Xem Nhiều 3/2023 #️ Đậu Tằm Là Thức Ăn Nuôi Cá Chép Giòn # Top 4 Trend | Fcbarcelonavn.com

Xem Nhiều 3/2023 # Đậu Tằm Là Thức Ăn Nuôi Cá Chép Giòn # Top 4 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Đậu Tằm Là Thức Ăn Nuôi Cá Chép Giòn mới nhất trên website Fcbarcelonavn.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Đậu tằm là thức ăn nuôi cá chép giòn phải có trong quy trình nuôi cá chép giòn. Đậu tằm là thức ăn hữu cơ, thuần thiên nhiên giúp cá chép trở nên săn chắc và giảm mỡ trên da, giúp thịt cá ngon hơn. Hiện nay, kĩ thuật nuôi cá giòn với đậu tằm đang được nhân rộng và phổ biến ở nhiều nơi từ Bắc tới Nam.

Nuôi cá chép giòn bằng đậu tằm – Lợi nhuận cao

Nuôi cá chép giòn được nhân giống và nuôi trên sông được đánh giá là ít hao hụt, có lời nhanh. Cá chép giòn được nuôi và phát triển đầu tiên ở miền Bắc. Loại cá giòn này được tìm hiểu và đem về từ Nga.Giống cá này khác với cá thường do loại thức ăn nuôi cho cá, đậu tằm. Giống cá thường, thịt cá mềm, dễ cắt. Riêng với giống cá giòn này, thịt cá khi qua chế biến săn chắc và có độ giòn hơn. Giốnga cá này nuôi dễ và tỉ lệ hao hụt chỉ chiếm 1%, doanh thu đạt được có lời nhiều hơn.

Giống cá chép giòn thuần chủng từ Nga về Việt Nam là giống cá chép đen. Giống cá này hiện nay ở Miền Tây đã được lai giống với giống cá chép vàng tạo giống lai cá giòn mới. Vựa Hải Sản Tài Nguyên hiện tại cung cấp và bao tiêu giống cá giòn này cả hai loại thuần chủng và lai giòn này. Ngoài cá chép giòn còn các loại cá khác cũng được sử dụng thực phẩm đậu tằm là thức ăn nuôi cá giúp thịt cá săn hơn và bán được giá hơn.

Tại nhiều nhà hàng và khách sạn có tiếng, món cá giòn này đã trở thành đặc sản phổ biến. Với giá thành không quá cao mà cũng không quá rẻ, nhiều thực khách rất ưng ý và thích món cá mới lạ này. Thịt cá khi chế biến khác với cá thông thường bởi độ dai và giòn của thịt cá, người ta phải dùng dao hoặc kéo để cắt thịt cá chứ không thể dùng đũa để xẻ thịt. Thịt cá ngon được nhiều thực khách ưa chuộng trong miền Nam, coi như là đặc sản.

Đậu tằm là thức ăn nuôi cá chép giòn chủ yếu, tại sao?

Đậu tằm là thức ăn chủ yếu trong nuôi cá giòn. Đậu tằm giúp cấu trúc thịt cá trở nên săn chắc hơn, không còn lượng mỡ thừa trong cá, giúp thịt cá ngon và ngọt hơn. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, đậu tằm là thức ăn nuôi cá chép giòn bổ dưỡng và thuần thiên nhiên. Đậu tằm giúp thay đổi cấu trúc thịt cá săn chắc nhưng không làm ảnh hưởng tới sức khoẻ của người ăn và đảm bảo sạch và có lợi cho sức khoẻ.

Theo Tiến Sĩ Kim Văn Vạn, thuộc Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam thì trong đậu tằm được đánh giá là nguồn thức ăn dinh dưỡng và đảm bảo an toàn về sức khoẻ. Trong đậu tằm, hàm lượng protein thô chiếm tới 31% và lượng lipid thô (tạo mỡ) chỉ chiếm chưa tới 0.5%, cùng với 8 loại axit amin cần thiết cho cá, còn có 49% hàm lượng tinh bột. Chính vì vậy thịt cá được thay đổi cấu trúc, tăng chất lượng thịt cá, giúp thịt cá có độ dai hơn và chắc giòn.

Đậu tằm là thức ăn nuôi cá chép giòn – Cung ứng đậu tằm từ đâu?

Khi ngoài miền Bắc – Hải Dương, bắt đầu cho nuôi và cung ứng cá chép giòn, đậu tằm phải nhập từ Nga về, chi phí vận chuyển khá cao, nên giống cá lúc bán ra có khi lên tới 400.000đ/ kg tại các nhà hàng, khách sạn. Sau đó, đậu tằm được thu mua về từ Trung Quốc với chi phí rẻ hơn và chất lượng đảm bảo như lúc đầu. Hiện nay, đậu tằm đã được trồng tại Bảo Lộc, Lâm Đồng, giúp phí thức ăn được giảm xuống đáng kể.

Đậu tằm được đánh giá là nguồn thức ăn có dưỡng chất, lại giúp tăng chất lượng thịt cá, doanh thu cũng được kéo theo. Hiện nay, do đậu tằm được mua chủ yếu về từ Trung Quốc và ở Bảo Lộc, giúp cho giá thành của loại cá này được giảm xuống cỡ khoảng 250.000đ – 300.000đ / kg, được các nhà hàng cũng như thương lái thu mua để phân phối về các tỉnh rất nhiều. Hiện nay, ở trong Đông Nam Bộ đã có các vựa cá tự quy hoạch và nuôi loại cá giòn chất lượng này với tỉ lệ lợi nhuận từ 80% -100%.

Cá chép giòn được phân phối tại Vựa Hải Sản Tài Nguyên

Quy trình nuôi cá chép giòn được cho ăn với đậu tằm chiếm tỉ lệ chủ yếu, cho ăn cùng với thức ăn dặm công nghiệp, vẫn cho sản lượng và chất lượng đạt yêu cầu của người mua. Yêu cầu hiện nay trên thị trường khoảng 1,2 kg mới được coi là chất lượng. Hiện nay, cá được nuôi trong khoảng 9 tháng xen kẽ bằng đậu tằm và thức ăn dặm công nghiệp. Sau đó, chọn lọc cá có trọng lượng cỡ 1kg trở lên để vỗ béo riêng chỉ bằng đậu tằm, chất lượng cá sẽ tăng lên cao hơn, tầm trung mất thêm khoảng 3 tháng. Theo kinh nghiệm, để vỗ béo cá bằng đậu tằm cần khoảng 1,5 tấn đậu tằm cho 1 tấn cá, cá đạt trọng lượng cỡ 1,2kg -1,5 kg trên mỗi con. Vì vậy, lựa chọn nguồn đậu tằm có chất lượng cũng như giá thành phù hợp là yêu cầu với các vựa nuôi giống cá giòn này.

Nuôi Cá Chép Giòn Ở Miền Tây Bằng Cây Đậu Tằm

Trang Chủ/Kỹ thuật thuỷ sản/Kỹ thuật nuôi cá/C (Cá chạch, chẽm, chép, chim, chình)/Cá chép/Nuôi cá chép giòn ở Miền Tây bằng cây đậu tằm

Cá chép

Thời gian gần đây tại một số nhà hàng ở chúng tôi nhiều thực khách đã rất thích thú với các món ăn chế biến từ con cá chép giòn…

Hình thù cá chép giòn chẳng khác gì cá chép mà chúng ta vẫn thường ăn. Chỉ có một sự khác lạ là thịt của cá khó dùng đũa để dẻ, thay vào đó phải mượn tới dao hoặc kéo cắt thành miếng vừa miệng. Và thật độc đáo, thịt cá dai dai, sừn sựt.

Hỏi thì nhiều quản lý nhà hàng bảo rằng đó là giống cá chép của Nga, được nhập về theo dạng cá con và phải nuôi bằng thức ăn đặc biệt. Chính vì vậy, giá của cá mới lên đến 400.000 đồng/kg tại nhà hàng, cao hơn vài lần so với cá chép bình thường.

Tuy nhiên, cá chỉ lạ với thực khách miền Nam chứ với dân sành ăn đất Bắc thì cá chép giòn có từ vài năm trước, được nuôi nhiều ở Hải Dương. Có điều cá không có nhiều để “Nam tiến” nên thực khách phía Nam ít biết. Sở dĩ gần đây xuất hiện nhiều trong các nhà hàng tại chúng tôi là bởi cá chép giòn đã được nuôi tại An Giang.

Sự độc đáo của cá chép giòn cũng đã được người Việt giải mã, đó chẳng phải là do giống mà chính thức ăn của cá tạo nên. Thức ăn ấy chính là đậu tằm có xuất xứ từ Nga. Thời kỳ đầu những người nuôi cá chép giòn phải nhập đậu tằm từ Nga, sau chuyển sang mua của Trung Quốc với giá rẻ hơn nhiều. Riêng với ông Phạm Đăng Thập ở phường Mỹ Thạnh, TP Long Xuyên (An Giang) thì tiến bộ hơn là tạo ra nguồn đậu tằm được trồng trong nước tại Bảo Lộc (Lâm Đồng).

“Nội địa hóa” cá giòn

Thị trường chúng tôi ưa chuộng

Cá chép giòn này được bà Phạm Thị Loan, một thương lái, đứng ra độc quyền bao tiêu để cung cấp ở chúng tôi một số nhà hàng, quán ăn tại An Giang, Vĩnh Long thường đặt mua để chế biến những món ăn đặc sản.

“Cá giòn từ giống chép vàng ở miền Tây có thịt dẻ chắc, thơm ngon hơn, phần cung đường vận chuyển ngắn, đảm bảo còn tươi sống nên rất có ưu thế cạnh tranh với cá giòn từ miền Bắc đưa vào. Cá được chế biến thành nhiều món ăn khoái khẩu, được coi là “độc chiêu” ở một số nhà hàng. Thị trường chúng tôi rất ưa chuộng, hiện không đủ cung ứng” – bà Loan cho biết.

Chúng tôi đến trang trại nuôi cá chép giòn của ông Thập vào một ngày giữa tháng 7-2014. Lúc này cá ở trang trại của ông Thập đang vào kỳ thu hoạch, mỗi tuần thương lái từ chúng tôi xuống tận nơi mua gần cả tấn cá, nhiều quán ăn đặc sản trong tỉnh liên tục đặt hàng với giá 250.000 đồng/kg. Bình quân mỗi năm gia đình ông bán được 50 tấn cá chép giòn, đạt lợi nhuận hàng tỉ đồng.

Ông Thập kể trước đây mình từng nuôi cá, ếch, ba ba… và thứ nào cũng chỉ phát triển được một thời gian ngắn rồi gặp cảnh rớt giá do nhiều người đổ xô nuôi ồ ạt. Muốn thoát khỏi vòng luẩn quẩn đó, ông cố tìm tòi hướng đi với loài vật nuôi riêng. Tình cờ biết vài nơi ở miền Bắc nuôi loại cá chép, cá trắm giòn rất được thị trường ưa chuộng và luôn bán được giá cao, ông liền lặn lội ra tận ngoài ấy tìm hiểu, học hỏi. May mắn ông gặp lại người bạn đang công tác ở ĐH Nông nghiệp Hà Nội từng thành công với mô hình nuôi cá giòn. Người bạn tận tình hướng dẫn kỹ thuật, đồng thời tặng ông cuốn luận văn thạc sĩ về đề tài này để tham khảo, nghiên cứu. Với mớ kiến thức đó, ông tiếp tục xuống các vùng nuôi ở Hải Dương, Hà Nội nắm thêm thực tế rồi trở về An Giang nuôi thử nghiệm.

Ở ngoài Bắc thường nuôi giống cá chép đen có nguồn gốc nhập từ Nga hoặc Hungary bởi chúng chịu được thời tiết lạnh giá. Thấy giá cá giống ngoại nhập cao, rồi còn phải vận chuyển đường xa mất nhiều thời gian và tốn kém, ông cứ trăn trở: “Ở trong này nắng ấm quanh năm sao lại không sử dụng loài cá chép bản địa?”. Thế rồi ông mày mò nuôi thử với loài cá chép vàng sẵn có của miền Tây, kết quả cho ra sản phẩm thịt giòn chắc, ngon và ngọt không kém. “Sau vài đợt nuôi thấy khả quan, từ năm 2012 tôi quyết định chọn loài cá chép ở địa phương cho sinh sản tạo giống để nuôi thành cá chép giòn” – ông Thập kể.

Thức ăn cho cá chủ yếu bằng đậu tằm nhập khẩu, nếu vận chuyển về tới An Giang giá thành lên tới 25.000 đồng/kg. Muốn chủ động nguồn thức ăn có giá rẻ hơn, ông lại tìm đọc đủ thứ tài liệu về cây đậu tằm, trong đó có bài viết của nguyên phó thủ tướng Nguyễn Công Tạn rồi cho trồng thử ở vài nơi. Cuối cùng ông quyết định lên tận Bảo Lộc (Lâm Đồng) thuê đất dài hạn và thuê người trồng cây đậu tằm để cung cấp cho mình. “Giá thành đậu tằm trồng ở Bảo Lộc chừng 14.000-15.000 đồng/kg, và tôi cho ăn giặm thêm bắp đỏ khoảng 4.000 đồng/kg, nhờ vậy chi phí nuôi cá giòn được kéo xuống chỉ còn 100.000 đồng/kg cá” – ông Thập chia sẻ.

Vì sao thịt cá giòn?

TS Kim Văn Vạn – khoa chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản Học viện Nông nghiệp VN – cho biết nuôi bằng đậu tằm để tạo ra sản phẩm cá giòn hình thành từ năm 1998 rồi nhanh chóng lan rộng ở Trung Quốc. Tại miền Bắc, nuôi cá chép giòn, cá trắm giòn bắt đầu xuất hiện từ năm 2006. Năm 2008, Trung tâm Giống thủy sản Hà Nội phối hợp với Trung tâm Khuyến nông Hà Nội xây dựng mô hình nuôi cá trắm, cá chép giòn trong lồng tại Đan Phượng (Hà Tây) khá hiệu quả, sau đó mô hình phát triển ở nhiều nơi như Hà Nội, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hải Dương…

Năm 2011 tại ĐH Nông nghiệp Hà Nội (vừa nâng cấp thành Học viện Nông nghiệp VN thuộc Bộ NN&PTNT) có một luận văn thạc sĩ của tác giả Kiều Minh Khuê thực hiện về đề tài nuôi cá bằng đậu tằm tạo ra sản phẩm cá giòn do TS Nguyễn Văn Tiến hướng dẫn và một số GS, TS khác hỗ trợ, góp ý về kỹ thuật, trong đó có TS Vạn (ông Thập được người bạn tặng luận văn này – PV).

Theo TS Vạn, trong đậu tằm protein thô chiếm hơn 31%, lipid thô chỉ 0,15%… là yếu tố quyết định dẫn tới thay đổi chất lượng thịt của cá, tăng độ dai cơ thịt nên thịt cá chắc giòn. “Thành phần thức ăn, đặc biệt thành phần protein trong đậu tằm có fibrinozen làm thịt cá dai giòn. Cá giòn đảm bảo sạch, an toàn vệ sinh thực phẩm. Không chỉ cá chép, cá trắm, mà một số loài cá khác nếu nuôi bằng đậu tằm cũng cho sản phẩm cá giòn tương tự. Học viện Nông nghiệp VN vừa chuyển giao quy trình, kỹ thuật nuôi bằng đậu tằm để tạo sản phẩm cá giòn và con giống để phát triển mô hình này ở ĐBSCL” – TS Vạn cho hay.

Trong khi đó, theo chúng tôi Nguyễn Thanh Phương – trưởng khoa thủy sản ĐH Cần Thơ, khi cho ăn đậu tằm liên tục, thành phần thức ăn có thể làm thay đổi cấu trúc, thành phần protein trong thịt khiến thịt cá chắc giòn. Tuy nhiên vấn đề này cần tiếp tục nghiên cứu thêm.

Nuôi cá chép giòn trên sông ít hao hụt, lớn nhanh. Mỗi năm, anh Nguyễn Văn Chiến, ở thị trấn Long Bình, huyện An Phú, An Giang thu nhập hàng trăm triệu đồng.

Năm 2013, anh Chiến khăn gói đến tỉnh Hải Dương tìm tòi học nghề nuôi giống cá lạ này. Khi được hướng dẫn kỹ thuật và mua cá giống của người bạn, anh đem về An Giang nuôi thử nghiệm trên 200 m2 mặt nước. Sau một năm nuôi, thu hoạch gần 2 tấn cá thương phẩm, anh bán với giá 190.000 đồng/kg và có lợi nhuận trên trăm triệu đồng.

Nhận thấy thị trường tiệu thụ rộng và nguồn lợi nhuận cao hơn so với các loại cá khác nên anh quyết định chuyển sang mở rộng diện tích lên 3 bè (mỗi bè 200 m2), và thả nuôi 20.000 cá giống hiện được 3 tháng.

Theo lời anh Chiến, cá chép giòn rất dễ nuôi, tỷ lệ hao hụt khoảng 1%. Trong khi đó, nhu cầu của thị trường hiện nay rất lớn, nhưng lại yêu cầu cá phải đạt trọng lượng từ 1,2 kg trở lên mới mua. Do vậy, để đạt được mức cân nặng 1,2 – 1,5 kg sau một năm, người nuôi sẽ chọn mô hình lồng bè trên sông kết hợp với thức ăn công nghiệp và đậu tằm.

Thực tế, cá chép giòn chính là loại cá chép thường, sau khi nuôi đạt trọng lượng khoảng 1kg/con, người nuôi sẽ vỗ béo cá bằng đậu tằm. Loại đậu có hàm lượng protein 31%, gồm đủ 8 loại axit amin thiết yếu, hàm lượng tinh bột 49%… chính là yếu tố quyết định thay đổi chất lượng thịt của cá, tăng độ dai cơ thịt nên cá chắc giòn.

Theo anh Chiến, cá nuôi khoảng 9 tháng bằng thức ăn công nghiệp cũng giống như các loại cá khác. Sau đó, người nuôi chọn lọc cá đạt trọng lượng 1 kg trở lên để tiến hành vỗ béo riêng biệt bằng thức ăn đậu tằm. Ở giai đoạn này, để cá đạt từ 1,2 đến 1,5 kg/con phải mất thời gian 3 tháng. Và cứ 1 tấn cá nuôi tiêu tốn khoảng 1,5 tấn đậu tằm. Còn cá đạt trọng lượng 1 kg tiêu tốn 2 kg thức ăn công nghiệp.

Hiện nguồn đậu tằm rất phong phú, được trồng trong nước ở miền Trung, Đà Lạt hay nhập khẩu từ các nước Trung Quốc và Thái Lan, với giá 25.000 đồng/kg. Để cho cá chép ăn, người nuôi phải ngâm nước 12 giờ, và những hạt to phải cắt ra làm đôi.

Cũng theo anh Chiến, cá chép giòn là đối tượng mới trong ngành nuôi trồng thủy sản Đồng bằng sông Cửu Long, bước đầu đã mang lại hiệu quả cho người nuôi vì giá trị thương phẩm cao gấp nhiều lần so với cá chép thông thường. Hiện loại này rất được chuộng và nhiều nhà hàng, quán ăn ở Hà Nội và chúng tôi đặt mua, với giá lên đến 500.000 đồng/kg.

Ngoài việc nuôi cá chép thương phẩm, anh Chiến còn cung cấp cá giống cho hộ nuôi ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long, với giá bán 3.000 đồng/con.

Kỹ Thuật Nuôi Cá Chép Giòn Bằng Đậu Tằm Cho Năng Suất Cao

1. Giới thiệu cá chép giòn

Trước đi vào kỹ thuật nuôi cá chép thì bài viết sẽ giới thiệu qua về cá chép giòn cho người đọc. Nhìn chung về diện mạo, cá chép giòn không có gì quá khác biệt so với cá chép thường. Chỉ có phần da nhạt hơn, thân cá dài và thuôn hơn so với hình dáng có phần tròn trịa của cá chép thường. Trong thời gian gần đây, cá chép giòn đang trở thành một món ăn cực kì “khoái khẩu”, được rất nhiều người yêu thích tại các nhà hàng, quán ăn. Cá chép có vị ngọt của tôm và độ dai của thịt lợn. Loại cá này có vị ngon vượt trội và thơm hơn nhiều so với cá chép thông thường. Đặc biệt cá không còn vị tanh mà lại giòn tan, hấp dẫn. Đây là đối tượng nuôi mới, bước đầu đã mang lại hiệu quả cao vì giá trị thương phẩm cao gấp nhiều lần cá chép thông thường. Do vậy, giá cá chép giòn sẽ cao gấp 2-3 lần so với cá chép thông thường. Để có giá trị cao như vậy cần phải có kỹ thuật nuôi cá chép giòn đúng cách.

2. Kỹ thuật ương nuôi cá chép ra sao?

Bí quyết để có kỹ thuật nuôi cá chép giòn rất đơn giản, không quá khó như bạn nghĩ. Để cá chép có độ giòn thì phải nuôi bằng đậu tằm. Bởi trong đậu tằm có chứa thành phần protein thô chiếm hơn 31%, lipid thô chỉ 0,15%… là một trong những yếu tố quyết định tới sự thay đổi chất lượng thịt của cá, tăng độ dai cơ thịt nên thịt cá chắc giòn. Thành phần protein trong đậu tằm có fibrinozen còn làm thịt cá dai giòn, đảm bảo sạch, an toàn vệ sinh thực phẩm.

Để có được những con cá chép giòn thì thường trước khi thu hoạch khoảng từ 3-5 tháng, cá chép thường được cho ăn một loại thức ăn cho cá chép đặc biệt đó là hạt đậu tằm (hay còn gọi là đậu ván đỏ, đậu răng ngựa), sau đó cá sẽ trở thành cá chép giòn. Khi này da thịt của cá trở nên săn chắc và khi ăn có độ giòn và hương vị thơm ngon đặc biệt. Cá chép giòn rất dễ nuôi, tỉ lệ hao hụt khoảng cực kì ít, khá giống với kỹ thuật nuôi cá chép giòn thường. Trong 9 tháng đầu, cá chép giòn sẽ được cho ăn thức ăn công nghiệp, và khoảng 3 tháng sau cá mới chuyển sang ăn hạt đậu tằm. Trung bình 1 tấn các chép giòn cần khoảng 1,5 tấn đậu tằm.

Hiện nay, nguồn đậu tằm rất phong phú, thường được trồng trong nước ở các vùng miền Trung, Đà Lạt hoặc nhập khẩu từ các nước Trung Quốc và Thái Lan, với giá khá rẻ. Những cách chế biến thức ăn trong kỹ thuật ương nuôi cá chép như sau:

Biện pháp cho cá ăn đậu tằm:

Cách chế biến thức ăn: Trước khi tiến hành cho cá ăn, người nuôi phải ngâm hạt đậu tằm với nước từ 12-24 giờ (tùy theo nhiệt độ không khí), những hạt to phải cắt ra làm đôi. Sau đó đãi thật sạch và trộn với 1-2% muối, để trong thời gian 10-15 phút rồi mới bắt đầu cho ăn. Đây là cách chế biến thức ăn khá phổ biến trong kỹ thuật nuôi cá chép.

Cách cho ăn: Nên luyện cho cá chép ăn đậu tằm bằng cách bỏ đói, không cho cá ăn gì trong vòng 5 ngày, sau đó bắt đầu cho cá ăn đậu tằm. Trong 5 ngày tiếp theo, cho cá ăn đậu tằm với khẩu phần 0,03% khối lượng thân vào lúc 16h chiều, vì đây là thời gian thích hợp để cá hấp thu thức ăn. Sau đó tăng dần khẩu phần ăn lên 1,5-3,0 % khối lượng cá trong ao. Thức ăn cho cá phải được kiểm tra sát sao hàng ngày thông qua sàng cho ăn.

Lưu ý, đối với kỹ thuật nuôi cá chép giòn , trong thời gian đầu, không được cho cá ăn gì khác ngoài đậu tằm, và sau khi cho cá ăn đậu khoảng 3 tiếng thì kiểm tra xem cá có ăn hết hay không, hoặc ăn nhiều để có kịp thời điều chỉnh lượng thức ăn sao cho phù hợp. Hạt đậu tằm sẽ có xu hướng chìm nhanh, vì vậy khi cho cá ăn chỉ cần cần rải từng ít một để tránh lãng phí thức ăn, và cho cá ăn tùy vào nhu cầu ăn của cá hàng ngày.

Kỹ thuật nuôi cá chép đúng là phải nên cho cá ăn 2 lần mỗi ngày vào buổi sáng từ 8-10h và chiều từ 16-18h. Thức ăn của cá nên cho vào máng đặt ở đáy ao, lồng nuôi (máng làm bằng khung sắt có đường kính 6 cm, diện tích máng 4-5 m2, chiều cao máng 25-30 cm. Xung quanh máng được bọc bở 1 lớp lưới thép, 1 lớp lưới cước nhằm ngăn không cho đậu trôi ra ngoài). Bên cạnh đó, trong quá trình sử dụng máng cần phải vệ sinh máng đều đặn ít nhất 2 lần trong tháng để đảm bảo phòng bệnh cho cá chép nuôi được tốt hơn. Kỹ thuật ương nuôi cá chép đòi hỏi phải có sự kiên trì, chịu khó thì mới đem lại được chất lượng cá tốt.

Tìm Hiểu Phương Thức Nuôi Cá Chép Giòn Thương Phẩm “Chuẩn” Nhất

Cá chép giòn ( Cyprinus carpio ) thực chất là mà chúng ta vẫn thường ăn. Sự khác biệt giữa cá chép giòn và cá chép thường là thịt cá chép giòn dai, giòn, bụng không có mỡ. Vì thế mà mô hình nuôi cá chép giòn được rất nhiều người quan tâm và thực hiện.

Để nuôi cá chép giòn, phải thực hiện qua hai giai đoạn: Giai đoạn 1 sử dụng giống cá chép thường để nuôi lên cá chép thương phẩm (cá đạt 0,8 kg – 1kg/con), giai đoạn 2 là nuôi cá chép thương phẩm lên cá chép giòn.

Nhìn chung về diện mạo, cá chép giòn không có gì quá khác biệt so với cá chép thường;Chỉ có phần da nhạt hơn; thân cá dài và thuôn hơn so với hình dáng có phần tròn trịa của cá chép thường; Trong thời gian gần đây, cá chép giòn đang trở thành một món ăn cực kì “khoái khẩu”;được rất nhiều người yêu thích tại các nhà hàng, quán ăn.

Cũng giống như các đối tượng nuôi nước ngọt khác, nuôi cá chép giòn thương phẩm có chất đáy không bị chua, mặn; gần nguồn nước sạch, không có các mạch nước ngầm độc hại gây nguy hiểm cho cá. Nên bố trí ao gần chuồng trại hoặc gần nhà để tiện chăm sóc, quản lý; gần đường giao thông để thuận tiện cho việc vận chuyển thức ăn, vận chuyển cá giống và cá thương phẩm khi thu hoạch.Trước khi nuôi cá, phải chuẩn bị ao theo các bước sau:

Kè đá, xi măng hoặc lót bạt ao nuôi, hoặc làm giai đặt trong ao, mục đích để hạn chế nguồn thức ăn tự nhiên, cá sẽ sử dụng hoàn toàn thức ăn đậu tằm.Tháo cạn ao, dọn sạch bèo, cỏ, vét bùn (nếu lượng bùn quá nhiều), san phẳng đáy.Tẩy vôi khắp đáy ao để diệt cá tạp và mầm bệnh bằng cách rải đều từ 8-10kg vôi bột cho 100m2 đáy ao.

Phơi ao khoảng 3 ngày, sau đó lấy nước vào ao với mức từ 1,5 – 1,8 m, nước lấy vào ao phải đảm bảo sạch, không bị nhiễm bẩn. Nước lấy vào ao cần được lọc bằng đăng hoặc lưới để phòng cá dữ, cá tạp, khi nước đạt mức 1,8 – 2m thì tiến hành thả cá.

Lựa chọn cá chép đã nuôi thương phẩm đạt trọng lượng từ 0,8 – 1kg, khỏe mạnh, vây vẩy hoàn chỉnh, không sây sát, không mất nhớt, cỡ cá đồng đều; cá bơi lội linh hoạt, nhanh nhẹn, bơi chìm trong nước theo đàn; không có dấu hiệu bệnh để tiến hành thả nuôi. Cũng có thể nuôi cá chép từ nhỏ đến khi đạt trọng lượng 0,8 – 1kg/con thì tiến hành nuôi cá chép giòn.

Cá giống được vận chuyển trong bao có oxy, bằng xe lạnh. Cá sau khi bắt dưới ao được thả vào bể lớn có sục khí, chọn những con khỏe mạnh không trầy xước thả vào bao đã chứa sẵn khoảng 20 lít nước sạch, mỗi bao vận chuyển khoảng 10 con. Sau đó cho vòi oxy xuống đáy bao nhằm đuổi hết không khí ra ngoài rồi nắm chặt miệng bao, mở van cho oxy vào từ từ cho đến khi bao thật căng thì rút vòi oxy ra, xoắn chặt miệng bao, buộc lại bằng dây cao su.

Lưu ý khi xếp bao: Các bao phải xếp chặt vào nhau để tránh dịch chuyển, va chạm khi di chuyển. Nên vận chuyển cá vào lúc sáng sớm hay chiều tối nhằm tránh thời điểm nhiệt độ quá cao. Cũng có thể vận chuyển cá vào ban đêm để đến ao lúc sáng sớm thì thả cá.

Cá được thả vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát; trước khi thả, cần ngâm bao cá trong nước ao khoảng mười phút; sau đó mở bao từ từ để cá bơi ra. Mật độ thả trong ao từ 1-1,5 con/m2, nếu thả trong giai có thể thả với mật độ cao 12-13 con/m2.

Trong thời gian đầu mới thả nuôi nên cho cá ăn thức ăn bình thường, sau khoảng 1 tuần tiến hành cưỡng bức để cá ăn đậu tằm.

Khâu thức ăn cho cá chính là “Thần chú” biến cá chép thường thành cá chép giòn; đây là kiến thức cơ bản mà ai cũng biết. Tuy nhiên không phải ai cũng kiên trì được đến lúc thu hoạch. Sau khi nuôi được khoảng 6 tháng bạn có thể lựa chọn tỉa những con to trước; sau khoảng 1 tháng nữa là có thể thu hoạch hàng loạt; Trong giai đoạn thả cá giống nếu lựa chọn với kích thước đồng đều nhau thì quá trình lớn lên sẽ không có sự chênh lệch quá lớn.

Nguồn: kythuatnuoitrong.edu.vn

Bạn đang xem bài viết Đậu Tằm Là Thức Ăn Nuôi Cá Chép Giòn trên website Fcbarcelonavn.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!