Xem Nhiều 4/2023 #️ Giá Cá Tra Bột Quá Thấp, Nông Dân Lo Lắng # Top 6 Trend | Fcbarcelonavn.com

Xem Nhiều 4/2023 # Giá Cá Tra Bột Quá Thấp, Nông Dân Lo Lắng # Top 6 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Giá Cá Tra Bột Quá Thấp, Nông Dân Lo Lắng mới nhất trên website Fcbarcelonavn.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Nhiều hộ nông dân đang điêu đứng khi chuyển từ trồng lúa sang ương cá tra bột

Tại huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An, ông Trần Văn Nguyện, ngụ ấp 3, xã Thạnh An cùng một người em có 3 ao ương cá tra bột với diện tích 1,7 ha. Đến nay, ông chỉ còn ao cá tra 6.000 m 2. Ông Nguyện lo lắng: “Cá tra bột xuất ao đã xuống giá 20 ngày, chỉ khoảng 18.000 đồng/kg (từ 30 – 35 con). Tôi đành bỏ đói cá, khoảng 2 – 3 ngày mới cho ăn một lần.”

Được biết, nông dân nuôi cá tra bột phải cho ăn hàng ngày để cá mau lớn, khoảng 40 – 45 ngày thì bán cho thương lái hoặc người nuôi cá tra thịt, trọng lượng đạt từ 30 – 35 con/kg thì mới bán được.

“Giá thức ăn khoảng 430.000 đồng/bao 25 kg. Nếu mỗi ngày cho cá ăn thì tôi phải tốn chi phí khoảng 4 triệu đồng, trong khi giá cá xuất ao chỉ 18.000 đồng/kg thì tôi lỗ nặng”, ông Nguyện bộc bạch.

Do đó, ông chỉ biết cho ăn cầm chừng, vài ngày 1 lần để chờ giá lên. Một số hộ hàng xóm của ông phải bỏ ao, san lấp để trồng lúa trở lại vì không chịu nổi chi phí thức ăn cho cá.

Ông Nguyện chỉ biết nuôi cầm chừng, vài ngày mới cho cá ăn một lần chờ giá lên

Còn ông Nguyễn Văn Chót, ngụ ấp 4, xã Thạnh An chuyển 3ha ao nuôi cá tra bột sang trồng lúa. Được biết, việc thuê máy đào đất từ 1ha ruộng lúa lên ao khoảng 60 triệu đồng, chi phí để lấp ao trở lại ruộng lúa cũng tốn số tiền tương đương. Nhiều hộ có diện tích ao nhỏ, thiếu vốn buộc phải bán ao với giá thấp, thậm chí có người mang nợ.

Xã Thạnh An có hơn 50 ha chuyển từ trồng lúa sang ương cá tra bột. Trước khi nông dân chuyển đổi, UBND xã, ngành chức năng và đoàn thể khuyến cáo cần thận trọng vì đầu ra rất bấp bênh.

Tại huyện Tân Thạnh, tỉnh Long An diện tích đất chuyển từ ruộng lúa sang ương cá tra bột cũng khá lớn. Theo thông tin từ Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) huyện, diện tích chuyển đổi hiện trên 1.200ha. Nhiều hộ đang điêu đứng vì giá cá xuất ao (loại 20 – 25 con/kg) chỉ khoảng 19.000 đồng. Vào thời điểm này, theo tính toán của cơ quan chức năng, với 1ha nuôi cá tra bột, nông dân bị lỗ từ 200 – 300 triệu đồng.

Trưởng phòng NN&PTNT huyện Tân Thạnh – Mai Văn On cho biết, ngay từ đầu năm, Phòng NN&PTNT cùng ban, ngành, đoàn thể khuyến cáo nông dân thận trọng trong việc chuyển từ trồng lúa sang ương cá tra. Tuy nhiên, vì lợi nhuận quá cao, nhiều hộ bất chấp cảnh báo. Phòng NN&PTNT huyện báo cáo tình hình này đến UBND huyện và Sở NN&PTNT để có biện pháp hỗ trợ nông dân.

Theo thông tin từ ngành chức năng, giá cá tra thương phẩm xuất qua Mỹ, Trung Quốc và một số nước khác giảm đáng kể, từ đó ảnh hưởng đến việc ương cá tra bột./.

Đ.Lâm Nguồn: Báo Long An

Doanh Nghiệp Xuất Khẩu Lo Lắng Khi Giá Cá Tra Tăng Nhanh

Giá cá tra tăng, người nuôi lãi lớn

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản Việt Nam (VASEP), trong tuần đầu tháng 4/2017, giá cá tra nguyên liệu tại Đồng bằng sông Cửu Long đột nhiên tăng mạnh lên mức 25.500 – 27.000 đồng/kg, thậm chí có nhà máy phải mua cá từ 27.500 – 28.000 đồng/kg. Với những đơn hàng đã ký, nhiều DN nhỏ đang bị lỗ nặng hoặc không thể sản xuất tiếp. Với những đơn hàng tiếp theo, các DN rất khó để đàm phán nâng giá bán…

Hai tháng đầu năm 2017, xuất khẩu cá tra đạt 228,8 triệu USD, giảm 3,6% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, XK đi Mỹ giảm đến 34,7%; EU giảm 19,2%; ASEAN giảm 17,9%; Colombia giảm 26,7%; Ảrập Xêut giảm 0,3% so với cùng kỳ năm 2016. Sự sụt giảm XK cá tra sang thị trường Mỹ và đà tăng trưởng mạnh mẽ sang Trung Quốc – Hồng Kông khiến Trung Quốc – Hồng Kông vươn lên là thị trường XK hàng đầu của DN XK cá tra Việt Nam, chiếm 17,2% tổng giá trị cá tra XK.

Sự thiếu hụt con giống ngay từ đầu năm do bất lợi của thời tiết, cộng với sự sụt giảm diện tích nuôi, sản lượng thu hoạch từ năm trước và nhu cầu gia tăng NK tại thị trường Trung Quốc – Hồng Kông đã đẩy giá cá tra tăng dần và lên ngưỡng cao nhất tại tuần đầu tháng 4/2017. Đây là mức giá cao nhất kể từ năm 2010 đến nay.

Theo nhận định của một số DN XK cá tra lớn, giá cá nguyên liệu có thể nhích lên cao hơn trong những tháng tới, tuy nhiên không quá cao và đột ngột. Thị trường NK khó có thể thích ứng hay chấp nhận nếu giá cá tăng quá nhanh và trong vài tháng tới lượng cá mới sẽ bù đắp cho sự thiếu hụt này.

Ông Dương Ngọc Minh, Chủ tịch Hội đồng Quản trị, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Hùng Vương, một trong những đơn vị chế biến xuất khẩu cá tra lớn nhất cả nước, cho rằng, nguyên nhân là do nhu cầu tiêu thụ của thị trường đang ở mức cao, đặc biệt là thị trường Trung Quốc, trong khi nguồn cung cấp nguyên liệu hiện nay rất hạn chế. Cụ thể, giá cá tra nguyên liệu đã chạm ngưỡng 27.000 đồng/kg, mức giá cao kỷ lục trong hơn 10 năm qua và có thể duy trì thêm một thời gian nữa. Giá cá tăng cao trong khi nguồn cung hạn chế đã tăng áp lực không nhỏ lên nhà máy chế biến xuất khẩu.

Còn theo đánh giá của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, những vụ nuôi thua lỗ kéo dài trong năm 2016 đã khiến nhiều hộ nuôi cá tra phải treo ao, trong khi đó các doanh nghiệp lại tăng cường thu mua để phục vụ các đơn hàng xuất khẩu dẫn đến nguồn cung cá tra trở nên khan hiếm. Với mức giá cá cao như hiện nay, người nuôi có lãi từ 500 đến 2.000 đồng/kg.

Trước tình hình đó, nhiều người nuôi tiếp tục đầu tư trở lại khiến giá cá tra giống tăng khoảng 1,5 – 2 lần so với cùng thời điểm này năm ngoái. Sản lượng thu hoạch cá tra 3 tháng đầu năm 2017 ước đạt 247,6 nghìn tấn, tăng 1,5% so với cùng kỳ năm 2016.

Giá cá nguyên liệu tăng cũng khiến cho giá xuất khẩu cá tra không ngừng tăng. Theo thống kê của VASEP, giá cá tra bán ra tại thị trường châu Á trong tháng 2 đã ở mức trung bình là 2,7 USD/kg và dự báo tiếp tục tăng trong tháng 4, dự kiến dao động ở mức 2,8 – 3 USD/kg. Trong khi đó, nhu cầu nhập khẩu nguyên liệu cá tra của thị trường Trung Quốc được dự báo sẽ tiếp tục tăng cao trong thời gian tới.

Một số DN khác cho biết, một lý do khác, trong năm 2016, nhiều hộ nuôi ồ ạt bắt cá loại 700 – 750gr/con để bán cho các nhà máy chế biến cá tra xẻ bướm cho thị trường Trung Quốc khiến cho sản lượng cá bị hụt. Hiện nay, với những đơn hàng cá tra đã ký trước thời điểm giá cá tăng, nhiều DN không chủ động được vùng nuôi bị lỗ nặng. Với những đơn hàng sắp tới, các DN nhận định, khách hàng tại thị trường Trung Quốc – Hồng Kông và Mỹ có thể chấp nhận với mức giá bán cao hơn nhưng với những thị trường lớn khác như: EU, Mexico, Colombia hay ASEAN rất khó đạt được thỏa thuận.

Theo nhận định của các DN, nếu từ cuối tháng 8, đầu tháng 9/2017, XK cá tra sang Mỹ gặp thêm khó khăn từ chương trình thanh tra cá da trơn bên thuế chống bán phá cao thì XK cá tra nhiều khả năng giảm mạnh hơn nữa.

Hiện nay, giá cá tra trung bình tại một số thị trường lớn đã tăng từ 10 đến 15% so với trước. Dự báo có thể tăng lên mức từ 2,75 đến 3 USD/kg. Thị trường Trung Quốc vốn ưa chuộng sản phẩm cá chép và trắm cỏ nay đã chuyển sang cá tra Việt Nam không xương. Do đó, nhu cầu tiêu thụ sẽ vẫn tiếp tục tăng cao trong thời gian tới. Một số DN XK cá tra lớn sang Trung Quốc cho rằng, đây là thị trường phản ứng rất nhanh về giá và khách hàng chấp nhận cả sản phẩm với giá cao hơn tuy nhiên có nhiều rủi ro trong thanh toán.

Với những DN đang tự chủ vùng nuôi, ảnh hưởng của việc tăng giá cá nguyên liệu lên mức đỉnh không nhiều nhưng với các DN đang phải thu mua phần lớn cá nguyên liệu bên ngoài đang gặp nhiều khó khăn. Giá cá XK tăng được cho là một tín hiệu tốt, tuy nhiên, trong bối cảnh như hiện nay khi một số thị trường không phản ứng kịp thì một số DN không còn cách nào khác ngoài việc ngừng sản xuất bởi việc chuyển hướng thị trường ngay trong giai đoạn này không dễ.

Theo Lê Thu / Báo hải quan

Nông Dân “Khóc Ròng” Vì Cá Tra, Basa Rớt Giá Mạnh

Tại Cần Thơ, giá cá tra nguyên liệu loại 1 chỉ còn ở mức 24.000 đồng/kg; cá loại 2 khoảng 23.000 đồng/kg, loại 3 khoảng 22.000 đồng/kg.Với giá này người nuôi lỗ từ 1000-1500đ/kg.

Tình trạng tương tự cũng đang diễn ra ở Hậu Giang. Hiện, giá cá tra thu mua tại Hậu Giang cũng chỉ ở mức còn 22.000 – 23.500 đồng/kg. Theo số liệu của Sở Công Thương An Giang, giá cá tra nguyên liệu xuất khẩu các loại tuần từ 30/3 – 5/4/2012 tại An Giang dao động ở mức từ 23.000 – 24.000 đồng/kg, giảm từ 200 – 500 đồng/kg tùy loại, tương đương giảm 1 – 2%. So với cùng kỳ năm trước, giá cá đã giảm tới 8 – 10% tùy loại.

Ông Trần Văn Hon, ở phường Thới An, quận Ô Môn, TP Cần Thơ cho biết: gia đình ông nuôi khoảng 15000m2 diện tích mặt nước, hiện cá đang ở thời kỳ lớn rất nhanh, tuy nhiên những ngày gần đây cá rớt giá mạnh, tôi rất lo lắng. Nếu tình hình này kéo dài có thể nhiều hộ nuôi sau khi bán cá xong sẽ “treo ao”, bỏ nghề hàng loạt.

Nông dân Nguyễn Văn Tuấn – ở Cái Chanh- Hậu Giang than thở: “Tôi nuôi 2 ao cá khoảng khoảng 6000m2 diện tích mặt nước. Một ngày cá ăn hết khoảng 5 tấn thức ăn tương đương với số tiền là 60 triệu. Cá đang tới lứa bán, vậy mà giá rớt, người mua thì cầm chừng khiến chúng tôi gặp rất nhiều khó khăn và thua lỗ nặng”.

Ông Lê Chí Bình – Phó Chủ tịch Hiệp hội Nghề nuôi và Chế biến thủy sản An Giang cho biết: “Cá tra rớt giá là do ngân hàng thắt chặt tín dụng nên doanh nghiệp không có tiền để mua cá. Một số doanh nghiệp có tiền mua cá thì cố gắng ép giá cá xuống càng thấp càng tốt. Người nuôi cá thì kiên quyết bán và thu tiền luôn, chấp nhận giá thấp hơn do thời gian gần đây rất nhiều doanh nghiệp thủy sản nợ kéo dài dẫn đến thưa kiện”.

Theo thống kê, hiện toàn vùng chỉ còn khoảng 30% số hộ theo nghề nuôi so với trước, còn lại chuyển qua nuôi cá giống, cho doanh nghiệp thuê đất, chuyển sang nuôi các thủy sản khác… Số người bám trụ với nghề thì nuôi cầm chừng và có nguy cơ treo ao.

Giá Cá Tra Cứ Thấp Mãi, Người Nuôi Khóc Ròng

Tại Đồng Tháp, hiện tại giá cá tra nguyên liệu từ 18.000-18.500 đồng/kg, chi phí trung bình để sản xuất 1 kg cá nguyên liệu hơn 21.000 đồng/kg, với mức giá này người nuôi lỗ từ 3.000-3.500 đồng/kg.

Ông Huỳnh Tất Đạt, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đồng Tháp cho biết, đối với ngành hàng cá tra, toàn tỉnh hiện có 368 cơ sở nuôi cá tra thương phẩm được cấp mã số nhận diện cơ sở nuôi với diện tích mặt nước 1.562 ha và có 827 ha cá tra được cấp chứng nhận sản xuất theo các tiêu chuẩn an toàn. Do tình hình dịch bệnh COVID-19 đang diễn ra nên thị trường xuất khẩu cá tra không thuận lợi, nhất là thị trường Trung Quốc và Hoa Kỳ.

Cũng theo ông Đạt, tình hình dịch COVID-19 lan rộng toàn cầu khiến xuất khẩu cá tra gặp khó khăn, đa số các doanh nghiệp chế biến đã sử dụng gần hết công suất của các kho lạnh để lưu trữ các sản phẩm chế biến trong khi nguồn nguyên liệu nhiều, do đó trong thời gian tới, giá bán cá tra nguyên liệu có xu hướng không tăng.

Anh Nguyễn Văn Tư ở xã Hưng Thạnh, huyện Tháp Mười nuôi hơn 1 ha cá tra, lỗ nặng hơn 4.000 đồng/kg do thương lái mua với giá thấp hơn 18.000 đồng/kg, vì nuôi tự phát, không có ký kết hợp đồng đầu ra ổn định.

Ông Nguyễn Thanh Bình, Giám đốc Hợp tác xã Sản xuất và Dịch vụ thủy sản huyện Châu Thành cho biết, giá cá tra nguyên liệu giảm do ảnh hưởng dịch bệnh COVID-19, lượng hàng tồn kho của doanh nghiệp xuất khẩu cá tra còn nhiều. Ngoài ra, các doanh nghiệp xuất khẩu chủ yếu chỉ làm theo đơn đặt hàng từ phía đối tác nên hạn chế thu mua, giá cá tra giảm xuống quá thấp.

Theo ông Bình, với giá này, người nuôi sẽ thua lỗ nặng. Bởi theo tính toán của ngành nông nghiệp, giá thành cá tra nguyên liệu dao động 22.000 đồng/kg, nghĩa là người nuôi lỗ trên 3.000 đồng/kg, nhưng theo các chuyên gia kinh tế, hiện vẫn chưa có dấu hiệu cho thấy mức giá này dừng lại. Hiện nay, 2 thị trường lớn nhất của cá tra Việt Nam là Hoa Kỳ và châu Âu vẫn đang bị ảnh hưởng lớn bởi dịch COVID-19.

Trong khi đó, sự hồi phục ở thị trường Trung Quốc – thị trường xuất khẩu lớn nhất của cá tra Việt Nam chưa thật sự khả quan. Theo các chuyên gia chế biến cá tra xuất khẩu, việc thu mua không đúng thời điểm, cá tra rơi vào cảnh “quá lứa” so với chuẩn chế biến phi lê xuất khẩu, không chỉ tự đánh mất cơ hội nối lại đầu ra khi xuất khẩu hồi phục, mà còn khiến người nuôi vào nguy cơ lỗ nặng.

Khi cá tra đạt trọng lượng trên 1 kg là quá lứa xuất khẩu, cá tiêu thụ nhiều thức ăn, nhưng tốc độ lớn bị chậm lại, thương lái thu mua chậm lãi làm cho người nuôi lỗ lại càng thêm lỗ.

Trước tình hình sản xuất thủy sản gặp khó khăn, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đồng Tháp phối hợp với Sở Công Thương tăng cường thông tin thị trường mà Việt Nam đã ký các Hiệp định thương mại tự do, để định hướng cho người sản xuất và doanh nghiệp xuất khẩu cá tra. Đồng thời, đổi mới, tìm kiếm thị trường tiêu thụ mang lại hiệu quả thiết thực cho doanh nghiệp. Ngoài ra, theo dõi sát tình hình xuất khẩu cá tra của doanh nghiệp để có những đề xuất kiến nghị các bộ, ngành Trung ương tháo gỡ khó khăn vướng mắc, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho người nuôi cá tra, doanh nghiệp ổn định sản xuất kinh doanh xuất khẩu.

Bạn đang xem bài viết Giá Cá Tra Bột Quá Thấp, Nông Dân Lo Lắng trên website Fcbarcelonavn.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!