Cập nhật thông tin chi tiết về Giá Thức Ăn Thủy Sản Lại Tăng mới nhất trên website Fcbarcelonavn.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
“1 tiền gà, 3 tiền thóc”Có lẽ chưa có năm nào, diện tích nuôi tôm và cá tra ở ĐBSCL lại bị bỏ trống nhiều như năm nay. Thực tế đến thời hay điểm này, người nuôi cá tra, tôm sú đều ở tình trạng “kiệt sức”, khó gượng dậy sau vụ nuôi thua lỗ năm 2008. Nhiều người còn sức cũng chỉ dám thả nuôi cầm chừng vì lo sợ những rủi ro dịch bệnh, giá cả thị trường bấp bênh… Đặc biệt gần đây, liên tiếp có những thông tin bất lợi xảy ra đối với sản phẩm cá tra Việt Nam tại một số thị trường càng khiến người nuôi ngao ngán.
Thời điểm trước, Chính phủ đã đưa nguyên liệu sản xuất thức ăn thuỷ sản nhập khẩu vào nhóm đối tượng bình ổn giá. Tuy nhiên, trong vài ngày qua, giá thức ăn chăn nuôi của Công ty Cagill và Proconco đã lại tăng mạnh. Thức ăn thủy sản cũng liên tục tăng giá kể từ đầu tháng với mức tăng tổng cộng 700 – 800 đồng/kg.
Hiện nay, giá thức ăn cho cá tra loại 22% đạm là 6.800 đồng/kg, loại 26% đạm là 7.200 – 7.800 đồng/kg tuỳ từng công ty. Trong khi đó từ đầu tháng 5 đến nay, nhiều hộ nuôi cá chỉ bán được với giá 15.800 – 16.000 đồng/kg cá nguyên liệu. Trong khi giá các loại thức ăn thủy sản tăng thêm 200 – 500 đồng/kg so với tháng trước. Với mức giá này, những người nuôi cá đạt năng suất cao, chất lượng tốt mới có thể vượt qua ngưỡng thua lỗ.
Gần đây, tuy xuất khẩu cá tra có chiều hướng phục hồi nhưng tình hình thả nuôi trong dân vẫn trầm lắng. Đến thời điểm này, diện tích thả nuôi cá tra mới chỉ đạt khoảng 1.000 ha mặt nước, thấp hơn 30% diện tích so với cùng kỳ năm trước. Theo phản ánh của các hộ cá tra: thời gian qua, các doanh nghiệp chế biến cá tra xuất khẩu đã tiếp cận được nguồn vốn vay hỗ trợ lãi suất với mức độ khác nhau nhưng người nuôi cá lại rất khó tiếp cận với nguồn vốn này.
Do những khó khăn về thị trường, nhiều hộ nuôi còn nợ ngân hàng nên các ngân hàng thương mại cũng chưa triển khai mạnh việc tiếp tục cho vay để khôi phục diện tích ao nuôi. Ông Út Che – một hộ nuôi tôm sú có thâm niên tại ấp Vĩnh Thanh, Vĩnh Hậu, Hoà Bình, Bạc Liêu cho biết: Vụ này tôm đã thả được hơn một tháng nhưng gia đình ông không đủ tiền mua thức ăn vì không có vốn hơn nữa giá thức ăn lại quá cao. Hơn 0,5 ha tôm nhưng chi phí thức ăn có 200.00 đồng/ngày, bằng phân nửa mức cho ăn trước đây.
Theo tính toán của Cục nuôi trồng thuỷ sản: giá thành nuôi cá của vụ đầu năm 2009 là 14.500 đồng/kg, trong đó chi phí thức ăn chiếm tới 75,9% giá thành. Đối với tôm sú, giá thành vào mức 60.000 đồng/kg và chi phí thức ăn đã chiếm 41,7%. Một kg tôm thẻ chân trắng giá thành vào khoảng 30.000 đồng nhưng chi phí thức ăn lên đến 66,75%… Như vậy chi phí thức ăn trong nuôi trồng thuỷ sản chiếm một phần rất lớn trong tổng mức vốn đầu tư của người nuôi. Việc tăng hay giảm giá thành thức ăn thủy sản sẽ có tác động trực tiếp đến kết quả từng vụ nuôi.
Bao giờ chủ động nguồn thức ăn?
Đây là câu hỏi đồng thời cũng chính là sự mong mỏi của người nuôi thuỷ sản Việt Nam. Một trong những yếu tố giúp ngành thủy sản nước ta phát triển bền vững, trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn… thì việc chủ động được nguồn nguyên liệu sản xuất thức ăn thủy sản là yếu tố cần thiết.
Theo các chuyên gia về nông nghiệp, với các nguyên liệu bắp, đậu tương, mì lát, cám gạo, nguyên liệu bột cá… nếu khâu sản xuất, trồng trọt được tổ chức, quy hoạch tốt thì có thể sử dụng dư thừa cho chế biến thức ăn thuỷ sản. Thế nhưng, đến thời điểm này, những loại nguyên liệu nói trên, vốn chiếm tới 60-70% trong công thức sản xuất thức ăn vẫn phải lệ thuộc phần lớn vào nhập khẩu. Đây là nguyên nhân chính được doanh nghiệp cung ứng thức ăn nêu ra để tăng giá sản phẩm, hoặc chậm trễ giảm giá khi nguồn nguyên liệu trên thế giới giảm giá mạnh.
Thực tế, Việt Nam là một nước nông nghiệp, có nhiều thế mạnh trong việc phát triển các loại cây nông sản như ngô, sắn, đậu tương – vốn là những nguyên liệu chính trong chế biến thức ăn chăn nuôi, thức ăn thuỷ sản. Tuy nhiên, theo số liệu của Cục trồng trọt (Bộ NN&PTNT) hiện cả nước mới chỉ có khoảng 300.000 ha trồng đậu tương nên mỗi năm mới sản xuất ra khoảng hơn 300.000 tấn đậu tương, chỉ đủ dùng cho nhu cầu làm đậu phụ và đồ uống nên khô dầu đậu tương dùng cho chế biến thức ăn chăn nuôi phải nhập 100% ở nước ngoài.
Hiện đang tồn tại một nghịch lý là, trong khi các doanh nghiệp phải nhập khẩu nguyên liệu thức ăn chăn nuôi thì một số loại nông sản sản xuất trong nước phải bán với giá quá rẻ. Lý do là vì chất lượng nguyên liệu trong nước không bảo đảm do quá trình thu hoạch và bảo quản của nông dân chưa tốt. Vì vậy, trong thời gian tới, để có thể chủ động nguồn nguyên liệu cho chế biến thức ăn thuỷ sản, ngoài việc các doanh nghiệp tự đầu tư dây chuyền sản xuất, thì nhà nước cũng cần đầu tư nguồn vốn cho nông dân để tăng cường hệ thống kho bãi, phơi, sấy, bảo quản để bảo đảm chất lượng nông sản, cung cấp nguồn nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi. Việc quy hoạch lại vùng nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi, trong đó có thức ăn thủy sản cũng cần được tiến hành trên cơ sở tính toán nhu cầu thực tế… Có như vậy mới góp phần bình ổn giá thành thức ăn thủy sản, giúp người nuôi bớt cảnh phập phồng theo giá thức ăn./.
Giảm Giá Thành Thức Ăn Nuôi Thủy Sản
Có thể nói thức ăn thủy sản Việt Nam đang nằm trong sự “thống trị” của các doanh nghiệp nước ngoài, khi nắm giữ tới 80% thị phần. Thức ăn cho tôm là sự “độc bá” gần như 100% của Uni-President, Grobest (Đài Loan), CP (Thái Lan), Tomboy (Pháp)… Với thức ăn cho cá tra, Cargill (Mỹ), Green Feed, Proconco (liên doanh với Pháp), Anova… cũng chiếm tới trên 60-70%.
Sự “phong tỏa” không ngừng
Tôm là thế mạnh bậc nhất trong xuất khẩu thủy sản của Việt Nam nhưng thị trường thức ăn cho tôm hoàn toàn lọt vào tay các DN nước ngoài. Diện tích nuôi tôm ngày càng mở rộng, nhu cầu thức ăn cho tôm ngày càng lớn nhưng DN trong nước không thể chen chân. Tình hình cũng tương tự đối với cá tra, một mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Theo đánh giá của Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam, hiện sản xuất thức ăn cho cá tra góp mặt tên tuổi của vài DN Việt Nam như Việt Thắng, Vĩnh Hoàn, Hùng Vương, Cỏ Mây… Các DN này tồn tại được nhờ từ lâu đã có chu trình sản xuất khép kín từ thức ăn, con giống cho đến tiêu thụ sản phẩm chứ không phải nhờ sự phân phối ra thị trường.
Trong khi đó, các DN nước ngoài liên tục có kế hoạch phát triển, xây dựng thêm nhà máy và mở rộng quy mô sang các lĩnh vực tiệm cận. Đại diện Công ty Uni-President Việt Nam cho biết, hiện thức ăn dành cho tôm của Công ty chiếm 30-35% thị phần, thức ăn dành cho cá da trơn chiếm gần 10% thị trường Việt Nam. Và riêng 3 “ông lớn” là Uni-President Việt Nam, Grobest và C.P Việt Nam đã chiếm tới 70-80% thị phần thức ăn cho tôm.
Với 3 nhà máy sản xuất thức ăn thủy sản, hàng năm Uni-President Việt Nam cung cấp sản lượng 300.000 tấn/năm. Công ty Green Feed cũng đã tăng vốn đầu tư lên 80 triệu USD (lúc đầu là 25 triệu USD), với kế hoạch ngoài 4 nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản hiện nay, họ sẽ đầu tư mạnh vào sản xuất con giống thủy sản chất lượng cao để cung cấp cho thị trường Việt Nam trong năm nay. Riêng Công ty C.P Việt Nam, Tổng Giám đốc Sooksunt Jiumjaiswanglerg đã tuyên bố rằng, ngoài việc mỗi năm cho ra đời 1 – 2 nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi, sắp tới họ sẽ còn lấn sân sang lĩnh vực chế biến thủy sản, với việc xây dựng mới nhà máy chế biến tôm ở Huế và nhà máy chế biến cá tra xuất khẩu tại Bến Tre.
Áp lực lớn lên người nuôi
Cơ chế thị trường, DN có thị phần càng lớn, càng dễ thống lĩnh về giá. Và từ đầu năm đến nay, giá thức ăn thủy sản tăng tới 6 – 7 lần, mỗi lần 200 – 300 đồng/kg. Giá thức ăn chăn nuôi lẫn thủy sản từ trước đến nay chỉ có một chiều tăng chứ chưa hề giảm. Theo ông Nguyễn Việt Thắng, Chủ tịch Hội Nghề cá Việt Nam, trong nuôi cá tra, thức ăn chiếm tới 80% giá thành. Nhưng quản lý nhà nước thời gian qua đã bỏ qua những doanh nghiệp sản xuất thức ăn dẫn đến giá tăng liên tục, từ đầu năm đến giờ đã tăng hơn 35%. Điều này đã ảnh hưởng rất lớn đến người nuôi cá tra.
Thực tế cho thấy, mặc dù giá cá tra, tôm nguyên liệu tăng lên nhưng người nông dân vẫn khó lòng mặn mà với việc nuôi trồng hai loại thủy sản đang được ưa chuộng này. Nhiều diện tích nuôi tôm, cá tra tại ĐBSCL liên tục giảm.
Nguyên nhân là do các chi phí đầu vào, đặc biệt là giá thức ăn, giá cá giống tăng mạnh khiến chi phí đầu tư nhảy vọt. Theo các nông dân nuôi cá tra ở tỉnh Tiền Giang, để đầu tư được 100 tấn cá tra cần tới 2,2 tỷ đồng (trung bình 1 hecta cho sản lượng 300 tấn). Mặt khác do “dư chấn” của những vụ nuôi cá thua lỗ năm 2008-2009 nên nhiều người dân thiếu vốn sản xuất.
Do đó hiện nay ở Tiền Giang, diện tích nuôi cá tra chủ yếu là của doanh nghiệp chế biến thủy sản thuê ao của dân để chủ động nguồn nguyên liệu. Nhiều nông dân nuôi tôm cũng luôn trong tình trạng thắc thỏm với mỗi khi giá thức ăn tăng. Theo ông Võ Hồng Ngoãn, “Vua tôm” Bạc Liêu, tôm là đối tượng nuôi cho năng suất, lợi nhuận cao nhưng lại chứa đựng nhiều rủi ro, và sự thất bại dễ dẫn đến trắng tay, khiến người nuôi khánh kiệt. Vì thế, các yếu tố đầu vào như thức ăn, con giống mà không ổn định thì người nông dân không dám mạo hiểm với đối tượng nuôi này.
Theo đại diện một số doanh nghiệp sản xuất thức ăn thủy sản thì hiện nay có tình trạng một số doanh nghiệp thức ăn của Trung Quốc chiết khấu cho đại lý từ 5.500-6.000 đồng/kg, làm cho nhiều DN sản xuất thức ăn băn khoăn và mong muốn Nhà nước can thiệp vì đây cũng là lý do khiến giá thức ăn tăng trong thời gian qua.
Chung tay bình ổn giá đầu vào
Trước tình trạng giá thức ăn thủy sản liên tục tăng cao và luôn chịu chi phối từ các DN sản xuất thức ăn nước ngoài, thì vấn đề đặt ra là bình ổn giá thức ăn trên thị trường. Đây là niềm mong mỏi lớn của rất nhiều người nông dân. Tuy nhiên, để làm được điều này lại không dễ.
Theo ông Lương Lê Phương, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT, về luật, Nhà nước không can thiệp sâu vào doanh nghiệp kinh doanh, mà chỉ khuyến cáo. Bộ NN&PTNT khuyến cáo xem lại giá thức ăn chăn nuôi có hợp lý hay không, các công ty viện lý do giá nguyên liệu, lạm phát tăng… nhưng không hợp lý. Họ đã đưa ra giá mặt bằng chung và người nuôi phải chấp nhận. Vì vậy, khi khuyến cáo, các doanh nghiệp không nghe thì cần vận động tẩy chay đối với những sản phẩm tăng giá không hợp lý, chất lượng không đảm bảo.
Tuy nhiên, trên thực tế, thói quen tẩy chay hàng hóa của người tiêu dùng Việt Nam, đặc biệt là người nông dân, vốn ít xảy ra, thậm chí là không. Vì thế, giải pháp bình ổn giá bằng phương pháp tẩy chay thực ra còn khá xa. Người nông dân vẫn cần một biện pháp mạnh mẽ hơn từ phía quản lý nhà nước để đảm bảo lợi ích chính đáng của mình
Thành Phần Trong Thức Ăn Thủy Sản Có Gì?
Do vậy, chúng ta cần phải hiểu về các thành phần có trong thức ăn thủy sản, đặc tính của từng loại nguyên liệu sử dụng trong việc chế biến thức ăn thủy sản là việc rất cần thiết. Trong thức ăn thủy sản có các thành phần chính bao gồm: Nhóm cung cấp năng lượng, nhóm cung cấp protein và nhóm chất phụ gia
NHÓM CUNG CẤP PROTEIN
Đối với động vật là gia súc và gia cầm, thì nhu cầu protein của chúng khá thấp, nhưng đối với thủy sản, nhu cầu Protein của chúng cao hơn rất nhiều, khoảng 25 – 55%. Do vậy, trong vấn đề chế biến thức ăn thủy sản, nguồn nguyên liệu cung cấp Protein là vấn đề được nhà nông quan tâm đầu tiên. Nguyên liệu để cung cấp Protein có hàm lượng phải lớn hơn 30%. được chia làm 2 nhóm: Protein Động Vật và Protein Thực Vật.
PROTEIN ĐỘNG VẬT
Protein động vật có hàm lượng khoảng từ 50% trở lên và được động vật thủy sản sử dụng hiệu quả hơn là Protein thực vật. Các nguồn Protein động vật thường sử dụng trong thức ăn thủy sản là: Bột đầu tôm, bột cá, bột huyết, bột mực, bột nhuyễn thể…; trong đó, nguồn protein phù hợp nhất cho động vật thủy sản là bột cá.
Tùy theo nhu cầu Protein của các loài cá khác nhau mà mức sử dụng bột cá khác nhau, thông thường giao động từ 25 – 35% (ví dụ đối với tôm sú thì tỷ lệ bột cá khoảng 35% còn đối ới tôm trường thành khoảng 28 – 30%).
Với số lượng thức ăn thủy sản cho tôm hằng năm trong nước khoảng 150.000 – 200.000 tấn thì lượng bột cá tiêu tốn khoảng 40.000 – 45.000 tấn. Hiện tại, do giá bột cá ngày càng tăng cao, người nuôi có khuynh hướng thay thế protein của bột cá bằng các protein của động vật như bột xương, bột phế phẩm từ gia cầm.
PROTEIN THỰC VẬT
Đậu nành, đậu phộng, hạt bông vải… là nguồn cung cấp Protein thực vật chủ yếu và quan trọng. Protein thực vật được sử dụng trong thức ăn thủy sản nhằm để thay thế protein từ bột cá để giảm giá thành của thức ăn thủy sản. Tuy nhiên, khi sử dụng Protein thực vật sẽ gặp một số vấn đề trong nuôi thủy sản như: tiêu hóa không tốt, axit amin không cân đối, thiếu lysin và methionin, bị kháng chất dinh dưỡng và dễ nhiễm độc.
NHÓM CUNG CẤP NĂNG LƯỢNG
Trong nhóm này, vai trò chủ yếu là cung cấp carbohyrat (chủ yếu là tinh bột và thực vật) và nhóm dầu mỡ (dầu động vật và thực vật)
TINH BỘT
Là thành phần chủ yếu trong các loại khoai củ, ngũ cốc và phụ phẩm nông nghiệp như cám gạo, cám mì…
Tinh bột có hàm lượng Protein thấp (không trên 20%), acid admin không được cân đối và Lipid thấp (2 – 5%). Tuy nhiên, cám gạo lại có được hàm lượng chất xơ cao khoảng 11 – 20% và lipid cao đến khoảng 10 – 15%.
DẦU ĐỘNG, THỰC VẬT
Đây là nguồn cung cấp năng lượng quan trọng cho động vật thủy sản. Tuy nhiên dầu động vật và thực vật được sử dụng như là nguồn acid béo không no cho động vật thủy sản. Đối với nhóm động vật thủy sản ăn động vật, khả năng hấp thụ tinh bột kém thì lipid được sử dụng như là một nguồn năng lượng chính.
Thường trong việc chế biến thức ăn thủy sản có sẵn lipid nên trong thức ăn chỉ cần bổ sung thêm từ 2 – 3% dầu. Tùy theo đối tượng nuôi mà lựa chọn dầu thực vật hoặc động vật hoặc cả 2.
NHÓM PHỤ GIA KHÁC
Ngoài nhóm cung cấp Protein và nhóm cung cấp Năng Lượng thì có một số phụ gia thủy sản được bổ sung vào thức ăn nhằm tăng giá trị dinh dưỡng, làm ngon miệng và hạn chế sự biến chất… những chất này được gọi chung là chất phụ gia
CHẤT KẾT DÍNH
Để gia tăng mức độ kết dính thức ăn, ngoài tinh bột người ta còn sử dụng chất kết dính. Chất kết dính có vai trò như đóng góp dinh dưỡng vào thức ăn, giảm thiểu sự thất thoát các chất dinh dưỡng, tăng độ bền thức ăn trong môi trường nước giảm ô nhiễm và giảm bụi trong quá trình chế biến.
Tuy nhiên, một số chất kết dính có thể ảnh hưởng đến khả năng tiêu hóa của thủy sản, một vài loài cá không chể hấp thụ được thức ăn quá cứng. Tinh bột được gelatine hóa cũng là một loại chất kết dính tự nhiên tốt cho động vật thủy sản.
CHẤT CHỐNG OXY HÓA
Chất chống oxy hóa cho thức ăn thủy sản phải đảm bảo không độc và giá thành rẻ. Một số chất chống oxy hóa điển hình được sử ụng là BHT 200ppm, BHA 200ppm, Ethoxyquin 150ppm
CHẤT KHÁNG NẤM
Chất kháng nấm được trộn giữa các loại acid hữu cơ. Trong thức ăn thủy sản có một số chống mốc như acid propionic, sodium diacetate, acid sorbc, acid phosphoric.
CHẤT TẠO MÙI
Chất tạo mùi cũng đóng vai trò rất quan trọng, quyết định hiệu quả trong việc sử dụng thức ăn của thủy sản, đặc biệt là tôm. Trong các nguồn nguyên liệu sử dụng làm thức ăn cho tôm có các chất dẫn dụ như bột nhuyễn, giun nhiều tơ, nhộng tằm, dịch thủy phân cá… Ngoài ra, thức ăn thủy sản cũng có thể sử dụng dầu mực, dầu nhuyễn thể cũng dùng để tạo chất tạo mùi.
Ngoài các chất tạo mùi tự nhiên kể trên, các chất tạo mùi nhân tạo khác như acid amin tự do hay một số phân tử piptide như betane cũng được bổ sung vào thức ăn thủy sản
Tìm hiểu thêm: Quy trình sản xuất thức ăn thuỷ sản
Hàng Hải Sản Tăng Giá
Do nhu cầu tiêu dùng tăng cao nhưng nguồn cung khan hiếm nên nhiều mặt hàng hải sản tăng giá trên thị trường sau tết.
Hàng hải sản ở Co.opMart Tam Kỳ vào sáng ngày 26.2.
Những ngày này, hầu như các chợ, siêu thị trên địa bàn tỉnh đã rộn rã mua bán. Ghi nhận của chúng tôi ở chợ Trung tâm thương mại Tam Kỳ vào chiều ngày 25.2, nhiều mặt hàng hải sản bán rất chạy. Chị Hồ Hải Hà (phường An Mỹ, chúng tôi Kỳ) hỏi giá thì được tiểu thương tên Thủy hô giá cá ngừ là 130 nghìn đồng/kg, mực ống 420 nghìn đồng/kg… Chị Hà hỏi sao hải sản lại tăng giá so với thời điểm cận tết thì tiểu thương này bảo do nguồn hàng này thiếu sau tết nên giá cao hơn thời điểm trước tết. Nhiều khách hàng đến chợ Tam Kỳ hay những chợ nhỏ hơn trên địa bàn thành phố này đều thắc mắc giá hải sản tăng cao sau tết thì hầu hết tiểu thương có chung câu trả lời: “Chúng tôi mua hàng hải sản từ các thương lái bán sỉ trên địa bàn. Họ bán giá cao thì chúng tôi phải bán lẻ với giá cao hơn”.
Giá hải sản ở các chợ tăng cao còn siêu thị thì sao? Bảng giá bán hàng hải sản ở Co.opMart Tam Kỳ vào sáng ngày 26.2 ghi rõ, cá cu: 210 nghìn đồng/kg, cá ngừ: 87.500 đồng/kg, cá trác: 75 nghìn đồng/kg, cá khế: 204 nghìn đồng/kg, cá chuồn: 120 nghìn đồng/kg, cá thu: 352 nghìn đồng/kg, thân cá bớp: 291 nghìn đồng/kg… Do giá hải sản đã niêm yết nên nhiều khách hàng đến mua không thắc mắc giá cả. Chị Trịnh Thị Hồng Lĩnh – phụ trách ngành hàng tươi sống của Co.opMart Tam Kỳ cho biết, giá hải sản có thay đổi mỗi ngày tùy theo giá cả đầu vào nhưng do siêu thị bán hàng bình ổn giá nên mức chênh lệch không cao từ trước, trong đến sau tết. “Hầu hết hàng hải sản bán ở siêu thị được mua về từ các tàu đánh bắt cá, mực của ngư dân huyện Núi Thành. Chúng tôi đặt hàng qua một số tư thương địa phương. An toàn vệ sinh thực phẩm và ổn định giá cả là tiêu chí đầu tiên trong kinh doanh của chúng tôi” – chị Lĩnh nói. Ở siêu thị này, một số mặt hàng như cá sặc, cá chuồn, nghêu, mực đã hết và được lý giải là khan hiếm nguồn cung. Đầu cá hồi nhập khẩu, cá đối cũng đã “cháy” hàng.
Tôm thẻ chân trắng loại 100 con/kg được bán với giá dao động ở mức 230 – 250 nghìn đồng/kg tùy theo các chợ, còn ở Co.opMart Tam Kỳ là 175 nghìn đồng/kg. Mức giá này tăng cao so với thời điểm trước tết. Đây là tín hiệu vui cho người nuôi tôm trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, chỉ có các nông hộ nuôi tôm thẻ chân trắng quanh năm trên cát được hưởng lợi còn người nuôi tôm ở vùng triều ven sông chỉ mới vào vụ, chưa có tôm thương phẩm để bán. Bà Nguyễn Thị Lịch (xã Bình Hải, Thăng Bình) – tư thương thu mua tôm thương phẩm ở các địa bàn nuôi tôm thuộc huyện Thăng Bình và chúng tôi Kỳ cho biết: “Các vùng nuôi tôm trơ ao mấy năm nay do dịch bệnh tràn lan nên nguồn hàng khan hiếm. Cung thiếu nhưng nhu cầu tiêu dùng cao nên giá tăng lên từng ngày. Việc buôn bán của tôi thuận lợi hơn so với trước đây” – bà Lịch nói.
Trao đổi với chúng tôi, bà Phạm Thị Hoàng Tâm – Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Quảng Nam cho biết, người nuôi tôm đang hưởng lợi nhờ giá tôm thương phẩm tăng trong nhiều tháng qua. Chỉ cần được mùa là nông hộ thu lợi gấp nhiều lần so với các sản phẩm của các ngành nông nghiệp khác. Nhiều hộ nuôi tôm thu vài tỷ đồng chỉ sau 1 vụ nuôi trúng, đầu tư chỉ trong 3 tháng không còn là bất ngờ. “Thì thị trường vận động theo quy luật thôi. Chúng tôi không bất ngờ và cho rằng việc này có lợi cho sản xuất, chế biến, lưu thông sản phẩm tôm trên thị trường trong nước cũng như xuất khẩu. Đây là tín hiệu vui cho người nuôi lẫn các cơ sở chế biến tôm tại Quảng Nam” – bà Tâm nói.
VIỆT QUANG – VĂN HÀ
Bạn đang xem bài viết Giá Thức Ăn Thủy Sản Lại Tăng trên website Fcbarcelonavn.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!