Xem Nhiều 3/2023 #️ Giá Cá Tra Giống Tăng Trở Lại # Top 11 Trend | Fcbarcelonavn.com

Xem Nhiều 3/2023 # Giá Cá Tra Giống Tăng Trở Lại # Top 11 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Giá Cá Tra Giống Tăng Trở Lại mới nhất trên website Fcbarcelonavn.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

/5 – 0 Bình chọn – 2315 Lượt xem

Sau một thời gian ở mức thấp, giá cá tra giống tại nhiều địa phương vùng ĐBSCL tăng trở lại từ 7.000 – 10.000 đồng/kg so với cách nay khoảng 1 tháng.

Tại nhiều địa phương như: An Giang, Tiền Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ… cá tra giống loại 30-35 con/kg có giá phổ biến từ 25.000 – 30.000 đồng/kg.

Giá cá tra giống tăng do nguồn cung giảm mạnh vì thời gian qua giá cá quá thấp, người dân hạn chế sản xuất cá tra giống. Hiện nay, nguồn cung cá giống không còn nhiều nhưng nhiều hộ dân và doanh nghiệp bước vào đợt thả nuôi cá nên nhu cầu cá giống tăng.

Theo nhiều doanh nghiệp và hộ dân sản xuất cá tra giống ở TP Cần Thơ, nhiều khả năng giá cá tra giống còn tăng trong thời gian tới nhưng mức tăng sẽ không nhiều do giá cá tra thịt phục vụ làm nguyên liệu chế biến xuất khẩu vẫn còn ở mức thấp, chưa kích thích người dân phát triển nuôi cá. Hiện giá cá tra nguyên liệu tại nhiều địa phương ĐBSCL ở mức từ 19.000 – 19.700 đồng/kg và nhiều người nuôi cá tra vẫn đang bị lỗ vốn.

Đối với thị trường xuất khẩu cá tra, dẫn nguồn tin từ chúng tôi sản lượng cá tra của Ấn Độ có thể tăng lên 630.000 tấn vào năm 2020 nên ngành cá tra Việt Nam có thể sẽ có thêm đối thủ cạnh tranh mới.

Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NN&PTNT) cho biết, giá trị xuất khẩu thủy sản 10 tháng năm 2019 ước đạt 7,1 tỷ USD, giảm 2,4% so với cùng kỳ năm 2018.

Trong đó, kim ngạch xuất khẩu tôm các loại chiếm 38,9% tổng kim ngạch; xuất khẩu cá tra chiếm 23,4%; cá ngừ chiếm 8,7%. Nhật Bản, Mỹ, Trung Quốc và Hàn Quốc là 4 thị trường nhập khẩu hàng đầu của thủy sản Việt Nam, chiếm 57% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản.

Riêng đối với mặt hàng cá tra, Trung Quốc, Mỹ và Mexico tiếp tục là các thị trường nhập khẩu cá tra lớn nhất của Việt Nam.

Đáng chú ý, Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản dẫn dự báo của các chuyên gia tại Hội nghị Triển vọng toàn cầu cho các Lãnh đạo Nuôi trồng thuỷ sản năm 2018 (GOAL 2018) cho biết, sản lượng cá tra của Ấn Độ sẽ tăng 8%, lên 630.000 tấn vào năm 2020. Do đó, trong tương lai, ngành cá tra Việt Nam có thể sẽ gặp thêm một đối thủ cạnh tranh mới.

Dự báo của các chuyên gia cũng cho biết, trong nhiều năm gần đây, nuôi cá tra đang dần trở thành một phần quan trọng của ngành nuôi trồng thủy sản Ấn Độ. Nguyên nhân chính là do thị hiếu tiêu dùng của người Ấn Độ đang trở nên ưa chuộng sản phẩm cá tra, sau khi thưởng thức sản phẩm này được nhập khẩu từ Việt Nam.

Cá tra của Ấn Độ được nuôi chủ yếu ở bang Andhra Pradesh (60% sản lượng năm 2018), tuy nhiên đang mở rộng thêm sang các bang phía bắc khác như Bihar, Tripura, Uttar Pradesh và West Bengal. Sản lượng tăng mạnh có thể khuyến khích các nhà sản xuất Ấn Độ xây dựng doanh nghiệp xuất khẩu cá tra.

Giá Cá Tra Nguyên Liệu Có Chiều Hướng Tăng Trở Lại

Những ngày qua, giá cá tra nguyên liệu (phục vụ chế biến xuất khẩu) tại thị trường các tỉnh ĐBSCL đã tăng trở lại. Mức tăng trung bình khoảng 1.000 đồng/kg đối với cá trong kích cỡ xuất khẩu. Từ những động thái của thị trường thời gian qua cho thấy, giá cá tra đã “chạm đáy” và đang có chiều hướng tăng trở lại.

Theo nhiều doanh nghiệp (DN) chế biến cá tra xuất khẩu, giá cá tra nguyên liệu những ngày qua tăng trở lại do sản lượng cá nuôi trong dân lẫn DN giảm. Hơn 3 tháng qua, để giải quyết tình trạng dư thừa cá nguyên liệu tại các tỉnh ĐBSCL, nhiều DN chế biến cá tra đã tăng công suất chế biến của các nhà máy để góp phần tiêu thụ hết lượng cá trên thị trường. Ngoài đẩy mạnh tìm kiếm thị trường mới, củng cố thị trường truyền thống, thực hiện kích cầu trong tiêu thụ sản phẩm (bằng nhiều hình thức khác nhau), các DN đẩy mạnh sản xuất, đưa cá vào kho lạnh để trữ hàng, chuẩn bị đợt cao điểm bán hàng trong dịp Noel và Tết Dương lịch sắp tới.

“Theo tôi, giá cá tra nguyên liệu phục vụ chế biến xuất khẩu những tháng qua rớt xuống còn 19.500 đồng/kg, mức giá này đã chạm đáy. Một khi giá cá chạm đáy sẽ “bật lên” nhanh chóng, bởi mỗi vụ nuôi từ 6-8 tháng, trong khi nhu cầu nhập khẩu tại các thị trường bắt đầu tăng trở lại. Thời điểm này đã gần cuối tháng 7, bắt đầu chuẩn bị bước vào cao điểm xuất hàng. Theo thông lệ hàng năm, đây là thời điểm các nhà nhập khẩu tiến hành xác nhận đơn hàng cho thời điểm cuối năm, vì vậy thị trường bắt đầu sôi động trở lại” – Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Nam Việt Doãn Tới thông tin.

“Năm nay, người nuôi cá tra bị thiệt hại kép. Một mặt vì giá thu mua cá tra nguyên liệu chế biến dưới giá thành sản xuất, mặt khác nông dân bị lỗ nặng do tình hình biến đổi khí hậu gia tăng, cá giống thả vào ao chết nhiều. Thời điểm thả giống, giá cá tra thịt ở mức 34.000 đồng/kg, vì vậy giá cá giống tăng đến 65.000 đồng/kg (đối với loại cá 30 con/kg). Vì vậy, khi giá nguyên liệu rớt xuống còn 19.500 đồng/kg, nông dân bị lỗ từ 4.000-5.000 đồng/kg” – ông Trần Văn Lãm (xã Đa Phước, An Phú) phân tích.

Giá cá tra nguyên liệu phục vụ cho chế biến xuất khẩu tại thị trường ĐBSCL tăng trở lại, ngoài sản lượng cá trong dân và DN giảm, một nguyên nhân khác giúp cải thiện tình hình, đó chính là thị trường xuất khẩu bắt đầu khởi sắc. Năm nay, ngoài những thị trường mang tính truyền thống như: Hoa Kỳ, Trung Quốc, Liên minh Châu Âu (EU), các thị trường Châu Á, Mexico… đang trở thành thị trường tiêu thụ mạnh cá tra của các DN Việt Nam. Nếu xếp theo sản lượng và kim ngạch, từ đầu năm 2019 đến nay, thị trường Mexico xếp thứ 5, sau 4 thị trường nêu trên. Bốn tháng đầu năm 2019, giá trị xuất khẩu cá tra, basa sang thị trường Mexico đạt 40,8 triệu USD (tăng 31,5% so cùng kỳ năm 2018). Đây là thị trường xuất khẩu cá tra lớn nhất tại khu vực Mỹ Latinh và trong 10 nước tham gia Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).

Nếu năm 2018, sản lượng cá tra toàn vùng ĐBSCL thả nuôi đạt 1,42 triệu tấn (tăng 13,6% so với năm 2017), với 5.400ha nuôi cá tra thì bước sang năm 2019, sản lượng thả nuôi tiếp tục tăng lên, dẫn đến tình trạng cung vượt cầu những tháng qua. Tại An Giang, tỉnh được mệnh danh là “thủ phủ” của con cá tra, đến nay đây vẫn là mặt hàng chủ lực của địa phương. Vừa qua, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình đã có chuyến đi thị sát tình hình sản xuất cá tra trong tỉnh, nơi ông chọn đi đầu tiên là Công ty Cổ phần Cá tra Việt-Úc An Giang. Tại đây, lãnh đạo công ty báo cáo về chương trình phát triển nuôi giống cá tra theo hướng an toàn sinh học. Chương trình này sẽ tạo ra con giống khỏe, giúp cải thiện tỷ lệ fillet đối với cá tra xuất khẩu, hạn chế dịch bệnh trong quá trình nuôi thịt. Ngay tại chuyến thăm, ông Nguyễn Thanh Bình đã chỉ đạo các sở, ban, ngành tiếp tục tạo điều kiện để Công ty Cổ phần Cá tra Việt-Úc An Giang sớm cho ra đời những mẻ cá giống đầu tiên, phục vụ quá trình nuôi thương phẩm của các đơn vị chế biến cá tra xuất khẩu. Ông Nguyễn Thanh Bình đã đi thăm các trại nuôi cá tra bố mẹ, thăm công nghệ sản xuất giống của Công ty Cổ phần Cá tra Việt-Úc An Giang và ông hy vọng, ngành cá tra Việt Nam nói chung, An Giang nói riêng sẽ sớm vượt qua được khó khăn, vươn lên phát triển bền vững.

“Tỉnh đang thực hiện quy hoạch lại ngành hàng theo hướng nâng cao chất lượng con giống, khuyến khích những người tham gia ngành hàng thực hiện mô hình liên kết. Những địa phương không có lợi thế trong phát triển nuôi cá tra hay nằm ngoài quy hoạch được duyệt thì khuyến khích bà con không nên đào ao để nuôi, vì làm như thế sẽ phá vỡ quy hoạch, tạo ra sự “bất nhất” trong cung-cầu” – Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình khẳng định.

(Theo báo An Giang)

Thị Trường Cá Tra Giống “Hạ Nhiệt” Trong Khi Giá Tôm Lại Tăng

Theo thông tin từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, giá cá tra nguyên liệu tại Đồng bằng sông Cửu Long trong tháng Bảy nhìn chung ổn định. Nguồn cung cá đạt kích cỡ bán hiện ở mức thấp, thị trường tiếp tục chững lại cả về giá và lượng thu mua.

Tại Vĩnh Long, An Giang, Cần Thơ… giá cá tra thịt trắng nguyên liệu dao động từ 21.500 – 23.000 đồng/kg.

Đại diện Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cũng nhận định, mặc dù giá cá tra nguyên liệu từ đầu năm đến nay khá cao nhưng do lo ngại giá cả và đầu ra không ổn định nên tiến độ thả nuôi và thu hoạch còn thấp so thời điểm cùng kỳ.

Cụ thể, diện tích cá tra từ đầu năm đến nay của các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long ước đạt 3.921,6ha, giảm 5,4% so với cùng kỳ. Sản lượng thu hoạch ước đạt 729.700 tấn, tăng 1,2% với cùng kỳ.

“Tỉnh có diện tích nuôi lớn nhất là Đồng Tháp (1.688,31ha) thu hoạch đạt 250.900 tấn vẫn có sự tăng trưởng tốt, sản lượng tăng 14,2% so với cùng kỳ để bù cho sự giảm sút của các tỉnh như An Giang có sản lượng 194.400 tấn (giảm 3,9%), Cần Thơ có sản lượng 80.700 tấn (giảm 4,6%), Bến Tre có sản lượng 104.600 tấn (giảm 12,6%),” đại diện Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho hay.

Bên cạnh đó, thị trường cá tra giống cũng “hạ nhiệt” sau thời gian duy trì ở mức cao, đến nay cá tra giống đã giảm 5.000 – 10.000 đồng/kg so với đầu tháng 5/2017 (giá cá giống cỡ từ 1,5 – 2,5 cm giao động từ 28.000 – 50.000 đồng/kg).

Trong khi đó, giá tôm nguyên liệu trong tháng diễn biến ổn định đến tăng nhẹ đối với cả tôm sú và tôm thẻ chân trắng do nguồn cung không còn nhiều như tháng trước.

Tại Bạc Liêu, giá tôm sú ướp đá cỡ 30 con/kg ở mức 180.000 đồng/kg, cỡ 40 con/kg tăng 4.000 đồng/kg so với tháng trước lên 148.000 đồng/kg; giá tôm thẻ ướp đá cỡ 50 con/kg và 60 con/kg ổn định ở các mức tương ứng 128.000 đồng/kg và 118.000 đồng/kg.

Tại Sóc Trăng, giá tôm thẻ tháng qua tăng nhẹ ở hầu hết các cỡ: cỡ 50 con/kg giá 137.000đồng/kg (tăng 1.000 đồng/kg); cỡ 60 con/kg giá 131.000 đồng/kg (tăng 4.000 đồng/kg); cỡ 80 con/kg giá 126.000 đồng/kg (tăng 4.000 đồng/kg).

Diện tích nuôi và sản lượng tôm nước lợ 7 tháng đầu năm tiếp tục giữ xu hướng tăng so với cùng kỳ năm trước. Đối với tôm sú: diện tích ước đạt 594.000ha (tăng 2,4%), sản lượng đạt 135.300 tấn (tăng 13,2%); tôm thẻ chân trắng: diện tích ước đạt 66.900ha (tăng 17,8%) với sản lượng 145.500 tấn.

Đại diện Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cũng đánh giá, nhìn chung thời tiết năm nay thuận lợi hơn năm trước nên diện tích nuôi tôm công nghiệp 7 tháng qua đã có xu hướng tăng trở lại. Các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, tôm nuôi vẫn phát triển tốt và giá tôm nguyên liệu duy trì ổn định. Các tỉnh có diện tích và sản lượng tôm sú và tôm thẻ tăng khá là Trà Vinh, Kiên Giang, Sóc Trăng.

“Tuy nhiên, riêng trong tháng Bảy, mưa kéo dài ở miền Bắc đã ảnh hưởng đến môi trường nuôi khiến tôm bị sốc và đã xuất hiện một số bệnh như đốm trắng, hoại tử gan tụy cấp ở một số tỉnh,” đại diện Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cung cấp thêm.

Sản lượng nuôi trồng thủy sản tháng Bảy ước đạt 375.000 tấn, tăng 1,1% so với cùng kì năm trước, đưa tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản 7 tháng qua đạt 2,065 triệu tấn, tăng 5,6% so với cùng kỳ năm trước.

Giá Cá Tra Nguyên Liệu Giảm Trở Lại – Tạp Chí Thủy Sản Việt Nam

Tại nhiều địa phương vùng ĐBSCL, hiện giá cá tra nguyên liệu đạt chuẩn xuất khẩu được nhiều hộ dân bán cho các doanh nghiệp chỉ còn ở mức từ 21.000 – 22.000 đồng/kg. Nguyên nhân do những ngày gần đây, nhiều doanh nghiệp đã tạm thời giảm thu mua cá tra nguyên liệu trở lại vì đầu ra xuất khẩu chưa có nhiều khởi sắc do còn ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.

Thu hoạch cá tra tại ao nuôi của một hộ dân ở quận Thốt Nốt, TP Cần Thơ.

Việc xuất khẩu cá tra sang thị trường Trung Quốc thời gian gần đây có gặp khó so với trước do cơ quan thẩm quyền Trung Quốc đã tăng cường kiểm soát đối với thủy sản đông lạnh nhập khẩu từ các nước, trong đó có Việt Nam, như áp dụng chế độ kiểm soát, xông trùng và truy xuất nguồn gốc 100% lô hàng thủy sản đông lạnh tại hầu hết các cảng lớn và quan trọng như: Thượng Hải, Vũ Hán, Thiên Tân… nhằm phòng chống dịch COVID-19. Trước tình hình này, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) đã có công văn gửi đến các doanh nghiệp để thông tin tình hình và yêu cầu doanh nghiệp bình tĩnh, tránh nôn nóng chào giá thấp, hạ giá cá tra nguyên liệu. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần phối hợp chặt chẽ với các nhà nhập khẩu để nắm bắt thông tin, kịp thời xuất hàng đến các cảng không bị ùn tắc hàng hóa, đồng thời thương lượng để điều chỉnh lịch xuất hàng hợp lý…

Bạn đang xem bài viết Giá Cá Tra Giống Tăng Trở Lại trên website Fcbarcelonavn.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!