Cập nhật thông tin chi tiết về Cùng Tìm Hiểu Môi Trường Sống Và Cách Săn Cá Bông Lau mới nhất trên website Fcbarcelonavn.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Cá bông lau phân bố chủ yếu ở Đông Nam Á trong lưu vực sông Mê Kông, và thường được nuôi ở đồng bằng sông cửu long. Môi trường sống là nơi nước lợ, thức ăn của chúng là trái cây, tảo và động vật giáp xác.
Cá bông lau có tập tính di trú một thời gian sống ở các vùng nước ven biển, và một thời gian di cư vào sông Mê Kông để sinh sản. Cá có kích thước lớn tăng trưởng nhanh ở môi trường tự nhiên.
Cá Bông Lau dễ bị nhầm lẫn với một loại cá khác là Cá Dứa. Để phân biệt cá bông lau với cá dửa như sau: cá Bông lau đuôi màu vàng trên lưng thì màu xám xanh, còn cá Dứa có vay lưng màu xanh, đuôi vàng xanh hoặc đỏ vàng.
Đặc Điểm Cá Bông Lau
Lưng và đầu cá bông lau màu xanh lá cây, bụng màu trắng, vảy trong suốt, vây hơi vàng. Vây lưng: 1-1, các tia vây lưng: 6-7, gai hậu môn: 4, các tia vây mềm hậu môn: 31-34, và 18-22 lược mang ở cung đầu tiên.
Chiều dài tối đa 120 cm, cân nặng tối đa 14 kg. Các răng lá mía chia tách ở đường giữa, kết nối với các răng vòm miệng để tạo thành vệt dài hình lưỡi liềm.
Môi Trường Sống Cá Bông Lau
Ở sông Mê Kông cá bông lau có hai mua di cư, giai đoạn di cư trong giai đoạn tháng 5-9 từ phía nam thác Khone ngược dòng tới vùng nước để đẻ dọc theo dòng chính sông Mê Kông tới tận Chiang Khong gần biên giới Lào-Thái Lan-Myanma.
Giai đoạn di cứ thứ hai từ xuôi dòng từ gần Stung Treng tới vùng nước để đẻ nằm giữa Stung Treng và Kompong Cham ở Campuchia trong mùa đẻ trứng từ tháng 5 tới tháng 8.
Khi mực nước rút xuống kể từ tháng 10, chúng di chuyển ngược lại sông chính để bắt đầu di cư phân tán ngược dòng, đạt tới khu vực ngay dưới thác Khone. Chúng sống trong các vũng nước sâu trong dòng chính trong suốt mùa khô.
Vùng Phân Bố Cá Bông Lau
Vùng biển Đông Shanwei, Paihai thuộc Quảng Đông Trung Quốc. sông Huế, sông Mekong thuộc tỉnh Nongkhai và Ubol của Thái Lan, Cambodia, các con sông lớn và bờ biển Đông của đồng bằng sông Cửu Long Việt Nam. Những thủy vực nước chảy như những con sông lớn vùng nước ngọt, vùng cửa sông và biển ven bờ.
Nguồn Thức Ăn Của Cá Bông Lau
Cá bông lau là dòng cá ăn tạp, chúng có thể ăn được cả động vật và thực vật. Thức ăn yêu thích của chúng thường là các sinh vật nhuyễn thể, các động vật giáp xác như tôm tép, các loại cá nhỏ, bùn bã hữu cơ cùng cá sinh vật thủy sinh.
Khi nuôi ngoài những thức ăn kể trên, người nuôi còn cho chúng ăn thêm một số loại thức ăn tổng hợp dạng hạt hoặc thức ăn được làm từ ốc xay và ngô xay nhỏ.
Mùa Sinh Sản Của Cá Bông Lau
Cá bông lau là dòng cá đẻ trứng và có tập tính di cư khi đến mùa sinh sản. Cá thường sinh sản vào mùa mưa,mùa đẻ trứng nhiều nhất của cá bông lau là vào khoảng tháng 5 cho tới tầm cuối tháng 8.
Sau khi kết thúc chu kỳ sinh sản, chúng lại bắt đầu phân tán ngược lại dòng nước chính để sinh sống và tăng trưởng – tầm khoảng tháng 11 và tháng 12. Trung bình một lần sinh sản, cá bông lau có thể đẻ được vài chục nghìn trứng và tỷ lệ nở khoảng 50 – 60%.
Nguồn Dinh Dưỡng Từ Cá Bông Lau
Cá bông lau là loài cá có nhiều chất dinh dưỡng vô cùng tốt cho sức khỏe của con người. Trong hàm lượng thịt của cá bông lau chứa rất nhiều protein, chất đạm, DHA, giàu khoáng chất và cung cấp rất nhiều sắt.
Chính vì hàm lượng chất dinh dưỡng trong thịt cá cao, cá bông lau được đánh bắt tự nhiên còn được mệnh danh là nhân sâm nước.
Cá bông lau có những tác dụng đối với con người: tốt cho những người bị suy nhược, trẻ nhỏ bị suy dinh dưỡng, phụ nữ đang mang thai, người gầy ốm và kén ăn.
Đặc biệt cá bông lau còn là thực phẩm giúp đẩy lùi lão hóa, cải thiện khả năng ghi nhớ ở người già. Hơn nữa, cá bông lau còn là một trong những món ăn cải thiện khả năng sinh lý ở nam giới.
4.5
/
5
(
2
bình chọn
)
Trắng Đêm “Săn” Cá Bông Lau
Một ngày như mọi ngày, chuẩn bị lưới xong thì trời chạng vạng, chiếc ghe máy đưa anh Bảy nhanh đến nơi xếp tài để chờ con nước. Con nước cuối tháng làm cho dòng sông Hậu càng thêm mênh mông. Hôm nay, tài nhất là cơ hội để anh chọn nơi tốt nhất thả lưới. Cùng xếp tài với anh còn có những “thợ săn” cá bông lau nổi tiếng cùng xóm như ông Đặng Văn Hên, anh Huỳnh Văn Hữu. Tại chỗ xếp tài, người thì tranh thủ vá lại đoạn lưới rách, người kiểm tra hệ thống đèn. Con nước bắt đầu nhửng ròng- cũng là thời điểm thả lưới. Anh Bảy vững tay chèo điều khiển chiếc ghe từ từ tiến ra giữa dòng sông, còn chị Phương tay thoăn thoắt thả lưới, cứ thế sau khoảng 30 phút, tấm lưới dài 420m đã buông dạo sâu đến tận đáy sông. Vài phút sau, ông Hên, anh Hữu cũng bắt đầu thả lưới. Lúc này mặt sông tối đen, phía xa chỉ leo lét ánh đèn của những nhà dân sống ven sông. Giờ chỉ còn thấy những chiếc đèn xanh, đỏ nổi phía trên miệng lưới làm đèn hiệu. Thỉnh thoảng, một vài chiếc tàu hàng chạy ngang, chiếc ghe nhỏ giữa sông càng thêm chòng chành như tâm trạng hồi hộp của những người giăng lưới.
Ông Hên rất vui vì mẻ cá đầu hôm đã dính cá khủng. Ảnh: BÌNH NGUYÊN
Những “thợ săn” cứ ngồi trên ghe, đợi gần một giờ sau mới bắt đầu kéo lưới. Anh Bảy là người kéo lưới đầu tiên, sau đó ông Hên, anh Hữu cũng lần lượt kéo lưới. Hơn 30 phút, đoạn lưới cuối cùng kéo xong, mệt lả mà không có cá, lòng nặng trĩu buồn, anh Bảy nói: “Nghề này là thế, đâu phải mẻ lưới nào cũng có cá. Con nước này không có thì đợi con nước vài giờ nữa”.
Nỗi buồn của người này đôi khi lại là niềm vui của người khác. Xa phía hạ nguồn, ghe của ông Hên, anh Hữu đèn sáng trưng. 2 con cá bông lau “khủng” mắc lưới. Gỡ cá bỏ lên ghe, tay thoăn thoắt kéo những đoạn lưới cuối cùng, ông Hên nói: “Vậy là có sống. Bây giờ cá ít nên không cần nhiều, chỉ cần mỗi lần bủa lưới kiếm được một con như vầy là sống khỏe”. Ông Hên dính con cá bông lau nặng gần 5kg, anh Hữu dính cá gần 8kg. Như vậy là quá đủ cho một mẻ lưới kéo dài khoảng 4 giờ giữa đêm tối. Anh Hữu vui nhất bởi chỉ với mẻ lưới đầu hôm, anh đã thu được gần 2 triệu đồng. Còn vợ chồng anh Bảy, sau chuyến ra khơi từ đầu hôm, giờ phải về tay trắng nhưng với những cư dân Xóm Câu, cả đời gắn với nghiệp lưới cá bông lau, đâu dễ bỏ cuộc. Vợ chồng anh Bảy chuẩn bị làm lại từ đầu với con nước sau, lúc trời bắt đầu chuyển sang ngày mới.
Màn đêm thêm tĩnh mịt, chiếc ghe lưới của anh Bảy tiếp tục neo chờ tài và con nước. Mẻ lưới đầu không có cá, lần này lại tài nhất, vợ chồng anh rất quyết tâm. Hai vợ chồng cứ trằn trọc chờ con nước nhửng lớn. Anh Bảy nhớ lại hơn 18 năm trước, khi về làm rể nhà bà Đoàn Thị Pha (phường Tân Lộc, quận Thốt Nốt, TP Cần Thơ) anh có nghề thợ mộc, thợ hồ giúp gia đình kiếm cơm qua ngày. Hai đứa con lần lượt chào đời thì chuyện “cơm, áo, gạo, tiền” thêm nặng gánh. Thấy cha vợ có nghề giăng lưới cá bông lau nên anh tập tành làm theo rồi “dính” luôn cho đến nay. Giờ đây, cái nghề chính của anh bỗng thành nghề tay trái, còn nghề tay trái lại nuôi sống gia đình với 2 đứa con, một học lớp 6 và một học lớp 8.
“Nghề này nó vậy, nằm trên ghe chứ đâu ai ngủ được vì phải canh con nước, nếu trễ vài phút coi như qua “thời gian vàng”. Cá không dính, buồn không chợp mắt được; dính cá, vui quá cũng thức trắng đêm luôn!”- anh Bảy tâm sự. Chiếc ghe chòng chành, vợ chồng anh Bảy chỉ kịp ngả lưng tí xíu lại đến giờ thả lưới. Tay lưới cứ thế thả xuống dòng sông, mang theo bao nhiêu là hy vọng. Và lần này, vợ chồng anh đã được đền đáp. Khi tay lưới vừa thả xong thì đầu kia bỗng sáng nước. Một con cá bông lau đâm viền lưới trên đang cố vùng vẫy thoát thân. Chị Phương mừng rỡ: “Vậy là không uổng công một đêm thức trắng. Con cá này hơn triệu bạc”. Anh Bảy tiếp lời: “Dính lưới phía trên mình bắt khi cá còn sống sẽ để lâu hơn. Còn đâm lưới phía dưới đến lúc mình kéo lên, hầu hết cá đều chết. Tuy nhiên có điều lạ là cá chết nhưng cứ để thế, đừng động chạm nhiều thì chúng vẫn tươi lâu, không bị ươn”.
Qua rồi thời cá bán không hết
Ở miền Tây, nghề săn cá bông lau nổi tiếng ở Vàm Nao (An Giang) nhưng ít ai biết được trên sông Hậu đoạn cù lao Tân Lộc cũng có Xóm Câu nổi tiếng với cái nghề “bà cậu” này. Bà Đoàn Thị Pha kể, hàng chục năm trước, cùng sống ven sông Hậu nhưng nhiều người ở An Giang bắt cá bông lau nên cư dân trong xóm của bà đi học để về bắt cá. Rồi cứ thế, ngư dân tại xứ cù lao Tân Lộc dần thành thạo từ thả câu cho đến giăng lưới và xem đây là nghề chính của gia đình. Đất đai ít, bà Pha cùng chồng hàng chục năm trời lênh đênh theo con nước, cứ thế nuôi các con khôn lớn. Những người con của bà như chị Phương, anh Tân khi còn rất nhỏ đã theo cha mẹ rong ruổi trên sông. Tuổi thơ lớn lên với ghe làm nhà và lưới làm bạn nên cha mất, bà Pha lớn tuổi, anh Tân, chị Phương và chồng lại nối nghiệp cha.
Theo bà Pha, khúc sông Hậu đoạn qua cù lao Tân Lộc trước đây cá bông lau nhiều không thua trên Vàm Nao. Nhờ đó, nhiều gia đình làm nghề săn cá bông lau có cuộc sống khá sung túc. “Nói đâu xa, chỉ hơn 20 năm trước thôi, cá nhiều lắm. Có hôm vợ chồng tôi bắt được hàng chục con cá bông lau, đội đi bán không xuể. Nhưng bây giờ giảm nhiều rồi, bắt được con cỡ 5 – 7kg là mừng lắm”- bà Pha tiếc nuối kể.
Giờ đây, với người giăng lưới ở Xóm Câu, dính cá đã vui chứ không mong dính hàng chục con mỗi mẻ lưới như nhiều năm trước. Cá vơi dần, người theo nghề cũng giảm, số thì tìm thêm nghề khác sinh nhai, số bỏ hẳn nghề kiếm việc khác làm để có cuộc sống ổn định. Anh Bảy nói: “Trước đây, chỉ xóm nhỏ này có gần 20 hộ với hơn 20 ghe làm nghề lưới cá bông lau. Mỗi lần đợi tài có khi trễ luôn con nước. Giờ đây chỉ còn gần chục hộ, mỗi hộ chỉ 1 chiếc ghe nhỏ”. Còn ông Hên chia sẻ: “Đất đai ít, chỉ có nghề này. Hết mùa bông lau chúng tôi chuyển sang đặt lú, giăng lưới cá mè vinh… sống qua ngày và đợi mùa cá bông lau mới chứ nhất quyết không bỏ nghề”.
Hầu hết những người tại Xóm Câu đều ít đất hoặc không có đất. Nghiệp “săn” cá bông lau là cuộc mưu sinh chính của gia đình họ. “Lúc đầu chỉ vài hộ sau đó nhiều hơn đến mức phải sắp tài như cánh xe ôm. Hầu hết ở những đoạn sông có cá, các chủ ghe tự giác đậu phân tài xem ai xuất bến giăng lưới trước, ai giăng sau. Người đến trước được ra bủa lưới, như luật “bất thành văn” để khỏi tranh giành”- anh Bảy nói.
Với người giăng cá bông lau như vợ chồng anh Bảy, chi phí đầu đầu tư ghe, lưới, máy hơn 80 triệu đồng là cả một tài sản. Trong khi lại giăng ngang sông nên rủi ro rất cao, nếu chẳng may bị tàu, ghe lớn đi qua, dễ mất cả gia sản. Vì thế, nếu giăng lưới ban đêm, họ gắn giàn đèn xanh đỏ hỗ trợ; ban ngày thì các cây cờ đỏ như cột tín hiệu giữa dòng sông. Giăng lưới xong, họ thả chiếc ghe trôi theo tấm lưới bồng bềnh trên mặt sông để canh chừng và theo dõi con nước, chờ đến giờ thu lưới. Trong thời buổi cá bông lau trở thành hàng hiếm, giá cá mua tại chỗ cũng được đẩy lên cao từ 220.000 – 250.000 đồng/kg. Mỗi mùa một ghe giăng lưới như anh Bảy, ông Hên, anh Hữu cũng kiếm từ 70 – 80 triệu đồng, có năm trúng thì hơn 100 triệu đồng.
Vài năm gần đây lượng cá bông lau giảm nhiều như báo hiệu sự lụi tàn của cái nghề kiếm cơm trên sông. Tuy vậy, vẫn còn phấn khởi với con cá lớn vừa dính lưới, anh Bảy giọng chắc nịch: “Không bao giờ bỏ nghề. Mình chỉ đánh lưới theo mùa nên cá giảm chứ không thể tuyệt chủng. Thêm vào đó, hết mùa bông lau thì đặt lú, giăng cá mè vinh, vẫn theo nghề “bà cậu” này vì nó đã nuôi sống gia đình hàng chục năm qua”.
Theo BÌNH NGUYÊN (Báo Cần Thơ)
Cùng Tìm Hiểu Cách Làm Món Canh Cá Nấu Dưa Cực Ngon
Canh cá nấu dưa không phải tanh, chỉ thấy chua dịu vị dưa, béo mềm vị cá và thơm ngào ngạt mùi thì là, hành lá hẳn sẽ là chọn lọc lý tưởng cho bữa tối của cả nhà!
Theo như thực đơn mỗi ngày thì cá gáy nấu canh theo kiểu miền Bắc sẽ tạo hương vị mới lạ cho bữa cơm của cả gia đình, làm thịt cá gáy chín vừa ngọt mềm, vì chua của mẻ dìu dịu dễ ăn, vị củ riềng thơm đặc biệt và không thể ko đề cập tới là vị bùi bùi của chuối xanh nấu chín và hương vị phổ quát của các cái rau củ đi kèm: cà chua, bạc hà, tử tô…
Nguyên liệu:
– 1 con cá gáy tầm 1 kg
– 1 quả dứa
– 1 quả cà chua, một quả ớt cay, một quả me
– Rau mùi tàu, thìa là
– Dầu ăn, nước mắm,ít con đường, hạt nêm.
phương pháp làm món cá gáy nấu canh:
khi cà chua đã mềm, bạn cho dưa vào xào có 1 muỗng cafe hạt nêm. Xào kĩ trong khoảng 5 – 10 phút để dưa được thấm gia vị.
Xào xong bạn thêm nước vào nồi dưa, lượng nước nên hơi rộng rãi vì khi đun lâu nước sẽ cạn bớt đi là vừa.
Tùy theo bạn thích ăn dưa giòn hay mềm mà thời kì đun sẽ khác nhau. Giả dụ thích ăn dưa giòn, bạn chỉ cần đun khoảng 20 – 30 phút. Còn nếu thích dưa mềm thì phải đun khoảng 1,5 giờ trở lên. Ví như sở hữu thời gian, bạn cứ đun sôi rồi tắt bếp, sau hai tiếng lại bật lại bếp đun sôi. Lặp lại như vậy khoảng 3 lần thì dưa vừa đủ mềm ngon.
khi thấy dưa đã đủ độ giòn / mềm thì bạn gắp cá cừu vào, ấn chìm xuống dưới nồi dưa, đun thêm khoảng 10 phút.
khi mà chờ cá thấm gia vị trong nồi, bạn xắt khúc thì là và hành lá.
Nêm nếm lại canh dưa cho vừa ăn, thả chỗ cà chua còn lại vào đun thêm 5 phút nữa để cà chua chín mà vẫn còn nguyên miếng.
Rắc thì là, hành lá rồi tắt bếp.
Múc canh cá nấu dưa ra tô, tiêu dùng nóng là ngon nhất.
yêu cầu thành phẩm cá chép om dưa
– Cá rán chín vàng đều 2 mặt, lúc cá được om sở hữu dưa vẫn giữ được nguyên con không bị nát. Mùi vị dưa chua vừa phải, gia vị nêm vừa miệng.
Vậy là mùa hè đã chính thức qua đi, những buổi sớm, buổi chiều trong ko khí bắt đầu mang chút se lạnh. Bạn trở về nhà sở hữu loại bụng đói và thèm một món gì ngừng thi côngĐây nóng hổi, thơm phức và đầy dinh dưỡng! Vậy thì món canh cá nấu dưa là dành cho bạn. Canh cá mà chẳng hề tanh, chỉ thấy chua dịu vị dưa, béo mềm vị cá và thơm ngào ngạt mùi thìa là, hành lá hẳn sẽ là chọn lọc hoàn hảo cho bữa tối của cả nhà!
Cùng Cá Sông Đà Cường Thịnh Fish Tìm Hiểu Về Cá Lăng
Cá lăng là loài cá da trơn, mình có màu vàng sáng đẹp, vây lưng của chúng có một gai (ngạnh) ở trước (ngoại trừ chi Olyra). Có vây mỡ và nó có thể có phần cuống gốc tương đối dài ở một số loài. Ngạnh của vây ức có thể có khía răng cưa. Thân không có vảy, hơi nhớt. Chiều dài tối đa khoảng 1,5 m. Có 4 cặp râu khá phát triển; các cặp râu này được che phủ bằng một lớp biểu mô nhiều nụ vị giác.
Cá Lăng có thân mình hơi bè, thuôn dài về phía sau, phần đầu to bạnh hung dữ, có ba ngạnh sắc dài cỡ nửa đốt ngón tay đóng ở hai bên mép và trên sống lưng. Ngạnh sắc nhọn là vũ khí tự vệ mỗi khi bị tấn công và là một phần của bánh lái giúp cá Lăng vượt sóng dễ dàng.
Cá Lăng có ria mép dài hai ba sợi ở mỗi bên, đuôi rất khoẻ có khả năng bật ngược lên nô dỡn cùng sóng dữ. Cá Lăng thường ăn mồi sống, tôm tép, cá con và phù du, khi ẩn mình trong hang thường nhẩn nha ăn rêu bám trên vách đá. Giá trị dinh dưỡng : Năng lượng: 112kcal; chất béo: 4g; protein: 19g.
Tính bình, vị ngọt, có tác dụng thông lợi tiểu. Thịt cá mềm, thơm ngon, ít xương dăm, giàu chất dinh dưỡng. Cá lăng có giá trị kinh tế cao vì thịt thơm, ngon, giàu chất dinh dưỡng, Omega 3, thịt cá lại không có dăm xương,… nên được các bà nôi trợ rất ưa thích, chế biến thành những món ngon như hấp chanh, nướng sả, chiên tươi, nấu cháo (đầu cá), làm chả, kho khô, nấu canh chua lá giang…Và, độc đáo hơn cả phải kể đến món cá lăng kho khóm.
Ưu điểm rõ nhất của cách nấu là thịt cá Lăng được ướp kỹ các gia vị: hành củ, nước mắm, muối tiêu, nước nghệ nên khi nấu thịt không bị nát mà ngược lại thêm săn chắc ngọt thấm đậm gia vị, ăn thì ngon đáo để, dễ chừng khó có món canh măng nào địch nổi.
Các món ăn nấu với cá lăng
Cá lăng có thể làm thành nhiều món hấp dẫn như: cá lăng kho tộ, cá lăng nướng, cá năng kho với chuối đậu, canh măng chua cá lăng ngoài ra, đặc biệt là Chả cá, ngoài ra, còn có thể làm lẩu cá năng nữa. Mỗi món lại có một hương vị độc đáo riêng, tùy vào sở thích của mỗi người và thời điểm khác nhau mà lựa chọn cách chế biến khác nhau.
Chả cá được coi là món đặc sản, có nguồn gốc ngon nhất được làm từ Cá lăng. Hay các bạn thường nghe cái tiếng tăm lẫy lừng đó là Chả Cá Tây Hồ. Nếu không sử dụng đúng cá lăng thì không có được hương vị thơm ngon và ngọt thịt nữa. Thương hiệu chả cá Tây Hồ cũng đã từng thử các loại cá khác nhưng không thể so sánh được với hương vị thơm ngon tự nhiên như của cá lăng.
Món cá kho tộ được dành riêng cho những người ưa thích hương vị đậm đà, thơm ngon, cay nồng, ấm nóng. Nếu như chả cá được ăn nhiều với bún, thì cá kho tộ lại được dùng nhiều với cơm. Đây là món ăn truyền thống của nhiều gia đình người Việt.
Ngồi lại bàn ăn với nhau, thưởng thức món cá kho tộ trong niêu vẫn còn nóng hôi hổi, cảm nhận tình thương yêu tràn đầy quanh mâm, chỉ thêm vài đĩa rau luộc đã đủ vị, đủ dưỡng chất cho cả gia đình nhỏ. Để mỗi người con lại nhớ đến mỗi khi xa nhà.
Những người có khẩu vị thích hương thơm nồng từ cá nướng, đồng thời thích sự trải nghiệm và kết hợp với ăn phở cuộn, thì chắc hẳn sẽ thích thưởng thức hoặc tìm cách làm món cá lăng nướng, vừa giữ được độ ngọt của thịt cá, lại có hương thơm tươi ngon khác biệt.
Cá nướng ăn thích nhất có lẽ là với bún sợi nhỏ, chấm vào chút mắm dấm, cộng thêm miếng thịt cá nướng vừa tới, sẽ cảm thấy mùa hạ thật tươi đẹp và lãng mạn biết chừng nào.
Với những bạn trẻ nghiện món ốc chuối đậu hẳn sẽ có nhiều hứng thú với món cá năng chuối đậu, chuối mềm, chín tới, nếm thêm miếng cá thơm và đậu phụ dân dã, thật tuyệt trong bữa cơm giàu dưỡng chất. Vừa có thể thưởng thức món này với cơm, lại vừa có thể dùng với bún.
Thêm vào đó là có chuối và đậu, khiến cho món ăn không bị ngấy và cả gia đình có thể thưởng thức món ăn với nhau được dài hơn.
Ngoài ra, món lẩu cá lăng cho ngày hè cũng là một sự lựa chọn tuyệt vời cho những đợt họp mặt bạn bè. Nồi lẩu sôi sùng sục với đĩa cá tươi, sau khi cho vào nồi lẩu, kết hợp với những thứ gia vị tốt cho sức khỏe sẽ là một phương pháp hữu hiệu, cho một buổi gặp gỡ của tình bạn thân.
Đặc biệt của món này đó là ở rau bìm bịp ăn kèm, vừa có tác dụng giảm cân và chữa bệnh gút, lại vừa có tác dụng lớn trong việc cầm máu và chống viêm, đây là cách ăn uống thông minh, năng động mà các bạn trẻ nên sử dụng.
Món canh măng chua cá lăng cũng là một trong những món ăn nổi tiếng. Vừa kết hợp được vị ngọt của cá, vị chua của măng và cà chua, lại rất hấp dẫn khi có nước canh lõng bõng. Tùy theo khẩu vị cũng mọi người mà món cá còn được thêm cả ớt để tăng thêm vị cay nồng trong món ăn này.
Quý khách hàng có nhu cầu mua cá lăng vui lòng liên hệ:
CÁ SÔNG ĐÀ – CƯỜNG THỊNH FISH
Địa chỉ: Số 489 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội.
Hotline: 0987 281 717 / 0911 123 169
Email: cuongthinhfish@gmail.com
Website: http://casongda.com.vn/
Bạn đang xem bài viết Cùng Tìm Hiểu Môi Trường Sống Và Cách Săn Cá Bông Lau trên website Fcbarcelonavn.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!