Xem Nhiều 3/2023 #️ Giá Cá Tra Tại Đồng Bằng Sông Cửu Long Đảo Chiều # Top 7 Trend | Fcbarcelonavn.com

Xem Nhiều 3/2023 # Giá Cá Tra Tại Đồng Bằng Sông Cửu Long Đảo Chiều # Top 7 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Giá Cá Tra Tại Đồng Bằng Sông Cửu Long Đảo Chiều mới nhất trên website Fcbarcelonavn.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Chia sẻ

Diện tích nuôi cá tra ở Đồng bằng sông Cửu Long đang tăng mạnh.

Toàn vùng Đồng bằng sông Cửu Long năm 2018 thả nuôi cá tra trên diện tích 5.400 ha (tăng 3,25% so năm 2017), sản lượng đạt 1,42 triệu tấn, kim ngạch xuất khẩu 2,26 tỷ USD.

Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Xuất khẩu thủy sản Nam Việt, ông Doãn Tới cho biết, việc Mỹ công nhận Việt Nam đủ điều kiện tương đương xuất khẩu cá da trơn vào thị trường này đã tác động lớn đến ngành hàng cá tra Việt Nam.

Năm 2018, Mỹ vượt qua Trung Quốc trở thành nước dẫn đầu nhập khẩu cá tra Việt Nam, đạt giá trị 549,45 triệu USD (tăng 59,5% so 2917); thị trường Trung Quốc – Hồng Kông đứng thứ 2 với kim ngạch 528,6 triệu USD (tăng 28,7% so 2017); thị trường EU đứng thứ 3 với kim ngạch 243,95 triệu USD (tăng 20,2% so 2017); thị trường ASEAN đứng thứ 4 với kim ngạch 194 triệu USD (tăng 43,1% so 2017).

Giá cá tra nguyên liệu năm 2018 tăng lên đến đỉnh 36.000 đồng/kg, người nuôi cá lãi đậm, bình quân 10 000 đồng/kg. Cơn sốt nuôi cá tra rầm rộ quay trở lại. Lợi nhuận từ nuôi cá tra không chỉ cuốn hút nông dân mà còn các thành phần xã hội khác từ công chức các ban ngành, cán bộ ngân hàng đến đại lý vật tư nông nghiệp, thuốc thú y – thủy sản, chủ tiệm vàng…

Diện tích nuôi cá tra ở Đồng bằng sông Cửu Long tăng mạnh nhất ở các tỉnh Long An, Trà Vinh, Cần Thơ, Sóc Trăng. Trong đó tại Long An có dự án hàng ngàn ha nuôi cá tra thịt, cá tra giống. Ước tính, toàn vùng có hơn 20% diện tích nuôi cá tra tự phát.

Diện tích nuôi cá tra tăng mạnh, nguồn cung cá giống thiếu hụt đã kéo giá cá giống tăng nhanh, bình quân 65.000 đồng/kg (loại 30 con/kg), có lúc người nuôi phải mua với giá 72.000 đồng/kg.

Tại Long An, nhà nhà đổ xô đào ao nuôi cá giống. Diện tích nuôi cá giống của tỉnh này tăng lên trên 1.000 ha, trong khi nhu cầu con giống trong tỉnh chỉ 600 ha. Giá tăng cao nhưng chất lượng con giống lại kém, tỷ lệ hao hụt cao, bình quân chỉ 10-20% cá giống sống sót lớn thành cá tra thương phẩm. Các chi phí khác trong nuôi cá cũng tăng.

Trước khí thế thắng lợi toàn diện của năm 2018, tại Hội nghị Triển khai kế hoạch sản xuất và xuất khẩu cá tra năm 2019 tổ chức tại An Giang vừa qua, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và ngành thủy sản đề ra mục tiêu cho năm 2019 sản lượng cá tra đạt 1,5 triệu tấn (tăng 6,6% so năm 2018), kim ngạch xuất khẩu đạt 2,4 tỷ USD (tăng 12% so 2018).

Hai tháng đầu năm 2019, kim ngạch xuất khẩu cá tra đạt 284 triệu USD, tăng 8% so cùng kỳ 2018. Ước tính sản lượng cá tra quí 1/2019 sẽ đạt 240.000 tấn, tăng 4,3% so cùng kỳ 2018.

Thế nhưng từ đầu năm đến nay, giá cá tra đảo chiều, liên tục giảm đụng sàn, có nguy cơ “sập sàn”. Hiện nông dân nuôi cá chỉ bán được với giá 23.000 – 24.000 đồng/kg, giảm trên 10.000 đồng/kg so cuối năm 2018. Với giá này người nuôi hòa vốn, đứng trước nguy cơ thua lỗ nếu giá cá tiếp tục giảm.

Cũng theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, giá cá tra giảm do nguồn cung tăng trong khi đơn hàng xuất khẩu ở mức thấp. Doanh nghiệp giảm mua cá nguyên liệu, tập trung giao đơn hàng còn tồn đọng trước Tết Nguyên đán. Giá cá rớt đụng sàn, nông dân mất bình tỉnh bán tháo cá nguyên liệu khiến cho tình hình càng thêm phức tạp, nhất là đối với 20% số hộ nuôi tự phát.

Theo Hiệp hội Cá tra Việt Nam (VINAPA), năm 2019, xuất khẩu cá tra đối mặt nhiều thách thức. Giá cá tra thương phẩm giảm trong khi giá thành sản xuất tăng.

Tại một số thị trường, cá tra bị truyền thông bôi nhọ gây khó cho xuất khẩu. Thị trường Trung Quốc không còn dễ tính, chuyển dịch từ xuất khẩu tiểu ngạch sang chính ngạch, việc kiểm tra chất lượng nghiêm ngặt hơn gây khó cho doanh nghiệp.

Dự báo sau 3-4 năm nữa, sản lượng cá tra sẽ còn tăng cao, tiềm ẩn nhiều rủi ro khi thị trường biến động. Hiện Trung Quốc đã tổ chức nuôi cá tra đáp ứng phần nào nhu cầu trong nước. VINAPA kiến nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn hỗ trợ kinh phí xúc tiến thương mại mở rộng thị trường trong, ngoài nước. Tập trung phát triển các thị trường sẵn có, đặc biệt là 4 thị trường Mỹ, EU, Trung Quốc, ASEAN với thị phần chiếm 50-60%.

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh, ngành hàng cá tra tăng trưỏng liên tục 3 năm trở lại đây, nguy cơ bùng phát dịch bệnh rất cao, trong khi chất lượng con giống kém.

Trong bối cảnh đó, các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long cần đánh giá thực trạng liên kết chuỗi ở địa phương, có giải pháp vận động người nuôi tham gia chuỗi. Kiểm soát qui hoạch, không để tình trạng ươm nuôi vượt tầm kiểm soát. Có giải pháp nâng cao chất lượng con giống theo hướng nhà nước và nhân dân cùng làm…

(Theo Vneconomy.vn)

Giá Cá Tra Tại Đồng Bằng Sông Cửu Long Sụt Giảm

Nông dân các tỉnh Đồng Tháp và Vĩnh Long đang gặp khó khăn do giá cá tra nguyên liệu lại sụt giảm, khiến người nuôi cá lại lao đao khi mỗi kg cá thu hoạch lại khiến họ lỗ khoảng 2.000 đồng.

Nông dân các tỉnh Đồng Tháp và Vĩnh Long đang gặp khó khăn do giá cá tra nguyên liệu lại sụt giảm, khiến người nuôi cá lại lao đao khi mỗi kg cá thu hoạch lại khiến họ lỗ khoảng 2.000 đồng.

Tại Đồng Tháp, giá cá tra nguyên liệu đã giảm trở lại sau khi nhích lên trên mức 15.000 đồng/kg trong tháng 4. Hiện cá loại tốt nhất cũng chỉ còn khoảng 14.000 đồng/kg, trong khi giá thức ăn thủy sản lại tăng cao. Mặt khác, do người nuôi cá không được vay vốn ngân hàng để mua thức ăn, buộc phải bán cá đồng loạt làm giá càng thêm sụt giảm.Từ đầu năm đến nay, diện tích nuôi cá tra ở Đồng Tháp cũng đã giảm 113ha so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là điều rất đáng lo ngại, vì sẽ tác động mạnh đến các nhà máy chế biến trong tỉnh khi không đủ nguyên liệu sản xuất trong thời gian tới.Hiện tại, trên địa bàn tỉnh đã có 8 nhà máy chế biến thủy sản đang hoạt động với công suất thiết kế 240.000 tấn nguyên liệu/năm, gần bằng với sản lượng cá nuôi trong tỉnh nhưng đến cuối năm nay, số lượng nhà máy đi vào hoạt động sẽ tăng gấp đôi.Tại Vĩnh Long, giá cá tra thịt trắng hiện đứng ở mức 14.500 đồng/kg, giảm từ 700 đến 1.000 đồng so với cùng thời điểm tháng trước. Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Vĩnh Long, đến cuối tháng 5, toàn tỉnh còn tồn trên 13.500 tấn cá tra thương phẩm đã đến kỳ thu hoạch chưa tiêu thụ.Với giá bán hiện nay, các doanh nghiệp chế biến ở Vĩnh Long cần gần 200 tỷ đồng để thu mua nguyên liệu nhưng các doanh nghiệp gặp khó khăn trong vay vốn ngân hàng nên thiếu nguồn tiền mặt để mua nguyên liệu. Nhiều hộ nuôi cá với sản lượng lớn đến kỳ thu hoạch nhưng chưa tiêu thụ được.Vĩnh Long hiện có 334ha mặt nước ao nuôi cá tra trong đó diện tích đang nuôi 291ha, chuẩn bị nuôi 43ha, dự kiến năm nay sản lượng cá tra thương phẩm đạt trên 127.000 tấn. Tuy nhiên, các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh chưa có đơn vị nào ký hợp đồng tiêu thụ hàng hóa với hộ sản xuất mà chỉ tổ chức mua khi có nhu cầu chế biến xuất khẩu./.

Nguồn: http://thongtinthuongmaivietnam.vn

Giá Cá Rô Phi Các Loại Nuôi Ở Đồng Bằng Sông Cửu Long Năm 2022

Nghe qua đã thấy có nhiều sự khác biệt và vô cùng đặc biệt đúng không nào, xin mời bà con quẹo lựa và chọn xem giá cá rô phi này ạ.

Cá rô phi Đài Loan có danh pháp là Oreochromis niloticus.

Loài cá rô phi này du nhập vào Việt Nam vào năm 1974. Chúng thường được gọi là cá rô phi Đài Loan, cá rô phi vằn.

Loài cá này có vẩy phân lưng màu vàng nhạt hoặc xám nhạt và có cảm giác như chúng đang phát sáng, phần bụng của chúng có màu ngà sáng hoặc vàng ánh kim.

Thân của cá rô phi Đài Loan có khoảng 9 – 12 sọc đen dọc trên lưng và kéo xuống bụng, nằm song song với nhau.

Vây lưng, vây ngực, vây đuôi hay bất cứ vây nào của loài cá này đều rất sặc sỡ, mang các sắc tố rõ ràng và trông hơi loang lổ vào nhau.

Giá cá rô phi Đài Loan nằm ở mức trung bình, được ưa chuộng vì chúng lớn rất nhanh, to lớn và thịt dày, đẻ với số lượng đủ.

Cá rô phi Đài Loan giống thuần chủng nhập vào nước ta từ 1994 qua các đường xuất khẩu từ Thái Lan, Philippine, Đài Loan, Ai Cập,…

Thái Lan cũng chính là con đường nhập khẩu giống cá rô phi đầu tiên vào nước ta là loài cá rô phi đen đấy, giá cá rô phi qua các lối nhập khẩu này rất vừa lòng người dân.

Về giá con giống, trung bình giá cá rô phi Đài Loan là 300 đ/con, nếu nuôi mật độ dày là 20 con thì giá cá rô phi tổng là 6 nghìn đồng.

Còn giá cá rô phi bán ra thì còn tùy vào khối lượng, cá đạt khối lượng chỉ tiêu 30% (600g) thì giá cá rô phi là 15.000đ/kg.

Cá đạt 0,8kg (50% chỉ tiêu) thì giá cá rô phi là 18.000đ/kg, và nếu cá đạt 1kg thì mức giá sẽ là 20.000đ/kg.

Hiện nay hình thức nuôi cá rô phi Đài Loan đơn tính rất được ưa chuộng ở cả Đài Loan và Việt Nam.

Cá rô phi vằn đơn tính có tới 15 chủng loại, đa dạng và phong phú.

Cá được phối giống ở Đài Loan, với hình thức phối giống đơn tính thì cá cho ra có khả năng thích nghi với môi trường cực tốt, kháng bệnh cũng tốt hơn, giá bán cá sẽ ăn lời hơn.

Cá là loài ăn tạp, dễ nuôi, tốc độ sinh trưởng nhanh.

Người tiêu dùng tin chọn loại cá này vì thịt chúng thơm mềm, nhiều đạm và đặc biệt là không lo về vấn đề xương dăm.

Loài cá này được chọn nuôi ở rất nhiều nước.

Hệ thống nuôi trồng ở Đài Loan vô cùng phát triển, dù là hình thức nuôi trên bè, kết hợp thức ăn công nghiệp, bè nuôi công nghiệp,… đều có thể truyền bá và đưa về thực hành ở Việt Nam, phát triển thị trường tiềm năng này.

Cá có khả năng thích nghi, phân bố rộng và tốt nên có thể nuôi trồng trong mọi loại môi trường, dù là nước ngọt, nước lợ, nước mặn hay nước thải của đô thị đều được.

Nhưng để đảm bảo an toàn thực phẩm, kỹ thuật nuôi trồng chính xác và năng suất cao thì nên tránh những loại môi trường độc hại hết mức có thể.

Cá ăn tạp từ cá tươi nhỏ, tôm, các loại rau, rong, bèo và cả phân ủ, mùn bã hữu cơ,…

Tốc độ sinh trưởng rất nhanh, trung bình một tháng cá đạt khối lượng 70 – 100g.

Cá rô phi Đài Loan ít bị bệnh, gây ít khó khăn trong quá trình nuôi.

Bên cạnh các tỉnh ở Đồng bằng sông Cửu Long thì một số tỉnh phía Bắc như Hà Bắc, Ninh Bình, Hải Phòng,… đều nuôi cá rô phi xen với thâm canh lúa trên diện rộng.

Nuôi với hình thức đó thì sau hai tháng nuôi trọng lượng của cá sẽ tăng lên gấp 50 lần so với khi thả giống.

Hoặc các tỉnh ven biển miền Trung khi nuôi cá rô phi Đài Loan ở các vùng nước lợ sau các mùa thu hoạch thì sản lượng tăng từ 300 – 1000kg trên một đơn vị héc – ta đất.

Tính đến nay, khi giá cá rô phi đang được nâng cao cùng sự phát triển thị trường, các nơi phân phối và nuôi trồng đã kiếm được nhiều lợi nhuận từ các đơn hàng cá thịt hoặc cá giống.

Có bốn giai đoạn nuôi cá chính với các mức giá cá rô phi khác nhau.

Đối với cá hương (0,1 – 1g) thì nuôi cần một tháng, đối với cá nhỏ từ 1 – 20g thì thời gian nuôi cũng một tháng, sau đó khi cá đạt 20 – 600g sau khoảng 4 tháng nuôi thì đã có thể thu tỉa dần.

Và cuối cùng sau 4 tháng nữa cá đạt tiếp lên 1kh thì đã có thể thu hoạch chế biến toàn bộ.

Cá muốn đạt chỉ tiêu xuất khẩu, thu được giá cá rô phi tốt thì chỉ cần đạt khối lượng 0,4kg, nhưng trung bình cá ở nước ta đạt 0,8 – 1,2kg.

Sản phẩm chế biến từ cá rô phi Đài Loan thịt tùy theo mức giá cá rô phi rất đa dạng, từ đầu cá, thịt cá fillet, thịt thái sashimi, cá đã qua nướng, chiên,… hoặc da cá,…

Khối lượng cá phân phối trong nước trung bình ở mức 600 – 800g.

Nhiệt độ nuôi cá thích hợp là 20 – 35 độ C, cá bắt đầu sinh sản từ tháng 4 đến tháng 8, mật độ sinh sản dày đặc nhất là vào tháng 6.

Nuôi với mật độ thưa (1 – 2 con trên một mét vuông) ở vùng nước lợ thì đã có nguồn thức ăn tự nhiên cung cấp, còn nếu nuôi ở vùng nước ngọt thì vẫn phải cho cá ăn.

Những vùng nước có sẵn nguồn thức ăn tự nhiên thì có thể nuôi đến 5 con trên một mét vuông mà không cần cho ăn thường xuyên.

Còn nếu thả từ 7 con trở lên thì phải cho thêm thức ăn, nếu từ 15 – 20 con thì phải tự cho ăn.

Những loài cá ăn tạp có nguồn thức ăn chính là phân ủ hoại, điều này cũng có lợi cho cá trong điều kiện nuôi dày.

Những vùng nước lơ, nước thải thì nên thay nuôi cá bằng cá tạp, cám, bột cá,…

Có thể nuôi cá bằng thức ăn công nghiệp với lượng đạm khoảng 28%.

Ngoài ra một số chỗ như tỉnh Ninh Bình, Hà Tây còn có hình thức nuôi cá trong lồng, cho cá ăn chủ yếu thức ăn có nguồn là tinh bột với tỉ lệ 3 thức ăn : 1 cá theo đơn vị kg.

Vẫn còn có thể áp dụng hình thức nuôi trồng lúa kết hợp nữa đấy.

Cá rô phi đỏ (hay còn gọi là cá diêu hồng) du nhập vào nước ta năm 1985, đây là loài cá không có nhiều thông tin về gốc giống, có người nói nó là thể đột biến, cũng có người nói nó là dòng lai.

Cá nổi bật với màu đỏ hồng hoặc hồng tươi, đôi khi còn xen cả vành đen trên da.

Đây cũng là loài cá rô phi có khả năng đứng ngang hàng với cá rô phi Đài Loan về kích thước và tốc độ tăng trưởng so với những loài cá khác.

Cá diêu hồng sống ở nước ngọt, điều kiện pH tốt nhất là từ 6,5 – 7,5.

Dù là nuôi trồng tự nhiên hay nuôi trồng nhân tạo thì tỷ lệ hao hụt của cá đều rất thấp.

Loài cá này ăn tạp, phổ thức ăn rất rộng, từ cám, bắp, bã đậu, bèo, rau xanh, mùn bã hữu cơ, ấu trùng và côn trùng…

Đôi khi cá còn ăn cả xác từ lò mổ, thức ăn tự chế biến,…

Tốc độ sinh sản của cá cũng rất tốt, còn được gọi là loài cá “mắn đẻ”.

Sau một năm nuôi trồng thì cá có thể đạt từ 200 – 500g/con, nếu điều kiện còn tốt hơn thì chỉ cần 7 -8 tháng là đạt được chỉ tiêu này rồi.

Cá rô phi đỏ được nhân giống chủ yếu bằng sinh sản thuần chủng, lai tạo hoặc phương pháp hóa sinh.

Nếu thực hiện đúng kỹ thuật thì phương pháp lai tạo cho ra giống cá mới có chất lượng vượt trội, đây cũng là hình thức phổ biến nhất.

Cá rô phi đỏ được nuôi trồng rộng rãi và thu hút một thị trường tiêu thụ rất lớn bất kể vị trí địa lý.

Chất thịt cá luôn săn chắc, thơm ngon và không bị bở như nhiều loại cá công nghiệp khác.

Giá cá diêu hồng được tính theo kg và biến động thường xuyên.

Tùy theo thành phố, tỉnh và vùng miền mà mức giá có thể khác nhau nhưng nhìn chung giá cá sẽ dao động từ 26.000 – 27.000đ/kg tính trên một con trung bình nặng 700 – 800g.

Nếu mua bán ở các thành phố lớn thì sẽ tính thêm phí vận chuyển, bảo quản và chi phí hao hụt nên sẽ đắt hơn, bà con có thể tìm ma tại các chợ thủy sản, cơ quan phân phối uy tín.

Ở thành phố Hồ Chí Minh, giá cá rô phi đỏ có thể lên tới 80.000đ/kg, còn ở Hà Nội và Đà Nẵng thì ở mức 70.000đ/kg.

Còn về giá cá diêu hồng giống, ta có thể tham khảo mức giá (vẫn tính theo kg) như sau:

Loại cá lớn từ 100 – 120 con/kg thì có giá 40.000đ trở lên trên một kg, tỉ lệ sống khoảng 98%.

Loại cá từ 150 – 200 con/kg thì giá cá rô phi đỏ giống là 30.000đ/kg trở lên, tỉ lệ sống từ 90%.

Dòng cá này đầu nhỏ, thân to, đẻ ít và có giá trị thương phẩm, tốc độ sinh trưởng vượt trội hơn các loài kia.

Đây cũng là dòng cá rô phi được tin chọn xuất khẩu của chính phủ cùng với cá rô phi đỏ.

Cá rô phi dòng GIFT có giá dao động từ 20.000đ/kg hoặc hơn nếu tính ở thành phố lớn.

Giá Cá Tra Nguyên Liệu Có Chiều Hướng Tăng Trở Lại

Những ngày qua, giá cá tra nguyên liệu (phục vụ chế biến xuất khẩu) tại thị trường các tỉnh ĐBSCL đã tăng trở lại. Mức tăng trung bình khoảng 1.000 đồng/kg đối với cá trong kích cỡ xuất khẩu. Từ những động thái của thị trường thời gian qua cho thấy, giá cá tra đã “chạm đáy” và đang có chiều hướng tăng trở lại.

Theo nhiều doanh nghiệp (DN) chế biến cá tra xuất khẩu, giá cá tra nguyên liệu những ngày qua tăng trở lại do sản lượng cá nuôi trong dân lẫn DN giảm. Hơn 3 tháng qua, để giải quyết tình trạng dư thừa cá nguyên liệu tại các tỉnh ĐBSCL, nhiều DN chế biến cá tra đã tăng công suất chế biến của các nhà máy để góp phần tiêu thụ hết lượng cá trên thị trường. Ngoài đẩy mạnh tìm kiếm thị trường mới, củng cố thị trường truyền thống, thực hiện kích cầu trong tiêu thụ sản phẩm (bằng nhiều hình thức khác nhau), các DN đẩy mạnh sản xuất, đưa cá vào kho lạnh để trữ hàng, chuẩn bị đợt cao điểm bán hàng trong dịp Noel và Tết Dương lịch sắp tới.

“Theo tôi, giá cá tra nguyên liệu phục vụ chế biến xuất khẩu những tháng qua rớt xuống còn 19.500 đồng/kg, mức giá này đã chạm đáy. Một khi giá cá chạm đáy sẽ “bật lên” nhanh chóng, bởi mỗi vụ nuôi từ 6-8 tháng, trong khi nhu cầu nhập khẩu tại các thị trường bắt đầu tăng trở lại. Thời điểm này đã gần cuối tháng 7, bắt đầu chuẩn bị bước vào cao điểm xuất hàng. Theo thông lệ hàng năm, đây là thời điểm các nhà nhập khẩu tiến hành xác nhận đơn hàng cho thời điểm cuối năm, vì vậy thị trường bắt đầu sôi động trở lại” – Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Nam Việt Doãn Tới thông tin.

“Năm nay, người nuôi cá tra bị thiệt hại kép. Một mặt vì giá thu mua cá tra nguyên liệu chế biến dưới giá thành sản xuất, mặt khác nông dân bị lỗ nặng do tình hình biến đổi khí hậu gia tăng, cá giống thả vào ao chết nhiều. Thời điểm thả giống, giá cá tra thịt ở mức 34.000 đồng/kg, vì vậy giá cá giống tăng đến 65.000 đồng/kg (đối với loại cá 30 con/kg). Vì vậy, khi giá nguyên liệu rớt xuống còn 19.500 đồng/kg, nông dân bị lỗ từ 4.000-5.000 đồng/kg” – ông Trần Văn Lãm (xã Đa Phước, An Phú) phân tích.

Giá cá tra nguyên liệu phục vụ cho chế biến xuất khẩu tại thị trường ĐBSCL tăng trở lại, ngoài sản lượng cá trong dân và DN giảm, một nguyên nhân khác giúp cải thiện tình hình, đó chính là thị trường xuất khẩu bắt đầu khởi sắc. Năm nay, ngoài những thị trường mang tính truyền thống như: Hoa Kỳ, Trung Quốc, Liên minh Châu Âu (EU), các thị trường Châu Á, Mexico… đang trở thành thị trường tiêu thụ mạnh cá tra của các DN Việt Nam. Nếu xếp theo sản lượng và kim ngạch, từ đầu năm 2019 đến nay, thị trường Mexico xếp thứ 5, sau 4 thị trường nêu trên. Bốn tháng đầu năm 2019, giá trị xuất khẩu cá tra, basa sang thị trường Mexico đạt 40,8 triệu USD (tăng 31,5% so cùng kỳ năm 2018). Đây là thị trường xuất khẩu cá tra lớn nhất tại khu vực Mỹ Latinh và trong 10 nước tham gia Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).

Nếu năm 2018, sản lượng cá tra toàn vùng ĐBSCL thả nuôi đạt 1,42 triệu tấn (tăng 13,6% so với năm 2017), với 5.400ha nuôi cá tra thì bước sang năm 2019, sản lượng thả nuôi tiếp tục tăng lên, dẫn đến tình trạng cung vượt cầu những tháng qua. Tại An Giang, tỉnh được mệnh danh là “thủ phủ” của con cá tra, đến nay đây vẫn là mặt hàng chủ lực của địa phương. Vừa qua, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình đã có chuyến đi thị sát tình hình sản xuất cá tra trong tỉnh, nơi ông chọn đi đầu tiên là Công ty Cổ phần Cá tra Việt-Úc An Giang. Tại đây, lãnh đạo công ty báo cáo về chương trình phát triển nuôi giống cá tra theo hướng an toàn sinh học. Chương trình này sẽ tạo ra con giống khỏe, giúp cải thiện tỷ lệ fillet đối với cá tra xuất khẩu, hạn chế dịch bệnh trong quá trình nuôi thịt. Ngay tại chuyến thăm, ông Nguyễn Thanh Bình đã chỉ đạo các sở, ban, ngành tiếp tục tạo điều kiện để Công ty Cổ phần Cá tra Việt-Úc An Giang sớm cho ra đời những mẻ cá giống đầu tiên, phục vụ quá trình nuôi thương phẩm của các đơn vị chế biến cá tra xuất khẩu. Ông Nguyễn Thanh Bình đã đi thăm các trại nuôi cá tra bố mẹ, thăm công nghệ sản xuất giống của Công ty Cổ phần Cá tra Việt-Úc An Giang và ông hy vọng, ngành cá tra Việt Nam nói chung, An Giang nói riêng sẽ sớm vượt qua được khó khăn, vươn lên phát triển bền vững.

“Tỉnh đang thực hiện quy hoạch lại ngành hàng theo hướng nâng cao chất lượng con giống, khuyến khích những người tham gia ngành hàng thực hiện mô hình liên kết. Những địa phương không có lợi thế trong phát triển nuôi cá tra hay nằm ngoài quy hoạch được duyệt thì khuyến khích bà con không nên đào ao để nuôi, vì làm như thế sẽ phá vỡ quy hoạch, tạo ra sự “bất nhất” trong cung-cầu” – Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình khẳng định.

(Theo báo An Giang)

Bạn đang xem bài viết Giá Cá Tra Tại Đồng Bằng Sông Cửu Long Đảo Chiều trên website Fcbarcelonavn.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!