Cập nhật thông tin chi tiết về Dự Báo Giá Cá Hồi Nuôi Của Canada Sẽ Tăng mới nhất trên website Fcbarcelonavn.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Giá cá hồi nuôi của Canada dự kiến sẽ tăng trở lại trong nửa cuối năm 2016, nguyên nhân do ảnh hưởng từ thị trường Chile bị dịch thủy triều đỏ.
Ông Dave Mergle – giám đốc quản lý của Hãng Ocean Quality Bắc Mỹ cho biết, giá cá hồi nuôi của Canada tăng gấp đôi, đối với một số kích cỡ từ ngày 1/1/2016 đến qua lễ Phục sinh, nguyên nhân một phần do ảnh hưởng dịch thủy triều đỏ xuất hiện ở Chile. Sau lễ Phục Sinh, giá giảm và chững lại, nhưng hiện nay giá đang có xu hướng tăng. Mức giá giảm chỉ là tạm thời – phụ thuộc vào xuất khẩu cá hồi của Chile – hy vọng giá vẫn ở mức cao.
Ông Mergle cho rằng, giá thị trường đang có xu hướng tăng và sẽ tiếp tục tăng đến năm 2017, giá cá hồi cao có thể khiến người tiêu dùng chuyển sang dùng các sản phẩm giàu protein khác. Tuy nhiên, cá hồi vẫn là một trong những thực phẩm giàu protein giá rẻ nhất.
Ông Jeremy Dunn – Giám đốc điều hành của Hiệp hội nuôi cá hồi Canada cho rằng, diễn biến tăng giá cá hồi trên thế giới ảnh hưởng xấu đối với Chile và các nước nuôi cá hồi. Sự tăng giá trong thời gian ngắn có thể có lợi cho nhiều doanh nghiệp; nhưng về lâu dài, nó sẽ là một trở ngại đối với những người thường xuyên ăn cá hồi và gây khó khăn trong tiêu thụ cá hồi ở các nhà hàng và cửa hàng bán lẻ.
Do hậu quả của thủy triều đỏ ở Chile, làm cho nhu cầu đối với cá hồi của Canada tăng trong quý I/2016 và tăng mạnh so với năm 2015, xuất khẩu tăng vọt lên đến 75.000 tấn. Năm 2015, xuất khẩu cá hồi của Canada đạt kỷ lục 431,6 triệu CAD (tương đương 335,6 triệu USD, 294,2 triệu EUR); trong đó, xuất khẩu sang Hoa Kỳ nhiều nhất 52.150 tấn, trị giá 404,9 triệu CAD (tương đương 314,9 triệu USD, 276 triệu EUR).
Trung Quốc là thị trường xuất khẩu cá hồi lớn thứ hai của Canada (sau Hoa Kỳ) với trị giá 9,2 triệu CAD (tương đương 7,2 triệu USD, 6,3 triệu EUR) trong năm 2015. Xuất khẩu sang Trung Quốc tăng mạnh vì nhu cầu thị trường tăng, do nền kinh tế Trung Quốc phát triển.
Kim ngạch xuất khẩu cá hồi của Canada sang châu Á năm 2015 tăng 30%, đạt 20,5 triệu CAD (tương đương 16 triệu USD, 14 triệu EUR), vượt mức kỷ lục đạt được vào năm 2013. Xuất khẩu tăng do được hưởng lợi từ Hiệp định thương mại tự do Canada – Hàn Quốc, lần đầu tiên cho phép Canada xuất khẩu cá hồi tươi sang Hàn Quốc.
Giá Cá Rô Phi Nguyên Liệu Trung Quốc Tăng Nhưng Dự Báo Sẽ Giảm
Giá cá rô phi nguyên liệu tăng cũng được các nguồn tin tại Trung Quốc xác nhận, đặc biệt là tại tỉnh Quảng Đông, mặc dù giá cá rô phi tại Hải Nam thấp hơn, ở mức 8,4 NDT/kg và dao động ở biên độ lớn hơn tại Quảng Đông, theo một ấn phẩm ngành thủy sản Trung Quốc cho hay. “Nguyên nhân chính khiến giá cá rô phi tăng là do nông dân tại Quảng Đông đã bán phần lớn sản lượng thu hoạch vào tháng 1, trước kỳ nghỉ tết Nguyên đán”, Siam Canadian cho biết. “Hiện các nhà cung ứng cá rô phi chủ yếu đang thu hoạch tại Hải Nam. Tại Quảng Đông, giá cá rô phi nguyên liệu cao, có tác động đẩy giá cá rô phi nguyê liệu tại Hải Nam và các hợp đồng hiện tại của các nhà xuất khẩu cá rô phi Trung Quốc.
Biến động tiền tệ đang theo hướng đồng NDT tăng giá. Tháng 2/2017, tỷ giá là $1= CNY 6.85, tăng lên $1 = CNY 6.6 vào tháng 12/2017 và $1 = CNY 6.33 hiện nay. “Gần đây, chúng tôi nhận thấy giá chào bán tăng”, theo Don Kelley, phó chủ tịch Western Edge Seafood cho biết tại Triển lãm Thủy sản Bắc Mỹ. “Các nhà đóng gói cho rằng một nguyên nhân lớn là biến động tỷ giá. Đây là yếu tố mà tất cả đều không thể thao túng”. Và đây không phải là thời gian cao điểm thu hoạch cá rô phi nguyên liệu nên có cơ sở để tăng giá. Doanh nghiệp của ông đang chờ đợi đến tháng 5 để nhận định rõ ràng hơn về nguồn cung. Siam Canadian nhận định rằng khi hoạt động thu hoạch mới tại Hải Nam diễn ra trong tháng 4, các nhà xuất khẩu cá rô phi Trung Quốc dự báo giá cá rô phi nguyên liệu sẽ giảm nhẹ xuống còn 8,6 NDT/kg vào nửa cuối tháng 4.
Trong khi đó, các nhà cung ứng cá rô phi nguyên liệu tại Quảng Đông sẽ thu hoạch vụ mới vào cuối tháng 6, Siam Canadian cho hay. Nhưng từ tháng 7 – 9, nguồn cung và giá cá rô phi nguyên liệu sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào tình hình thời tiết nên rất khó dự báo.
Nick Ovchinnikov, CEO của công ty giao dịch thủy sản có trụ sở tại Mỹ Lotus Seafood, một nhà nhập khẩu cá rô phi vào thị trường Mỹ và Mỹ Latin, cho rằng giá cá tra Việt Nam tăng cũng là một yếu tố tác động tới giá cá rô phi. Hiện các nhà nhập khẩu cá tra tại Mỹ đang đối mặt với nguồn cung từ các nhà đóng gói Việt Nam suy giảm, giá tăng gần 20% do thiếu nguồn cung cá tra nguyên liệu và những thay đổi chính sách gần đây. “Giá cá tra tăng cũng đang kéo giá cá rô phi tăng”, ông Ovchinnikov cho biết tại Triển lãm Thủy sản Bắc Mỹ. Giá cá tra phile loại 3-5 ounce – xử lý hóa chất tiêu chuẩn và mạ băng bảo vệ – có giá khoảng 1,6 USD/lb, loại 5-7oz có giá khoảng 1,7 USD/lb, tăng 10 – 15 cents so với cuối năm 2017. Ông Nikolenko cho rằng giá cá rô phi sẽ ổn định trong thời gian tới và cho rằng biến động tỷ giá sẽ không tác động quá lớn tới giá cá rô phi trên thị trường.
Theo Undercurrent News (gappingworld.com)
Giá Tôm Mỹ Giảm, Giá Cá Hồi Chile Tăng
Giá tôm tại phiên đấu giá New York giảm so với tuần 33. Giá tôm thẻ chân trắng nuôi cỡ 16/20 của Ấn Độ giảm 0,10 USD xuống còn 6,00 USD, trong khi cỡ 21/25 và 26/30 giảm 0,05 USD xuống lần lượt là 5,00 USD và 4,60 USD.
Giá tôm chân trắng Thái Lan còn đuôi cỡ 31/35 giảm 0,10 USD xuống còn 5,00 USD, trong khi cỡ 36/40 tăng 0,05 USD lên 4,55 USD.
Giá tôm chân trắng nuôi cỡ 31/35 và 41/50 của Ecuador giảm 0,05 USD xuống lần lượt là 4,55 USD và 4,15 USD, trong khi cỡ 36/40 giảm 0,10 USD xuống còn 4,40 USD.
Giá tôm chân trắng còn đuôi từ Indonesia vẫn ổn định như ở tuần 33, ở mức 5,00 USD cho cỡ 26/30 và 4,50 USD cho cỡ 31/40.
Giá philê cá rô phi từ Trung Quốc cỡ 3/5 và 5/7 ổn định ở mức tương ứng là 1,90 USD và 2,15 USD, trong khi cỡ 7/9 tăng trở về mức 2,25 USD.
Giá cá hồi salmon Chile tăng nhẹ
Giá bán buôn trung bình cá hồi salmon D Trim Đại Tây Dương NK vào Mỹ giảm 0,02 USD/pao xuống còn 5,47 USD.
Giá bán buôn cá hồi Đại Tây Dương còn đầu cỡ 10-12 từ Chile NK vào Brazil tăng 0,05 USD lên 7,28 USD/kg.
Tại thị trường Nhật Bản, giá trung bình cá hồi coho đông lạnh bỏ đầu và rút ruột (H&G) cỡ 4-6 giữ ở mức 6,67 USD/kg, và cá hồi trout đông lạnh H&G cũng ổn định ở mức 7,95 USD/kg.
Giá cá hồi salmon Na Uy tiếp tục giảm trong tuần này, các nhà XK hy vọng mức giá sẽ ổn định ở mức 6,10 USD/kg.
Các mức giá như sau:
Cỡ 3-4 kg: 6,10 – 6,30 USD/kg
Cỡ 4-5 kg: 6,30 – 6,60 USD/kg
Cỡ 5-6 kg: 6,70 -7,30 USD/kg
Cỡ 6 kg+: 7,90 – 8,50 USD/kg
Giá cá hồi salmon nuôi của Na Uy tăng 4,1% (tương đương 0,28 USD), nhưng so với một tháng trước thì mức giá giảm 20%.
Mức giá trung bình cho cá hồi salmon Na Uy là 7,30 USD/kg.
Đối với cỡ 3-4 kg, mức giá tăng 0,07 USD/kg lên 7 USD/kg. Trong khi đó, cỡ 4-5 kg, cỡ phổ biến nhất trong tuần này, đạt 7,30 USD/kg, tăng 0,16 USD/kg.
Giá cá hồi salmon cỡ 5-6 kg cũng tăng 0,29 USD lên 7,80 USD trong tuần.
Trong tuần, giá cá hồi salmon cỡ từ 6 kg trở lên đạt 9,30 USD.
Giá Cá Tra Tăng, Người Nuôi Vẫn Lo
Thu hoạch cá tra.
Sở dĩ giá cá tra tăng mạnh trở lại trong thời gian qua là do nguồn cung cá tra nguyên liệu bị giảm mạnh. Nhiều nhà máy chế biến cá tra xuất khẩu đã phải tăng giá thu mua để đảm bảo số lượng phục vụ chế biến và có hàng cung ứng cho các đơn vị đặt hàng.
Hiện nay, một số doanh nghiệp đã tiến hành thu mua cá tra với giá 22.800 đồng/kg. Đây là mức cao nhất từ đầu năm đến nay. Thế nhưng, nhiều người dân nuôi cá ở các tỉnh, thành vùng ĐBSCL vẫn không phấn khởi. Do nhiều tháng trước đó, giá cá tra nguyên liệu tại các ao nuôi luôn ở mức thấp, khiến nhiều người nuôi bị thua lỗ phải bán tháo, bán đổ. Nhiều trường hợp người dân phải “treo” ao trống vì không còn vốn để tái đầu tư. Thậm chí có người phải bỏ xứ đi làm thuê tại các thành phố lớn.
Ông Nguyễn Văn Tân, ngụ tại xã Vĩnh Trường, huyện An Phú, tỉnh An Giang, một hộ nuôi cá tra nhiều năm cho biết: Các hộ nuôi cá tra cũng cảm thấy rất tiếc khi giá cá cao nhưng không còn cá để bán. Có hộ may mắn lắm thì còn một số ít để thu hoạch muộn mới thì mới có cá để bán được giá cao.
Đến thời điểm này, giá cá tra nguyên liệu thuộc các kích cỡ khác nhau đều đã tăng khá cao, với mức tăng vào khoảng 2.000-3.000 đồng/kg. Tuy nhiên, giá cá tra tăng cao nhưng lượng cá trong dân còn rất ít, vì người nuôi đã phải chịu bán lỗ từ nhiều tháng trước.
Bà Võ Thị Thu Hương, Phó Tổng Thư ký Hiệp hội Cá tra Việt Nam cho rằng: Giá cá tra tăng một phần là do thị trường xuất khẩu tại một số thị trường châu Á, đặc biệt là thị trường Trung Quốc có bước tăng trưởng mạnh. Cụ thể, tính đến 15/9/2016, tổng kim ngạch xuất khẩu cá tra đạt 1.150 triệu USD, tăng 6,6% so với cùng kì năm 2015.
Vòng luẩn quẩn tăng – giảm cá tra thời gian qua khiến người nuôi liên tục bị xoay vòng và tất nhiên người nuôi là người chịu thiệt thòi nhất. Nhiều hộ nuôi cá tra còn đang lo ngại việc giá cá tra tăng là do chiêu trò của các nhà máy khi thấy khan hiếm nguồn cá nguyên liệu thì đẩy giá cá lên cao. Người dân thấy có lợi nhuận, đổ xô đầu tư vào nuôi vụ mới thì ngay sau đó sẽ có “lý do hợp lý” để giá cá lại rớt xuống thấp. Cuối cùng thiệt hại vẫn thuộc về người dân nuôi cá.
Bà Võ Thị Thu Hương nhận định: Giá cá tra hiện dù có tăng nhưng còn thấp so mức đỉnh điểm 23.750 đ/kg vào năm 2014. Hiện tượng tăng giá chưa biểu hiện sự cải tiến bền vững cho ngành cá tra tại ĐBSCL. Việc tăng giá này còn mang tính mùa vụ nên bà con cần thận trọng việc tái đầu tư vào vụ nuôi mới.
Đến thời điểm hiện nay, nhiều vùng nuôi cá tra chủ lực tại các tỉnh thuộc ĐBSCL có xu hướng giảm mạnh diện tích nuôi so với cùng kì. Đáng chú ý là các tỉnh Đồng Tháp, Cần Thơ (giảm 17%), Vĩnh Long (giảm 39%),… Với thực trạng trên các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu cá tra đang phải đứng trước nguy cơ thiếu nguồn nguyên liệu phục vụ cho chế biến xuất khẩu.
Theo Chi cục Thủy sản các tỉnh ĐBSCL: tính đến ngày 9/10 diện tích nuôi mới cá tra trong vùng hơn 2.570 ha, giảm 9% so cùng kỳ 2015.
TS. Võ Hùng Dũng, Giám đốc Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Chi nhánh Cần Thơ cho biết: Người nuôi cá tra tại ĐBSCL cũng như cả nước nói chung phải thay đổi phương thức canh tác, vì cách nuôi cá tra truyền thống hiện tại tiềm ẩn nhiều rủi ro, việc sử dụng các chất kháng sinh, chất cấm của các hộ nuôi vẫn còn tồn tại.
Từ đó dẫn đến chất lượng nguồn cá nguyên liệu không đảm bảo, chưa được cải thiện. Trong khi đòi hỏi của thị trường, người tiêu dùng về chất lượng nguồn cá không ngừng tăng cao, đặc biệt là các thị trường khó tính. Do đó, phần lớn chúng ta chỉ có thể đáp ứng được các thị trường dễ tính và cũng bị phụ thuộc khá nhiều vào thị trường này mà không thể bước xa hơn để tiến đến các thị trường khó tính đầy tiềm năng khác.
Việc cá tra nguyên liệu phục vụ cho chế biến xuất khẩu ở ĐBSCL đang sôi động và tăng giá cao, những tưởng người nuôi cá tra sẽ có được cơ hội vực dậy ngành thủy sản của vùng gắn liền với biểu tượng con cá tra bao đời. Thế nhưng, người nuôi cá tra vẫn đang lo âu và có phần nghi ngại, bởi giá cá tăng không biết nên mừng hay lo.
Bạn đang xem bài viết Dự Báo Giá Cá Hồi Nuôi Của Canada Sẽ Tăng trên website Fcbarcelonavn.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!