Xem Nhiều 3/2023 #️ Giá Cá Trắm Đen, Cá Trắm Cỏ Giống. Trang Trại Bán Cá Trắm Giống Uy Tín # Top 8 Trend | Fcbarcelonavn.com

Xem Nhiều 3/2023 # Giá Cá Trắm Đen, Cá Trắm Cỏ Giống. Trang Trại Bán Cá Trắm Giống Uy Tín # Top 8 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Giá Cá Trắm Đen, Cá Trắm Cỏ Giống. Trang Trại Bán Cá Trắm Giống Uy Tín mới nhất trên website Fcbarcelonavn.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

1. Giá cá trắm đen giống

Các trắm đen hay còn gọi là cá trắm ốc có đặc điểm là toàn thân mình có màu sậm đen, nhất là phần đầu và lưng. Trong chăn nuôi thì cá thường có trọng lượng cỡ 2 đến 4kg. Với trong điều kiện chăn nuôi tốt thì sau 1 nắm cá có thể đạt kích cỡ 0,5kg/con. Sau 3 năm thành thục cá bắt đầu đẻ trứng. Thức ăn của cá trắm đen khi còn nhỏ là động vật phù du, ấu trùng chuồn chuồn và muỗi. Khi trưởng thành chúng có thể tiêu hóa được cả ốc, hến, trai, sò nhỏ hoặc trái cây. Do nguồn thức ăn đa dạng nên nhiều hộ chăn nuôi đã lựa chọn loại cá này nuôi thương phẩm tiết kiệm chi phí thức ăn hơn vì nguồn thức ăn luôn dồi dào.Giá cá trắm đen giống được bán thường là:

Loại từ 10 – 20 con/1kg – giá 15.000 – 17.000 VNĐ/con

Loại 4 – 5 con/1kg giá khoảng 20.000 – 25.000 VNĐ/con

2. Giá cá trắm cỏ giống

Cá trắm cỏ cũng được nuôi rất phổ biến vì thịt ngọt, nguồn thức ăn lại là cỏ nên khá rẻ và dễ kiếm, bà con có thể tự sản xuất tự cung cấp được. Cá trắm cỏ có thân hình trắng, đầu thon nhỏ, thường có kích cỡ từ 0,8 -1.2kg/con sau nuôi 1 năm. Nuôi từ 2 năm trở lên đạt 2,5kg/con hoặc cao hơn nữa. Ngoài tự nhiên khi môi trường thuận lợi thì có trường hợp bắt được cá trắm cỏ nặng tới 12kg/con.Giá cá trắm cỏ bà con có thể tham khảo như sau:

Hương: loại 4000 con/1kg – giá 300.000 VNĐ/1kg

Giống: loại 100 con/1kg – giá 80.000 VNĐ/1kg

Các trang trại bán cá trắm giống uy tín

1. Hợp tác xã Quang Húc

2. Trại cá giống Yến Hợp

Trại cá giống Yến Hợp là cơ sở cung cấp rất nhiều cá giống các loại như cá trắm đen, trắm cỏ, chép, rô phi, cá nheo… do chuyên về cá giống nên cơ sở đảm bảo cá được ương và nuôi đúng kỹ thuật, đảm bảo sạch bệnh và lớn nhanh. Liên hê: Địa chỉ: Cửa hàng Yến Hợp, Cổng viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 1, Từ Sơn, Bắc Ninh Điện thoại: 0976 484 409 – Chị Yến hoặc 0904 642 128 – Anh Hợp

Trung tấm giống và dịch vụ nghề cá Thái Sơn là cơ sở tin cậy để bà con mua các loại cá giống, cá trắm cỏ, trắm đen đủ loại kích cỡ từ cá bột, cá hương với cá cả cạnh tranh nhất miền bắc. Trung tâm đảm bảo vận chuyển tận nơi cho khách hàng và phổ biến kỹ thuật thả, nuôi khi mới thả cho bà con nắm bắt và hỗ trợ tư vấn trong suốt quá trình nuôi. Liên hệ: Địa chỉ: Lai Tê, Trung Chính, Lương Tài, Bắc Ninh Điện thoại: 0986 29 49 69

4. HTX Nông nghiệp và thủy sản Cản Hưng

Với lợi thế gần sống đuống, HTX Cảnh Hưng đã sử dụng diện tích đất bãi ven sông để trồng cỏ nuôi cá trắm cỏ. Cơ sở chuyên cung cấp cá Trắm cỏ giống và cá Chép lai 3 máu với các mẫu từ 50 con/1kg đến 2 con/1kg. Cá giống được chăm sóc cẩn thận, phòng và trị bệnh hiệu quả nên kích thước vô cùng đồng đều, có sức khỏe tốt khi đến tay bà con chăn nuôi. Liên hệ: Địa chỉ: Thôn Rền – Cảnh Hưng – Tiên Du – Bắc Ninh Điện thoại: 0988177509 Website: http://www.canhhung.com

5. Trại nguồn giống Hà Nội

Cá giống nước ngọt là lợi thế thế của trại nguồn giống Hà Nội. Tại đây khách hàng có thể chọn rất nhiều loại cá giống khác nhau, cung cấp sỉ lẻ giá cả hợp lý cạnh tranh. Bàn con mới nuôi sẽ được hỗ trợ kỹ thuật nuôi, vận chuyển và đánh bắt cá sao cho hiệu quả nhất. Liên hệ: Địa chỉ: 57 Lĩnh Nam (gần Time City và chợ Mai Động), Hoàng Mai, Hà Nội. Điện thoại: 0961682686

Lưu ý khi chọn mua cá trắm giống!

Đối với cá giống nói chung và cá trắm giống nói riêng bà con không nên chọn con giống quá nhỏ vì sức sống kém. Tốt nhất nên chọn cá giống hương vì chúng có thể ăn khỏe hơn, sống tốt và sinh trưởng nhanh, giảm rủi ro thất thoát con giống dẫn đến lãng phí. Quan trọng hơn cả là chọn địa chỉ bán cá giống uy tín, trách nhiệm để học hỏi kinh nghiệm từ khi nuôi đến khi thu hoạch. Chúc bà con sớm hoàn thành mô hình nuôi cá trắm thành công!

Theo chúng tôi

Kỹ Thuật Ương Cá Trắm Cỏ Giống

Sau thời gian ương hết giai đoạn 1; cá đã đạt tiêu chuẩn cá hương, ta tiến hành các công đoạn san cá ra các ao để ương nuôi tiếp giai đoạn từ cá hương lên cá giống; giai đoạn cá giống được phân thành nhiều giai đoạn lớn nhỏ khác nhau căn cứ vào kích thước chiều dài cá thể (tính bằng cm) để phân chia các giai đoạn như: giống cấp 1, giống cấp 2 và giống cấp 3; mỗi giai đoạn như thế có những biện pháp kỹ thuật nuôi cụ thể. Trong ương san cá giống giai đoạn ương từ cá hương lên cá giống gọi là giai đoạn 2. Các bước kỹ thuật tiến hành để thực hiện giai đoạn này như sau:

Chọn ao ương tốt nhất là hình chữ nhật, ao ương cá từ cá hương lên cá giống có diện tích từ 300-500m 2; nhưng diện tích ao ương cá giống thích hợp nhất từ 1.000-2.000m 2, mức nước trong ao từ 1,2-1,5m. Chất đáy ao là đất cát hoặc pha cát; độ dày bùn đáy từ 10-15cm, nhưng không có bùn đáy ao càng tốt vì ao nuôi cá trắm cỏ giống không yêu cầu phải gây màu nước như ương cá mè trắng. Ao ương gần nguồn nước, nguồn nước cấp cho ao ương phải đảm bảo là nguồn nước sạch, đảm bảo đạt các yếu tố về môi trường;

Trước khi san cá hương sang ao để nuôi lên giống khoảng từ 5-7 ngày tiến hành các bước như tháo cạn nước ao, tát gạn, bắt hết cá tạp, vét bớt lớp bùn đáy, đảm bảo lớp bùn đáy ao; nếu để lớp bùn đáy quá dày dẫn đến hiện tượng các chất dinh dưỡng trong ao ương dễ bị lớp bùn đáy hấp thụ do vậy những ao có lớp bùn đáy quá dày thường gây màu nước là thức ăn tự nhiên của cá rất khó; sau đó san đáy ao cho phẳng có độ dốc đáy ao thoải dần về phía cống thoát; dùng vôi (CaO; Ca(OH2…) tẩy ao với lượng 10-15 kg/100m 2 để tẩy độc cho ao và khử chua; mức độ sử dụng vôi cho từng ao phụ thuộc vào độ pH của ao, sau đó phơi đáy ao khoảng 3-5 ngày. Cấp nước vào ao ương trước khi thả cá hương, tuy nhiên đối với ao ương cá hương cấp nước vào ao trước 5-10 ngày vẫn có thể thả cá được, không phải tát gạn làm lại ao như giai đoạn ao ương từ bột lên hương; nhưng rất khoát phải quản lý tốt môi trường ao nuôi không để ếch, nhái sinh sản trong ao ương. Nước cấp vào ao phải qua lọc để tránh sinh vật có hại và các loại cá khác vào ao sẽ cạnh tranh thức. Ao ương cá giống trắm cỏ không phải bón các loại phân để gây màu nước; vì vậy có thể cấp đủ mức nước ao ngay từ đầu sau đó thả cá vào ao ương.

Sau khi ao ương có độ sâu mực nước đạt 0,8-1,0m thì thả cá hương, trong suốt quá trình ương nuôi duy trì mức nước 1,2-1,5m. Thời gian thả cá hương tốt nhất vào lúc trời mát trong ngày, buổi sáng từ 7-9 h và buổi chiều tối từ 18-20 h. Khi thả cá nên chọn vị trí như nơi đầu hướng gió, nơi cấp nước hoặc điểm nước sâu và đáy ao ít bùn nhất. Trước khi thả cá chú ý cân bằng nhiệt độ trong và ngoài bao chứa cá để tránh hiện tượng cá bị sốc nhiệt dẫn đến cá yếu và chết bằng cách ngâm bao cá trong ao ương 10-15 phút sau đó mở bao túi cho nước từ từ váo túi, mở miệng túi dần dần, quan sát hoạt động của cá trong bao chứa trước khi thả cá ra ao ương.

Cá hương phải đảm bảo đạt tiêu chuẩn về kích thước cá thể cũng như khối lượng; cỡ cá phải đồng đều, thân hình cân đối, không bị dị hình, dị dạng; cá có màu xanh sẫm, vây, vẩy hoàn chỉnh không bị sây sát và mất nhớt; cá bơi lội, hoạt động nhanh nhẹn, có phản xạ tốt với tiếng động; có thể cho một số cá ra thau quan sát thấy cá bơi thành đàn, vòng tròn quanh thau là đạt. Trước khi đưa cá về ao ương sử dụng muối ăn hoặc thuốc tím để tắm cho cá với liều lượng: nước muối 2-3%, thời gian 3-5 phút hoặc sử dụng thuốc tím (KMnO4) với liều lượng 1g thuốc hòa trong 50-100 lít nước, thời gian tắm 10-12 phút để cá chóng lành các vết thương, loại bỏ các loại ký sinh trùng bám trên cơ thể cá. Sau khi tắm xong cho cá, cho cá về ao ương nuôi phải thao tác nhẹ nhàng, nhanh chóng.

Sau 2-3 ngày nuôi chú ý đến mức độ sử dụng thức ăn của cá nhất là thức ăn xanh (bèo tấm) để cung cấp thức ăn hằng ngày cho phù hợp.

Đặc điểm dinh dưỡng của giai đoạn này là cá sử dụng thức ăn xanh (chủ yếu là bèo tấm); sau đó là các loại rong (thực vật thủy sinh thượng đẳng) hoặc các loại lá xanh trên cạn, các loại cỏ. Các loại thức ăn xanh này (ngoài bèo tấm) phải được thái nhỏ vừa cỡ mồi cá mới sử dụng được. Ở giai đoạn này cá trắm cỏ có hiện tượng sinh trưởng không đều, đặc biệt là trong môi trường ao nuôi thiếu thức ăn. Vì vậy khi cá đã sử dụng tốt thức ăn xanh thì cho cá ăn thỏa mãn trong ngày; theo dõi thức ăn xanh trong ao nuôi từ khi cho thức ăn xanh cho đến sáng hôm sau lượng thức ăn xanh trong ao hết hoặc còn một ít là đạt; tốt nhất cho thức ăn xanh vào khung chứa thức ăn.

Chủ động thức ăn xanh bằng cách ương nuôi bèo tấm: Chủ động thức ăn xanh cho cá rất quan trọng; ngoài việc tìm kiếm nguồn thức ăn xanh có sẵn ngoài tự nhiên người nuôi cá phải tạo nguồn thức ăn bằng cách nuôi bèo tấm như: Chọn diện tích ao vừa phải 100-200m 2, mặt ao có độ che phủ tốt của bóng cây, ao không cần nguồn nước lưu thông (ao tù); thả một lượng bèo tấm làm giống khoảng 1/3-1/4 diện tích ao; bổ sung thức ăn cho bèo bằng đạm vô cơ hoặc Kali (thay bằng tro bếp). Khi bèo sinh sản phủ kín mặt ao thì thu hoạch dần cho cá ăn;

Bảng sử dụng thức ăn cho cá trắm cỏ: Tính cho 10.000 con

Hàng ngày phải kiểm tra tình hình sử dụng thức ăn xanh và thức ăn tinh của cá để điều chỉnh cho hợp lý. Khi cá sử dụng hết thức ăn thì ngày hôm sau phải tăng thêm. Cá sử dụng thức ăn này nhiều hơn thức ăn khác, ngày hôm sau phải thêm bớt cho phù hợp. Nếu các loại thức ăn đều không sử dụng hết thì số lượng quá nhiều hoặc cá có hiện tượng không bình thường phải kịp thời tìm hiểu nguyên nhân để giải quyết. Giai đoạn này sinh vật phù du vẫn có vai trò trong khẩu phần ăn của cá nhưng đóng vai trò thứ yếu.

Quản lý ao ương: Yếu tố môi trường và địch hại là hai yếu tố quyết định đến tỷ lệ sống và tốc độ sinh trưởng, phát triển của cá do đó người nuôi cá phải thường xuyên thăm ao nhất là buổi sáng sớm; nếu thấy cá nổi đầu buổi sáng từ 5-7 giờ khi mặt trời chưa mọc đó là hiện tượng tốt, nhưng khi cá nổi đầu quá lâu đến 9-10 giờ sáng không lặn điều đó chứng tỏ rằng trong môi trường nước ao không đủ hàm lượng ôxy cho cá hô hấp hoặc chất lượng nước không tốt phải kịp thời xử lý. Vì vậy phải định kỳ bổ sung cấp nước mới vào ao ương, khi cấp nước vào ao phải qua lọc để tránh địch hại và các loại cá khác vào ao và thực hiện các biện pháp phòng trừ dịch bệnh tổng hợp.

Ghi chép đầy đủ các chỉ tiêu, theo dõi trong nhật ký quá trình ương nuôi cá như: Môi trường ao nuôi; tình trạng sức khỏe, hoạt động của cá; thức ăn; thuốc, chế phẩm sinh học sử dụng; thời gian bổ sung hoặc cấp nước mới vào ao ương; từ 5-10 ngày kiểm tra tốc độ sinh trưởng của cá một lần để biết được chất lượng, số lượng thức ăn, tình trạng sức khỏe của cá và điều kiện môi trường ao ương để điều chỉnh cho phù hợp;

Phân tích số liệu kỹ thuật dựa trên nhật ký nuôi cá để có các giải pháp xử lý kịp thời trong quá trình ương nuôi cũng như đúc rút kết kinh nghiệm cho vụ ương nuôi kế tiếp;

Tổng hợp kết quả tỷ lệ sống ao ương sau một đợt ương nuôi để đánh giá các định mức kỹ thuật, chi phí giá thành và hiệu quả kinh tế.

Sau thời gian ương nuôi 25-30 ngày, cá đạt kích cỡ 4-6cm thì thu hoạch; có thể bán hoặc san sang ao khác để đảm bảo đủ mật độ nuôi đến khi cá đạt kích thước 12-15cm/con.Trước khi thu hoạch, phải quấy dẻo, luyện ép cho cá trước 2-3 ngày; trước khi luyện ép không cho cá ăn thức xanh và cả thức ăn tinh; khi luyện ép cá dùng lưới mềm kéo dồn cá từ từ 2/3 ao; 1/2 ao và 1/3 ao; thời gian một lần luyện ép cá ngày đầu, lần đầu 30 phút và tăng dần thời gian luyện ép cá của những ngày sau. Khi thu hoạch cá giống dùng lưới sợi mềm để kéo cá; các thao tác làm phải nhanh nhưng nhẹ nhàng, khéo léo tránh làm xây xước cá.

Nuôi Cá Trắm Cỏ, Cá Trắm Trắng

Nuôi cá trắm cỏ, cá trắm trắng (Ctenopharyngodon idellus)

I. Nuôi ao:

1. Tẩy dọn ao:

– Tát hoặc tháo cạn, dọn sạch cỏ, tu sửa bờ, đăng cống, vét bùn nếu lượng bùn quá nhiều. Bón vôi khắp đáy ao để diệt cá tạp và các mầm bệnh bằng cách rải đều từ 7 đến 10 kg vôi bột cho 100 mét vuông đáy ao.

– Sau tẩy vôi 3 ngày, bón lót bằng cách rải đều khắp ao từ 20 – 30 kg phân chuồng và 50 kg lá xanh cho 100 mét vuông (loại lá cây thân mềm để làm phân xanh). Lá xanh được băm nhỏ rải đều khắp đáy ao, vùi vào bùn hoặc bó thành các bó nhỏ từ 5 đến 7 kg dìm ở góc ao.

– Lấy nước vào ao ngập từ 0,3 – 0,4 mét, ngâm 5 đến 7 ngày, vớt hết bã xác phân xanh, lấy nước tiếp vào ao đạt độ sâu 1 mét. Cần phải lọc nước vào ao bằng đăng hoặc lưới đề phòng cá dữ, cá tạp xâm nhập.

Cá trắm cỏ sống ở tầng nước giữa, thức ăn chính là cây xanh như cỏ thân mềm, rau, bèo dâu, bèo tấm, lá chuối, lá sắn, cây chuối non băm nhỏ, rong, thân cây ngô non , cá trắm cỏ cũng ăn các loại bột ngô, khoai, sắn, cám gạo. Cá nuôi sau 10 – 12 tháng đạt trọng lượng từ 0,8 – 1,5 kg/con (trung bình 1 kg mỗi con).

2. Thả cá giống

– Có 2 thời kỳ thả cá giống :

Vụ xuân từ tháng 2 đến tháng 3;

Vụ thu từ tháng 8 đến tháng 9. – Cần thả cá giống lớn, khoẻ mạnh, không sây xát, không có bệnh.

– Mật độ thả từ 1 – 2 con cho 1 mét vuông. Cỡ cá thả 8-10cm 3. Quản lý – chăm sóc ao

Thức ăn: Thức ăn xanh gồm : các loại cỏ, rong, bèo tấm, bèo dâu, lá chuối, lá sắn nên cho cá ăn đủ hàng ngày. Sau khi cá ăn cần vớt bỏ các cọng cỏ, cây, lá già cá không ăn được. Cho cá ăn thêm cám gạo, cám ngô… Cứ 100 con cho ăn từ 2 đến 3 kg thức ăn xanh, sau tăng dần theo sự lớn lên của cá bằng cách theo dõi hằng ngày.

Muốn tăng trọng 1kg thịt cá trắm cỏ cần từ 30-40kg thức ăn xanh như: rong, cỏ, bèo…Với cỏ tươi cho ăn 30-40% trọng lượng thân; với rong, bèo cho ăn 70% trọng lượng thân.

Quản lý ao:

– Theo dõi thường xuyên bờ ao, cống thoát nước, xem mực nước ao vào các buổi sáng.

– Vào sáng sớm theo dõi xem cá có bị nổi đầu vì ngạt thở không, cá có nổi đầu kéo dài không. Nếu có, tạm dừng cho ăn và thêm nước vào ao.

– Khi thấy cá bị bệnh hoặc chết rải rác cần hỏi cán bộ kỹ thuật hoặc khuyến ngư để biết cách xử lý.

4. Thu hoạch

– Sau 5 đến 6 tháng nuôi có thể đánh tỉa số cá lớn để ăn hoặc bán và thả bù cá giống để tăng năng suất nuôi. Phải ghi lại số lượng cá đã thu và thả lại sau mỗi lần đánh tỉa (ghi cả số con và số kg cá).

– Cuối năm thu toàn bộ cá (có thể chọn những cá nhỏ giữ lại làm giống cho vụ nuôi sau). Sau khi thu hoạch toàn bộ phải ghi lại sản lượng cá thu được (bao gồm cả cá đánh tỉa và cá thu cuối năm) nhằm sơ bộ hạch toán trong quá trình nuôi để có cơ sở cho đầu tư tiếp ở vụ nuôi sau.

II. Nuôi ở lồng bè trên sông, hồ:

Lồng có dạng hình khối chữ nhật hoặc mùng, kích thước dài x rộng x cao: Kích thước phổ biến hiện nay là: 3m x 2m x 1,7m hoặc 4m x 3m x 1,7m – Lồng làm bằng tre hóp cả cây, gỗ hoặc nhựa composite. Hai đầu để khe hở từ 0,5 – 1 cm để nước lưu thông dễ dàng, hai mặt bên và đáy thường bằng ván gỗ khít không để lọt thức ăn.

+ Do nuôi ở sông nên tốc độ dòng chảy 0,2 – 0,3 m/giây. Đặt mỗi cụm 20 lồng, các cụm cách nhau 150 – 200 m. + Nuôi ở hồ chứa nước lưu thông 0,1 – 0,2 m/giây. Nuôi cụm 15 lồng, các cụm đặt cách nhau 200 – 300 m.

Trước khi thả cá giống vào nuôi, lồng bè phải được cải tạo, vệ sinh. – Đối với lồng bè phải cọ rửa sạch, phơi khô và dùng nước vôi hoặc Clorua vôi phun đều toàn bộ lồng nuôi cá. Sau đó phơi khô 1 – 2 ngày, cọ rửa sạch và hạ thuỷ. Lồng đặt ngặp nước 1,2 – 1,5 m, cách đáy 3 – 4 m. 1/ Tiêu chuẩn cá giống, mật độ nuôi – Tiêu chuẩn cá giống:

+ Ngoại hình cân đối, không dị hình, vây, vẩy hoàn chỉnh, cỡ đồng đều, bơi lội nhanh nhẹn. + Không có dấu hiệu bệnh lý. + Kích cỡ cá 8-10cm.

– Mật độ nuôi:

+ Nuôi trong lồng bè 70 – 80 con/m3 . Cá có trọng lượng lớn hơn thì 30-50 con/m3. 

– Trước khi thả cá xuống ao, cá giống được khử trùng bằng ngâm tắm trong nước muối 3% từ 10 – 15 phút.

– Thời vụ nuôi: ở miền Bắc bắt đầu từ tháng 4, ở miền Nam có thể nuôi quanh năm.

2. Thức ăn và chế độ cho ăn :

Thức ăn xanh: cỏ, rong, bèo, lá ngô, sắn….Với cỏ tươi cho ăn 30-40% trọng lượng thân; với rong, bèo cho ăn 70% trọng lượng thân.

3. Chăm sóc cá nuôi

– Theo dõi hoạt động của cá: Thường xuyên kiểm tra hoạt động của cá, nếu thấy cá bơi lội khác thường phải vớt lên kiểm tra. Nếu nổi đầu do thiếu ôxy phải kéo lồng ra xa khu vực môi trường ô nhiễm.

Có thể tăng cường khuấy sục khí làm tăng lượng ôxy hòa tan. Kiểm tra sàn ăn để xác định khả năng bắt mồi của cá để điều chỉnh thức ăn. cứ 3 ngày vệ sinh lồng cá 1 lần và kiểm tra lồng.

4. Phòng trị bệnh cho cá nuôi: một số bệnh: Nấm thuỷ mi, trùng bánh xe, trùng quả dưa, sán lá đơn chủ. Mỗi loại bệnh có triệu chứng và bệnh lý riêng, cần thường xuyên theo dõi biểu hiện của cá để phòng trị. Để chủ động phòng ngừa bệnh cho cá nuôi, trong quá trình nuôi nên tiến hành dùng vôi để cải tạo môi trường.

+ Đối với vôi: Đựng trong bao treo ở đầu nguồn nước, cách mặt nước khỏang 1/2 độ sâu của nước trong lồng. Liều lượng 3-4kg vôi cho 10m3 nước trong lồng.

+ Sulphat đồng (CuSO4) phòng ký sinh đơn bào, liều lượng 50g/10m3 nước, tuần 2 lần. Không dùng thuốc, hoá chất kháng sinh đã cấm sử dụng.

Việt Linh tổng hợp từ một số chuyên đề nuôi cá trắm cỏ

Kinh nghiệm nuôi cá trắm cỏ

Mục đích: Nuôi cá nâng cao thu nhập cải thiện đời sống gia đình.

Bước 1: Chuẩn bị ao: - Đắp bờ, cày bừa và phơi đáy ao 5 – 7 ngay để cho mặt ao thật khô, sau đó tẩy rửa ao bằng vôi bột và bón phân chuồng và cho nước vào Bước 2: Chọn cá:

- Chọn những con khỏe, đẹp, to đều nhau và không mắc bệnh gì.

- Mật độ thả: Cá trắm 2.000 con / 1000m2

Bước 3: Chăm sóc:

- Với cá trắm trung bình một ngày cắt 50 kg cỏ cho ăn ( không được thiếu ngày nào ), ngoài ra mỗi ngày cho thêm một gánh phân trâu vào trong ao, trung bình 1 tháng cắt 1 – 2 gánh phân xanh bó thành bó đóng cọc ngâm trong ao đến khi lá phân xanh rụng hết thì vớt thân phân xanh ra khỏi ao. Vì trong ao có cá trắm nên chú y cho nước ra vào đều đặn. - Hàng tháng bón thêm phân đạm, lân và vôi cho ao

Bước 4: Thu hoạch:

- Nuôi được 1 năm thì tát cạn ao thu họach

Tính trung bình Cá trắm ( còn 70% ), 1.400 con x 0.4 kg/con x12.000 đ/kg = 6.720.000 đồng

- Tổng thu: 6.720.000 đồng

Tổng chi phí:

Stt Chi phí ĐVT Số lượng Đơn giá (đồng ) Thành tiền 1 Cá Trắm Con 2.000 500 1.000.000 2 Phân đạm Kg 120 2.500 300.000 3 Phân lân Kg 180 1.000 180.000 4 Vôi Kg 500 500 250.000 5 Tổng chi       1.630.000

Chưa kể công chăm sóc vì tận dụng lao động nhàn  rỗi trong gia đình

Hoạch toán thu – chi: 6.720.000 – 1.630.000 = 5.090.000 đồng 

Theo TTKHTS

Giá Cá Lóc Giống. Giá Cá Lóc Thịt. Trang Trại Bán Cá Lóc Giống Uy Tín

Cá lóc là loại cá có chất lượng thịt ngon. Bắt nguồn từ việc khai thác cá lóc trong tự nhiên ngày càng khó khăn, một số người đã nuôi thử nghiệm cá lóc trong môi trường nhân tạo và đã thành công. Đến nay thì cá lóc không còn là một vật nuôi mới nữa. Nuôi cá lóc không đòi hỏi đầu tư nhiều nhưng thu nhập lại rất khá, với quy mô nuôi khoảng 1.000 con thì có thể lãi được trung bình 20 triệu đồng/vụ. Để giúp bà con tiếp cận được với đối tượng vật nuôi này, chúng tôi xin cung cấp cho bà con một số thông tin ban đầu cần thiết.

Cá lóc (tên khoa học là Ophiocephalus striatus): Đây là giống cá đồng, sinh sống tự nhiên ngoài đồng ruộng, ao hồ, kênh rạch … suốt từ Nam chí Bắc nước ta. Nhiều nơi cá lóc còn được gọi là cá quả, cá sộp, cá lóc đen… Thịt cá lóc ngon ngọt và lành tính, vì thế cá lóc luôn luôn bán được giá cao hơn so với các loại cá đồng khác.

Cá lóc bông ( tên khoa học là Ophiocephalus micropeltes): Hình dáng lóc bông cũng giống như cá lóc, thân dài hình trụ, miệng rộng, có điều hơi khác là vảy lưng và đầu màu đen nhạt, phần bụng và hai bên lườn màu trắng, có lẫn những sọc đen mờ, vì thế mới có tên là cá lóc bông. Thịt cá lóc bông cũng thơm ngon không thua gì thịt cá lóc. Tuy nhiên một số ít người ăn cá lóc bông bị dị ứng ở da.

Giá cá lóc giống

Do số lượng người nuôi cá lóc tăng nên giá cá lóc giống hiện nay được bán với giá khá cao.

Cá lóc giống to bằng đầu đũa ( cỡ 8 -10 m) giá khoảng 350- 450đồng/con. Nếu mua theo khối lượng thì giá cá lóc giống khoảng 250.000 – 280.000 đồng/kg

Tùy theo là cá lóc hay cá lóc bông mà giá cá lóc thịt có sự chênh lệch.

Cá lóc hiện nay đang được bán ra với giá khoảng 50.000 – 55.000 đồng/kg. Cá lóc bông thường cao giá hơn cá lóc từ 30 -40%, khoảng 65.000 – 75.000đ/kg

Hiện nay, trên cả nước có rất nhiều trang trại sản xuất cá lóc giống để cung cấp cho nhu cầu của người nông dân. Chúng tôi xin giới thiệu đến bà con một số cơ sở có khả năng cung cấp cá lóc giống có chất lượng tốt ở bảng bên dưới:

Cơ sở cá lóc giống Thiên Nhâm

Làng Dục Tú, Xã Quảng Tân, Huyện Quảng Xương, Thanh Hóa

0989 832 243

Trại giống thủy sản nước ngọt Hòa Khương

Xã Hòa Khương- huyện Hòa Vang- Đà Nẵng

0905 510929 0236 6292588

Trại cá giống Nguyễn Hòa

Số 227 Xã An Bình A, Hồng Ngự, Đồng Tháp

0937 523 355

0917 523 355

Bạn đang xem bài viết Giá Cá Trắm Đen, Cá Trắm Cỏ Giống. Trang Trại Bán Cá Trắm Giống Uy Tín trên website Fcbarcelonavn.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!