Cập nhật thông tin chi tiết về Chú Trọng Nâng Cao Giá Trị Cá Ngừ Đại Dương Xuất Khẩu mới nhất trên website Fcbarcelonavn.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Theo Bộ Công Thương, cá ngừ đại dương là một trong ba mặt hàng xuất khẩu thủy sản chủ lực của Việt Nam. Đã đến lúc thực hiện đồng bộ các giải pháp để nâng cao giá trị xuất khẩu mặt hàng này .
Năm nay trúng mùa, được giá cá ngừ đại dương, sản lượng trong 9 tháng đạt xấp xỉ 10.000 tấn, tăng 12,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó riêng tỉnh Phú Yên đạt xấp xỉ 6.000 tấn, cao nhất từ trước tới nay tăng 13,8% , tương đương giá trị khoảng 700 tỷ đồng.
Giá cá ngừ đại dương ở mức cao, cá loại 1 từ 150.000 đồng/kg giữa mùa đã lên xấp xỉ 200.000 đồng/kg vào đầu tháng 11/2011.
Nhờ phát triển nghề câu cá ngừ đại dương đạt hiệu quả mà hàng trăm hộ ngư dân đã nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống, một số hộ đã thực sự giàu lên, sắm thêm được tàu câu cá ngừ đại dương mới với công suất lớn hơn, bộ mặt ngư thôn ven biển không ngừng đổi mới, ngày càng được xây dựng to đẹp hơn.
Bên cạnh những kết quả đã đạt được về mặt số lượng, thì còn nhiều tồn tại về mặt chất lượng cá ngừ đại dương cần phải kể đến chẳng hạn như hệ thống hầm bảo quản cá trên tàu câu của ngư dân phần lớn làm bằng gỗ lót xốp cách nhiệt, mức độ giữ lạnh cho cá sau đánh bắt bị hạn chế, đặc biệt là đối với tàu hoạt động dài ngày (trên 1 tháng); việc thao tác bốc dỡ cá từ tàu lên, vận chuyển đến khi phân loại thu mua còn tình trạng kéo dài thời gian, đặc biệt vào mùa nắng nóng làm cho cá giải nhiệt không giữ lạnh được…
Theo kỹ sư Nguyễn Văn Do, Chủ tịch Hiệp hội Cá ngừ đại dương tỉnh Phú Yên, hạn chế hiện nay là do nhiều tàu chuyên câu cá ngừ đại dương của ngư dân tỉnh Phú Yên hiện nay chưa thể trang bị hệ thống làm lạnh chính quy là do công suất tàu thấp, chưa thể tương ứng với các thiết bị làm lạnh hiện đại.
Cùng với đó, ngư dân cũng phải làm sao rút ngắn thời gian mỗi chuyến săn cá ngừ đại dương, nhằm góp phần đáng kể cho việc nâng cao chất lượng sản phẩm cá ngừ đại dương. Muốn vậy, theo ông Nguyễn Văn Do, cần phải mua sắm tàu đánh cá có công suất lớn, có trang bị hệ thống tầm ngư hiện đại.
Theo Bộ Công Thương, cá ngừ đại dương là một trong ba mặt hàng xuất khẩu thủy sản chủ lực của Việt Nam. Đã đến lúc thực hiện đồng bộ các giải pháp để nâng cao giá trị xuất khẩu mặt hàng này thông qua hàng loạt giải pháp như thực hiện tốt việc sơ chế xử lý bảo quản sản phẩm sau khai thác;
công bố công khai tiêu chuẩn chất lượng cá ngừ đại dương mà cơ sở sẽ thu mua, đồng thời cam kết với cơ quan quản lý nhà nước và bà con ngư dân thực hiện đúng tiêu chuẩn chất lượng cá ngừ đã cam kết trong điều kiện nhà nước chưa ban hành quy định tiêu chuẩn chất lượng cá ngừ đại dương và chưa có Trung tâm bán đấu giá cá ngừ đại dương; các cơ quan quản lý chuyên ngành cần tăng cường kiểm tra, kiểm soát việc chấp hành tiêu chuẩn chất lượng mà các cơ sở đã cam kết và công bố.
Đẩy mạnh việc kiểm tra xử lý việc chấp hành vệ sinh an toàn thực phẩm thủy sản trong các các khâu sơ chế bảo quản sản phẩm và dịch vụ hậu cần thủy sản; để nâng cao chất lượng nguyên liệu cá ngừ đại dương phục vụ chế biến xuất khẩu thủy sản ngày càng đạt hiệu quả cao.
Nâng Cao Chất Lượng, Giá Trị Cá Ngừ Đại Dương
Moitruong24h – Những năm qua, nghề khai thác cá ngừ đại dương ở các tỉnh Nam Trung Bộ ngày càng phát triển. Tuy nhiên, để sản phẩm cá ngừ đại dương của Việt Nam có được “giấy thông hành” thâm nhập vào thị trường các nước, nhất là thị trường châu Âu, Mỹ, Nhật Bản,… cần tổ chức lại sản xuất theo chuỗi để xây dựng thương hiệu và nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm.
Ngư dân Khánh Hòa vận chuyển cá ngừ đại dương lên cảng Hòn Rớ (TP Nha Trang). Ảnh: NGUYỄN CHUNG
Liên kết sản xuất theo chuỗi
Theo Tổng cục Thủy sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), hiện trên địa bàn ba tỉnh Nam Trung Bộ, gồm Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa có hơn 3.330 tàu cá làm các nghề khai thác cá ngừ đại dương. Trong đó, nghề câu vàng có 20 chiếc; câu tay hơn 2.180 chiếc; lưới vây là 846 chiếc. Bên cạnh việc phát triển đội tàu đa dạng, các tỉnh Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa đã đầu tư chín cảng cá và hơn 40 cơ sở thu mua; 16 cơ sở, doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu cá ngừ đại dương. Hầu hết các nhà máy chế biến, xuất khẩu cá ngừ đại dương đều được cấp chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn HACCP và được cấp Code xuất khẩu vào thị trường châu Âu.
Với tổng sản lượng khai thác cá ngừ đại dương hằng năm đạt khoảng hơn 102 nghìn tấn, để bảo đảm chất lượng và giá trị sản phẩm, một số doanh nghiệp tại các địa phương đã chủ động triển khai tổ chức chín mô hình liên kết sản xuất khai thác theo chuỗi như: Công ty cổ phần Thủy sản Bình Định; Công ty TNHH Bá Hải, Hồng Ngọc, Nguyễn Hưng (Phú Yên); Công ty TNHH Hải Vương, Thịnh Hưng, Tín Thịnh (Khánh Hòa)… Trong đó, tỉnh Bình Định có bốn mô hình, bao gồm: Mô hình chuỗi cá ngừ đại dương theo công nghệ Nhật Bản, do Công ty cổ phần Thủy sản Bình Định liên danh với hai công ty KATO – YAMADA của Nhật Bản thực hiện với 25 tàu câu cá ngừ đại dương; mô hình chuỗi khai thác, tiêu thụ do nhóm 16 tàu chuyên làm nghề lưới vây cá ngừ đại dương của ông Bùi Thanh Ninh ở xã Tam Quan Bắc, huyện Hoài Nhơn thực hiện); mô hình chuỗi liên kết giữa chủ tàu khai thác – doanh nghiệp – cơ sở thu mua (do Công ty TNHH Thịnh Hưng, Khánh Hòa liên kết với 160 chủ tàu khai thác cá ngừ đại dương thông qua hai cơ sở thu mua Hải Hà và Quốc Thu ở Hoài Nhơn); mô hình chuỗi liên kết giữa chủ tàu khai thác – doanh nghiệp – cơ sở thu mua (do Công ty Hồng Ngọc cùng Công ty Phúc Hưng, Phú Yên liên kết với hơn 400 tàu của ngư dân Bình Định để thu mua cá ngừ đại dương thông qua các đại lý tại Bình Định)… Nhìn chung, các mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi đã đi vào hoạt động ổn định, bước đầu có hiệu quả, thu hút được nhiều chủ tàu và ngư dân tham gia. Một số mô hình được tổ chức bài bản, minh bạch giữa các giao dịch của ngư dân và doanh nghiệp, tạo động lực để ngư dân tích cực tham gia vào quá trình nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm cá ngừ.
Tuy nhiên, việc khai thác, tiêu thụ, chế biến cá ngừ đại dương tại các địa phương vẫn còn nhiều hạn chế. Một số cảng cá, mặc dù có đội tàu khai thác cá ngừ đại dương hoạt động, nhưng chưa được đầu tư, nâng cấp đồng bộ, như cảng cá Tam Quan (Bình Định) do tư nhân xây dựng các điểm lên cá và bán cá, cửa biển thường bị cạn và ngày càng hẹp lại, tàu cá có chiều dài hơn 20 m ra vào rất khó khăn. Ngoài ra, công nghệ khai thác và bảo quản sản phẩm cá ngừ đại dương ở Việt Nam nói chung cũng như ở các tỉnh Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa nói riêng so với một số nước trong khu vực và trên thế giới còn lạc hậu, chủ yếu vẫn sử dụng nước đá để bảo quản sản phẩm, chất lượng sản phẩm cá ngừ câu tay thấp, tỷ lệ cá ngừ câu tay đạt tiêu chuẩn sashimi chỉ đạt khoảng 5 đến 6% lô sản phẩm cá ngừ đại dương khai thác được. Phương thức hoạt động mua bán sản phẩm cá ngừ vẫn còn những bất cập, hơn 60% số cơ sở thu mua cá ngừ đạt tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm, chủ yếu là các cơ sở thu mua cá ngừ sọc dưa. Chưa kể tình trạng mua xô, ép cấp, ép giá vẫn còn xảy ra, mà phần thua thiệt thuộc về chủ tàu và ngư dân.
Để vươn xa
Để sản phẩm cá ngừ đại dương của Việt Nam đáp ứng theo các tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm, bảo vệ môi trường được các tổ chức độc lập chứng nhận, như nhãn sinh thái MSC, hoặc chứng nhận về quy trình sản xuất sản phẩm đầu vào VietGAP, GlobalGAP,… theo yêu cầu của các thị trường tiêu thụ, nhất là các thị trường nhập khẩu khó tính, các địa phương cần tiếp tục đầu tư, nâng cấp, trang bị các loại máy móc, trang thiết bị hiện đại trên tàu khai thác cá ngừ đại dương như: máy dò cá bốn đầu dò, máy thu câu, hầm bảo quản sản phẩm bằng xốp thổi, bể ngâm hạ nhiệt nhanh;… cải thiện điều kiện làm việc, sinh hoạt trên tàu cá cho thuyền viên. Đẩy mạnh việc đào tạo, hướng dẫn, chuyển giao kỹ thuật vận hành, sử dụng các loại máy móc, trang thiết bị hiện đại; hướng dẫn về kỹ thuật khai thác, bảo quản sản phẩm cá ngừ theo công nghệ mới, tiên tiến cho ngư dân.
Đồng thời ưu tiên xây dựng các mắt xích của chuỗi liên kết trong khai thác tiêu thụ, nhất là tổ chức lại sản xuất theo các hình thức tổ hợp tác theo Nghị định số 151/2007/NĐ-CP ngày 10-10-2007 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của tổ hợp tác. Trong đó, các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu cần tích cực và chủ động tham gia trực tiếp vào thị trường thông qua các sàn đấu giá sản phẩm cá ngừ đại dương, nhằm cung cấp đầy đủ, kịp thời và chính xác các thông tin cho ngư dân khai thác cá ngừ, minh bạch thị trường, thúc đẩy sản xuất phát triển. Trong đó, doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu với vai trò là hạt nhân, chi phối của chuỗi giá trị, là lực lượng tiên phong trong việc đưa sản phẩm cá ngừ đại dương đến với người tiêu dùng trong nước cũng như xuất khẩu ra các thị trường nước ngoài, doanh nghiệp sẽ đặt hàng, yêu cầu nhà cung cấp là ngư dân khai thác cá ngừ, cơ sở thu mua cung cấp sản phẩm cá ngừ theo yêu cầu của mình.
Về lâu dài, các địa phương cần tiếp tục nghiên cứu, đề xuất triển khai thực hiện tốt Nghị định số 67/2014/NĐ-CP, Nghị định số 17/2018/NĐ-CP của Chính phủ để hỗ trợ đóng mới thay thế đội tàu khai thác cá ngừ hiện nay bằng đội tàu cá tiên tiến, hiện đại, quy mô lớn để nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị sản phẩm, cải thiện điều kiện làm việc của người lao động, giảm số lao động trên tàu cá, giảm giá thành và tổn thất sau thu hoạch. Có chính sách hỗ trợ về bảo hiểm, hỗ trợ vận chuyển sản phẩm cá ngừ vào bờ theo hướng tổ chức lại sản xuất trên biển theo cơ chế chuỗi giá trị từ khai thác đến bàn ăn, bảo đảm các liên kết ngang, liên kết dọc đủ lớn để hình thành nên khối lượng, giá trị hàng hóa lớn, chất lượng đồng đều, cạnh tranh được trên thị trường quốc tế.
Tăng cường hợp tác, giao lưu quốc tế, giao lưu nhân dân để các cơ quan chuyên môn, doanh nghiệp, chủ tàu cập nhật thông tin, tìm kiếm cơ hội, nhập khẩu ứng dụng, chuyển giao đồng bộ các tiến bộ về khoa học, kỹ thuật, công nghệ trong khai thác, bảo quản, sơ chế, chế biến sản phẩm cá ngừ đại dương tiên tiến, hiện đại từ các nước có nghề cá ngừ đại dương phát triển trên tàu, nâng cao giá trị gia tăng trong khai thác. Cũng như tiếp tục hoàn thiện hệ thống quản trị doanh nghiệp, bảo đảm các điều kiện để Việt Nam tham gia tốt các hiệp định quốc tế như Hiệp định về đàn cá di cư xa, Hiệp định về biện pháp các quốc gia có cảng, gia nhập các tổ chức quản lý nghề cá khu vực và quốc tế, như Ủy ban nghề cá Trung – Tây Thái Bình Dương (WCPFC) hoặc các hiệp định thương mại song phương, hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, qua đó sản phẩm cá ngừ của Việt Nam có thể thâm nhập sâu vào thị trường các nước. Đồng thời, đội tàu khai thác cá ngừ đại dương của Việt Nam cũng có thể tham gia khai thác tại các vùng biển của các nước thuộc quyền quản lý của tổ chức này.
Quang Minh/Nhandan
Giá Trị Dinh Dưỡng Của Cá Ngừ Đại Dương
Giá cá ngừ đại dương thường rất cao nhưng đổi lại những lợi ích từ việc sử dụng cá thường xuyên là rất lớn. Các tổ chức dinh dưỡng quốc tế công nhận rằng cá ngừ đại dương là một trong những loài cá dinh dưỡng lớn nhất thế giới.
Giá trị dinh dưỡng của cá ngừ
Giúp cơ thể trao đổi chất, đặc biệt lý tưởng cho trẻ em phát triển
Cơ, xương,răng, tóc, máu và các mô của người khác đều bị cô lập với protein. Protein cá ngừ có tác dụng không thể so sánh được của protein thịt và là sản phẩm dinh dưỡng tốt nhất cho sự phát triển tự nhiên của trẻ.
Cá ngừ là thức ăn lành mạnh để làm đẹp và giảm cân
thịt cá ngừ là ít chất béo, ít calo, và protein chất lượng cao và chất dinh dưỡng khác, tiêu thụ thực phẩm cá ngừ, không chỉ có thể duy trì một thân hình thon thả, và có thể cân bằng các chất dinh dưỡng ứng nhu cầu cơ thể, là lý tưởng cho người phụ nữ hiện đại của giảm cân dễ dàng
Khả năng kích hoạt tế bào não và thúc đẩy hoạt động não bộ
Dầu cá ngừ là sản phẩm tốt cho sức khoẻ của não. Cá ngừ giàu DHA, một loại axit béo chưa bão hòa mà con người không thể sản xuất. Đây là một trong những chất dinh dưỡng thiết yếu cho hoạt động của não bình thường. DHA có thể nhập não và gây ra các khớp thần kinh tế bào não tăng phần mở rộng, do đó làm tăng năng lực của não, tăng cường trí nhớ, sự hiểu biết, tiêu thụ thường xuyên, sẽ giúp tái tạo tế bào não, cải thiện trí nhớ và ngăn ngừa bệnh Alzheimer qua hàng rào máu não. Ngoài ra, DHA có thể làm mềm võng mạc, cải thiện chức năng phản xạ võng mạc, tăng cường thị lực, ngăn ngừa cận thị, EPA có thể thúc đẩy DHA đóng một vai trò trong cơ thể.
Ăn cá ngừ có thể làm giảm lipid máu, làm sạch mạch máu, và có hiệu quả ngăn ngừa chứng xơ cứng động mạch.
Hàm lượng EPA, protein, taurine trong Cá ngừ có hiệu quả làm giảm cholesterol, do đó ngăn ngừa bệnh cholesterol cao.
Có hiệu quả trong dự phòng thiếu máu thiếu sắt
Sắt là một yếu tố không thể thiếu trong cơ thể con người.Thịt của cá ngừ giàu sắt và vitamin B12 và dễ dàng hấp thụ bởi cơ thể. Tiêu thụ thường xuyên có thể bổ sung sắt, ngăn ngừa thiếu máu, và có thể được sử dụng làm thực phẩm bổ trợ cho thiếu máu.
Cung cấp các axit amin thiết yếu cho cơ thể người
Protein của cá ngừ rất giàu axit amin, và ăn cá ngừ không chỉ có thể thưởng thức làm thức ăn, mà còn có thể bổ sung axit amin thông qua các phương tiện phi dược phẩm, góp phần làm lành mạnh cơ thể.
Duy trì tiêu chuẩn độ ẩm bình thường của con người
Tiêu thụ cá ngừ thường xuyên có thể loại bỏ muối thừa ra khỏi cơ thể, cân bằng độ ẩm của cơ thể và duy trì độ ẩm bình thường..
Cá Ngừ Đại Dương Vn Đánh Giá Cao Ở Nhật
(ĐTTCO)-Sáng 29.3, Bí thư Tỉnh ủy Bình Định Nguyễn Thanh Tùng cho biết lô hàng gồm 5 con cá ngừ đại dương (gần 230 kg) của ngư dân trong tỉnh vừa được Công ty Kato Hitoshi General Office Co. Ltd (Nhật Bản) bán đấu giá thành công tại chúng tôi Kai (tỉnh Osaka, Nhật Bản) với giá bình quân cao hơn so với cá ngừ của nhiều nước trong khu vực.
Đây là lô hàng cá ngừ đại dương thứ 2 thuộc đề án Tổ chức khai thác, bảo quản, thu mua, xuất khẩu cá ngừ theo chuỗi của tỉnh Bình Định, do Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) hỗ trợ, được đưa sang bán đấu giá tại Nhật Bản.
Cụ thể, trong phiên đấu giá tại chúng tôi Kai vào sáng 22.3, cá ngừ đại dương của tỉnh Wakayama (Nhật Bản) được bán với giá cao nhất là 2.500 yên/kg, cá ngừ của Đài Loan bình quân 1.600 yên/kg, cá ngừ Indonesia bình quân 1.350 yên/kg, cá ngừ của Thái Lan có giá thấp hơn, giá rẻ nhất là 450 yên/kg. Trong khi đó, giá cá ngừ đại dương của tỉnh Bình Định được bán tại phiên đấu giá này đạt bình quân 1.380 yên/kg (tương đương khoảng 270.000 đồng/kg), giá cao nhất là 1.600 yên/kg.
“Các chuyên gia thủy sản của Công ty Kato Hitoshi General Office Co. Ltd khẳng định lô hàng cá ngừ đại dương của tỉnh Bình Định xuất sang Nhật Bản lần này có chất lượng cao. Đặc biệt loại cá được bán với giá 1.600 yên/kg có thịt màu đỏ rất đẹp, tươi, được đánh giá rất tốt. Các chuyên gia thủy sản của Nhật Bản rất vui mừng với sự thành công này”, ông Tùng cho biết.
Cuối năm 2015, JICA hỗ trợ 25 bộ thiết bị khai thác cá ngừ đại dương cho 25 ngư dân có tàu cá tham gia đề án Tổ chức khai thác, bảo quản, thu mua, xuất khẩu cá ngừ theo chuỗi.
Đầu năm 2016 đến nay, các tàu cá tham gia đề án này đã tổ chức được 2 đợt khai thác cá ngừ đại dương. Ngay sau khi những tàu cá này trở về, các chuyên gia thủy sản của Việt Nam và Nhật Bản đến tận Cảng cá Tam Quan (H.Hoài Nhơn, Bình Định) hoặc Cảng cá Quy Nhơn (TP.Quy Nhơn, Bình Định) để chọn những con đạt chất lượng đưa đi xuất khẩu.
Trong đợt khai thác đầu tiên, các chuyên gia thủy sản đã kiểm tra chất lượng và chọn được 8 con (387 kg) để đưa sang Nhật Bản bán đấu giá.
Thanh niên
Bạn đang xem bài viết Chú Trọng Nâng Cao Giá Trị Cá Ngừ Đại Dương Xuất Khẩu trên website Fcbarcelonavn.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!