Cập nhật thông tin chi tiết về Cá Trắm Đen Là Cá Gì? Làm Món Gì Ngon? Bao Nhiêu Tiền 1Kg? mới nhất trên website Fcbarcelonavn.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Nguồn gốc của cá trắm đen
Cá trắm đen có tên khoa học là Mylopharyngodon piceus, dòng cá này thuộc họ cá chép. Cá trắm đen được tìm thấy và miêu tả bởi Richardson vào năm 1846.
Cá trắm đen là loài cá bản địa đến từ Trung Quốc, sau đó được nhân giống và nuôi ở khắp các nước thuộc khu vực châu Á.
Đặc điểm của cá trắm đen
Cá trắm đen là loài cá nước ngọt có kích thước lớn. Trung bình một con cá trắm đen khi trưởng thành có chiều dài từ 60 – 120cm, cân nặng của chúng dao động từ 3 – 10kg. Có những trường hợp cá trắm đen khổng lồ có cân nặng lên đến 35kg và chiều dài lên đến 1,8m.
Cá trắm đen có thân thuôn dài và rất tròn. Phần đầu của cá trắm đen thuôn và cân đối so với tỷ lệ cơ thể của chúng. Miệng của cá khá rộng, hàm trên dài hơn so với hàm dưới. Mõm cá hơi nhọn, ngắn và hơi hướng về phía trước. Lỗ mũi cá rất lớn và được bố trí ở gần mắt.
Cá có rất nhiều răng nhỏ và tạo thành một hàm lược. Mắt cá trắm đen có tỷ lệ nhỏ hơn so với kích thước của phần đầu, mắt đen nhánh và được bố trí đều ở 2 bên đầu.
Cá trắm đen, nghe đến tên chắc chắn các bạn cũng hình dung ra màu sắc của chúng. Bao phủ toàn bộ cơ thể của chúng là một lớp vảy tròn, cứng, sắp xếp rất đều.
Phần lưng cá có màu đen đậm, càng dần về phía bụng màu sắc sẽ càng nhạt đi. Vây có màu đen đậm, đậm hơn cả phần màu ở trên lưng của cá.
Cá trắm đen ăn gì?
Cá trắm đen là loài cá ăn tạp, nguồn thức ăn của chúng khá đa dạng. Cá trắm đen thường kiếm ăn ở tầng nước trung và tầng nước đáy.
Thức ăn chủ yếu của cá trắm là các loại ốc, trai, sò, hến, các loài động vật giáp xác (tôm, cua nhỏ), cá con, các loại côn trùng… Trong điều kiện nguồn thức ăn không được đảm bảo, cá trắm còn ăn các loại trái cây như quả sung, táo rụng.
Khi còn nhỏ, hệ tiêu hóa chưa phát triển, thức ăn chủ yếu của cá trắm đen thường là các sinh vật phù du, ấu trùng, loăng quăng và chuồn chuồn.
Khi cá trắm đen được con người nuôi, ngoài những thức ăn kể trên, chúng còn ăn thêm các loại thức ăn dạng viên, bột ngô, bột khoai, bột cá…
Sinh sản ở cá trắm đen
Cá trắm đen là loài sinh sản bằng hình thức đẻ trứng. Trứng của cá trắm cỏ khi đẻ ra thường có chất dính để bám vào các giá thể – điều này giúp bảo vệ trứng tốt hơn. Cá trắm cỏ bắt đầu chu kỳ sinh sản đầu tiên của chúng khi chúng đạt 3 năm tuổi.
Sau khoảng 3 ngày, trứng được thụ tinh thành công sẽ nở thành cá bột. Khoảng 2 – 3 ngày sau, cá bột sẽ phát triển thành cá con và bắt đầu đi kiếm ăn.
Môi trường sống của cá trắm đen
Môi trường sống yêu thích nhất của loài cá trắm đen là khu vực bùn đất nơi có độ sâu khoảng 2m. Cá trắm đen chuyên sinh sống ở những vùng ao, hồ, sông, suối – môi trường nước ngọt.
Cá trắm đen là loài cá đắt và được xem là quan trọng nhất tại Trung Quốc. Loài cá trắm đen xuất hiện ở hầu hết các quốc gia thuộc châu Á, trong đó có cả Việt Nam.
Tại Việt Nam, cá trắm đen phân bổ chủ yếu ở một số tỉnh thành như: Thái Bình, Hòa Bình, Nam Định, Nghệ An…. Thuộc các con sông như sông Hồng, sông Thái Bình, sông Lam, sông Đà và sông Mã.
3. Tác dụng thần kỳ của cá trắm đen
Thành phần dinh dưỡng
Trong thịt cá trắm đen có chứa hàm lượng chất dinh dưỡng rất cao. Thịt cá chứa rất nhiều chất đạm, nhiều canxi, axit amin, sắt, kẽm cùng nhiều chất chống oxy hóa.
Tác dụng của cá trắm đen
Các chất béo không no có trong thịt cá giúp cải thiện khả năng tuần hoàn máu não và tim mạch. Làm giảm đi nguy cơ xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim và đột quỵ.
Cá trắm đen chứa rất nhiều loại vitamin, sắt, phốt pho và khoáng chất. Điều này giúp cho mắt sáng hơn, cải thiện trí nhớ và tăng khả năng phát triển não bộ. Bên cạnh đó, các loại vitamin còn làm giảm quá trình lão hóa da, đem lại vẻ đẹp trẻ trung căng bóng cho làn da (nhất là đối với chị em phụ nữ).
Cá trắm đen có tính lành giúp giải cảm, thanh nhiệt giải độc, làm giảm chứng đau bụng, biếng ăn. Đặc biệt tốt cho phụ nữ sau khi sinh bị ứ huyết, kinh nguyệt không đều và đau bụng kinh.
Không chỉ có vậy, món ăn được chế biến từ cá trắm đen còn là bài thuốc chữa bệnh yếu sinh lý vô cùng tốt cho nam giới.
Từ những công dụng kể trên, chắc hẳn các bạn cũng biết được tại sao cá trắm đen lại được nhiều người yêu thích và có mức giá thành cao hơn so với rất nhiều loại cá nước ngọt khác.
4. Cá trắm đen làm món gì?
Cá trắm đen kho
Để chế biến món cá trắm đen kho cần có những nguyên liệu sau: cá trắm đen, me chua, ớt tươi, riềng, nước hàng, nước mắm, dầu ăn.
Kho cá trắm đen ngon: đầu tiên các bạn phải làm sạch cá, sau đó cắt thành từng khúc nhỏ vừa ăn. Cá trắm sau khi cắt khúc để ráo nước, đem ướp cùng các loại gia vị trong khoảng 20 phút. Khi cá ngấm gia vị rồi mới đem đi kho. Cá trắm đen nên kho khoảng 4 – 5 tiếng, nên kho cạn nước – như vậy thịt cá ngấm gia vị đều và thịt cá cũng chắc hơn.
Thưởng thức cá trắm đen kho, các bạn có thể cảm nhận được vị ngọt của thịt cá, độ chắc của cá trắm và đặc biệt là không bị tanh. Cá trắm đen kho ăn kèm cùng với cơm trắng nóng hổi thì vô cùng tuyệt vời.
Cá trắm đen hấp bia
Để có nồi cá hấp bia ngon, nguyên liệu không thể thiếu chính là cá trắm đen, bia, cà chua, quả sấu, hành lá, nấm hương, hành lá, thìa là, bột canh, hạt nêm.
Ướp trong khoảng 20 phút thì đem nồi cá lên bếp đun (nên dùng bếp từ, khi ăn vẫn có thể để trên bếp để cá nóng và ngon hơn). Khi cá chín, các bạn cho thêm hành lá và thìa là rồi thưởng thức. Cá trắm đen hấp bia khi ăn có thể cuộn kèm cùng với bánh tráng và rau sống sẽ ngon hơn rất nhiều.
Cá trắm đen nướng
Món ăn ngon nổi tiếng của các vùng quê thuộc vùng đồng bằng Bắc bộ của nước ta. Có rất nhiều phương pháp nướng: nướng ủ trấu, nướng riềng sả, nướng giấy bạc… Hôm nay, chúng tôi sẽ giới thiệu cho các bạn món cá trắm đen nướng riềng sả.
Nguyên liệu cần chuẩn bị: cá trắm đen, riềng, sả, ớt, mắm tôm, bột canh, dầu ăn… Cá trắm làm sạch, cắt khúc rồi ướp cùng các loại gia vị. Lưu ý, riềng và sả nên giã hoặc xay nhỏ thì mới dễ quyện vào từng miếng cá. Cá trắm đen nên ướp cùng với gia vị khoảng 20 – 25 phút rồi mới đem đi nướng.
Cá trắm đen chiên giòn
Cá trắm đen nên cắt thành khúc nhỏ (độ dày của khúc cá hoảng 1,5 – 2cm, khi chiên sẽ giòn hơn hoặc cũng có thể phi lê thái miếng. Để cá giòn các bạn nên rắc 1 lớp bột chiên giòn bên ngoài. Khi chiên cần chiên ngập trong dầu (chiên ngập dầu lớp bên ngoài giòn, bên trong thịt cá mềm béo ngậy vô cùng hấp dẫn).
Cá trắm đen chiên giòn khi thưởng thức, các bạn nên chấm kèm cùng nước mắm pha chanh, tỏi, ớt sẽ thơm ngon hơn rất nhiều.
5. Cá trắm đen mua ở đâu? Giá bao nhiêu tiền?
Cá trắm đen bao nhiêu tiền 1kg?
Cá trắm đen 5 – 6kg: 180.000 đồng/kg.
Cá trắm đen 6 – 7kg: 200.000 đồng/kg.
Cá trắm đen 7 – 8kg: 210.000 đồng/kg.
Cá trắm đen 8 – 9kg: 220.000 đồng/kg.
Cá trắm đen 9 – 10kg: 230.000 đồng/kg.
Cá trắm đen trên 10: khoảng 280.000 đồng/kg.
Bạn muốn mua cá trắm đen tại hà nội và các tỉnh miền bắc thì gọi điện tới Hotline: 0982427287. Hoặc tới Cửa hàng cá trắm đen 104 Pháp Vân, Yên Sở, Hoàng Mai, Hà Nội
Cá Thu Là Cá Gì? Làm Món Gì Ngon? Giá Bao Nhiêu Tiền 1Kg?
1/ Cá thu là cá gì? Sống ở đâu?
Trong một năm, cá thu thường sẽ di cư theo đàn tới các vùng nước nông để sinh sản. Sau đó chúng sẽ di chuyển tiếp tới các vùng nhiều rêu, san hô để kiếm ăn và lại bắt đầu chu kỳ mới.
2/ Cá thu có mấy loại?
2.1/ Cá thu nhật
Là giống cá thu sinh sống ở vùng biển khu vực gần các nước như Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan. Đây là loài cá mang giá trị kinh tế cao và đang rất được ưa chuộng tại Nhật Bản.
2.2/ Cá thu Đao
Là giống cá thường được tìm thấy ở phía Bắc Thái Bình Dương, gần Nhật Bản, Hàn Quốc và trải dài tới Mexico. Sở dĩ gọi là cá thu đao bởi thân hình của chúng tương đối giống lưỡi đao.
Với kích thước từ 20 – 30cm, đầu dài thân tròn với phần miệng hơi nhọn hình tam giác. Màu sắc chủ yếu là thân trắng – xanh lục nhạt cùng vây trắng và vây đuôi rìa đen
2.3/ Cá thu Phấn (Cá thu trắng – Thu Chồi)
Cá thu trắng có thân mình hình oval tương đối thon, dài và nhỏ dần về phía đuôi. Giống cá thu chồi này da trơn và không có vảy. Đuôi của chúng có dạng mũi tên.
Trọng lượng của cá thu phấn khi trưởng thành xấp xỉ 5 kg với chiều dài khoảng 0,8 mét. Những con cá thu trắng cái thường sẽ to hơn con đực.
Giống cá thu chồi này phân bố chủ yếu ở vùng biển Thái Bình Dương. Tại Việt Nam thì chúng sống ở gần các tỉnh như Quảng Bình, Phú Quốc, Vũng Tàu hoặc Quảng Ninh.
Cá thu đen thân hình dài, thon, không có vảy và da trơn. Khi lớn chúng có thể đạt trọng lượng tới gần 5 kg. Nhìn chung tương đối giống với thu trắng.
Thịt cá thu ngừ cũng rất trắng, từng thớ thịt không khác gì so với thu phấn. Tuy nhiên theo các chuyên gia dinh dưỡng, thịt cá thu ngừ sẽ không tốt cho bà bầu, người già và trẻ em do có 1 chút độc tính.
2.5/ Cá thu Vua
Đúng như tên gọi, cá thu Vua là giống cá lớn với trọng lượng dao động từ 5 – 14kg, có nhiều cá thể nặng tới hơn 40kg.
Thịt cá thu Vua có màu xám, chứa rất nhiều omega-3, chất béo và nhiều dưỡng chất tốt khác. Với giống cá này thì chiên, nướng sẽ mang lại hương vị ngon nhất, thu hút nhất.
2.6/ Cá thu ảo (cá thu lem/ thu lam/ thu kim)
Cá thu ảo hay còn gọi là cá thu lem, là giống cá có kích thước tương đối nhỏ với chiều dài không quá 30cm. Thân mình của chúng khá dài nhưng bề dày tương đối dẹt và mỏng.
Thịt cá thu lem cũng cung cấp rất nhiều chất dinh dưỡng. Tuy nhiên với thịt cá thu ảo tương đối dai nên thích hợp làm các món rim hoặc chả cá.
2.7/ Cá thu bông (cá thu non)
Là những con cá mới ra đời khoảng vài tháng, kích thước chưa vượt quá 10 cm. Tuy chỉ là những con cá thu non nhưng thịt của chúng đã tương đối thơm, ngon nên được nhiều người ưa chuộng.
Dù vậy thịt của cá thu bông vẫn chưa được chắc nên không thích hợp làm các món chiên, rán, hấp,.. như bình thường. Giống cá này chủ yếu được giã ra để làm ruốc.
2.8/ Cá thu máu
Là thuật ngữ ám chỉ những khúc cá thu héo (đã phơi 1 nắng) nhưng vẫn còn dính máu trên thớ thịt. Do vậy chất lượng thịt sẽ thơm ngon hơn hẳn những khúc thu khô khác cùng loại.
2.9/ Cá thu hủ (cá thu ngàng)
Cá thu hũ hay còn gọi là cá thu ngàng là giống cá có thân hình rất dài (khoảng 250cm). Phần miệng của chúng cũng dài và chiếm tới 50% độ dài của phần đầu.
Với thân hình thon như vậy nên chúng cũng thuộc top giống cá có tốc độ bơi nhanh nhất (~ 100km/h)
2.10/ Cá thu vạch
Cá thu vạch có thân mình khá dài với một vài vạch màu xanh đen chạy dọc cơ thể. Loài cá này không có vảy, da trơn và mỏng. Ngoài ra chúng có 2 chiếc vây ở phần lưng và bụng.
Thịt của cá rất thơm, chắc nhiều dinh dưỡng, đặc biệt hơn là thịt rất ít xương nên có thể sử dụng cho tất cả mọi đối tượng.
3/ Ăn cá thu có tốt không? Bà bầu ăn được không?
3.1/ Tốt cho não bộ
Cá thu biển cung cấp rất nhiều chất dinh dưỡng, trong đó có Omega 3 là dưỡng chất giúp phát triển trí thông minh, khả năng tập trung và khả năng tư duy của con người.
Do vậy nếu cho trẻ em ăn cá thu với lượng vừa phải, hợp lý sẽ giúp trẻ phát triển tốt hơn, nhanh chóng tiếp thu kiến thức hơn cũng như sức khỏe tốt hơn.
Còn với người lớn, sử dụng cá thu sẽ giúp hạn chế việc chóng quên, đãng trí và cũng hỗ não bộ làm việc hiệu quả hơn, nhanh hơn.
3.2/ Hạn chế bệnh tim mạch
Các khoáng chất, dinh dưỡng có trong cá thu như Omega 3, DHA, Vitamin,… có tác dụng rất tốt trong việc giúp máu lưu thông tốt hơn, giữ ổn định lượng máu tuần hoàn trong cơ thể.
Ngoài ra nếu ăn cá thu đều đặn hàng tuần, lượng cholesterol và triglyceride sẽ giảm xuống, ngăn chặn chứng tắc mạch máu não
3.3/ Làm xương chắc khỏe, hỗ trợ miễn dịch
Cá thu biển không chỉ giàu Omega 3 mà còn chứa rất nhiều canxi và vitamin D. Đây là những dưỡng chất rất tốt cho xương phát triển.
Do vậy người già, trẻ nhỏ hoặc người bình thường ăn cá thu cũng sẽ góp phần giúp xương trở nên cứng cáp hơn, ít bị các bệnh về khớp.
3.4/ Bà bầu không nên ăn cá thu
Mặc dù cá thu nhiều chất dinh dưỡng tốt nhưng nó cũng chứa một lượng nhỏ thủy ngân. Do vậy bà bầu đang mang thai tốt nhất không nên ăn cá thu.
Nếu không may bị nhiễm thủy ngân, mặc dù thai nhi không bị nguy hiểm nhưng khi sinh ra trẻ sẽ chậm phát triển hơn. Cụ thể thì trẻ sẽ chậm biết đi, chậm biết nói hoặc thậm chí não bộ bị ảnh hưởng.
4/ Cá thu làm món gì ngon & bổ dưỡng nhất?
4.1/ Các món cá thu sốt
4.1.1/ cá thu sốt cà chua
Đây là cách chế biến được nhiều người nội trợ, nhiều gia đình sử dụng nhiều nhất đối với món cá thu. Công thức chế biến cá thu sốt cà chua được đánh giá khá đơn giản. Chỉ cần chuẩn bị các nguyên vật liệu cần thiết khi chế biến, bạn sẽ dễ dàng tạo ra món cá thu sốt cà ngon miệng.
Nguyên liệu:
Cá thu cắt lát
Cà chua, tỏi, hành củ (hành khô), hành lá hoặc thì là (nếu muốn) cùng các loại gia vị.
Cách làm:
Bước 1: Tiến hành sơ chế các thực phẩm: Rửa sạch cá thu, cà chua, hành lá hoặc thì là. Đặt cá thu trên rổ để ráo nước. Việc này giúp quá trình chiên cá không bị văng dầu.
Bước 2: Cắt cà chua ra từng miếng nhỏ. Cắt hành từng khúc nhỏ. Bóc (lột) vỏ tỏi và hành củ và băm nhuyễn.
Bước 3: Chiên (rán) giòn cá thu. Lật đều hai mặt của lát cá thu. Chiên đến khi thấy bề mặt cá có màu vàng nhạt là chuẩn. Giai đoạn này giúp cá thu thơm, có vị ngon hơn khi ăn.
Bước 4: Sốt cà chua. Dùng phần dầu còn lại sau khi chiên cá (hoặc dầu ăn mới nếu hết) làm sốt cà chua. Cho hành củ đã băm nhỏ vào chảo dầu, sau đó là cho tỏi. Đảo đều tay hổn hợp cho đến khi vàng đều và thơm rồi cho cà chua đã cắt vào.
Bước 5: Sau khi cà chua đã chín nhuyễn, cho cá thu đã chiên vào. Nêm nếm gia vị phù hợp với vị ăn của gia đình. Lật đều hai mặt cá thu để thấm gia vị.
4.1.2/ cá thu sốt chua ngọt
Nguyên liệu:
Cá thu đã cắt lát, cà chua, sốt me, tỏi, hành lá và các gia vị nêm nấu. Số lượng cá thu, cà chua và nước sốt nhiều hay ít phụ thuộc vào lượng nấu của bạn.
Cách làm:
Bước 1: Rửa sạch các nguyên vật liệu nấu: Cá thu rửa sạch, phơi ráo nước vào ướp một ít muối và tiêu giúp cá cứng, thấm vị. Cà chua cắt nhỏ. Hành lá cắt nhỏ. Tỏi băm nhỏ.
Bước 2: Pha nước sốt chua ngọt: Cho sốt chua ngọt vào chén hoặc tô. Sau đó cho tiếp nước mắm, nước dừa (nếu muốn), đường, ớt (nếu thích ăn cay), tỏi và trộn đều.
Bước 3: Chiên cá thu: Rán đều hai mặt cá thu vàng, sau đó gắp ra đặt ở một đĩa riêng.
Bước 4: Đổ hỗn hợp nước sốt chua ngọt vào chảo và đun nóng. Khi đã sôi, cho cá thu và cà chua băm lần lượt vào chảo. Vặn nhỏ lửa cho gia vị thấm vào cá. Nêm nếm lại gia vị sao cho phù hợp rồi tắt bếp hoàn thành.
Khi thưởng thức món cá thu sốt chua ngọt, bạn sẽ cảm nhận được một chút vị chua chua xen lẫn cùng vị ngọt nhẹ của đường. Sẽ thêm một chút vị cay nếu gia đình bạn yêu thích ăn cay. Các hương vị này được hòa lẫn tinh tế vào nhau tạo nên bữa ăn thật ngon miệng.
4.1.3/ cá thu sốt me
Một trong những món cá thu sốt được rất nhiều gia đình yêu thích, đặc biệt là những đứa trẻ là món cá thu sốt me. Vị chua ngọt của me hòa lẫn vào thịt cá giúp bữa ăn ngon hơn.
Nguyên liệu:
Cá thu cắt lát
01 vắt me nhỏ hoặc vừa
Hành lá, tỏi, hành tím
Gia vị nêm nấu
Cách thực hiện:
Bước 1: Rửa sạch cá thu với muối. Sau đó vớt để ráo nước và chiên giòn hai mặt của từng lát cá thu.
Bước 2: Cho vắt me vào chén hoặc tô nhỏ. Đổ một chút nước sôi vào và chờ me tan. Dùng muỗng ấn nhẹ cho lớp thịt me tan vào nước. Sau đó vớt xác hạt me và bỏ đi.
Bước 3: Cho chảo lên bếp và đun nóng. Khi nóng đổ dầu ăn và cho lần lượt hành tím cắt nhỏ, tỏi băm đến khi vàng và thơm.
Bước 4: Tiếp tục đổ phần nước me đã vắt vào rồi nêm nếm thêm đường, ớt, tiêu, hạt nêm hoặc bột ngọt (mì chính).
Bước 5: Cuối cùng cho các lát cá thu vào. Lật đều hai mặt lát cá thu cho thấm. Vặn lửa bếp nhỏ. Khi nước sốt me sánh, sệt lại thì tắt bếp.
4.2/ Các món cá thu kho
4.2.1/ cá thu kho thơm
Cá thu kho thơm vừa có vị ngọt, vị chua thanh của thơm hứa hẹn mang lại bữa ăn vô cùng ngon miệng cho gia đình bạn.
Những ngày trời mưa nhè nhẹ, bát cơm nóng hổi cùng đĩa cá thu kho thơm đậm đà sẽ không chỉ thỏa mãn cơn đói của bạn. Mà còn mang lại sự ấm cúng cho những phút giây quay quần của mọi người trong gia đình
Nguyên liệu:
Cá thu nguyên con hoặc cắt lát
Trái thơm (nguyên trái hoặc nửa trái)
Gừng, hành tím, tỏi
Gia vị nêm nấu cần thiết
Cách thực hiện:
Bước 1: Rửa sạch cá thu và phơi ráo nước. Thơm bạn cắt thành từng lát vừa ăn rồi ướp một chút hạt nêm và đường cho đậm vị. Lần lượt sơ chế các nguyên liệu còn lại
Bước 2: Chiên cá thu vàng chín và đặt riêng trên một đĩa. Tiếp đó cho hành tím, tỏi đã băm vào chảo (xoong) dầu nóng và đảo đều đến khi vàng, thơm.
Bước 3: Xếp lần lượt các miếng cá thu vào chảo (xoong) và vặn lửa nhỏ. Tiếp tục xếp các miếng thơm lên trên mặt cá. Cho ít nước màu cùng các nước ướp, gia vị còn lại vào chảo (xoong). Cuối cùng vặn lửa nhỏ, chờ khoảng 15-20 phút.
4.2.2/ cá thu kho cà chua
Cá thu kho cà chua được thực hiện vô cùng đơn giản mà bất cứ chị, em nội trợ nào cũng có thể thực hiện. Nếu chưa từng nấu món này, bạn vẫn có thể trở thành master món cá thu kho cà chua với các bước thực hiện sau đây.
Nguyên liệu:
Miếng cá thu đã cắt lát,
Một vài trái cà chua (tùy theo sở thích của bạn)
Hành tím, tỏi và các gia vị trong quá trình nấu
Cách thực hiện:
Bước 1: Rửa sạch cá thu và phơi ráo nước rồi ướp gia vị muối,bột ngọt, hạt nêm, đường. Cà chua rửa sạch và cắt nhỏ thành từng miếng. Hành tím và tỏi lột vỏ và băm nhỏ.
Bước 2: Đem các lát cá thu đã ướp được 10-15 phút chiên vàng hai mặt. Cho tiếp hành tím, tỏi băm lên chảo dầu nóng vừa chiên cá và đảo đều. Khi đã vàng và thơm, bạn tiếp tục cho cà chua đã cắt vào và nêm nếm gia vị.
Bước 3: Cho cá thu chiên vàng vào. Thường xuyên múc nước sốt kho trải đều lên cá thu để thấm cá. Khi nước sốt sệt lại, tắt bếp và dọn ra đĩa thưởng thức thôi
4.2.3/ cá thu kho nước dừa
Nguyên liệu:
Cá thu cắt lát
Nước dừa tươi
Hành tím, tỏi, hành lá, ớt, các loại gia vị.
Cách thực hiện:
Bước 1: Bắt chảo lên bếp và đổ dầu ăn. Đợi đến chảo nóng thì cho tỏi vào và đảo đều. Khi tỏi vàng và thơm, bạn cho cá thu đã ướp gia vị muối, bột ngọt, đường, tiêu vào và chiên vàng. Bề mặt lát cá thu đã vàng thì vớt ra một đĩa riêng.
Bước 2: Tiếp đó, bạn lần lượt cho nước dừa tươi và các gia vị nước mắm, đường, bột ngọt hoặc hạt nêm và và đun sôi.
Bước 3: Khi sôi, bạn cho cá thu đã chiên qua vào nồi. Để lửa nhỏ liu riu kho cá. Kho liên tiếp từ 20-30 phút cho cá thấm gia vị và tắt bếp. Trước khi tắt bếp, bạn cho một ít hành lá và ớt vào thơm hơn.
4.2.4/ cá thu nhật kho cà
Các bước thực hiện chế biến món cá thu nhật kho cà tương tự như món cá thu kho cà chua. Điểm khác biệt ở đây là nguyên liệu chính là cá thu nhật.
Vị ngon của thịt cá thu nhật được nhiều người đánh giá cao hơn cá thu thường. Vì vậy, để chế biến món này, bạn chỉ cần thực hiện lần lượt các bước như chế biến cá thu kho cà
4.2.5/ cá thu kho riềng
Nguyên liệu:
Cá thu cắt lát
Riềng, tỏi, ớt
Các loại gia vị nước mắm, tiêu, muối, hạt nêm, bột ngọt
Cách làm:
Bước 1: Cá thu rửa sạch, để ráo nước tồi ướp gia vị: tiêu, dầu hào, đường, mắm, hành tỏi băm nhuyễn. Chờ ướp trong 20-30 phút.
Bước 2: Bắt nồi kho cá, cho dầu ăn vào đợi nóng cho tiếp tỏi băm phi thơm.
Bước 3: Cho cá đã ướp và nước ướp cá vào nồi. Sau đó cho tiếp riềng, ớt đã cắt lát.
4.2.6/ cá thu kho dưa chua
Để chế biến món cá thu kho dưa chua, bạn cần chuẩn bị kỹ lưỡng hơn cũng như các bước có hơi phức tạp hơn. Nhưng như vậy không phải là quá khó. Chỉ cần thực hiện qua một lần, những lần sau có thể làm thuần thục hơn
Nguyên liệu:
Cá thu cắt lát
Thịt ba chỉ 0.5 – 1kg tùy theo nhu cầu của bạn
Dưa chua, cà chua
Hành tím, hành lá, ớt,
Gia vị nêm món ăn gồm đường, nước nắm, tiêu, muối, bột ngọt, hạt nêm
Cách thực hiện:
Bước 1: Rửa sạch cá, thịt ba rọi và cắt lát vừa miệng ăn. Sau đó tiến hành tạo nước kho với công thức: 1.5 muỗng canh nước lọc + 1 muỗng cơm nước mắm + 1 muỗng cơm đường trắng hoặc vàng + 1 muỗng cơm hạt nêm + 1 muỗng cơm nước màu + nửa muỗng cà phê muối + nửa muỗng cà phê tiêu vào chén hoặc tô. Dùng đũa trộn đều hỗn hợp trên,
Bước 2: Cho dầu vào chảo, đợi nóng cho hành tím vào đảo vàng, thơm. Tiếp tục cho hỗn hợp nước kho trên vào và đun sôi. Nước sôi, bạn tắt bếp và xếp lần lượt cá, thịt ba rọi vào nồi. Ướp trong khoảng 10-15 phút.
Bước 3: Xếp lần lượt theo thứ tự cà chua đến cá, đến thịt, đến dưa chua và cuối cùng ớt vào nối. Sau đó đổ hỗn hợp nước kho vào nồi.
Bước 4: Bật lửa bắt đầu kho. Khi nồi sôi mạnh, bạn cần vặn lửa nhỏ lại cho cá và thịt thấm từ từ. Kho khoảng 20-25 phút thì cho hành lá vào. Tắt bếp.
4.3/ cá thu nướng giấy bạc
Nguyên liệu:
Cá thu nguyên con hoặc cắt lát
Giấy bạc bọc cá nướng
Hành lá, trái chanh, lá chanh, ớt, tỏi
Gia vị nấu ăn muối, đường, bột ngọt, nước mắm, hạt nêm
Cách thực hiện:
Bước 1: Rửa sạch cá và để ráo nước. Sau đó dùng dao khía nhỏ hai bên mặt cá. Việc này giúp cá thấm đều khi ướp gia vị.
Bước 2: Giã hoặc băm nhỏ ớt đã chuẩn bị. Chia đôi ớt sang một chén đựng riêng. Nửa còn lại, bạn cho tiếp tiêu, tỏi, hành tím vào chung và tiếp tục giã nhuyễn. Sau đó cho thêm 01 muỗng đường, 01 muỗng hạt nêm và 02 muỗng nước mắn vào hỗn hợp rồi trộn đều tay.
Bước 3: Dùng hỗn hợp pha trên ướp đều hai mặt cá thu. Sau đó bọc cá vào giấy bạc. Dưới giấy bạc nên có một lớp lá chuối. Mặt trên cá rải ít lá chanh và một ít dầu ăn. Như vậy cá sẽ thơm hơn. Sau đó để vào tủ lanh khoảng 30 phút đến 1 tiếng.
Bước 4: Đặt cá vào lò vi sóng hoặc bếp than nướng. Cuối cùng là thưởng thức thành quả thôi!
Phần ớt còn lại ở bước 1, bạn dùng làm nước chấm cá. Theo đó, bạn cho thêm nước mắm, đường, tỏi băm hoặc giã nhuyễn. Trộn đều hỗn hợp và vắt một ít chanh. Vậy là đã có nước chấm cá ngon rồi!
4.4/ Cá thu rán, chiên nước mắm
Nguyên vật liệu cần có để chế biến cá thu chiên nước mắm gồm: Cá thu, tỏi, ớt, gia vị. Các bước thực hiện chế biến là:
Cách thực hiện:
Bước 1: Cho dầu ăn vào chảo, đun nóng và thả cá thu vào. Chiên, lật đều hai mặt cá đến khi vàng. Nếu thích ăn cá giòn, bạn có thể chiên mặt cá có màu vàng sậm hơn. Sau đó vớt ra một đĩa riêng.
Bước 2: Cho hỗn hợp ớt, tỏi giã nhuyễn trộn với 2 thìa canh nước mắm, 3 thì canh nước lọc, 2 thìa canh đường trộn đều đã chuẩn bị trước đó vào chảo.
Bước 3: Đảo đều tay đến khi cảm nhận mùi thơm của tỏi và nước mắm sệt lạt. Tiếp tục cho cá thu vào, đun lửa nhỏ cho thấm vào cá. Khoảng 5 phút tắt bếp.
4.5/ Cá thu nấu canh chua
Món canh cá chua được hầu hết các gia đình Việt từ Bắc vào Nam yêu thích. Trong các bữa ăn hàng ngày, các gia đình đều thường xuyên nấu món ăn này.
Đầu tiên cần chuẩn bị các nguyên vật liệu nấu cần có như: Cá thu cắt lát, cà chua, trái thơm (nửa trái), hành lá, thì là hoặc rau ngổ, gia vị nấu ăn.
Cách thực hiện:
Chiên sơ qua cá thu để cá không bị bể khi cho vào nồi nấu
Thái cắt cà chua theo múi cau, hành cắt khúc dài khoảng 2cm, thơm cắt lát vừa miệng
Đặt nồi lên bếp, cho dầu ăn và chờ nóng. Sau đó cho hành tím vào phi. Đợi dậy mùi thơm, cho tiếp một ít cà chua và thơm vào và đảo một lúc
Cho nước đã đun xôi vào nôi. Cho tiếp cá thu, cà chua và thơm còn lại vào. Vặn lửa nhỏ cho cá chín từ từ. Vớt bọt bóng nếu có.
Nêm nếm thêm gia vị cho vừa khẩu vị rồi tắt bếp. Cho hành lá, thì là hoặc ngổ vào canh.
5/ Cá thu bao nhiêu 1 kg? Mua ở đâu?
Giá cá thu tươi:
230.000 – 250.000 VNĐ/kg
Giá cá thu 1 nắng:
270.000 – 330.000 VNĐ/kg
Giá cá thu đông lạnh:
220.000 – 240.000 VNĐ/kg
Với những bạn ở các thành phố ven biển như Đà Nẵng, Nha Trang, Sầm Sơn, Quảng Ninh, Cửa Lò… thì tìm chỗ mua cá thu tươi, ngon không quá khó. Sẽ có rất nhiều cửa hàng cung cấp mặt hàng này, đặc biệt là các tuyến đường dẫn ra biển.
Còn với những bạn ở Hà Nội, TpHCM,… sẽ khó khăn hơn đôi chút. Các bạn có thể vào các hệ thống siêu thị lớn như Vinmart, Big C, Lotte Mart để đảm bảo chất lượng. Hoặc cũng có thể tìm mua trên facebook của một số bạn chuyên buôn hải sản từ biển lên thành phố.
6/ Hướng dẫn cách chọn cá thu tươi, ngon, đảm bảo nhất
Cá thu biển có giá trị dinh dưỡng rất cao nên nhu cầu từ người mua rất lớn. Mà từ khâu khai thác, bảo quản và tới người mua sẽ trải qua rất nhiều quá trình.
Do vậy điều nhiều người quan tâm là làm sao để chọn được con cá thu tươi, ngon nhất. Bạn có thể dựa vào một vài yếu tố sau
6.1/ Cách để chọn cá thu tươi
Mắt cá: Nếu mắt cá còn trong, hơi lồi nhẹ và sờ vào thấy độ đàn hồi thì đó là cá thu tươi. Còn khi mắt cá đã ngả đục, mắt hơi thụt vào lộ hốc thì là cá đã không còn tươi.
Mang cá: Nếu cá còn tươi thì mang vẫn sẽ dính chặt vào thân, thậm chí còn hơi rỉ máu. Còn nếu cá không tươi thì mang sẽ lỏng lẻo, cầm lên có khi còn bị rụng.
Thân cá: Khi còn tươi thì phần thân vẫn sẽ có màu ánh bạc, nhìn rõ vân và khi ấn vào thân mình sẽ có độ đàn hồi. Còn cá để lâu khi ấn vào sẽ rất mềm, rạch nhẹ có thể thấy da bị rách ra.
6.2/ Cách chọn cá thu đông lạnh
Ngày nay với lượng lớn người bán & giá thành cao nên không phải lúc nào lượng cá thu cũng sẽ tiêu thụ hết. Do vậy đông lạnh là cách thường thấy để bảo quản lâu nhất cho loại thực phẩm này.
Với cá đông lạnh chuẩn, mới thì vẫn sẽ giữ được màu ánh bạc của cá. Mang, vây còn chắc và không bị dập. Ngoài ra sẽ nhìn thấy máu đã đông lạnh trên thớ thịt, vây và mang.
Tuy nhiên bạn cũng cẩn thận với một số chiêu trò hiện nay như: bơm tiết lợn hay tẩm ure vào cá thu. Do vậy bạn nên chú ý thật kỹ tới tất cả chi tiết trong phương pháp phân biệt cá thu ngon, đừng chỉ nên nhìn vào thớ thịt, độ trắng mà vội lựa chọn.
Thậm chí bạn cũng nên ngửi thử mùi của cá. Mặc dù đông lạnh nhưng mùi tanh sẽ gần như không thể biến mất. Nếu nhận thấy mùi lạ hoặc mùi hôi thì không nên lựa chọn.
5
/
5
(
1
bình chọn
)
Cá Nhụ (Chét Biển) Là Cá Gì? Làm Món Gì Ngon? Giá Bao Nhiêu Tiền 1Kg?
Thức ăn khoái khẩu của chúng là các loài cá nhỏ hơn, côn trùng nhỏ, giun, và các động vật giáp xác khác như tôm tép…
Cá chét có thân hình dài, dẹt, đầu hình chóp ngắn, có 9 vây lưng trên và 3 vây lưng ở phần hậu môn, Cá nhụ có 4 râu dài
Cá nhụ có sức khỏe rất tốt nên chúng có thể tồn tại trong nhiều điều kiện môi trường khác nhau như khu vực nước mặt và nước lợ hoặc trong các khu rừng ngập mặn.
Cá chét biển vốn là loài cá lưỡng tính, khi mới sinh ra chúng có thể mang giới tính đực. Nhưng sau một thời gian trưởng thành sẽ tự động đổi thành giống cái.
Cá nhụ sinh sản thường từ tháng 3 tới tháng 7.
Do nhu cầu trong nước quá lớn nên dòng cá này đang bị khai thác tận diệt. Khiến cho các cá thể cá nhụ ngoài tự nhiên ngày càng sụt giảm nghiêm trọng
Nếu ai đã từng một lần có cơ hội thưởng thức thịt cá chét thì chắc chắn sẽ không thể quên được.
Thịt cá có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau nên được các bà nội trợ rất yêu thích.
Luôn tìm mua về để nấu thành nhiều món khác nhau cho các thành viên trong gia đình thưởng thức
Quả không hổ danh là 1 trong tứ cá thượng hạng được nhiều người săn lùng ( Chim, thu, nhụ, đé)
Thoạt nghe qua chắc hẳn bạn sẽ cảm thấy rất lạ, không hiểu đây là món gì. Thế nhưng đối với những người con Miền Nam thì đây là món ăn trữ đông khá phổ biến.
Đây không phải món khô cũng chẳng phải Mắm
Cách thực hiện
Bước 1: Cá chét rửa sạch loại bỏ nội tạng và đem ướp với muối hột
Bước 2: Nếu có bếp than bạn có thể gác bếp để khói bếp làm chín thịt cá. Nếu không bản để trong tủ lạnh , khi nào ăn thì bạn chưng lên để làm mắm
Bước 3: Cá nhụ cắt khúc trộn đều với thịt lợn băm, trứng gà, nấm, gia vị, hạt nêm, muối, nước mắm rồi đem chưng lên. Khi hỗn hợp chín bạn đổ ra đĩa và thưởng thức cùng cơm nóng
Đây là món ăn đơn giản, ai cũng có thể tự thực hiện tại nhà. Nguyên liệu chuẩn bị rất đơn giản: đậu phụ trắng, muối, ớt, hạt tiêu, gia vị, dầu, đậu xanh, tỏi, hành, bột năng, bắp chuối, gừng, đường….
Cách chế biến
Bước 1: Bạn rửa sạch đậu xanh, nấu chín và ép thành bột
Bước 2: Thái nhỏ bắp chuối non cùng đậu phụ và luộc nhanh qua nước sôi
Bước 4: Phi thơm hành tỏi rồi đổ đậu xanh nấu chín và hoa bắp chuối, hành vào để chiên qua
Bước 5: Cá nhụ rửa sạch để ráo nước rồi lăn qua bột năng khoảng 15 phút để bột thấm đều toàn thân cá.
Bước 6: Chiên ngập cá trong chảo dầu để thịt cá được chín đều và thơm ngon
Vị thơm của thịt cá nhụ hòa quện với vị cay nồng thơm dịu của gừng, hạt tiêu chắc chắn sẽ hớp hồn bất kỳ thực khách nào.
Để chế biến món cá chét kho tiêu ngon bạn cần loại bỏ mùi tanh của cá trước
Nguyên liệu cần có: Cá nhụ 1 con, nếu số lượng người ăn nhiều bạn có thể mua thêm. Ngoài ra cũng cần mua thêm các giá vị thiết yếu như hạt tiêu, tiêu, muối, ớt, dầu ăn, mỡ, nước mắm, hành lá….
Bước 2: Rửa sạch, thái nhỏ các loại rau củ đã chuẩn bị như gừng, cà chua.
Bước 3: Xào nhanh cà chua, rồi đổ cá nhụ cùng gừng, ớt và nước sôi vào để đun
Bước 4: Gia giảm gia vị sao cho vừa khẩu vị ăn, đun cho tới khi gần cạn nước là lúc cá chín
Bước 5: Đổ cá ra đĩa rồi thưởng thức cùng cơm nóng sẽ rất tuyệt vời trong những ngày giá rét hoặc ngày trời đổ cơn mưa
Thịt cá nhụ dai, ngọt, chắc khác biệt hoàn toàn so với cá nục, cá ngừ hay cá bạc má. Cách chế biến món này cũng vô cùng dân giã, không tốn quá nhiều nguyên liệu
Bước 1: Vệ sinh, loại bỏ phần ruột, nội tạng của cá rồi để ráo nước
Bước 2: Cà chua cũng cần rửa nước muối, thái khúc nhỏ và phi thơm hành.
Bước 4: Đổ thêm nước sôi rồi đun cá cho tới khi thịt cá chín thì bạn đổ rau ngót vào. Đun tiếp trong khoảng 10 phút là có thể đổ ra bát để cả nhà cùng thưởng thức
Bước 5: Thịt cá ngon nhất phải có nước mắm ngon. Khi chế biến nước chấm bạn thì cần cắt thêm vài lát ớt tươi cùng ít mù tạt trộn cùng nước mắm. Chấm với thịt cá sẽ vô cùng đậm đà
Với hàm lượng dinh dưỡng dồi dào có trong thịt cá chét cũng như vị thơm, chắc và dai trong cấu tạo thịt đã khiến rất nhiều người liêu xiêu
Cá nhụ 4 râu hiện có mức giá bán khoảng 280K/Kg
Khô cá chét mặn hiện có giá trên thị trường là 300K/Kg
Dưới danh nghĩa có người thân sinh sống, làm ăn ở gần biển gửi lên nhờ bán hộ. Tuy nhiên, bạn cần là người tiêu dùng thông minh, cần nhận định chính xác độ uy tín của đơn vị cung cấp
Chúng tôi sẽ để bạn đặt số điện thoại , địa chỉ trên bài viết này bù lại bạn sẽ gửi mình một khoản phí nho nhỏ. Rất hy vọng được hợp các cùng các bạn
Cá Nục Là Cá Gì? Làm Món Gì Ngon? Giá Bao Nhiêu Tiền 1 Kg? Mua Ở Đâu?
Cá nục có lẽ đã rất phổ biến với đại đa số người Việt Nam. Bởi nước ta có ngư trường khai thác dòng cá này rất lớn và dồi dào. Ngoài ra đây cũng là một trong ít loài cá biển có giá hợp lý, kèm thêm lượng dinh dưỡng và sự thơm ngon trong từng thớ thịt nên rất được người dân ưa chuộng. Tìm hiểu chi tiết hơn tại bài viết này.
Cá nục là giống cá nước biển có thể tìm thấy ở rất nhiều vùng biển trên toàn Trái Đất. Cá có kích thước nhỏ, chiều dài không quá 40cm. Thân mình hơi tròn với 4 vây phân bố đều ở cả trên lưng và dưới bụng (2 trên, 2 dưới)
Mùa sinh sản của giống cá này thường vào tháng 2 và tháng 5, riêng tại Việt Nam thì thường rơi vào tháng 7 khi mà có gió nóng thổi qua.
Sau những tháng sinh sản hoặc khi biển động thì chúng sẽ lặn xuống các tầng nước sâu hơn để tránh nguy hiểm và kiếm ăn. Thức ăn của chúng chủ yếu là tôm hoặc động vật phù du, không xương
Có một số bạn hay nhầm lẫn giữa việc gọi cá nục hay cá lục. Tên gọi thuần Việt chính xác nhất của loài này là cá nục và hiện tại chưa có loài nào có tên là cá lục.
Tới thời điểm hiện tại, người ta đã tìm ra 12 loại cá nục khác nhau trên toàn thế giới. Tại Việt Nam hiện tại có khoảng 3 loại được tìm thấy và phổ biến gồm: cá nục bông, nục sò và nục chuối.
Cá nục bông (tên khác là nục tròn) là phân nhánh đang được ưa chuộng sử dụng nhất tại Việt Nam. Cá nục tròn được phân biệt và mô tả bởi ông Georges Cuvier vào năm 1829.
Sở dĩ gọi là cá nục tròn là bởi thân mình của cá có phần phình hơn, to hơn so với những loài nục còn lại ở Việt Nam. Kích thước chiều dài của cá trung bình khoảng 30 cm.
Phần lưng cá nục tròn sẽ có các đường vân xanh và phần bụng màu trắng. Và chính bởi những đặc điểm này nên nục bông rất hay bị nhầm lẫn với cá saba.
Để phân biệt cá saba với cá nục bông bạn chỉ cần để ý tới đường vân trên lưng chúng. Họa tiết xanh của nục bông thường là có hình tròn, còn cá saba sẽ là những đường thẳng. Ngoài ra màu sắc xanh của chấm tròn nên nục bông sẽ nhạt hơn đường vân thẳng của cá saba
Nục bông thích hợp và ngon nhất khi chế biến các món kho, rán, nướng hoặc hấp. Đặc biệt nhất là món kho khế tạo vị hơi chua chua, hơi cay cay ăn rất vừa miệng và vào cơm.
Cá nục sò (nục sồ) hay còn gọi là nục gai. Nguồn gốc cái tên nục gai là bởi loài cá này sở hữu rất nhiều vây. Trên lưng sẽ có 2 dải vây, dải thứ nhất khá cứng còn dải thứ hai sẽ mềm hơn và trải dài hơn.
Đặc điểm tiếp theo để nhận biết giống cá nục sò là dải vảy màu ánh vàng chạy dọc cơ thể. Ngoài ra khi sờ vào đuôi sẽ thấy khá cứng và cũng màu hơi ánh vàng.
Về độ thơm ngon của thịt thì nục sồ không bì được với nục chuối hay nục bông. Thịt của nục sò sẽ hơi cứng và không béo, bùi như các dòng nục khác.
Tuy nhiên kích thước của chúng cũng không nhỏ như nục chuối nên vẫn thích hợp để kho, chiên hoặc hấp. Ngoài ra nục gai cũng thường là nguyên liệu chế biến thành cá nục đóng hộp, chả cá,…
lại là phân nhánh thường được dùng trong ngành công nghiệp chế biến đồ hộp. Do vậy nục sồ là phân nhánh luôn đạt sản lượng đánh bắt cao nhất tại Việt Nam.
Thịt loại cá này tương đối thơm ngon và chắc. Xương có thể lọc bỏ nhanh và dễ dàng nên sau khi thu hoạch thường dùng làm cá nục đóng hộp, nục đông lạnh, chả cá,…
Cá nục chuối còn có tên khác là nục suôn, nục thuôn hoặc nục hoa. Loài cá này phân bố ở khá nhiều vùng biển trên thế giới bao gồm: Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương, các vùng biển giáp ranh Việt Nam, Indo, Trung Quốc, Nhật, Philipine.
Tại Việt Nam cá nục suôn thường được khai thác chính ở huyện đảo Lý Sơn, Bình Sơn (Quảng Ngãi) và nhiều vùng biển Trung, Đông và Tây Nam Bộ
Gọi là cá nục chuối hay suôn là bởi cá có ngoại hình tương đối thon, dài ( 18 – 35 cm). Khoảng gần 30 đốt sống và khá ít xương. Phần da vảy gần vây có màu xanh xám, da vảy phần bụng là màu trắng.
Cá nục hoa thường được ngư dân khai thác đơn giản bằng cách kéo vó, kéo mành. Sau khi thu hoạch cá thường mang đi chế biến thành cá nục đóng hộp hoặc làm mắm.
Cá nục đuôi đỏ (tên khác là nục giời, nục dời) được mô tả lần đầu vào năm 1855 bởi nhà ngư học Pieter Bleeker với thuật ngữ khoa học là Decapterus kurroides. Tên gọi cá dời đuôi đỏ là do phần đuôi của loài cá này có màu đỏ.
Kích thước của cá dời đỏ đuôi đạt từ 30 – 45 cm. Thân mình tạo thành hình thoi tương đối giống với nục bông. Trên lưng và xung quanh thân mình khá nhiều vây. Toàn bộ vây có màu da cam và phần đuôi màu đỏ.
Thịt của cá dời khá ngon, thơm và bùi nên cũng rất được ưa chuộng trong mâm cơm của các gia đình Việt Nam.
Cá nục thu có tên khoa học là Decapterus macarellus hoặc Mackerel scad. Thực tế đây không phải là nhánh cá nục phổ biến tại Việt Nam do chúng thường sinh sống ở Tây Đại Tây Dương, cách khá xa Việt Nam nên không thuận tiện để đánh bắt.
Ngoài ra trên thế giới thì nục thu cũng thường sử dụng cho mục đích làm mồi (nghĩa là làm mồi để câu loài cá khác). Chỉ tại vài nơi như Nhật Bản thì làm món ăn nhẹ (Kusaya), Hawaii làm món ăn hàng ngày.
Ngoài ra màu sắc của vây thường là màu kim loại hoặc màu xanh lá cây. Đặc biệt dải vảy màu xanh trên lưng sẽ không có chấm hoặc đường thẳng. Ngoài ra đuôi nục thu màu đỏ hoặc vàng xanh.
Cá nục heo cũng không phải phân nhánh nục phổ biến ở Việt Nam. Lý do cũng đơn giản là bởi môi trường sống của chúng không thuận tiện cho việc đánh bắt, vận chuyển tới Việt Nam.
3/ Cá nục bao nhiêu Calo? Ăn cá nục có tốt không?
Với mỗi 100 gram cá nục sẽ cung cấp khoảng 110 kcal. Đây là mức calo tương đối thấp nên khá phù hợp với những người đang muốn ăn kiêng giảm cân.
Theo các chuyên gia, trong thành phần dinh dưỡng của cá nục chứa rất nhiều Omega 3, protein, Vitamin B1, B2, A, Kali, Sắt,…
Do vậy ăn cá nục hàng tuần với lượng vừa phải sẽ gia tăng thể chất, bồi bổ sức khỏe và rất nhiều tác dụng có lợi khác.
Hợp chất Omega 3 có trong cá nục đã được chứng minh có khả năng hạn chế, ngăn ngừa chứng đau tim, đột quỵ, nhồi máu cơ tim, huyết áp cao, cải thiện trí não và ngăn ngừa ung thư.
Ngoài ra ăn cá nục còn giúp bạn ngủ ngon hơn, hỗ trợ ngăn da tiết quá nhiều dầu, giữ cân bằng độ ẩm cho da và ngăn ngừa lão hóa.
Tuy cá nục biển không chứa nhiều protein như các loại thịt bò, heo,.. nhưng protein từ cá được chứng minh là dễ hấp thụ, dễ chuyển hóa hơn.
Trong dinh dưỡng của cá nục chứa rất ít chất béo, ngoài ra đây còn là chất béo bão hòa. Do vậy dù bạn có nạp rất nhiều cá nục vào cơ thể cũng vẫn không sợ bị béo, thừa cân hay máu nhiễm mỡ.
Trái lại hàm lượng Omega 3 sẽ giúp em bé trong bụng phát triển tốt hơn, cơ cấu não bộ sẽ được thúc đẩy phát triển nhanh hơn, chặt chẽ hơn. Từ đó em bé khi chào đời sẽ có tỷ lệ phát triển tốt cao hơn những đứa trẻ khác.
4/ Cá nục làm món gì ngon, bổ và nhiều dinh dưỡng?
Nguyên liệu cần chuẩn bị món cá nục kho cà chua gồm:
Bước 1: Sơ chế nguyên vật liệu Bước 2: Tiến hành chế biến món cá nục kho cà chua
Một số nguyên vật liệu cần chuẩn bị khi nấu món cá nục kho tiêu gồm có:
Cho cá nục lên chảo dầu nóng và chiên vàng sơ hai mặt cá
Phi thơm hành và tỏi trên nồi dầu nóng kho cá
Khi dậy mùi thơm, cho phần miếng thơm đã cắt vào nồi và đảo nhẹ đều tay
Cho cá nục đã chiên vào nồi
Cho một bát nước sôi vào nồi và nêm nếm gia vị. Lưu ý, nước nên ngập bề mặt cá
Cho một chút nước màu để cá nhìn thêm hấp dẫn
Kho cá với lửa nhỏ liu riu từ 20-30 phút
Cho hành lá vào trên mặt cá trước 5-10 phút khi chuẩn bị tắt bếp
Một ngày mát trời cùng ngồi bên bữa cơm gia đình với món cá nục kho riềng ngon tuyệt vời là gợi ý hay. Các nguyên vật liệu cần có gồm:
Cá nục rửa sạch bụng bằng nước muối và để ráo. Ướp gia vị nước mắm, 1 ít muối, 1 ít đường, 1 ít bột ngọt, 1 ít tiêu
Hành lá rửa sạch, hành tím và tỏi lột vỏ sau đó băm nhuyễn hoặc đập dập
Bước 2: Tạo nước màu kho keo
Cho 2 -3 muỗng cơm dầu ăn lên nồi kho cá. Cho tiếp 3-4 muỗng cơm đường vào
Chờ dầu nóng và đường sôi
Đường bắt đầu chuyển màu vàng đậm là đã có thể dùng làm nước màu kho cá
Cho hành tím và tỏi đã chuẩn bị vào nước màu tạo vị thơm cho cá. Đảo đều tay
Khi đã dậy mùi thơm, thực hiện nhanh tiếp bước sau
Cá nục được rửa sạch bụng và phơi ráo nước
Bóc vỏ hành tím, tỏi và đập dập
Dùng chảo dầu nóng chiên sơ hai mặt cá nục. Khi hai mặt vàng nhạt là đạt
Cho dầu ăn vào nồi kho cá. Chờ dầu nóng cho tiếp hành tím, tỏi đã đập dập vào và phi thơm
(Cho cà chua vào và đảo đều. Thực hiện bước này nếu có sử dụng cà chua)
Cho cá nục vào nồi khi đã dậy mùi thơm
Cho nước dừa và các loại gia vị vào nồi. Nêm nếm khẩu vị phù hợp
Vặn lửa nhỏ và kho cá liu riu trong 35 phút
Khi kho được 15-20 phút mở nắp nồi và cho tiêu, hành lá lên bề mặt. Nêm lại gia vị lần cuối
Cá nục rửa sạch và để ráo nước hoàn toàn. Nên phơi cá nục 10-15 phút ngoài nắng
Chiên sơ cá nục đến khi vàng nhạt cả hai bề mặt cá
Cho dầu ăn lên nồi kho cá. Phi thơm hành tím
Cho cá nục chiên rồi vào nồi và lật đều hai mặt để thấm mùi thơm
Cho xì dầu, đường, hạt nêm, tiêu và một ít nước sôi
Kho từ từ cá với lửa nhỏ. Trong quá trình kho nên lật đều hai mặt cá để cá thấm hết
Cho hành lá cắt sẵn vào bề mặt trên cá trước 5-10 phút tắt bếp
Kho cá khoảng 20-30 phút. Nên nêm lại gia vị trong khi kho. Không nên cho quá nhiều xì dầu dễ tạo cảm giác mặn.
Một trong những lựa chọn cách chế biến với cá nục được ưa chuộng là hấp. Có khá nhiều cách hấp cá nục ngon. Bạn có thể tham khảo một trong số các món cá nục hấp sau đây.
Nguyên liệu:
Cá nục tươi nguyên con
Hành lá, gừng tươi, tỏi, ớt
Rau ăn kèm: Xà lách, rau thơm, diếp cá, tía tô, dưa leo
Bánh tráng cuốn, chanh tươi
Gia vị: Muối, đường, nước mắm
Làm sạch bụng cá, dùng nước muối rửa sạch. Vớt và phơi ráo nước trong ít phút
Bước 2: Chế biến nước mắm, tỏi
Cá nục chiên giòn ăn cùng cơm nóng rất ngon. Để thực hiện món này, bạn cần chuẩn bị:
Sau khi mua cá về, làm sạch bụng cá và rửa với nước muối. Sau đó để ráo nước
Ướp cá nục với một ít nước mắm, muối, tiêu, bột ngọt
Bước 2: Sơ chế các nguyên liệu nấu kèm Bước 3: Thực hành nấu cá nục nấu canh chua
Cá nục sốt cà hay sốt me đều mang lại hương vị ngon, dễ ăn. Hãy tham khảo các bước làm món cá nục sốt cà, cá nục sốt me bên dưới.
Cá nục sau khi được làm sạch, rửa sạch thì đem chiên sơ hai mặt cá. Sau đó xếp gọn vào nồi. Nên cắt đôi cá cho dễ chế biến
Cà chua rửa sạch và cắt nhỏ vuông. Hành tây bóc vỏ và chia làm hai. Một nữa cắt mỏng theo vòng. Nửa còn lại cắt nhỏ hình vuông
Hành tím, tỏi lột vỏ và băm nhỏ. Ớt rửa sạch và cắt nhỏ
Cho dầu ăn lên chảo và phi thơm hành tím, tỏi. Sau đó cho tiếp hành tây cắt nhỏ vuông vào. Đảo đều 1-2 lần thì cho cà chua cắt nhỏ vào và đảo.
Đảo hỗn hợp trên chảo đều tay. Sau khi đã thấy cà chua nhừ, nhuyễn thì nêm nếm thêm đường, nước mắm, hạt nêm, muối, bột ngọt theo khẩu vị. Tắt bếp
Cho sốt cà chua vào nồi cá nục xếp sẵn. Cho thêm một chén nước sôi. Bật bếp lửa nhỏ và rim
Xác định cá đã chín hoàn toàn và mềm. Cho tiếp nữa hành tây cắt vòng còn lại vào
Đợi 1-2 phút hành tây chín thì tắt bếp và hoàn thành
Cá nục mua về cần làm thật sạch bụng. Rửa với nước muối khử mùi tanh. Rửa sạch với nước và phơi ráo
Dùng dao cắt 2 đường nhỏ trên thân cá. Hai mặt đều cắt. Như vậy khi ướp sẽ thấm gia vị vào cá nhanh hơn, ngon hơn
Dùng một cái tô cho lần lượt sả băm, ớt băm nhuyễn, 01 muỗng nhỏ ngũ vị hương, 01 muỗng nhỏ đường, 01 muỗng canh dầu hào. Sau đó trộn đều các thứ lại với nhau
5/ Cá nục giá bao nhiêu tiền 1 kg? Mua ở đâu?
Tuy là một loại cá biển nhưng cá nục có giá thành tương đối rẻ. Có được điều này là do ngư trường cá nục của Việt Nam tương đối dồi dào, ngoài ra cũng do đây là loài cá có tốc độ và số lượng sinh sản lớn. Hiện nay giá cho 1 kg cá nục trên thị trường như sau:
Cá nục tươi thường được bán nguyên con gồm cả đầu, mình và ruột. Để bảo quản cá được lâu hơn thì thông thường sau khi thu hoạch, cá nục sẽ được đông lạnh để vận chuyển ra các chợ đầu mối, chợ dân sinh hoặc siêu thị.
Vì vậy để tạo ra 1 kg nục 1 nắng sẽ cần nhiều hơn 1 kg cá nục tươi. Ngoài ra cũng do tính tiện lợi, để được lâu và thịt vẫn giữ nguyên độ thơm ngon nên có phần ảnh hưởng tới giá.
Các loại cá nục hiện đang được bán rất phổ biến ở chợ cóc, chợ đầu mối hoặc các hệ thống siêu thị. Do Việt Nam có sẵn nguồn cung cấp nên bạn không cần lo lắng vấn đề về chất lượng.
Tuy nhiên để đảm bảo an toàn, bạn nên chọn mua ở các hàng cá cảm thấy tin tưởng hoặc vào siêu thị để mua.
Bạn đang xem bài viết Cá Trắm Đen Là Cá Gì? Làm Món Gì Ngon? Bao Nhiêu Tiền 1Kg? trên website Fcbarcelonavn.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!