiết nghĩ, ngành thủy sản cần xây dựng mô hình nuôi cá chiên hiệu quả, phù hợp, vừa mang lại thu nhập cao cho người nông dân, vừa đảm bảo môi trường, vừa tương xứng với nguồn cá quý thiên nhiên ban tặng.

Trần Phương

Kỹ Thuật Sinh Sản Và Nuôi Thương Phẩm Cá Lóc

Vì thế, nghề nuôi cá lóc vừa phù hợp với những hộ nghèo nguồn vốn đầu tư ít, vừa phù hợp với các doanh nghiệp đầu tư nuôi với quy mô trang trại. Đây vừa là mô hình nuôi góp phần xóa đói giảm nghèo, vừa là mô hình làm giàu cho các doanh nghiêp của Việt Nam, nên cần được đầu tư phát triển và nhân rộng.

A. Kỹ thuật sinh sản và ương ấp

I. Một số đặc điểm của cá lóc

– Cá lóc thường sống ở đồng ruộng, sông, kênh rạch và có khả năng thích ứng cao với sự biến động về nhiệt độ nước của môi trường.

– Thức ăn ưa thích là động vật và thay đổi theo từng giai đoạn phát triển của cá.

– Cá lóc là loài có tốc độ tăng trưởng khá nhanh, trong điều kiện nuôi tốt thì sau 6 – 8 tháng cá có thể đạt 0,5 – 1,2 kg/con; cá cái thường lớn nhanh hơn cá đực.

– Cá lóc đẻ lần đầu khoảng 5 – 6 tháng tuổi, tốt nhất ở giai đoạn 1 – 4 tuổi, sinh sản tập trung từ tháng 4 – 8 và có tập tính bảo vệ trứng và cá con.

II. Nuôi vỗ cá lóc trong ao

– Diện tích ao: 200 – 1.000m2, mật độ: 40-50 kg/100m2

– Thức ăn: Nếu dùng cá tạp, phế phẩm lò mổ, khẩu phần 5 – 7% khối lượng/ngày. Nếu dùng thức ăn viên (đảm bảo 45% đạm) 1,5-2% khối lượng cá/ngày.

– Nuôi khoảng 45 – 60 ngày cá thành thục.

– Chọn cá bố mẹ: Cá đực cơ thể thon, bụng nhỏ, màu sắc rõ các vạch trên thân, không xây sát. Cá cái: bụng to, mềm, lỗ sinh dục màu hồng, lồi, trứng vàng rơm, bóng, đều.

III. Cho cá lóc đẻ và ấp trứng 1. Cho cá đẻ tự nhiên trong ao

– Có thể đào hố đất nhỏ (2-4 m2), độ sâu 0,8-1,2m, có nguồn nước cấp vào ao đẻ. Mặt hố có thể thả ít bèo, rau muống hoặc làm vỉ che nắng. Mật độ 1 cặp/1 ao (1 đực, 1 cái).

– Nếu sử dụng ao to cho cá lóc đẻ cần tiến hành như sau:

+ Cải tạo ao, vét bùn, rải vôi, phơi đáy.

+ Lấy nước vào ao, để lắng trong 3-5 ngày. Duy trì mực nước 0,8-1m.

+ Làm tổ cho cá đẻ bằng lá dừa cắm xuống ao hoặc rau, bèo, mỗi tổ cách nhau 3-4m, cắm cách đáy 0,3-0,5m. Để sẵn trong tổ rau muống, rơm rạ để giữ trứng khi cá đẻ.

2. Kích thích cá lóc đẻ bằng phương pháp nhân tạo

– Yêu cầu: Chọn cá chính xác, đặc biệt cá đực; kích thích tố có hoạt tính cao.

– Đối với cá đực: Tiêm trước cá cái 8-10 tiếng, liều lượng: HCG 3.000 – 4.000 UI/kg hoặc tiêm cùng với lần tiêm thứ nhất của cá cái.

– Đối với cá cái: tiêm 2 lần:

+ Liều 1: 500 – 1.000 UI/kg cá cái.

+ Liều 2: tiêm sau lần 7 – 8 giờ tiếp tiêm lần 2: liều lượng: 3 – 5 não + 3.000 – 4.000 HCG UI/kg cá cái.

+ Sau 12 – 15 giờ cá sẽ đẻ trứng

+ Sau khi tiêm xong, có thể cho cá đẻ trong bể xi măng, bể đất lót bạt hoặc cho cá đẻ dưới ao. Bể đẻ có diện tích 2-3m2, độ sâu 0,3-0,5m; mật độ 1 cặp/1 bể. Nếu cho đẻ dưới ao cần cắm tổ cho cá, các tổ cách nhau 3-4m.

3. Ấp trứng

– Có thể sử dụng nhiều phương tiện sẵn có để ấp trứng cá lóc: thau, bể nhựa,…

– Mực nước: 0,2-0,5m

– Mật độ ấp trứng trung bình: 2.000 trứng/dm2

– Thay nước: 6 giờ/lần

– Nguồn nước ấp: sạch, không nhiễm bẩn và nhiễm bệnh

– Chú ý: loại bỏ trứng ung (có màu trắng đục)

– Sau khi cá nở 2 ngày có thể chuyển cá ra các dụng cụ có diện tích lớn hoặc các ao nhỏ đã được cải tạo đúng kỹ thuật.

Cá lóc giống

IV. Kỹ thuật ương cá lóc 1. Ương trong bể

– Thức ăn:

+ Dùng động vật phù du hoặc trứng đã luộc chín đánh tan trong nước cho cá ăn.

+ Cho ăn 4-6 lần/ngày.

+ Lượng cho ăn: thỏa mãn nhu cầu

– Mật độ ương: 2.000-4.000 con/m2.

– Sau 30 ngày, san thưa còn 1.000-2.000 con/m2

– Mực nước: 0,5-0,8m.

– Ngày thay nước 2-4 lần, mỗi lần thay 30% thể tích nước.

– Sau khoảng 10 ngày ương, tập cho cá ăn tép, cá nhỏ băm nát.

2. Ương trong giai/vèo

– Yêu cầu: loại lưới mùng mắt nhỏ cá bột không lọt. Nước ao sạch, mát.

– Mật độ: 10.000-20.000/m2 sau 1 tháng san thưa còn 5.000-10.000 con/m2

– Thức ăn: tương tự như ương trong bể xi-măng, bể nhựa.

– Sau khoảng 10 ngày ương, tập cho cá ăn tép, cá nhỏ băm nát.

B Nuôi cá Lóc thương phẩm

1. Nuôi cá Lóc trong giai đặt trong ao đất

– Thông thường mùa vụ nuôi tập trung từ tháng 5 – 9, trong đó tập trung nhiều nhất vào tháng 7 và tháng 8.

– Giống cá Lóc chọn thả nuôi phải có kích cỡ đồng đều, khỏe mạnh, nhiều nhớt, không bị thương tích hay bệnh tật. Cỡ cá giống phải đạt từ 20 – 30g/con, mật độ thả từ 80 – 100 con/m3 là tốt nhất.

– Thành phần thức ăn Cá Lóc là loài cá ăn động vật, thành phần thức ăn bao gồm nhiều loại động vật tươi sống như: cá, tép, ếch nhái… Trong quá trình nuôi, có thể tập luyện cá giống quen dần với loại thức ăn chế biến từ cá nguồn nguyên liệu địa phương như cá tạp, tấm cám, bắp, và vitamin…có hàm lượng đạm cao hơn 20 % hoặc sử dụng thức ăn công nghiệp hay thức ăn tự chế biến để nuôi cá.

– Khẩu phần ăn + Khẩu phần thức ăn từ 5-15% trọng lượng cá. Khẩu phần này được điều chỉnh tùy thuộc vào nhu cầu dinh dưỡng, tình hình sức khỏe và các giai đoạn phát triển của cá. + Thông thường ở thời điểm mới thả giống, do kích thước cá còn nhỏ, thức ăn cần được xay nhuyễn; đến khi cá lớn, thức ăn có thể cung cấp trực tiếp. Việc dùng sàn cho cá ăn được khẳng định mang lại hiệu quả cao trong quá trình nuôi.

b) Chăm sóc và quản lý

Hoạt động chăm sóc và quản lý cá Lóc cần phải được thực hiện thường xuyên. Các hoạt động này bao gồm: kiểm tra giai (hệ thống dây, lưới…) và tình hình sức khỏe của cá nuôi, vệ sinh giai tránh rong bám nhiều ô nhiễm môi trường nuôi.

Thời gian nuôi cá Lóc thường ít nhất là 6 tháng, thông thường là 7 – 8 tháng. Trọng lượng cá khi thu hoạch có thể đạt kích cỡ trung bình 0,5 – 1,5 kg/con. Trước khi thu hoạch 1 – 2 ngày không nên cho cá ăn. Khi thu hoạch có thể dùng vợt vớt cá.

2. Kỹ thuật nuôi cá Lóc trong ao đất a) Chuẩn bị ao

– Diện tích ao: 100 – 1.000 m2, độ sâu: 1,5 – 2 m, nhiệt độ 23 – 32oC, pH từ 6 – 8.

– Ao được cải tạo, dọn dẹp môi trường xung quanh, cống bọng chắc chắn. Bờ bao phải cao hơn đỉnh lủ cao nhất 0,5m. Dùng lưới chắn hoặc đăng tre cao 0,8 – 1m để tránh cá nhảy ra ngoài.

b) Mật độ thả nuôi

Mật độ nuôi trung bình 15 – 30 con/m2, không nên nuôi quá dày ảnh hưởng đến sức lớn của cá

c) Cho ăn và quản lý chăm sóc

– Thức ăn giống như ở nuôi cá trong giai, khẩu phần ăn 5-10 % trọng lượng cá.

– Dùng sàn để cho cá ăn và dễ theo dõi cá. Ngày cho ăn hai lần vào buổi sáng và buổi chiều.

– Thường xuyên kiểm tra hệ thống công trình nuôi và hoạt động của cá. Theo dõi sự biến động chất lượng nước trong ao nuôi, cần giữ nước sạch, định kỳ 2 – 3 tuần thay nước một lần. Nếu có điều kiện thì cho nước lưu thông nhẹ thường xuyên.

Hạ mực nước ao còn khoảng 40 – 50 cm lấy lưới kéo đánh bắt dần. Khi thu hoạch toàn bộ thì phải tát cạn. Chu kỳ nuôi kéo dài ít nhất là 6 tháng, trọng lượng trung bình 0,5 – 1 kg/con.

Theo Minh Anh, Trung tâm Khuyến Nông Quốc Gia,

Hiệu Quả Nuôi Cá Giò Thương Phẩm – Tạp Chí Thủy Sản Việt Nam

Nhu cầu giống tăng mạnh

Cá giò hay còn gọi là cá bớp phân bố ở vùng biển nhiệt đới, cận nhiệt đới và vùng nước ấm của biển ôn đới. Trong tự nhiên, cá giò sống ở vùng nước mặn hoặc nước lợ ven biển, rạn san hô cho đến vùng biển khơi. Cá giò thuộc loại cá dữ, ăn thịt động vật, thức ăn tự nhiên gồm cua, tôm, ốc và các loại cá con. Tốc độ sinh trưởng của cá nhanh, từ con giống cỡ 20 – 25g/con sau 1 năm nuôi có thể đạt cỡ 4 – 6 kg/con. Cá giò thành thục lần đầu tiên sau 2 năm tuổi, mùa sinh sản của cá giò ở miền Bắc từ tháng 4 – 7 hàng năm.

Cá giò sinh trưởng nhanh, cho hiệu quả cao

Hầu hết các lồng nuôi chỉ sử dụng con giống từ nguồn sinh sản nhân tạo vì sự khan hiếm con giống loài này ở tự nhiên. Chính vì vậy, nhu cầu con giống đang ngày càng gia tăng ở nhiều địa phương. Hiện nay, quy trình sản xuất giống cá giò đã ổn định và đơn giản hóa để áp dụng rộng rãi. Quá trình bắt đầu từ nuôi vỗ cá giò bố mẹ trong lồng lưới. Ở tuổi thứ 2, cá giò có thể thành thục tuyến sinh dục. Khi sinh sản, cho cá đẻ trong bể xi măng hoặc trong giai, ấp trứng và ương ấu trùng trong bể composite hoặc bể xi măng. Cá giò thường đẻ vào ban đêm, tập trung vào thời gian từ 21 – 24 giờ. Trứng được thu ngay sau khi đẻ, tách riêng và ấp ở nhiệt độ 28 – 300C. Sau 24 – 28 giờ, trứng sẽ nở thành cá bột có chiều dài 4 – 4,2mm. Ở ngày tuổi thứ 3, cá bắt đầu ăn sinh vật phù du cỡ nhỏ như luân trùng, ấu trùng hàu hà, nauplius của copepoda, tiếp đến là loại cỡ lớn như copepoda trưởng thành, artemia ấu trùng và trưởng thành, sau đó có thể luyện cho chúng ăn thức ăn hỗn hợp. Giải quyết thức ăn tươi sống cho ấu trùng cá bằng việc nuôi tảo thuần trên túi nilong, nuôi luân trùng thâm canh trên bể nhỏ, gây nuôi sinh vật phù du trên ao đất vùng nước lợ. Tỷ lệ cá giống tính từ khi nở cỡ 12 – 15cm đạt 4 – 5%, thời gian ương từ 50 – 60 ngày. Vì vậy, việc áp dụng quy trình sản xuất giống cá giò dễ dàng, thuận lợi và có điều kiện mở rộng.

Cần kiểm tra định kỳ

Do cá giò có tốc độ sinh trưởng nhanh, giá thị trường khá cao nên được nuôi phổ biển ở nhiều tỉnh ven biển như Quảng Ninh, Hải Phòng, Nghệ An, Hà Tĩnh, Huế, Phú Yên, Khánh Hòa, Kiên Giang… Hình thức nuôi chủ yếu là nuôi lồng trên biển. Có 2 kiểu lồng nuôi phổ biến là lồng gỗ có kích thước từ 27 – 216 m3, thường được nuôi ở vùng kín sóng gió và lồng nhựa chịu lực HDPE hình tròn (thể tích từ 300m3 trở lên) có khả năng nuôi được ở những vùng biển hở. Cỡ mắt lưới lồng dùng cho lồng nuôi cá thương phẩm tăng dần theo sự tăng trưởng của cá. Trong quá trình nuôi, cần theo dõi tình trạng sức khỏe và bệnh tật của cá để kịp thời xử lý. Cần định kỳ vệ sinh và thay đổi lưới lồng 2 – 3 tháng/lần để đảm bảo thông thoáng cho lồng nuôi. Cần định kỳ kiểm tra neo, lưới… và khi cần thì kịp thời bảo dưỡng hoặc thay thế để giảm thiểu rủi ro do hư hỏng lồng. Hàng tháng đo mẫu để xác định tăng trưởng của cá (chiều dài và khối lượng cá), qua đó xác định được khối lượng đàn cá trong lồng để điều chỉnh lượng thức ăn cho hợp lý. Cá thu hoạch tốt nhất từ 5 – 10 kg. Trong quá trình nuôi khi cá đạt cỡ thương phẩm có thể thu tỉa để bán dần và nên thu hoạch, bán hết khi có đầu ra để quay vòng chu kỳ nuôi mới.

Hải Linh

Bạn đang xem bài viết Hợp Tác Về Sản Xuất Và Thương Mại Sản Phẩm Surimi Và Sản Phẩm Cá Thanh Giả Cua Làm Từ Cá Tra Việt Nam trên website Fcbarcelonavn.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!