Xem Nhiều 3/2023 #️ Giá Cá Tra Nguyên Liệu Tăng Liên Tục # Top 6 Trend | Fcbarcelonavn.com

Xem Nhiều 3/2023 # Giá Cá Tra Nguyên Liệu Tăng Liên Tục # Top 6 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Giá Cá Tra Nguyên Liệu Tăng Liên Tục mới nhất trên website Fcbarcelonavn.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

(KDPT) – Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang, do nhu cầu cá tra nguyên liệu từ đầu năm đến nay tăng cao, nhằm phục vụ cho chế biến xuất khẩu, nên giá cá tra nguyên liệu liên tục tăng.

Hiện nay, giá cá tra nguyên liệu trên thị trường của tỉnh An Giang đang ở mức từ 30.000 – 31.500 đồng/kg, tăng từ 3.000 – 4.000 đồng/kg so với những tháng đầu năm 2018. Đồng thời, lợi nhuận thu được từ nuôi cá tra đạt mức từ 7.000 đến 8.500 đồng/kg cá tra theo loại 1 và loại 2. Từ đầu năm đến nay, diện tích nuôi cá tra của nông dân tỉnh An Giang đạt 1.250 ha mặt nước, tăng 22,8% so với cùng kỳ năm trước, giá cá tra nguyên liệu cũng tăng nhanh trở lại từ đầu tháng 9/2018, cá tra nguyên liệu loại I có giá từ 28.000 đến 29.000 đồng/kg, loại II từ 25.000 đến 27.000 đồng/kg và tiếp tục tăng trong tháng 10/2018, đạt mức giá từ 30.000 đến 31.500 đồng/kg, do nhu cầu thu mua cho chế biến xuất khẩu những tháng cuối năm 2018. Bên cạnh đó, diện tích thu hoạch đạt 799 ha mặt nước, tăng 11,7% so cùng kỳ và sản lượng thu hoạch đạt khoảng 262.000 tấn, tăng 22,3% so cùng kỳ; trong đó, phần lớn diện tích cá tra thu hoạch được do các doanh nghiệp tổ chức nuôi cá tra gắn với nhà máy chế biến và xuất khẩu với diện tích thu hoạch được 460 ha, tăng 5% và sản lượng thu hoạch khoảng 184.000 tấn, tăng 16,3% so cùng kỳ năm trước. Cùng với việc nuôi và thu hoạch cá tra trong ao đất, số lượng nuôi cá trá bằng lồng bè năm 2018 cũng được khôi phục và tăng so với cùng kỳ năm trước. Từ đầu năm đến nay, nông dân trong tỉnh đã thả nuôi cá tra với số lượng 220 cái lồng, bè, tăng 3,7%, sản lượng cá tra thu hoạch từ lồng bè đạt trên 6.000 tấn, tăng 5,7% so cùng kỳ năm trước. Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang, phong trào nuôi cá tra nguyên liệu tăng nên nhu cầu tiêu thụ con giống tăng cao, diện tích mặt nước nuôi con giống cá tra tăng. Diện tích mặt nước ương dưỡng giống cá tra giống từ đầu năm đến nay đạt 735 ha, tăng 28,5% so cùng kỳ, số lượng con giống cá tra sản xuất được khoảng 1,4 tỷ con, tăng 24,7% so cùng kỳ. Do nhu cầu con giống cá tra thả nuôi tăng nên giá cá tra giống luôn có xu hướng tăng cao, cụ thể cá tra giống dài từ 2 đến 2,5 cm, có giá từ 1.300 đến 1.600 đồng/con, tăng bình quân là 420 đồng/con, loại cá tra giống dài từ 1,5 đến 1,7 cm giá từ 680 đến 900 đồng/con, tăng bình quân 250 đồng/con.

Giá Cá Tra Nguyên Liệu Tăng Mạnh

Trong 10 ngày giữa tháng 9/2018, giá cá tra nguyên liệu có xu hướng tăng, trong khi giá tôm nguyên liệu ổn định.

Bộ Công thương cho biết, giá cá tra nguyên liệu tại An Giang có xu hướng tăng mạnh do các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu tăng thu mua.

Cụ thể, cá tra thịt trắng có giá dao động từ 32.000 – 34.000 đồng/kg, tăng 4.000 đồng/kg so với tuần trước và tăng 6.500 – 7.000 đồng/kg so với cùng kỳ năm trước; cá tra thịt hồng có giá dao động từ 30.500 – 32.000 đồng/ kg, tăng 4.000 – 4.200 đồng/kg so với tuần trước và tăng 5.500 – 6.500 đồng/ kg so với cùng kỳ năm 2017.

Tại Cà Mau, giá tôm nguyên liệu trong 10 ngày giữa tháng 9/2018 không đổi so với 10 ngày trước đó do cung cầu ổn định. Giá tôm sú dao động trong khoảng 180.000 – 310.000 đồng/kg, tùy kích thước; giá tôm thẻ chân trắng dao động khoảng 81.000 – 102.000 đồng/kg.

Xuất khẩu cá tra, cá ba sa thường chiếm 43-45% về lượng và 25-26% về trị giá trong xuất khẩu thủy sản của cả nước.

Theo thống kê từ số liệu của Tổng cục Hải quan, 7 tháng đầu năm 2018 lượng cá tra, cá basa xuất khẩu đạt 481,2 nghìn tấn, trị giá 1,196 tỷ USD, tăng 0,3% về lượng và tăng 20,7% về trị giá so với cùng kỳ năm 2017. Lượng cá tra, basa chỉ tăng nhẹ, nhưng trị giá xuất khẩu tăng mạnh nhờ giá xuất khẩu tăng.

Giá xuất khẩu trung bình cá tra của Việt Nam trong tháng 7/2018 đạt 2,6 USD/kg, tăng 0,45 USD/kg so với cùng kỳ năm 2017 và tăng nhẹ so với tháng 6/2018. Giá cá tra xuất khẩu tăng chủ yếu là do nguồn cung nguyên liệu thấp hơn so với nhu cầu của các doanh nghiệp. Dự báo, giá xuất khẩu trung bình mặt hàng này trong những tháng tiếp theo sẽ dao động ở mức 2,5 – 3 USD/kg.

Hoa Kỳ trở lại vị trí là thị trường xuất khẩu cá tra, cá basa đạt kim ngạch cao nhất của Việt Nam. Trong 7 tháng đầu năm 2018, xuất khẩu cá tra, cá basa sang Hoa Kỳ đạt 60,4 nghìn tấn, trị giá 259,4 triệu USD, giảm 10,7% về lượng, nhưng tăng 10,3% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.

Hiện nay, Việt Nam vẫn là thị trường cung cấp cá tra, cá basa lớn nhất cho Hoa Kỳ với thị phần chiếm tới 95% về lượng và 93% về trị giá.

Cá Tra Nguyên Liệu Sẽ Khan Hiếm Và Tăng Giá

Chỉ trong thời gian gần 2 tháng qua, cá tra nguyên liệu phải lắm thăng trầm theo “bão giá”. Hiện nay giá cá đang nhích lên từng ngày, thế nhưng, khi giá cá lên không phải người nuôi cá nào cũng trúng mùa, trúng giá. Cá lên giá, người nuôi cá không có cá bán… Đó cũng là nỗi buồn của người nuôi cá và cũng là nỗi lo của doanh nghiệp chế biến cá xuất khẩu.

300.000 tấn cá đang thăng trầm…  

Trao đổi với ông Phan Văn Danh, Chủ tịch Hội nghề cá tỉnh An Giang ông cho biết, năm 2007, An Giang thu hoạch hơn 230.000 tấn cá tra. Năm nay, do những biến động về tiền tệ, thị trường, nhất là trong quý I/2008, có thể sẽ ảnh hưởng đến sản lượng cá tra trong năm. Sản lượng cá tra An Giang theo kế hoạch năm nay là 300.000 tấn, tuy nhiên, năm nay sản lượng này khó đạt.

Theo Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (VASEP), sản lượng cá tra thu hoạch quý I/2008 tại ĐBSCL đạt thấp. Tình hình này nguy cơ thiếu ca tra nguyên liệu cho các cơ sở thủy sản trong nhiều tháng tới là điều chắn chắn.

Cũng theo ông Phan Văn Danh, một số doanh nghiệp chế biến cá tra xuất khẩu làm ăn theo kiểu cạnh tranh không lành mạnh, ký hợp đồng xuất khẩu giá thấp. Trong khi đó, họ thu mua cá tra nguyên liệu và “đè” giá đối với người nuôi cá. Khi doanh nghiệp gặp khó khăn về tỷ giá đồng đô la, họ đã hạ giá thu mua nguyên liệu, hạ giá xuất khẩu xuống nhằm tránh bị lỗ. Hậu quả, người nuôi cá bị lỗ và khó vay tiền tái đầu tư khiến cho nhiều người nuôi cá không còn mặn mà với nghề nuôi cá nguyên liệu.

Sự thiếu hụt cá tra nguyên liệu đã thể hiện rõ trong tháng 4/2008. Giá cá tra nguyên liệu đang tăng lên liên tục, từ giá 13.500 đồng lên 14.000 đồng rồi 15.200 đồng/kg đối với cá tra thịt trắng vào những ngày trung tuần tháng tư.

Còn ông Bửu Huy, Giám đốc Xí nghiệp đông lạnh AFIEX-An Giang, giá cá bắt đầu tăng do nhu cầu xuất khẩu tăng và nguyên liệu chế biến cung không đủ cầu. Nhu cầu tiêu thụ cá tra hiện nay trên thị trường thế giới cũng sẽ tăng mạnh, nhất là qua Hội chợ thủy sản Châu Âu và Việt Nam trong 3 tháng tới. Với đà này, nếu doanh nghiệp chế biến xuất khẩu ký được những hợp đồng xuất khẩu cá với giá 3 USD trở lên và thu mua cá tra loại thịt trắng từ 16.000 đồng/kg trở nên thì người nuôi cá có lời và khuyến khích cá tra phát triển bền vững.

Nuôi cá… “cầm chừng”

Tình hình khó khăn về tài chính, vốn vay trong tháng 2 và 3/2008 đã khiến nhiều hộ nuôi cá đã ngưng thả giống hoặc cầm chừng cho vụ nuôi tiếp sau. Do tình hình này nên trong thời gian tới, giá cá tra sẽ còn tiếp tục tăng cao.

Hiện nay, do nguồn vốn vay của những người có quan hệ làm ăn, vay vốn ngân hàng là khách hàng cũ được tiếp tục vay tiền để nuôi thúc cá tra, nhiều hộ nuôi cá tra đã không nôn nóng bán và ngóng chờ giá cá tăng, người nuôi cá tra không nên nôn nóng bán tháo cá tra, cá ba sa vì sắp tới, giá bán chắc chắn sẽ tăng cao hơn hiện nay.

Anh Nguyễn Văn Đức, người nuôi 1,2ha cá tra ở ấp Lân Thanh, cù lao Tân Lộc, Thốt Nốt, Cần Thơ cho biết, hiện nay, cá của anh nuôi vào thời kỳ sắp thu hoạch. Tuy nhiên, thấy giá đang lên nên anh ráng “neo” lại, chậm bán để xem giá có tăng thêm nữa không. Theo anh dự đoán, cá này sẽ tiếp tục tăng lên vì hiện nay nguồn hàng khan hiếm. Theo ước tính của anh, nếu giá khoảng 15.500 – 16.000đồng/kg, người nuôi lời trung bình khoảng 1.500 – 2.000 đồng/kg. Năm nay anh thu hoạch khoảng 250 tấn cá. Như vậy, trừ chi phí, ngân hàng, tiền lời kể ra cũng khấm khá.

Theo đánh giá của giới chuyên môn về cá tra, trong quí II và III/2008, giá cá tra nguyên liệu thịt trắng loại 1 sẽ vượt ngưỡng 16.000 đồng/kg. Năm 2007, giá cá tra thịt trắng cao điểm lên đến 17.000đồng, vậy thì ai dám chắc năm 2008 giá cá tra thịt trắng không tăng lên giá 18.000 đồng/kg.

Hiện nay thị trường cá tra đang phục hồi nhanh, vào ngày 27/3 giá cá tra nguyên liệu thịt trắng loại 1 là 13.500 đồng/kg, thì đến nay giá 15.200 đồng/kg. Việc xuất khẩu sản phẩm cá tra tiếp tục thuận lợi, nhiều đối tác của các doanh nghiệp đang tiến hành nhập khẩu số lượng hàng lớn theo chu kỳ tiêu thụ của thị trường. Vì thế, nhiều khả năng, giá cá tra nguyên liệu sẽ tăng đáng kể trong thời gian tới.

Theo thông tin từ các doanh nghiệp thủy sản ĐBSCL, các doanh nghiệp đang nhận được khá nhiều đơn đặt hàng từ nước ngoài nhưng họ cũng đang đối mặt với nguy cơ thiếu hụt nguyên liệu. Trong thời gian tới, cá tra sẽ được người tiêu dùng trên thế giới chọn làm sản phẩm tiêu thụ được ưa chuộng nên giá cá tra xuất khẩu sẽ đẩy lên cao. Tháng 3/2008, giá cá tra philet xuất khẩu bình quân 2,7 USD/kg thì hiện nay tăng lên 3-3,4USD/kg.

Lối ra: Liên kết doanh nghiệp

Thu hoạch cá tra.

Theo PGS-TS Nguyễn Hữu Dũng, Phó chủ tịch thường trực Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam, Hiệp hội đang xúc tiến việc liên kết 4-5 công ty chế biến xuất khẩu cá tra lớn ở Việt Nam, nhất là ĐBSCL.

Sự liên kết này sẽ giúp các doanh nghiệp cùng xây dựng vùng nguyên liệu, chia sẻ thông tin, mở rộng thị trường xuất khẩu, hỗ trợ về vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm, môi trường, đào tạo cán bộ… Từ đó, hướng đến mục tiêu nâng giá trị các sản phẩm cá tra của Việt Nam ở thị trường xuất khẩu và đảm bảo giá bán cá tra trong nước ở mức người nuôi có lời.

Tình hình bấp bênh về giá cá tra nguyên liệu đang đẩy người nuôi cá và doanh nghiệp đứng trước nhiều khó khăn, thách thức. Ông Phan Văn Danh, chủ tịch hội nghề cá tỉnh An Giang cũng cho rằng, Chính phủ cần giao cho Bộ Công thương xây dựng giá sàn xuất khẩu sản phẩm cá tra, để có biện pháp quản lý và chế tài các doanh nghiệp chào bán cá theo kiểu cạnh tranh không lành mạnh, có như vậy mới vừa bảo vệ quyền lợi của các doanh nghiệp chế biến cá tra, vừa đảm bảo quyền lợi cho nông dân nuôi cá.

Theo ông Phan Văn Danh, từ khi Quyết định 346 của Ngân hàng Nhà nước có hiệu lực, thiệt hại của người nuôi cá rất lớn, có thể lên đến hàng trăm tỉ đồng vì nhiều người nuôi cá do thiếu vốn nên đã bán cá trong giai đoạn cá xuống giá. Còn người vay mới để nuôi cá thì gặp khó khăn: Ngân hàng giải ngân nhỏ giọt, người vay phải chịu lãi suất cao từ từ 1,3-1,6% /tháng khiến nhiều người nuôi cá đôi khi thót ruột vì áp lực lãi suất, áp lực về giá cá…..

Theo bà Phạm Thị Diệu Hiền, Tổng giám đốc Công ty TNHH Thuỷ sản Bình An, một giải pháp căn cơ, đảm bảo cho doanh nghiệp phát triển bền vững là việc doanh nghiệp phải tạo vùng nuôi cá phục vụ nhà máy chế biến. Hiện Công ty Thủy sản Bình An đã đầu tư 100ha đất tạo vùng nuôi cá tra, vì vậy, từ nay đến cuối năm 2008 Công ty sẽ nuôi cá phục vụ nhà máy chế biến khoảng 40-50% cá nguyên liệu. đây là cách làm mà nhiều Công ty thủy sản ở ĐBSCL đang làm.

Theo ông Bửu Huy, Giám đốc Xí nghiệp chế biến đông lạnh AFIEX- An Giang, từ nay đến tháng 6/2008, có hai hội chợ thủy sản lớn, một ở Hà Nội và một hội chợ ở Bỉ. Nếu doanh nghiệp Việt Nam đồng tâm hiệp lực và giữ giá xuất khẩu từ 3 - 3,5USD/kg thì việc tạo đầu ra cho cá nguyên liệu có thể đạt mức 16.000 đến 16.5000 đồng/kg, loại cá tra thịt trắng. Với mức giá này, người sản xuất và chế biến đều đảm bảo có lời, con cá tra có cơ hội phát triển bền vững…

Cho đến giữa tháng 4/2008, cơ bản người nuôi cá và doanh nghiệp chế biến có thể thở phào nhẹ nhỏm sau sự chao đảo trong cơn bão giá. Tuy nhiên, cơ chế cho vay sản xuất cá tra vẫn chưa ổn định, ngân hàng thương mại vẫn còn khó khăn trong xét cho ngư dân vay, các doanh nghiệp vẫn chưa thống nhất với nhau trong chào hàng và ký hợp đồng bán cá chế biến theo một qui ước nhất định…

Những vấn đề trên đây nếu chưa được giải quyết xong sẽ đe đoạ đến sự phát triển bền vững của nghề nuôi cá tra và ngành chế biến cá tra xuất khẩu, một ngành công nông nghiệp mạnh mẽ và nổi tiếng của ĐBSCL.

Giá Cá Tra Nguyên Liệu Có Chiều Hướng Tăng Trở Lại

Những ngày qua, giá cá tra nguyên liệu (phục vụ chế biến xuất khẩu) tại thị trường các tỉnh ĐBSCL đã tăng trở lại. Mức tăng trung bình khoảng 1.000 đồng/kg đối với cá trong kích cỡ xuất khẩu. Từ những động thái của thị trường thời gian qua cho thấy, giá cá tra đã “chạm đáy” và đang có chiều hướng tăng trở lại.

Theo nhiều doanh nghiệp (DN) chế biến cá tra xuất khẩu, giá cá tra nguyên liệu những ngày qua tăng trở lại do sản lượng cá nuôi trong dân lẫn DN giảm. Hơn 3 tháng qua, để giải quyết tình trạng dư thừa cá nguyên liệu tại các tỉnh ĐBSCL, nhiều DN chế biến cá tra đã tăng công suất chế biến của các nhà máy để góp phần tiêu thụ hết lượng cá trên thị trường. Ngoài đẩy mạnh tìm kiếm thị trường mới, củng cố thị trường truyền thống, thực hiện kích cầu trong tiêu thụ sản phẩm (bằng nhiều hình thức khác nhau), các DN đẩy mạnh sản xuất, đưa cá vào kho lạnh để trữ hàng, chuẩn bị đợt cao điểm bán hàng trong dịp Noel và Tết Dương lịch sắp tới.

“Theo tôi, giá cá tra nguyên liệu phục vụ chế biến xuất khẩu những tháng qua rớt xuống còn 19.500 đồng/kg, mức giá này đã chạm đáy. Một khi giá cá chạm đáy sẽ “bật lên” nhanh chóng, bởi mỗi vụ nuôi từ 6-8 tháng, trong khi nhu cầu nhập khẩu tại các thị trường bắt đầu tăng trở lại. Thời điểm này đã gần cuối tháng 7, bắt đầu chuẩn bị bước vào cao điểm xuất hàng. Theo thông lệ hàng năm, đây là thời điểm các nhà nhập khẩu tiến hành xác nhận đơn hàng cho thời điểm cuối năm, vì vậy thị trường bắt đầu sôi động trở lại” – Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Nam Việt Doãn Tới thông tin.

“Năm nay, người nuôi cá tra bị thiệt hại kép. Một mặt vì giá thu mua cá tra nguyên liệu chế biến dưới giá thành sản xuất, mặt khác nông dân bị lỗ nặng do tình hình biến đổi khí hậu gia tăng, cá giống thả vào ao chết nhiều. Thời điểm thả giống, giá cá tra thịt ở mức 34.000 đồng/kg, vì vậy giá cá giống tăng đến 65.000 đồng/kg (đối với loại cá 30 con/kg). Vì vậy, khi giá nguyên liệu rớt xuống còn 19.500 đồng/kg, nông dân bị lỗ từ 4.000-5.000 đồng/kg” – ông Trần Văn Lãm (xã Đa Phước, An Phú) phân tích.

Giá cá tra nguyên liệu phục vụ cho chế biến xuất khẩu tại thị trường ĐBSCL tăng trở lại, ngoài sản lượng cá trong dân và DN giảm, một nguyên nhân khác giúp cải thiện tình hình, đó chính là thị trường xuất khẩu bắt đầu khởi sắc. Năm nay, ngoài những thị trường mang tính truyền thống như: Hoa Kỳ, Trung Quốc, Liên minh Châu Âu (EU), các thị trường Châu Á, Mexico… đang trở thành thị trường tiêu thụ mạnh cá tra của các DN Việt Nam. Nếu xếp theo sản lượng và kim ngạch, từ đầu năm 2019 đến nay, thị trường Mexico xếp thứ 5, sau 4 thị trường nêu trên. Bốn tháng đầu năm 2019, giá trị xuất khẩu cá tra, basa sang thị trường Mexico đạt 40,8 triệu USD (tăng 31,5% so cùng kỳ năm 2018). Đây là thị trường xuất khẩu cá tra lớn nhất tại khu vực Mỹ Latinh và trong 10 nước tham gia Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).

Nếu năm 2018, sản lượng cá tra toàn vùng ĐBSCL thả nuôi đạt 1,42 triệu tấn (tăng 13,6% so với năm 2017), với 5.400ha nuôi cá tra thì bước sang năm 2019, sản lượng thả nuôi tiếp tục tăng lên, dẫn đến tình trạng cung vượt cầu những tháng qua. Tại An Giang, tỉnh được mệnh danh là “thủ phủ” của con cá tra, đến nay đây vẫn là mặt hàng chủ lực của địa phương. Vừa qua, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình đã có chuyến đi thị sát tình hình sản xuất cá tra trong tỉnh, nơi ông chọn đi đầu tiên là Công ty Cổ phần Cá tra Việt-Úc An Giang. Tại đây, lãnh đạo công ty báo cáo về chương trình phát triển nuôi giống cá tra theo hướng an toàn sinh học. Chương trình này sẽ tạo ra con giống khỏe, giúp cải thiện tỷ lệ fillet đối với cá tra xuất khẩu, hạn chế dịch bệnh trong quá trình nuôi thịt. Ngay tại chuyến thăm, ông Nguyễn Thanh Bình đã chỉ đạo các sở, ban, ngành tiếp tục tạo điều kiện để Công ty Cổ phần Cá tra Việt-Úc An Giang sớm cho ra đời những mẻ cá giống đầu tiên, phục vụ quá trình nuôi thương phẩm của các đơn vị chế biến cá tra xuất khẩu. Ông Nguyễn Thanh Bình đã đi thăm các trại nuôi cá tra bố mẹ, thăm công nghệ sản xuất giống của Công ty Cổ phần Cá tra Việt-Úc An Giang và ông hy vọng, ngành cá tra Việt Nam nói chung, An Giang nói riêng sẽ sớm vượt qua được khó khăn, vươn lên phát triển bền vững.

“Tỉnh đang thực hiện quy hoạch lại ngành hàng theo hướng nâng cao chất lượng con giống, khuyến khích những người tham gia ngành hàng thực hiện mô hình liên kết. Những địa phương không có lợi thế trong phát triển nuôi cá tra hay nằm ngoài quy hoạch được duyệt thì khuyến khích bà con không nên đào ao để nuôi, vì làm như thế sẽ phá vỡ quy hoạch, tạo ra sự “bất nhất” trong cung-cầu” – Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình khẳng định.

(Theo báo An Giang)

Bạn đang xem bài viết Giá Cá Tra Nguyên Liệu Tăng Liên Tục trên website Fcbarcelonavn.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!