Cập nhật thông tin chi tiết về Đbscl: Cá Tra Dần Tăng Giá mới nhất trên website Fcbarcelonavn.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Từ cuối tháng 10 giá cá tra ở ĐBSCL đang tăng giá.Giá cá nguyên liệu tăng
Do ảnh hưởng của dịch covid-2019, từ tháng 1/2020, giá cá tra xuất khẩu ở nước ta giảm xuống dưới 2,2 USD/kg, tình trạng này gần như kéo dài cho đến hết quý II/2020. Từ đầu quý III giá cá tra bắt đầu có dấu hiệu khả quan, cho tới cuối tháng 10 giá bán đạt 2,65-2,7 USD/kg.
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) hiện giá cá tra nguyên liệu tại nhiều địa phương vùng ĐBSCL bắt đầu tăng khoảng 5.000-6.000 đồng/kg so với 2 tuần trước. Cụ thể, cá tra giống loại 30-35 con/kg tại Cần Thơ và các tỉnh lân cận hiện có giá 20.000-22.000 đồng/kg, trong khi trước đây chỉ 15.000-17.000 đồng/kg.
Tại Đồng Tháp giá cá tra thương phẩm loại 0,7-0,8 kg/con đạt 21.800-22.500 đồng/kg, tăng 500-700 đồng/kg so với tuần trước. Giá cá tra giống từ 28-35 con/kg và 50-60 con/kg cũng tăng lên mức 22.000-24.000 đồng/kg, tăng 1.000-1.500 đồng/kg so với giữa tháng 10.
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam, thời gian qua giá quá thấp, người dân tại nhiều địa phương phải hạn chế sản xuất cá tra giống. Hiện nhiều hộ dân và doanh nghiệp đang có nhu cầu mua cá tra giống để thả nuôi đợt mới nên sức mua tăng, tạo điều kiện cho giá cá nhích lên.
Bà Đào Thúy Phượng (quận Ô Môn, TP. Cần Thơ) cho biết, đợt này cá được bán đúng lứa và có lãi, không như hơn một năm qua, giá quá thấp nên phải “ngâm” cá cả năm trời, trong khi cá giống từ khi thả nuôi đến khi bán thường chỉ 3 tháng.
Trong khi đó, theo Công ty CP Thủy sản Trường Giang (Đồng Tháp), thời tiết bất lợi nên việc thả cá giống gặp khó khăn, bị hao hụt nhiều, nguy cơ mấy tháng tới sẽ thiếu hụt nguồn cung.
Theo thống kê của Tổng cục Thủy sản (Bộ Nông nghiệp và PPTNT), tính đến hết tháng 9, diện tích thả nuôi cá tra tại ĐBSCL đạt 4.968 ha, bằng 91% so với cùng kỳ năm 2019. Tổng sản lượng cá tra 9 tháng đầu năm ước đạt trên 1 triệu tấn, bằng 93,6% cùng kỳ.
Được biết, diện tích nuôi và sản lượng thu hoạch tập trung ở 5 tỉnh trọng điểm là Đồng Tháp, An Giang, Cần Thơ, Bến Tre và Vĩnh Long. Riêng tại Đồng Tháp, địa phương có diện tích nuôi cá tra lớn nhất cả nước, Sở NN&PTNT cho biết sản lượng cá tra 9 tháng đầu năm đạt 303.723 tấn.
Thị trường xuất khẩu ấm dần
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), do ảnh hưởng của dịch Covid-2019, trong 9 tháng đầu năm xuất khẩu (XK) cá tra sang nhiều thị trường lớn có mức tăng trưởng âm. Đây là đợt giảm kỷ lục của ngành cá tra và là mặt hàng giảm sâu nhất trong các sản phẩm thủy sản XK.
Nhiều thị xuất khẩu bắt đầu tăng sản lượng.Trong 9 tháng đầu năm 2020, kim ngạch XK cá tra đạt 1 tỷ USD, giảm 28% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, lượng cá tra XK sang 3 thị trường lớn nhất là Trung Quốc, Mỹ và ASEAN đều giảm ở mức hai con số.
Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), cho biết, kể từ tháng 9 tới nay, thị trường xuất khẩu cá tra đã có sự cải thiện rõ rệt khi đơn hàng xuất khẩu mới của doanh nghiệp được khởi động nhiều hơn. Điển hình là ngày 30/10 vừa qua lô hàng cá tra sản xuất theo quy trình công nghệ cao để xuất khẩu sang thị trường EU, Nam Mỹ, Thái Lan, Trung Quốc,… đã được Công ty CP Nam Việt công bố lô hàng cá tra sản xuất theo quy trình công nghệ cao. Dự kiến mỗi tháng, Nam Việt xuất khẩu từ 300-350 container sang các thị trường này.
Trung Quốc và Mỹ vẫn là hai thị trường XK lớn chiếm 50% tổng giá trị XK cá tra sang 133 thị trường, trong đó riêng Trung Quốc chiếm đến hơn 30% tổng XK cá tra Việt Nam. Còn XK cá tra sang EU thì bấp bênh và nhiều tháng giảm sút, 9 tháng đầu năm nay giảm gần 34% và dự báo tới cuối năm vẫn tiếp tục giảm.
Đại diện Công ty CP Thủy sản Trường Giang (Đồng Tháp), những tháng đầu năm 2020 chỉ XK khoảng 2.000 tấn/tháng. Từ tháng 8, lượng cá xuất khẩu của Công ty CP Thủy sản Trường Giang tăng lên khoảng 2.500 tấn, tháng 9 lên 3.000 tấn và tháng 10 ước khoảng hơn 4.000 tấn. Trung Quốc và các nước khác họ đã mua hàng lại nhiều hơn, nói chung tình hình đang dần dần phục hồi.
Còn theo ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký VASEP, thị trường Anh đã có sự bứt phá mạnh trong thời gian qua, trong đó chỉ riêng tháng 9/2020, giá trị xuất khẩu cá tra đạt 4,8 triệu USD, tăng 68,4%. Tính đến quý III/2020, tổng giá trị xuất khẩu sang thị trường này đạt 30,78 triệu USD, tăng gần 27% so với cùng kỳ năm 2019. Đây là thị trường có mức tăng trưởng dương khả quan nhất trong top 10 thị trường XK lớn nhất của cá tra Việt Nam.
Ngày 30/10, Bộ NN&PTNT phối hợp với Công ty CP Nam Việt (An Giang) tổ chức lễ công bố lô hàng cá tra sản xuất theo quy trình công nghệ cao XK sang thị trường EU, Nam Mỹ, ASEAN, Trung Quốc và Trung Đông.
Theo đó, mỗi tháng Cty Nam Việt sẽ XK từ 300-350 container (25 tấn/container) sản phẩm cá tra sản xuất theo quy trình công nghệ cao (gồm: cá tra phi lê, cá tra nguyên con cắt khúc, cá tra xẻ bướm, cá tra cắt lát và cá tra còn da, cùng các mặt hàng giá trị gia tăng như giò chả basa Nam Việt, chả basa đặc biệt, chả basa thì là, các mặt hàng phi lê tẩm bột và chả viên tẩm bột…) sang các thị trường này.
Phát biểu tại buổi lễ, ông Phùng Đức Tiến, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT cho biết, mặc dù chịu tác động tiêu cực của đại dịch COVID-19 nhưng việc XK các mặt hàng nông sản của nước ta thời gian qua cơ bản đạt mục tiêu đã được đề ra, riêng ngành cá tra có sự vượt khó khi dần tiếp cận trở lại với các thị trường truyền thống…
Hoàng Văn (tổng hợp)/https://kinhtenongthon.vn/
Đbscl: Giá Cá Tra Bất Ngờ Giảm Mạnh
Hơn một năm trước, thời điểm giá cá da trơn xuất khẩu đạt đỉnh điểm 17-18 ngàn đồng/kg, không ai nghĩ sẽ có ngày những tỷ phú nuôi cá sẽ ôm cục nợ, vỡ tan giấc mộng làm giàu. Nghề nuôi cá cũng lắm thăng trầm, trải qua khá nhiều lần giá cả trồi sụt nhưng lần này biến động giá cả và hậu quả của nó sẽ khó lòng khắc phục trong một thời gian ngắn.Theo tính toán, nếu bán được giá trên 15 ngàn đồng/kg thì người nông dân sẽ huề vốn. Thế nhưng hiện nay giá cá tra tiếp tục tuột dốc không phanh cùng với giá thức ăn tăng 15%-20% thì đúng là người nông dân đang ngồi trên đống lửa.Trước tình hình không mấy sáng sủa, hiện doanh nghiệp chỉ thu mua 50%-70% tổng sản lượng cá. Không chỉ người nông dân điêu đứng mà các doanh nghiệp chế biến cũng khốn đốn. Giám đốc doanh nghiệp Cafatex (Hậu Giang) cho rằng việc các ngân hàng tăng lãi suất 1,3%-1,8%/tháng, thậm chí tới 2%/tháng tùy theo đối tượng cho vay khiến nhiều doanh nghiệp bị thiếu vốn trầm trọng và khó thực hiện được kế hoạch thu mua, chế biến xuất khẩu đã vạch ra.Ngoài khó khăn về vốn, các doanh nghiệp còn phải đối mặt với tỷ suất đồng USD sụt giảm so với đồng VND. Số ngoại tệ từ xuất khẩu thu về vừa mất giá vừa bán ra không được, ngân hàng chỉ cho chuyển đổi USD nhỏ giọt nên doanh nghiệp muốn mua cũng không có tiền.Chưa hết, cơn bão giá gần đây đã đẩy hàng loạt chi phí nguyên liệu đầu vào lên cao khiến giá thành sản phẩm tăng cao. Đó là chưa kể tình hình dịch bệnh bùng phát khiến nhiều vùng nuôi cá chết hàng loạt.Bến Tre là một trong những tỉnh ảnh hưởng nặng nề bởi giá cá tra giảm. Trong năm 2007, Bến Tre xuất khẩu khoảng 90 ngàn tấn cá tra. Năm 2008, với việc mở rộng diện tích nuôi trồng, dự kiến Bến Tre sẽ xuất khoảng 150 ngàn tấn cá tra nguyên liệu. Phó Giám đốc Sở Thủy sản Bến Tre cho biết nếu tình hình này kéo dài, gần 1/3 sản lượng làm ra sẽ không biết tiêu thụ ở đâu vì các nhà máy chế biến đang làm ăn thua lỗ.Nhiều năm qua, người nuôi và doanh nghiệp xuất khẩu cá tra đã thu về nguồn thu ngoại tệ không phải nhỏ. Năm 2007, kim ngạch xuất khẩu cá tra, basa vượt mức một tỷ USD. Nhưng năm nay, để đạt kim ngạch như vậy không phải dễ.Trước diễn biến tình hình trong thời gian qua, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có công văn gửi Thủ tướng đề xuất giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và nông, ngư dân.Theo đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiến nghị nhà nước nên ưu tiên mua ngoại tệ của các doanh nghiệp nông lâm thủy sản nhằm giảm thiệt hại do chênh lệch tỷ giá ngoại tệ, tạo điều kiện cho doanh nghiệp có tiền VND để thu mua sản phẩm của nông, ngư dân.Ngoài ra, do chi phí đầu vào của sản xuất nông nghiệp ngày càng tăng, đề nghị ngân hàng tăng hạn mức cho vay để hỗ trợ cho doanh nghiệp có đủ vốn để thu mua sản phẩm của nông, ngư dân.
Nguồn: http://vinanet.vn
Cá Tra Đbscl Ra Hà Nội
Sáng nay 6-10, tại Trung tâm Triển lãm nông nghiệp (đường Hoàng Quốc Việt, Hà Nội), Bộ NN-PTNT đã chính thức làm lễ khai mạc Tuần lễ Triển lãm cá tra của ĐBSCL tại thủ đô Hà Nội.
Đây là một sự kiện mới vì lần đầu tiên sản phẩm cá tra cũng như các loại thủy sản miền Nam được trưng bày trong triển lãm chuyên ngành về thủy sản tại Hà Nội.
Thứ trưởng Vũ Văn Tám tham quan các gian hàng triển lãm cá tra của doanh nghiệp
Phát biểu khai mạc, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Vũ Văn Tám khẳng định triển lãm này nhằm mục tiêu quảng bá hình ảnh, thương hiệu các sản phẩm, xúc tiến tiêu thụ sản phẩm cá tra và một số sản phẩm thủy sản khác tại thị trường trong nước nói chung, thị trường phía Bắc nói riêng và mở rộng thị trường quốc tế lẫn khu vực, trong đó chú trọng đến thị trường Trung Quốc.
Trong hơn 20 năm qua, ngành thủy sản đã có bước phát triển nhanh, duy trì được nhịp độ tăng trưởng ổn định cả về số lượng và chất lượng, trở thành ngành kinh tế quan trọng trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn. Các sản phẩm thuỷ sản chủ lực là tôm nước lợ, cá tra, cá ngừ đại dương, nhuyễn thể đã có mặt tại gần 160 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Trong đó, tôm nước lợ và cá tra là hai sản phẩm nuôi và xuất khẩu chủ lực chiếm, chiếm tỷ trọng hơn 67% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản năm 2016.
Khai mạc triển lãm cá tra tại Hà Nội
Tuy nhiên, trong vài năm trở lại đây, ngành sản xuất cá tra, tôm, cá ngừ… đang phải chịu tác động bất lợi của biến đổi khí hậu, suy thoái toàn cầu kéo dài, các rào cản thương mại, kỹ thuật của nhiều thị trường nhập khẩu. Trong bối cảnh đó, Bộ NN- PTNT và ngành thủy sản đang thực hiện tái cơ cấu ngành theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, đổi mới cách tiếp cận trong công tác quản lý, tổ chức sản xuất theo hướng liên kết chuỗi giá trị để tạo ra nguồn nguyên liệu có chất lượng, cung cấp cho thị trường các sản phẩm sạch, đa dạng với giá thành cạnh tranh để duy trì nhịp độ tăng trưởng ổn định.
Hội chợ cá tra và các sản phẩm thủy sản Việt Nam khai mạc ngày 6-10 là hội chợ chuyên ngành hàng thủy sản đầu tiên được tổ chức tại thủ đô Hà Nội và là một hoạt động trong chuỗi các nhiệm vụ để phát triển sản xuất và tiêu thụ cá tra nói riêng và các sản phẩm thủy sản nói chung.
Tham quan các gian hàng trưng bày sản phẩm cá tra tại Hội chợ cá tra Hà Nội
VĂN PHÚC
Giá Cá Tra Tăng Nhưng Không Chắc
Thời điểm cuối tháng 4, đầu tháng 5/2017, giá cá tra vẫn ở ngưỡng kỳ vọng của nhiều nông dân nuôi cá. Nguy cơ nhiều diện tích nuôi cá sẽ tăng mạnh trở lại. Tuy nhiên, bài học giá cả tăng giảm của đối tượng nuôi này vẫn chưa cũ.
Từ sau Tết Nguyên đán đến nay, giá cá tra xuất tại ao liên tục đạt ngưỡng cao 24.000 – 26.000 đồng/kg, thậm chí có giai đoạn lên đến mốc 27.000 đồng/kg. Trung bình mỗi hộ nuôi thu về 500 – 1.200 đồng/kg tiền lãi sau khi trừ hết các chi phí. Những ngày đầu tháng 5, giá cá tra nguyên liệu loại 1 tại nhiều điểm thu mua ở khu vực ĐBSCL đạt mức 28.000 – 30.000 đồng/kg, loại 2 – 3 dao động 24.000 – 26.000 đồng/kg… cao hơn 4.000 – 5.000 đồng/kg so thời điểm đầu năm 2017. Đây là mức giá trong mơ của người nuôi. Tuy nhiên sau đó không lâu, giá cá lại có dấu hiệu giảm.
Khi giá ở mức cao, cùng với những diễn biến bất lợi về thời tiết, nhu cầu nuôi gia tăng đột biến đã đẩy giá cá giống tăng. Tính đến thời điểm đầu tháng 5/2017, giá cá tra giống (size 30 con/kg) ở mức 36.000 – 40.000 đồng/kg, tăng 10.000 – 13.000 đồng/kg so cuối năm 2016. Tuy nhiên, các hộ nuôi cá tra vẫn dè dặt thả nuôi; lúc giá cá tăng, giá con giống quá cao, còn giờ giá con giống giảm, giá cá cũng hạ nhiệt. Mua cá giống chủ yếu là các doanh nghiệp để cung cấp chuỗi sản xuất.
Rủi ro
Do giá thấp, người nuôi bỏ ao nhiều, nguồn cá nguyên liệu năm nay đã giảm 40 – 50% so năm 2016. Các nhà máy không có nguyên liệu để thực hiện hợp đồng với đối tác nước ngoài đã đẩy giá lên cao, nhiều nơi còn xảy ra tình trạng tranh mua tranh bán.
Khó khăn của người nuôi cá là đầu ra bấp bênh, thiếu thông tin; người nuôi chưa liên kết với doanh nghiệp, các tỉnh trọng đểm nuôi cá tra chưa có cơ sở cung cấp con giống… Đặc biệt, việc xuất khẩu tiểu ngạch sang Trung Quốc vẫn tiềm ẩn nhiều yếu tố bất ổn, thiếu bền vững và giá cao chỉ mang tính nhất thời. Theo VASEP, quý I/2017, xuất khẩu cá tra sang Trung Quốc đạt 69,7 triệu USD, tăng 56,8% so cùng kỳ. Từ tháng 2 năm nay, Trung Quốc trở thành nhà nhập khẩu cá tra lớn nhất của Việt Nam.
Nguồn: Theo Thủy sản Việt Nam
Bạn đang xem bài viết Đbscl: Cá Tra Dần Tăng Giá trên website Fcbarcelonavn.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!