Xem Nhiều 4/2023 #️ Hậu Giang: Thành Công Nuôi Cá Lóc Đầu Nhím Bể Lót Bạt # Top 4 Trend | Fcbarcelonavn.com

Xem Nhiều 4/2023 # Hậu Giang: Thành Công Nuôi Cá Lóc Đầu Nhím Bể Lót Bạt # Top 4 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Hậu Giang: Thành Công Nuôi Cá Lóc Đầu Nhím Bể Lót Bạt mới nhất trên website Fcbarcelonavn.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Chia sẻ nội dung:

Đó là mô hình của ông Hồ Quang Hoàng, 53 tuổi tại khu vực 1, phường Trà Lồng, thị xã Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang với khoảng 30.000 con cá lóc đầu nhím, mang lại thu nhập khá cho gia đình.

Ông Hồ Quang Hoàng chia sẻ, ban đầu ông nuôi cá trê vàng trong ao đất, trong bể lót bạt nhưng thành công không cao, tháng 5/2019, ông lặn lội đến Bạc Liêu để tìm hiểu mô hình nuôi cá lóc đầu nhím trong bể bạt hình tròn và bắt đầu tiến hành làm theo.

Thấy chúng tôi khá ngạc nhiên về bể bạt khá to có đường kính 15 m, cao 1,2 m được lọt bạt nilon rất chắc chắn, bên ngoài là các giá đỡ bằng sắt, bên trên là màn che, ông Hoàng lý giải: “Bể có hình tròn, đáy bể thiết kế theo hình lòng chảo nên để khi bơm nước sạch vào; tháo nước bẩn trong bể ra, khi các máy sục ôxy hoạt động thì tạo các luồng nước xoáy theo lực ly tâm để chất cặn bị cuốn hút vào trung tâm bể và được hút ra ngoài. Từ đó, bể không hiệu quả khi thiết kế dạng hình vuông, chữ nhật hay bất kỳ một dạng hình nào khác”.

Song song đó, nuôi cá bể lót bạt nilon sẽ hạn chế được việc nguồn nước bị ô nhiễm; tỷ lệ thả nuôi cao hơn rất nhiều lần so cách nuôi trong ao đất, cụ thể chỉ với bể bạt có diện tích khoảng 170 m2, ông Hoàng có thể thả nuôi đến 30.000 con các lóc đầu nhím rất an toàn, cá mau lớn, khả năng rủi ro ít (trong khi đó, nếu thả nuôi chừng ấy cá con phải cần đến 2.000 m2 ao đất). Ngoài ra, cách nuôi này cũng dễ dàng phát hiện các loại dịch bệnh nếu có; lượng thuốc sát khuẩn cần thiết trong bể giảm từ 70 – 80% so cách nuôi truyền thống.

Hiện, chi phí lắp đặt toàn bộ một bể bạt diện tích 170 m2 với các vật tư kèm theo như ống dẫn nước, máy sục khí ôxy, bạt lót, mái che… khoảng 35 triệu đồng; thời gian tái sử dụng từ 4 đến 5 năm. Đặc biệt, với những hộ dân khó khăn về kinh phí đầu tư thì có thể xây dựng bể bạt có kích thước nhỏ hơn, nguồn cá thả nuôi cũng ít hơn tương ứng.

Ông Hoàng cũng chia sẻ một số kinh nghiệm thực tế của mình, đó là muốn cá chóng lớn, ăn khỏe thì phải thay nước mỗi ngày để đảm bảo vệ sinh nguồn nước; do vậy cần có nguồn nước sạch liên tục. Theo đó, ông đã sử dụng nguồn nước sông cạnh nhà bơm vào các hồ chứa để lắng lọc trước khi bơm vào bể nuôi cá lóc đầu nhím của mình. Mặt khác, nguồn thức ăn không tiêu thụ hết lẫn phân cá khi tháo bể được ông dùng bón cho hàng trăm gốc bưởi của gia đình giúp tiết kiệm chi phí phân bón.

Về thức ăn cho cá, ông Hoàng chọn thức ăn công nghiệp với sự tính toán: Bình quân 4 kg cá tạp (9.000 – 10.000 đồng/kg) mới tương đương độ đạm của 1 ký thức ăn với giá 17.000 đồng/kg, như vậy dùng thức ăn công nghiệp sẽ có lợi hơn, không tốn thời gian chế biến, xay xát; nếu dùng thức ăn cá tạp, điều quan trọng nhất là luôn đảm bảo vệ sinh môi trường nuôi khi dùng thức ăn công nghiệp. Tuy nhiên, cá lóc đầu nhím là loại thủy sản không phù hợp với thời tiết lạnh, vì vậy khi vào mùa lạnh, ông Hoàng sẽ cho cá ăn vào khoảng 7 đến 8 giờ khi nắng lên (mùa hè từ 5 đến 6 giờ); buổi chiều sẽ cho ăn từ 4 đến 5 giờ khi nắng chưa tắt (mùa hè từ 6 đến 7 giờ). Thức ăn vào mùa lạnh sẽ được ông trộn với tỏi bằm nhuyễn để tăng thân nhiệt cho đàn cá. Ông Hoàng thu hoạch khoảng từ 10 – 12 tấn cá, sau khi trừ chi phí lãi khoảng 200 triệu đồng.

Ông Hồ Văn Tuấn, cán bộ khuyến nông phường Trà Lồng đánh giá, với thời gian thả nuôi từ 5 – 6 tháng, ông Hoàng đã có lãi lớn so với các mô hình thủy sản khác, đặc biệt, mô hình này còn rất phù hợp với những hộ dân có ít diện tích thả nuôi, Trung tâm chúng tôi sẽ nhân rộng mô hình mới lạ này cho người dân tại địa phương.

Kỹ Thuật Nuôi Cá Tầm Trong Bể Lót Bạt

Kỹ thuật nuôi cá tầm trong bể lót bạt 1. Giới thiệu về cá tầm

Cá Tầm là loài cá xứ lạnh, có giá trị kinh tế và dinh dưỡng cao đã được đưa vào thử nghiệm ở Việt Nam từ năm 2005 và đến nay đã phát triển nuôi ở các vùng miền núi có điều kiện nhiệt độ nước thấp dưới cả hai hình thức nuôi lấy thịt và lấy trứng. Tại nước ta hiện nay đang nuôi phổ biến hai loài cá tầm Siberi và tầm Trung Quốc.

Theo nghiên cứu của Viện nghiên cứu NTTS I, cá tầm Siberi nuôi thuần hoá tại Việt Nam có thể sống trong điều kiện nhiệt độ cao (26 độ C), thậm chí có thể sống được ở ngưỡng nhiệt độ 29 độ C. Chính vì thế, có thể nuôi cá tầm thương phẩm ở các thủy vực, nguồn nước mát không vượt quá 30 độ C.

Huyện miền núi A Lưới của tỉnh Thừa Thiên Huế có những điều kiện về độ cao, nhiệt độ, nguồn nước có thể đáp ứng những yêu cầu để phát triển đối tượng nuôi này. Vì vậy, từ nguồn kinh phí Sự nghiệp năm 2019, Trung tâm Khuyến Nông tỉnh Thừa Thiên Huế đã tiến hành thử nghiệm nuôi cá Tầm tại huyện A Lưới.

Tuy nhiên, cần lưu ý đến cơ sở hạ tầng như điện để duy trì hệ thống bơm cấp nước, sục khí và hệ thống giao thông để thuận lợi cho việc cung cấp vật tư, tiêu thụ sản phẩm. Ngoài ra, địa điểm chọn làm nơi nuôi cá không bị ô nhiễm do các nguồn nước thải từ sinh hoạt hoặc từ hệ thống nuôi khác

2. Thiết kế và xây dựng ao, bểNên xây dựng bể trên nền đất chắc, cao ráo thuận lợi cho việc thay nước.

Bể được xây dựng theo kiểu hình chữ nhật, hoặc hình tròn để tiện cho việc chăm sóc và tạo không gian tốt cho hoạt động sinh sống của cá

Có thể nuôi cá tầm trong ao đất hoặc ao có bờ xây xi măng hoặc bê tông. Trường hợp nuôi trong ao đất, bờ ao cần được đắp chắc chắn, không rò rỉ, mặt bờ ao rộng ít nhất 1,5-2 m để thuận tiện cho việc thu hoạch. Đáy ao được nén chặt.

– Bể nuôi mới được xử lý sạch xi măng, bể nuôi cũ cần được dọn vệ sinh sạch sẽ sử dụng chlorine, iodine hoặc thuốc tím để sát trùng trước khi nuôi vụ mới

Ao nuôi được tát cạn, vét bớt bùn, tu sửa lại bờ ao, lấp hết các lổ hổng ở chân và bờ, cống ao, phát quang bờ ao, làm sạch cỏ dại.

– Rắc vôi với liều lượng tùy thuộc vào pH đất như sau:

Đối với điều kiện ao nuôi ở vùng thường xuyên có pH cao nên bón 5 – 7kg vôi/100m2, phơi đáy 3 – 5 ngày để vôi phân hủy các chất thải ở đáy, sau đó tháo nước và ngâm 2 – 3 ngày rồi bơm ra.

Với ao có pH thấp hoặc ao mới đào cần bón lượng vôi từ 10 đến 15kg/100m2 sau đó lấy nước vào, ngâm 2 – 3 ngày rồi bơm nước chua phèn ra khỏi ao. Làm như vậy liên tục 1 -2 lần đến khi môi trường có pH ổn định trên 6,5.

Với ao có pH đáy trung tính sau khi xử lý thì không phải thau nước, rửa nước vôi bón mà lấy nước mới vào ao ngay.

Chất lượng cá giống là một trong những yếu tố quyết định đến sự thành bại của vụ nuôi. Nên chọn cá giống có kích cỡ 50-100 g/con, chiều dài thân khoảng 15 -20cm, đồng đều, khoẻ mạnh và không dị hình. Khi thả vào chậu nước, chúng bơi tản đều trong chậu, không tập trung vào một chỗ là cá khoẻ

– Thời điểm thả giống thích hợp là tháng 3 hàng năm (đối với các tỉnh miền Bắc) khi nhiệt độ nước ổn định trong khoảng 18-26oC.

– Mật độ thả nuôi bể: 2-3 kg/m3

– Nuôi ao: 1,5-3 kg/m3

– Trong quá trình nuôi, khi cá lớn cần san thưa để tránh làm giảm tốc độ sinh trưởng của cá.

– Ở cả 2 lọai hình, mật độ nuôi tùy thuộc vào kích cỡ và lượng ôxy hòa tan tự nhiên trong nước, có thể đạt 30kg/m3.

Thức ăn tự chế đảm bảo không chứa các chất bị cấm theo quyết định số 07/2005/QĐ-BTS ngày 24 tháng 2 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản (nay là Bộ Nông nghiệp và PTNT)

– Đo oxy, nhiệt độ hai lần/ngày lúc 8.00h sáng và 16.00 chiều. Khi hàm lượng oxy <4mg/l, cần sục khí.

– Đo pH, NH3 hàng ngày đảm bảo các chỉ tiêu nằm trong khoảng cho phép sinh trưởng với cá.

– Ghi chép nhật ký hàng ngày: yếu tố môi trường, thức ăn, và các biện pháp kỹ thuật tiến hành.

– Kiểm tra tốc độ tăng trưởng của cá 20 ngày/lần để điều chỉnh khẩu phần ăn cho giai đoạn tiếp theo

– Cần điều chỉnh, duy trì nước chảy liên tục trong ngày, đảm bảo lượng nước trao đổi qua bể đạt chỉ tiêu như trên.

– Hàng ngày phải xi phông thức ăn thừa và phân cá.

7. Một số bệnh thường gặp và cách phòng trị7.1. Bệnh do nấm nấm thuỷ mi gây ra 7. 2. Bệnh đường ruột do vi khuẩn

– Dấu hiệu bệnh: bệnh xảy ra khi cá bị xây xát do vận chuyển. Cá bị bệnh có biểu hiện bơi chậm, kém ăn, có lớp màng trắng phủ bên ngoài vết xước.

– Cách phòng và trị bệnh: Thao tác nhẹ nhàng khi vận chuyển cá. Tắm cá bằng nước muối 20 – 30‰ trong 10-15 phút. Thả cá đúng mật độ, cỡ cá thả đồng đều.

– Dấu hiệu bệnh: cá bơi lờ đờ, bỏ ăn, bụng căng phồng, hậu môn sưng đỏ. Có dịch màu vàng chảy ra từ hậu môn khi ấn tay nhẹ vào phần bụng cá.

– Cách phòng và trị bệnh: khử trùng nước ao, bể nuôi bằng TCCA 90% liều lượng 25 ppm.

7.4. Bệnh do virus irridovirus

– Dấu hiệu bệnh: Miệng cá, mang và hốc mang, hậu môn, gốc vây bị sưng đỏ, đầu to, mình gầy, da cá chuyển màu xám, cá mất phương hướng.

– Cách phòng và trị bệnh: Cách ly cá bị bệnh ngay lập tức. Cho cá bệnh tắm trong nước muối 20 – 30‰ đến khi rận cá rụng xuống đáy bể/chậu.

– Dấu hiệu của bệnh: Cá bị nhiễm bệnh có xu hướng giảm ăn, giảm trọng lượng do các biểu mô cảm giác trong cơ quan khứu giác của cá bị nhiễm trùng. Mang của cá bị nhiễm bệnh nhìn có vẻ bị sưng và màu nhạt đi so với màu mang của cá bình thường. Kiểm tra kỹ có thể nhìn thấy những khu vực bị hoại tử riêng biệt.

– Cách phòng và trị bệnh: Hiện nay chưa có biện pháp nào kiểm soát và phòng ngừa hiệu quả cho bệnh này vì hiện tại chưa có phương pháp nào để phát hiện virus gây bệnh trong đàn cá bố mẹ.

8. Thu hoạch– Sau thời gian nuôi từ 14 – 16 tháng, cỡ cá giống 20 con/kg cá đạt trọng lượng 1,6 – 2 kg/con thì tiến hành thu hoạch. Có thể tiến hành thu tỉa cá lớn, tiếp tục nuôi cá nhỏ hoặc thu hoạch toàn bộ ao nuôi.

– Trước khi thu hoạch 1-2 ngày, cần ngừng cho cá ăn.

Cá Lóc Đầu Nhím Được Ưa Chuộng

Triển vọng mới

Cá lóc là một trong những loài cá đặc trưng ở nước ta, đang được nuôi nhiều ở ĐBSCL. Thịt ngon, ngọt, cá lóc được dùng trong bữa ăn thường ngày của các gia đình hay chế biến tạo hàng giá trị gia tăng… Trước nhu cầu thị trường, việc chủ động tạo nguồn cá giống nhân tạo, khâu ương giống, phòng trị một số bệnh và sản lượng cá không ngừng tăng. Ngoài một số giống lóc phổ biến như lóc đen, lóc bông, lóc môi trề, lóc đầu nhím được người nuôi ưa chuộng bởi ít bị bệnh và dị tật.

Loại cá này có thể sống trong môi trường chật hẹp hay điều kiện nước bẩn, nước tù, thiếu ôxy. Đây cũng là ưu thế để phát triển các mô hình nuôi thâm canh trong ao, vèo và bể lót bạt… Cùng kích cỡ nhưng cá lóc đầu nhím có giá cao hơn cá lóc đầu vuông 5.000 – 10.000 đồng/kg. Theo tính toán của nhiều hộ, mức giá 42.000 – 45.000 đồng/kg, sau 4,5 – 5 tháng thả nuôi, trừ chi phí, người nuôi thu lãi 40 – 45 triệu đồng/1.000 m2. Hiệu quả đem lại không chỉ ở việc chọn con giống mà còn ở sự liên kết lại của các hộ và nuôi theo đợt, tránh tình trạng dồn hàng, bị ép giá. Các hộ tự nguyện liên kết nhau từ khâu mua thiết bị, mua giống, cá mồi cho đến bán cá thịt, đồng thời trao đổi về kỹ thuật để nuôi cá hiệu quả.

Tuy nhiên, vấn đề về giống vẫn chưa chủ động, người nuôi phải đi mua giống từ tỉnh khác, vận chuyển xa, thiếu giám sát chất lượng, dịch bệnh. Thêm vào đó, quy hoạch các vùng chưa đảm bảo, vùng thiếu nguồn nước đua nhau nuôi thả. Hậu quả dẫn đến tình trạng khan hiếm con giống, nước thải sau thu hoạch được thải trực tiếp ra sông rạch làm cho một số tuyến kênh bị ô nhiễm, dễ phát sinh dịch bệnh.

Đầu tư đồng bộ và hiệu quả

Vừa qua, Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư Bến Tre đã chọn cá lóc nuôi làm mô hình trình diễn tại xã Thạnh Trị (Bình Đại) để nhân rộng sản xuất. Mô hình được thực hiện tại hộ nuôi của anh Nguyễn Văn Dứt với diện tích mặt nước 1.000 m2, độ sâu ao khoảng 1,5 m, thả 16.000 con cá lóc đầu nhím. Cá lóc ăn thức ăn công nghiệp Tilapia feed (Uni-President) dùng cho cá rô phi và cá có vảy. Sau 4,5 tháng nuôi, cá lóc đầu nhím đã đạt trọng lượng trung bình 500 g/con, tỷ lệ sống 60%, hệ số chuyển hóa thức ăn FCR: 1,1 (vượt chỉ tiêu ban đầu FCR: 1,4). Tổng sản lượng cá lóc thu hoạch tại thời điểm nghiệm thu đạt 4,8 tấn, đem lại lợi nhuận khá ổn định cho gia đình anh Dứt.

Ban Quản lý dự án nuôi trồng thủy sản của Công ty Á Âu đã triển khai nhân rộng mô hình nuôi cá lóc đầu nhím đảm bảo bền vững, lâu dài. Với mục tiêu cung cấp sản phẩm sau mỗi chu kỳ nuôi 6 tháng (10 tấn cá thương phẩm/ngày) nhằm đáp ứng nhu cầu tại TP. HCM, các tỉnh miền Trung, Tây nguyên và xuất khẩu. Mô hình này cần số lượng ao nuôi từ 45 ao trở lên, mỗi ao có diện tích mặt nước quy hoạch 2.000 m2. Sau 6 tháng nuôi, sản lượng sẽ đạt khoảng 40 tấn cá thương phẩm. Cơ sở vật chất, nhà xưởng đảm bảo, quy trình nuôi hợp lý sẽ giảm giá thành mỗi kg cá thương phẩm 9000 – 12.000 đồng, góp phần tăng lợi nhuận cho nông dân.

Cách Đo Gấp Lót Bạt Bể Cá Vào Thùng Xốp, Cách Lót Bạt Bể Khung Nổi Đẹp

Nhiều bác dùng cách cắt xong dán lại, Add nghĩ cách này tuy lúc đầu có thể khiến cho bạt vừa vặn khung và đẹp, nhưng lâu dài sẽ ảnh hưởng tới tuổi thọ của bể, do các phần giáp nối bị hỏng dẫn tới dò nước

[Cập nhật 20/8/2020] chúng tôi đã nhận được một clip rất chi tiết và nhiệt tâm của một khách hàng tại Hà Nội trong việc: thiết kế, đo dạc, mua bạt, lót bạt chống thấm vào trong lòng một khung sắt

♦ Xem– Rộng + (chiều cao x2) + (dư thành 30cm đối với bể khung – 50cm đổi với bể đào) – Dài + (chiều cao x2) + (dư thành 30cm đối với bể khung – 50cm đổi với bể đào) thêm: Đơn vị cung cấp màng chống thấm HDPE uy tín – Bước 1: Gấp 2 chiều cao (phía bên chiều dài bạt) vào trước, miết thành nếp (chú ý nhẹ nhàng ko rách bạt) – Bước 2: Gấp 2 chiều cao (phía bên chiều rộng bạt) vào sau, miết thành nếp (chú ý nhẹ nhàng ko rách bạt) – Bước 3: Chúng ta sẽ được một miếng bạt gấp lọt khung, sau đó lần lượt đưa 2 mép cao phía chiều rộng lên sau đó gấp mép cao phái chiều dài thành góc vuông ép vào sát thành (bạn sẽ nhìn thấy đáy vuông 1 bên) – Bước 4: Tiếp theo làm tương tự với phía bên kia, và các bạn sẽ được một tấm bạt lọt khung không có nếp gấp nào hết – Bước 5: Sau khi đã ép hết các bên các bạn cắt 4 góc bạt tới thành, dùng băng dính dán tạm thời các tấm bạt vào thành. Cuối cùng miếp các mép góc lại một lần nữa cho đẹp đẽ * Lưu ý: đối với bạt dày 0.5 các bạn nên bắt nẹp giữ bạt ở ngoài khung sẽ giúp bạt chắc chắn, đẹp hơn do không lộ bạt ngoài

Công thức đo bạt chuẩn là:

♦ Tìm hiểu thêm thông tin về: → Tự chế hồ bơi tại nhà bằng bạt chống thấm → Tự làm bể nổi bằng bạt HDPE → Độ bền của bạt chống thấm HDPE là bao nhiêu năm?

Cách xếp bạt vào thùng, khung:

Phương pháp thi công hồ cá cảnh, hồ cá bằng bạt chống thấm HDPE tiết kiệm Chi phí (nhất là đối với hồ nổi lót bạt) đổ bê tông cốt thép đáy hồ, Chi phí chống thấm hồ. Không phải ngâm hồ, Tuổi thọ cao, Không lo sụt lún, nứt gẫy hồ. Thi công không khó, và không làm tổn thương cá.

chúng tôi đồng hành cùng các Khách Hàng không ngừng đưa ra các ý tưởng hay, ý tưởng sáng tạo, ý tưởng thông minh trong việc sử dụng màng chống thấm HDPE và các phụ kiện mới để tạo ra giá trị trong các công trình. Bosuafarm.com chân thành cảm ơn quý khách hàng đã tin tưởng và sử dụng dịch vụ của chúng tôi, Cửa hàng chúng tôi cam kết sẽ không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ để không phụ lòng mong mỏi của quý khách hàng trên cả nước.

Bạn đang xem bài viết Hậu Giang: Thành Công Nuôi Cá Lóc Đầu Nhím Bể Lót Bạt trên website Fcbarcelonavn.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!