Cập nhật thông tin chi tiết về Giá Cá Tra Xuất Khẩu Đã Tăng Hơn 30% mới nhất trên website Fcbarcelonavn.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Giá cá tra nguyên liệu tăng đã góp phần đẩy giá cá tra xuất khẩu không ngừng tăng theo. Tính chung 4 tháng năm 2017, giá cá tra xuất khẩu đã tăng 30,4% so với hồi đầu năm, đạt trung bình 3 USD/kg.
Tháng 4/2017, giá cá tra nguyên liệu tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) tiếp tục xu hướng tăng so với tháng trước, hiện đang ở mức 27.000-29.000 đồng/kg (cá loại I) và 24.000-26.000 đ/kg (cá loại II). Đây là mức giá cao kỷ lục trong hơn 10 năm qua. Với giá này, sau khi trừ chi phí, người nuôi có thể lãi từ 1,5-1,7 triệu đồng/tấn.
Thị trường cá tra giống cũng xu hướng giá tăng, nguyên nhân do giá cá nguyên liệu tăng mạnh, thời tiết thuận lợi (tại Đồng Tháp giá tăng đạt mức kỷ lục trong 6 năm qua). Hiện cá tra giống đang “sốt” giá từng ngày và ở mức 40.000-50.000 đ/kg (loại 2 con/kg) và 50.000-60.000 đ/kg (loại 30 con/kg), tăng hơn 20.000 đ/kg so với đầu tháng 4 và cao gấp 2-3 lần so cùng kỳ năm ngoái. Mặc dù giá cá nguyên liệu tăng, tuy nhiên người nuôi không khỏi lo lắng khi điệp khúc tăng/giảm diễn ra liên tục, vì giá cá tăng nông dân lại ồ ạt thả nuôi và cảnh cá quá lứa nằm chờ thương lái lại diễn ra.
Giá cá tra nguyên liệu tăng đã góp phần đẩy giá cá tra xuất khẩu không ngừng tăng. Theo Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), giá cá tra bán ra tại thị trường châu Á trong tháng 1 bình quân 2,3 USD/kg, đến tháng 2 đã ở mức trung bình 2,7 USD/kg (tăng 17,3% so với tháng 1) và tháng 4/2017 dao động ở mức 2,8-3 USD/kg (tăng 30,4% so với đầu năm).
Được biết, kể từ thời điểm trước Tết Nguyên đán 2017 giá cá tra đã bắt đầu tăng và kéo dài đạt mức đỉnh điểm trong những ngày vừa qua – đây được xem là chu kỳ giá cá tra tăng kéo dài nhất và có thể tiếp tục kéo dài đến hết năm 2017.
Nguyên nhân giá cá tra tăng trong thời gian qua do nhiều năm thua lỗ liên tục, nhiều hộ dân đã chuyển sang nuôi trồng các loại thủy khác đã làm cho nguồn cung tụt dốc. Trong khi, lượng hợp đồng xuất khẩu đầu năm 2017 tăng khoảng 10%, nhưng sản lượng cá gối vụ phục vụ chế biến lại giảm mạnh. Nhu cầu nhập khẩu nguyên liệu cá tra của thị trường Trung Quốc được dự báo sẽ tiếp tục tăng cao trong thời gian tới.
Về thị trường xuất khẩu cá tra, Mỹ và EU là hai thị trường lớn nhất tiêu thụ cá tra của Việt Nam, nhưng hiện nay kim ngạch cá tra xuất khẩu vào những thị trường này đều liên tục suy giảm. Được biết, từ 1/1 đến 15/2, xuất khẩu cá tra sang Mỹ chỉ đạt 26 triệu USD, giảm tới 42,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Xuất khẩu cá tra sang thị trường EU và Đông Nam Á cũng sụt giảm mạnh: từ 12-17%.
Nguyên nhân sụt giảm do nhu cầu tiêu thụ ở các thị trường chững lại. Riêng ở Mỹ, thuế chống bán phá giá đang áp gần 3 USD/kg, cùng với nhiều rào cản khác khiến các doanh nghiệp không mặn mà tham gia xuất khẩu.
Nhưng ngược lại, xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc tăng hơn một nửa. Hiện nay có khoảng 70% sản phẩm cá tra của Việt nam xuất khẩu sang Trung Quốc theo đường ủy thác hoặc tiểu ngạch. Từ đầu năm đến nay, kim ngạch xuất khẩu cá tra vào Trung Quốc đã tăng trên 50% so với cùng kỳ năm ngoái. Năm 2017, nhiều khả năng Trung Quốc sẽ vượt qua Mỹ để trở thành thị trường lớn nhất nhập khẩu cá tra của Việt Nam với giá trị dự báo khoảng 400 triệu USD. Sự tăng trưởng nhiều thách thức với ngành cá tra nước ta, đi kèm với cơ hội là tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Để giành lại những thị phần cá tra đã mất tại EU và Mỹ và giành lại hình ảnh đẹp cho cá tra là nhiệm vụ đặt ra hết sức cấp thiết, Bộ NN&PTNT đã phối hợp với VASEP đưa ra một số nhóm giải pháp.
Nhóm giải pháp thứ nhất, thực thi chiến dịch marketing và phát triển thị trường. Nhóm giải pháp thứ hai là tạo xu hướng và nhu cầu thị trường cho sản phẩm cá tra chất lượng cao, làm lực đẩy cho Nghị định về cá tra phát huy tác dụng tối đa và thực hiện đề án sản phẩm quốc gia đối với cá tra. Nhóm giải pháp thứ ba là, tăng cường xây dựng chương trình hợp tác với cơ quan kiểm tra chất lượng tại nước nhập khẩu để kiểm soát chất lượng chặt chẽ, hợp tác kiểm soát vấn đề nghi về nhãn mác sản phẩm, đặc biệt là ở châu Âu; hỗ trợ tối đa cho các chiến dịch marketing và thực thi Nghị định cá tra; đấu tranh với một số nước không vì tự vệ thương mại mà áp đặt kiểm soát quá mức (ví dụ như những gì đang xảy ra ở các nước Trung Mỹ).
Vì Sao Xuất Khẩu Cá Tra Tăng, Nhưng Giá Giảm
Thứ bảy – 23/07/2011 07:50
Ông Nguyễn Văn Kịch, giám đốc Cafatex, tỉnh Hậu Giang cho rằng giá xuất khẩu phi lê cá tra từ 2,5 USD/kg kéo lên tới 3,6-3,7 USD/kg, sau đó sụt giá tới mức này chắc chắn có nguyên nhân. Từng là lãnh đạo VASEP (Hiệp hội các nhà sản xuất và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam) những năm đầu thành lập, từng là người phát ngôn của VASEP trong 180 phút thuyết phục 300 doanh nhân Nhật Bản mở cánh cửa cho cá tra ĐBSCL vào Nhật, ông Kịch nhấn mạnh” Giá xuất khẩu giảm từ tháng 5-2011, mỗi tháng đồng bằng mất 25 triệu USD”.
Ông Kịch khẳng định việc kéo giá cá tra xuất khẩu lên cho thấy vị thế của mặt hàng này và cố gắng của doanh nghiệp. Nhưng việc làm cho giá xuống không phải là không có lý do. Ông Nguyễn Hữu Dũng, phó chủ tịch VASEP xác nhận: Tới 30-6, sản lượng cá tra xuất khẩu 319.000 tấn, giá trị kim ngạch: 828 triệu USD, về giá trị tăng 27% so cùng kỳ năm 2010 dù sản lượng chỉ tăng 5%. Hiện nay, cá tra vẫn là mặt hàng được ưa chuộng. Xuất khẩu vô Mỹ tăng gấp đôi năm ngoái.
Nhưng tại sao giá lại tụt giảm? Tại cuộc họp, nhiều thành viên VASEP cứ đổ thừa báo chí trong nước đã thông tin khiến nước ngoài biết nên ký hợp đồng xong, hầu hết đơn vị nước ngoài đồng loạt phá vỡ hợp đồng.
Theo ông Kịch, trong nước có sự thay đổi quy cách mua cá. Thay vì trọng lượng 1 ký, các doanh nghiệp chỉ mua loại 750-850 gr, đẩy số cá có trọng lượng trên 850 đến 1 ký vào loại quá lứa, người nuôi không cách gì chuyển kịp. Nhiều hộ, thậm chí nhiều nhà máy sẽ không dám thả nuôi sau khi thu hoạch. Nguyên liệu đúng kích cỡ phụ thuộc rất lớn vào menu của thị trường, vấn đề là làm sao đủ nguyên liệu có kích cỡ phù hợp.
Do chi phí bị mất kiểm soát
Chiếm tỷ trọng 80% chi phí nuôi cá tra, thức ăn đang nằm ngoài sự kiểm soát. Trong quý II/2011, giá thành cá tra từ 16.500-20.000 đ/kg lên 18.000-24.000 đ/kg. Theo bộ NN-PTNT, 98/126 nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi tập trung cho cá tra, sản lượng 1 triệu tấn. Nghịch lý là giá thức ăn tăng 10% so hồi đầu năm 2011, tăng 30-40% so cùng kỳ năm ngoái. Ngược lại, từ tháng 5 đến nay, giá cá từ 23.000 -29.000 đ/kg còn 21.000 – 22.000 đ/kg.
Người nuôi cá nhỏ lẻ, lo lắng khi thiếu vốn, nói: Một năm, thức ăn tăng giá không biết bao nhiêu lần, một lần là bao nhiêu, không ai kiểm soát. Trong thức ăn có 17 – 18 thành phần, nhưng chỉ kiểm tra đạm, lại không kiểm tra đạm tiêu hóa. Mua thức ăn cho cá, doanh nghiệp được khấu trừ VAT, còn người nuôi nhỏ lẻ không được khấu trừ khiến chi phí của người nuôi nhỏ lẻ bao giờ cũng cao hơn các nhà máy tự nuôi (diện tích lớn) từ 20% trở lên. Làm gì để giá thành của người nuôi riêng lẻ giảm? Làm gì và chọn thức ăn của công ty nào để được hưởng chiết khấu 5% VAT phụ thuộc rất lớn vào việc doanh nghiệp chọn lựa người nuôi cá thể hay HTX làm đối tác. Nếu không phải là “người nhà” thì người nuôi không được chiết khấu, khó bán được hàng là chuyện bình thường.
Ông Dương Ngọc Minh, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty cổ phần thủy sản Hùng Vương nói: ” Cá quá lứa 1, 2 kg vẫn mua được thay vì 800 gr nhưng nếu chất lượng xấu sẽ không ai mua. Hiện nay nếu xài thức ăn của Việt Thắng, Con cò thì có người mua liền.
Theo ông Minh, cá bị tồn đọng do chất lượng, điều kiện nuôi trồng. Từ tháng 6, Hùng Vương, Agifish mua 15.000 tấn, ưu tiên mua cá đúng cỡ ( size), kế đó là nuôi thức ăn chất lượng tốt. Vì như vậy, thành phẩm sẽ có giá thành thấp.
Xếp thứ tự ưu tiên, loại thức ăn tự chế sẽ mua sau cùng. Sở dĩ tháng 7-2011 mua cá với giá 24.000 đ/kg do tỷ giá 20.500 đ/USD, trong khi tháng 2-2011 giá mua cá 27.000 đ/kg do tỷ giá 21500 đ/USD, ông Minh cho biết thêm.
Theo bộ NN-PTNT, Việt Nam có 129 thị trường, 155 doanh nghiệp xuất khẩu cá tra. 20/129 thị trường có mức giá tăng 3-11%, 6 thị trường giảm không đáng kể. Châu Âu chiếm 32% thị phần toàn cầu của cá tra Việt Nam, giá tăng 7,4% trong khi Mỹ tăng rất mạnh. Hiện nay, có hai mắt xích yếu trong chuỗi thị trường các nước châu Âu là Đức và Tây Ban Nha sau sự kiện WWF (quỹ bảo tồn động vật hoang dã thế giới) đưa cá tra vào sách đỏ. Hội nghề cá, VASEP đã tổ chức chuyến thăm cho Thượng nghị sĩ EU Struan Stevenson thăm vùng nuôi, cơ sở chế biến và đối thoại với bộ NN-PTNT .
Ông Nguyễn Hữu Dũng, phó chủ tịch VASEP, nhận xét: Khó nhất là thị trường châu Âu, 3 tập đoàn bán lẻ ở Anh đã rút cá tra ra khỏi quầy do phát hiện sản phẩm lạm dụng dung dịch giữ nước. Tây Ban nha, sau sự kiện WWF đến nay thị trường sụt giảm 20% chưa kéo lên được. Theo ông, đã cá tra là sản phẩm chủ lực rồi thì phải có giải pháp, sau sự kiện “xin lỗi cá tra”, Việt Nam cần có phương thức tập trung xây dựng hình ảnh cá tra ở châu Âu.
HOÀNG LAN
Nguồn tin: Báo Sài Gòn Tiếp Thị
Cá Tra Xuất Khẩu Tăng Giá – Tạp Chí Thủy Sản Việt Nam
Thống kê của chuyên trang thủy hải sản Undercurrent News cho thấy, từ mức giá tốt 2,75 USD/kg hồi tháng 3/2019, cá tra xuất khẩu của Việt Nam liên tục rớt giá. Quý IV/2019, mức giá FOB chỉ đạt 2,15 – 2,25 USD/kg. Mặc dù có tăng trưởng lên mức 2,25 – 2,35 USD/kg trong tháng 1/2020, nhưng dưới tác động của đại dịch COVID-19, giá cá tra xuất khẩu tiếp tục giảm xuống dưới 2,2 USD/kg và duy trì mức này từ tháng 2 đến hết quý II/2020. Dấu hiệu khả quan được ghi nhận từ đầu quý III, nâng mức giá bình quân cuối tháng 10 đạt 2,65 – 2,7 USD/kg.
Theo VASEP, giá cá tra nguyên liệu tại nhiều địa phương vùng ĐBSCL cũng bắt đầu tăng khoảng 5.000 – 6.000 đồng/kg so với hai tuần trước. Cụ thể, cá tra giống loại 30 – 35 con/kg tại Cần Thơ và các tỉnh lân cận hiện có giá 20.000 – 22.000 đồng/kg, trong khi trước đây chỉ 15.000 – 17.000 đồng/kg. Đồng thời, giá cá tra loại 0,7 – 0,8 kg/con tại Đồng Tháp đạt mức 21.800 – 22.500 đồng/kg, tăng 500 – 700 đồng/kg so với tuần trước. Giá cá tra bột cỡ 28 – 35 con/kg và 50 – 60 con/kg cũng tăng lên mức 22.000 – 24.000 đồng/kg, tăng 1.000 – 1.500 đồng/kg so với giữa tháng 10.
Theo Tổng cục Thủy sản, tính đến hết tháng 9, diện tích thả nuôi cá tra tại ĐBSCL đạt 4.968 ha, bằng 91% so cùng kỳ năm 2019, tổng sản lượng 9 tháng ước đạt trên 1 triệu tấn, bằng 93,6% cùng kỳ. Trong đó, diện tích nuôi và sản lượng thu hoạch tập trung ở 5 tỉnh trọng điểm là Đồng Tháp, An Giang, Cần Thơ, Bến Tre và Vĩnh Long.
Xuất Khẩu Cá Tra Sẽ Tăng Đột Biến – Tạp Chí Thủy Sản Việt Nam
Ách tắc và giảm giá
Công ty TNHH Công nghiệp Thủy sản Miền Nam (Công ty Miền Nam) ở TP Cần Thơ chuyên nuôi và chế biến xuất khẩu cá tra. Sản phẩm xuất khẩu khá đa dạng: Đông lạnh fillet, cắt khúc, nguyên con, nguyên con xẻ bướm; thị trường xuất khẩu của Công ty từ nhiều nước ở châu Mỹ đến châu Âu, châu Á và cả Trung Quốc. Ở thị trường Trung Quốc, Công ty Miền Nam xuất khẩu chủ yếu là cá tra nguyên con và cá tra xẻ bướm.
Giám đốc Trần Văn Quang cho biết, từ khi bùng phát dịch COVID-19 thì thị trường Trung Quốc ách tắc và Công ty không còn xuất khẩu cá tra nguyên con, cá tra xẻ bướm sang thị trường này nữa. Nhờ đã đa dạng thị trường nên sự sụt giảm thị trường Trung Quốc không là vấn đề lớn với Công ty. Tuy nhiên, ảnh hưởng thị trường lại có tính chất dây chuyền, khi ách tắc thị trường Trung Quốc thì nhiều doanh nghiệp chuyển hướng mở thị trường khác, đẩy tới tình trạng cạnh tranh bằng giảm giá; cùng đó, phía khách hàng ở nước ngoài thấy vậy cũng tìm mọi cách hạ giá và còn xuất hiện tâm lý chần chừ để chờ giá hạ hơn nữa; tất cả làm cho xuất khẩu cá tra gặp khó khăn. Từ khi thị trường Trung Quốc mở lại cửa khẩu chính ngạch vì đối phó với dịch COVID-19 có hiệu quả, hoạt động xuất khẩu cá tra cũng dần ổn định.
“Hiện nay, hoạt động xuất khẩu cá tra của chúng tôi đã phục hồi sản lượng nhưng giá vẫn bị giảm khoảng 10% so với cuối năm 2019. Hy vọng, rồi đây thị trường trở lại bình thường và tồn kho ở các thị trường vơi cạn thì nhu cầu tiêu dùng cũng như giá cá tra lại tăng mạnh”, ông Quang bày tỏ.
Tăng xu hướng tích trữ
Giám đốc Công ty TNHH Hải sản Biển Đông (Công ty Biển Đông) Ngô Quang Trường nhận định, trên thị trường tồn kho cũ bị cạn và đang có xu hướng tăng tích trữ do dịch COVID-19. Công ty Biển Đông ở TP Cần Thơ, mấy năm nay là một trong những doanh nghiệp hàng đầu về nuôi, chế biến và xuất khẩu cá tra của Việt Nam nhờ kiểm soát tốt chất lượng, đảm bảo độ tươi của nguyên liệu, bên cạnh cá tra còn xuất khẩu tôm. Về cá tra, Biển Đông đang được thị trường Mỹ áp thuế sơ bộ 0%, còn tôm chế biến xuất đi nhiều thị trường yêu cầu chất lượng cao như Mỹ, Nhật, Australia.
Ông Trường cho biết, thị trường thủy sản ở Mỹ đã gặp khó từ 3 tháng trước, khi Mỹ đánh thuế cao với hàng của Trung Quốc và nhiều nhà xuất khẩu chuyển từ thị trường Trung Quốc sang Mỹ khiến cho lượng cung thừa so với cầu. Dịch COVID-19 bùng phát từ Trung Quốc, nguồn cung ở thị trường Mỹ càng thừa, các đơn hàng của Công ty Biển Đông giảm đến 20% so với cuối năm 2019. Nay thị trường Mỹ đã trở lại bình thường, Công ty đạt 100% sản lượng như trước kia, một tháng có đơn hàng cho 200 container loại 20 tấn xuất khẩu.
“Tháng trước hàng tồn kho chúng tôi khá nhiều nhưng nay đã vơi, 7.000 công nhân ở các nhà máy của Biển Đông đang làm việc tích cực. Dự đoán của chúng tôi, thời gian tới, nhu cầu thủy sản trên thị trường sẽ tăng cao. Bởi vì, cùng với việc thị trường Trung Quốc mở cửa chính ngạch hoạt động bình thường trở lại thì thế giới cũng tăng nhu cầu tiêu dùng, vừa bù sự thiếu hụt từ Trung Quốc vừa do tâm lý dự phòng lo sợ dịch COVID-19 lan tràn. Một số khách hàng của chúng tôi chia sẻ là nhu cầu một ngày ăn 1 kg thì sẽ mua 30 kg để dự trữ phòng xa”, ông Trường phân tích.
Cần chuẩn bị tốt nguồn hàng
Phân tích tương tự ông Trường là Tổng Giám đốc Công ty CP Vĩnh Hoàn (Công ty Vĩnh Hoàn) Nguyễn Ngô Vi Tâm và đưa ra nhận định “đơn hàng cá tra có thể tăng đột biến”. Công ty CP Vĩnh Hoàn ở tỉnh Đồng Tháp, nổi tiếng với sản phẩm cá tra chế biến giá trị gia tăng được xuất khẩu sang hơn 30 nước. Trong đó, thị trường chính là châu Âu và Mỹ, có mặt cả ở Australia, Hồng Kông, Trung Quốc và ASEAN.
Theo bà Tâm, cá tra fillet đông lạnh là mặt hàng thực phẩm thiết yếu ở nhiều thị trường nên có nhu cầu lớn cả trong và sau dịch COVID-19. Vừa rồi, đơn hàng từ Trung Quốc giảm nhưng khả năng sẽ tăng đáng kể trong quý II và III/2020. Bà cho biết thêm, nhiều khách hàng của Vĩnh Hoàn ở châu Âu cũng nhận định, đơn hàng cá tra có thể tăng đột biến do các đơn hàng cá thịt trắng được gia công ở Trung Quốc như cá cod, cá pollock, haddock đang bị ách tắc.
“Hiện tại không chỉ duy trì sản xuất bình thường mà chúng tôi còn chuẩn bị nguồn nguyên liệu cho quý II và III để sẵn sàng đáp ứng nhu cầu của khách hàng, tránh việc giá cá tăng mạnh khi có đột biến về đơn hàng, gây bất ổn cho ngành hàng. Đặc biệt trong 2 quý cuối năm là giai đoạn dễ thiếu nguyên liệu chế biến cá tra”, bà Tâm nói.
Sáu Nghệ
Bạn đang xem bài viết Giá Cá Tra Xuất Khẩu Đã Tăng Hơn 30% trên website Fcbarcelonavn.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!