Xem Nhiều 3/2023 #️ Cá Trắm Đen Ăn Gì? Các Loại Thức Ăn Cho Cá Trắm Đen # Top 10 Trend | Fcbarcelonavn.com

Xem Nhiều 3/2023 # Cá Trắm Đen Ăn Gì? Các Loại Thức Ăn Cho Cá Trắm Đen # Top 10 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Cá Trắm Đen Ăn Gì? Các Loại Thức Ăn Cho Cá Trắm Đen mới nhất trên website Fcbarcelonavn.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Cá trắm đen là loại cá nước ngọt, giống với cá trắm cỏ nhưng thịt dai và ngọt hơn nhiều. Nó có kích thước lớn, chiều dài từ 60 – 120cm, cân nặng của chúng dao động từ 3 – 10kg. Thân chúng dài, miệng rộng, lỗ mũi cá lớn gần mắt. Đặc biệt chúng có rất nhiều răng, nhỏ và tạo thành một hàm lược, trên lưng có 1 chiếc vây lớn có khoảng 7 – 9 tia, không quá cứng. Toàn thân bao phủ một màu đen lưng cá có màu đen đậm, càng dần về phía bụng màu sắc sẽ càng nhạt đi. Cá trắm đen thường sinh sản vào tháng 5 – 7 hàng năm với số lượng trứng rất lớn. Chỉ khoảng 3 ngày trứng được thụ tinh thành công trứng sẽ nở thành cá bột, sau khoảng 2-3 ngày cá bột sẽ hình thành cá con và bắt đầu đi kiếm ăn. Chúng thường đi theo cá mẹ với số lượng lớn bơi rất nhanh.

Thức ăn tự nhiên cho cá trắm đen

Do chúng có hàm răng lược rất dày và khỏe nên chúng không từ một loại thức ăn gì, miễn là ăn được. Cá trăm đen ăn tạp, ngoài tự nhiên chúng thường kiếm ăn ở tầng nước trung và tầng nước đáy. Chủ yếu chúng tìm kiếm các loại ốc, trai, sò, hến, các loài động vật giáp xác (tôm, cua nhỏ), cá con, các loại côn trùng… Vào mùa khan hiếm thức ăn thì chúng ăn cả thực vật, các loại trái cây như quả sung, táo rụng vẹn hồ. Cá trắm đen con khi còn nhỏ hệ tiêu hóa còn yếu nên thức ăn chủ yếu là các sinh vật phù du, ấu trùng, loăng quăng và chuồn chuồn.Hiện nay nhiều vùng cho cá trắm đen ăn ốc bươu vàng. Loại ốc này hoàn toàn phù hợp với cá trắm đen, tuy phải thực hiện đúng kỹ thuật. Cần phải xử lý ốc trước khi đưa xuống cho cá ăn như sau:

Dội nước sôi khêu lấy ruột cho cá ăn hoặc luộc sơ lên vẩy ốc lấy ruột, cho máy nghiền đổ xuống cho ăn…

Lượng ốc bươu cho ăn chỉ nên vừa đủ để cá ăn hết. Nếu thừa thì rất dễ làm ô nhiễm nguồn nước, ấu trùng ốc sinh sôi gây bệnh cho cá, làm nguồn nước thiếu oxy làm cá bị chết.

Khi chăn nuôi với số lượng lớn bà con có thể kiếm các loại cá nhỏ hơn hoặc cá tạp băm nhỏ để cho cá trắm đen. Ngoài ra, còn có các loại thức ăn công nghiệp dạng viên, dạng bột ngô, bột khoai, bột sắn… cho cá ăn.

Đối với thức ăn công nghiệp, bà con cho ăn thức ăn hỗn hợp dạng viên nổi có thành phần dinh dưỡng 42% protein và 7% lipid. Thời gian cho cá ăn 2 lần/ngày vào sáng sớm và chiều mát là thích hợp nhất. Không cho ăn lúc trưa nắng cá không lên ăn hoặc ăn ít không đạt yêu cầu. Kích thước viên cá phải đúng với trọng lượng của cá. Điều này ở bao bì thức ăn công nghiệp thường đã ghi sẵn nên bà con có thể dễ dàng chăm sóc cá hơn. Thức ăn công nghiệp khi mua về cần bảo quản trong kho thoáng mát, kê cao khỏi mặt sàn và sử dụng đúng thời hạn. Thức ăn đã hết hạn sử dụng hoặc đã bị mốc, bị ẩm mủn thì tuyệt đối không được cho ăn sẽ làm cá bị bênh tiêu hóa rất khó chữa.

Quản lý ao nuôi cá hiệu quả, cho năng suất cao

Để có trắm đen có thể phát triển khỏe mạnh thì bà con cần thường xuyên bảo đảm nguồn nước sạch sẽ, cung cấp thức ăn đầy đủ chất dinh dưỡng đủ lượng cho cá. Thường xuyên bón thêm chế phẩm sinh học, EM ủ với rỉ mật… nhằm cải thiện chất lượng nước. Áp dụng các biện pháp phòng bệnh cho cá, bổ sung vitamin, chất tăng sức đề kháng để cá luôn khỏe mạnh. Khi cá đã nuôi được 1 năm kích cỡ đạt 2kg trở lên thì tiến hành thu tỉa cá để giảm mật độ. Trước khi thu hoạch nên cho cá ăn với lượng thức ăn giảm dần khoảng 2 đến 3 ngày, thu vớt cá nhanh nhưng cẩn thận tránh để có bị sốc, hoảng loạn. Dụng cụ đánh bắt cá phải được chuẩn bị đầy đủ, tránh các loại sắc nhọn sẽ làm cá bị trày xước dễ bị yếu, nhiễm bệnh và chết. Kỹ thuật nuôi cá trắm đen rất đơn giản không hề khó như bà con thường nghĩ. Khi đã chuẩn bị kỹ ao nuôi, kỹ thuật chăm sóc, chọn giống chất lượng mật độ phù hợp thì hoàn toàn có thể chăm sóc cá lớn nhanh, đạt trọng lượng lớn và thu hoạch trong thời gian sớm nhất, cho hiệu quả kinh tế cao.

Theo chúng tôi

Thức Ăn Nuôi Cá Trắm Đen

Cá trắm đen nuôi từ 8 tháng đến 1 năm cho thu hoạch. Đàn cá lớn nhanh, giá bán trung bình khoảng 160.000 đồng cỡ 4 – 5kg/ con. Năng suất từ 10-11 tấn/ha cho lợi nhuận thu được trên 200 triệu đồng/ha. Có thể nói mô hình nuôi cá trắm đen đang là hướng đi nhiều tiềm năng cho bà con. Tuy nhiên để đạt năng suất như mong muốn, bà con cần nằm được thức ăn nuôi cá trắm đen cùng những kỹ thuật nuôi cá trắm đen cơ bản. Tổng hợp thông tin từ A đến Z được chúng tôi chia sẻ ở bài viết này.

1. Nuôi cá trắm đen trong ao nuôi

Chọn ao có diện tích từ 1000 – 3000m2. Đảm bảo nước có độ sâu của nước từ 2 – 2,5m. Ao nuôi thuận tiện cho việc cấp, thoát nước. Không gây ô nhiễm ra môi trường bên ngoài.

Bờ ao thiết kế chắc chắn, kè chắc đất. Đắp hết các lỗ hổng, hang hốc. Độ cao tối đa từ mặt nước tới bờ từ 0,5 – 0,6m.

Xung quanh bờ phát quang, không trồng cây to, bóng cây rậm rạp, tán che xuống dưới mặt nước, cản trở ánh sáng chiếu xuống mặt ao. Mặt khác, tán cây rậm, lá rơi xuống mặt ao thối rữa, gây ô nhiễm môi trường, hạn chế sự phát triển của nguồn thức ăn tự nhiên.

Do cá trắm đen cần lượng oxy cao hơn các giống cá khác nên để đảm bảo cá phát triển tốt nhất, bà con nên bố trí thêm máy phun mưa, trung bình 500m2 ao nuôi 1 máy. Như vậy sẽ tăng lượng oxy khuếch tán từ không khí vào trong nước cho cá.

Đáy ao tạo phẳng, nghiêng khoảng 0,5 – 1 độ về một phía cho dễ thoát nước.

Trước khi thả cá từ 7 – 10 ngày, tháo cạn nước ao, dọn cỏ, rong rêu, phát quang bờ.

Nạo vét lớp bùn ở đáy ao. Chỉ để độ dày trung bình từ 15 – 20cm. Không nên để quá dày. Nếu là ao mới đào thì thì cần tạo lớp bùn ở đáy thích hợp, có thể giữ lại lớp bùn bề mặt.

Phơi đáy ao khoảng từ 3 – 4 ngày để khử trùng, tiêu độc ở đáy ao. Bà con có thể bón phân để gây màu nước. Đồng thời kích thích tạo ra nguồn thức ăn tự nhiên, giảm phèn. Sử dụng 20 – 30kg/100m2. Nếu ao đã có lớp bùn tốt thì không cần bón phân.

Khi bơm nước vào ao, nên để lọc qua lưới mắt nhỏ để tránh tạp chất, cá tạp vào theo ăn tranh thức ăn của trắm đen.

Yêu cầu môi trường ao nuôi cá phải đạt các chỉ số sau:

2. Chọn giống và thả cá giống

Bà con nên mua giống ở nơi địa chỉ uy tín, đáng tin cậy. Chọn giống khỏe mạnh, kích cỡ đồng đều, không xây xát, không bị dị tật. Đặc biệt không mang mầm bệnh gây hại.

Kích cỡ con giống từ 30 – 50g/con. Hoặc có thể chọn mua giống có kích cỡ lớn hơn, từ 200 – 300g/ con.

Nuôi cá trắm đen thương phẩm, bà con có thể nuôi đơn hoặc nuôi ghép với một số giống cá khác. Nhưng cần tránh lựa chọn những con ăn tranh mồi của trắm đen. Bà con có thể chọn cá chép, cá mè, cá rô đồng…

Trước khi thả cả, nên tắm cho chúng trong nước muối pha loãng nồng độ 2% (tức là 2kg muối ăn pha với 100 lít nước). Hoặc ngâm chúng trong kháng sinh 30 ppm khoảng 10 phút. Như vậy sẽ loại bỏ được mầm bệnh, vi khuẩn gây bệnh trên người cá.

Thả cá vào sáng sớm hoặc chiều mát. Cho cả túi nilon đựng cá trong khoảng 10 phút để chúng thích nghi dần với môi trường nước. Sau đó mở miệng túi, cho cá bơi dần dần ra ngoài. Như vậy để chúng không bị sốc với nước ao nuôi.

3. Thức ăn nuôi cá trắm đen

Thức ăn nuôi cá trắm đen chủ yếu là ốc nhồi, ốc bươu, ốc sên, ốc vặn… Tuy nhiên không phải lúc nào lượng thức ăn này cũng phong phú. Do đó khi nuôi cá trắm đen thương phẩm, bà con cần chủ động sản xuất cám viên nổi nuôi cá bằng máy ép cám nổi thủy sản 3A. Phương pháp này giúp tiết kiệm từ 30 – 50% chi phí mua cám công nghiệp. Bà con cũng có thể chủ động lựa chọn, kiểm tra chất lượng, an toàn của thức ăn.

Hàm lượng thức ăn của cá trắm đen phải đảm bảo: 40% protein, 10% lipit ở giai đoạn nuôi cá giống. Còn giai đoạn nuôi cá thịt thương phẩm, hàm lượng protein là 35%, lipit là 7%.

Cám nổi tự sản xuất bằng máy ép cám nổi 3A có khả năng nổi trên mặt nước lâu, giúp cá dễ ăn, ăn hết, tránh lãng phí. Giảm nguy cơ gây ô nhiễm môi trường nước. Ngoài ra cho ăn cám viên nổi cũng giúp bà con dễ dàng quan sát, điều chỉnh lượng thức ăn hợp lý với sức ăn của cả đàn.

Bà con có thể chủ động sản xuất cám nổi thủy sản hàng ngày. Vì thế không cần dự trữ quá nhiều thức ăn, tránh ẩm mốc, nấm, vi khuẩn, thối rữa. Khi đó vứt đi sẽ vô cùng lãng phí. Còn giữ lại cho cá ăn thì tăng nguy cơ sinh bệnh ở cá.

4. Quản lý chăm sóc trắm đen

Duy trì mực nước trong ao nuôi có độ sâu từ 1,5 – 2m. Khi cá phát triển trên 2kg, mức nước trong ao trên 2m. Thay nước mới hàng tuần nếu nước đổi màu, nhiễm bẩn. Đặc biệt là vào mùa hè, nắng nóng nước cạn nhanh, bà con nên chú ý mực nước.

Định kỳ kiểm tra tốc độ tăng trưởng của cả đàn, mỗi tháng 1 lần. Lấy ngẫu nhiên mẫu số 30 con để tính khối lượng trùng bình cả đàn. Khi bắt cá kiểm tra, tiến hành nhẹ nhàng, không làm chúng bị trầy xước.

Giai đoạn chuyển mùa, cá trắm đen hay mắc bệnh nhất. Để tăng sức đề kháng cho chúng, bà con có thể bổ sung thuốc Tiên đắc liều lượng 100/ 50 kg cá/ngày. Đem phối trộn với thức ăn ép thành cám nổi cho ăn liên tục trong 3 ngày.

Nếu cá có dấu hiệu bị bệnh, tăng liều lượng lên gấp 5 lần, cho ăn liên tục từ 5 – 7 ngày.

5. Một số bệnh thường gặp và cách phòng trị

Nguyên nhân do nguồn thức ăn kém chất lượng khiến chúng bị viêm và xuất huyết ruột.

Khi cá bị bệnh, cho chúng dùng kháng sinh Enrofloxacine trộn cùng với thức ăn với liều lượng 30-50mg/kg cá/ngày. Cho đàn cá ăn liên tục 5 ngày. Tăng cường sức đề kháng cho cá bằng cách dùng thêm vitamin C, liều lượng 1g/kg thức ăn. Cho trắm đen ăn 5-7 ngày 1 đợt.

Ngoài ra, cần chú ý đến nguồn thức ăn đầu vào. Đảm bảo sạch sẽ, không bị nấm mốc, ôi thiu, chất lượng thức ăn tốt.

Nguyên nhân do quá trình đánh bắt, vận chuyển khiến da cá bị sứt xát. Sau đó lại tiếp xúc với môi trường nước ô nhiễm, vi khuẩn, mầm bệnh gây hại. Dẫn đến mắc bệnh đốm đỏ.

Biểu hiện bị tuốt vảy, xuất huyết gốc vây, cơ thể chuyển màu tối, xuất huyết lỗ hậu môn, cá bơi kém, lờ đờ, chậm chạp.

Cách xử lý: dùng thuốc tương tự như với bệnh viêm ruột xuất huyết.

Bệnh thường xuất hiện khi thời tiết thay đổi. Đàn cá có dấu hiệu bỏ ăn, thiếu khí. Hoặc do trong môi trường nước sản sinh khí độc (vượt quá ngưỡng cho phép) khiến chúng bị ngạt.

Bà con dùng chế phẩm sinh học EM hoặc mật rỉ đường để cải tạo môi trường ao nuôi giảm khí độc. Mật rỉ đường được sử dụng phổ biến trong cải tạo môi trường ao nuôi tôm.

Ngoài ra, cần cung cấp kịp thời oxy cho nước, thay nước mới khi cần thiết.

Cá trắm đen phát triển nhanh. Nuôi từ 8 tháng đến 1 năm, đàn cá đạt kích cỡ trung bình từ 2,5 – 3,5kg/con. Cũng có những con vượt cỡ, đạt từ 5 – 6kg/con. Năng suất trung bình khoảng trên 10 tấn/ha/vụ.

Cá trắm đen được ưa thích chế biến các món lẩu, nướng… Do đó đánh bắt vào ngày nghỉ sẽ mang lại giá trị cao. Bà con có thể thu hoạch vào 30/4, 01/05, 02/09, ngày lễ tết cổ truyền…

Trước khi có thu hoạch cá 2 – 3 ngày, giảm lượng thức ăn. Ngày cuối dừng hẳn. Dùng vó/ lưới thu hoạch nhẹ nhàng, tránh làm trầy xước da.

Nuôi Cá Trắm Đen Bằng Thức Ăn Công Nghiệp

Những năm gần đây, nhiều hộ nuôi cá ở các địa phương trong tỉnh vẫn chủ yếu áp dụng phương thức nuôi ghép nhiều loài cá trong ao nhằm tận dụng nguồn thức ăn sẵn có.

Nhiều hộ đã đưa cá trắm đen vào thả ghép nhằm tận dụng nguồn thức ăn tự nhiên như trai, ốc sẵn có trong ao với mục đích dùng thực phẩm cải thiện đời sống gia đình. Trong khi nguồn thức ăn tự nhiên ngày càng hạn hẹp và chi phí nuôi theo phương pháp truyền thống có mức đầu tư cao nên để nuôi cá trắm đen đạt hiệu quả bền vững cần áp dụng các tiến bộ về khoa học, đổi mới phương pháp nuôi, đặc biệt là nguồn thức ăn cho cá. Trên cơ sở đó, được sự nhất trí của Sở Khoa học và Công nghệ Bắc Ninh, sự đồng ý của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bắc Ninh, vừa qua, Trung tâm Khuyến nông- Khuyến ngư đã thực hiện Đề tài khoa học “Ứng dụng nuôi cá trắm đen thương phẩm bằng thức ăn công nghiệp”.

Đề tài được triển khai tại 3 điểm thuộc 3 huyện: Quế Võ, Lương Tài và Gia Bình, với tổng quy mô 0,7ha. Cá trắm đen thả có kích cỡ 17-20cm (150-200g/con), mật độ 0,4 con/m², cá giống khỏe mạnh đồng đều về kích cỡ, không mang mầm bệnh. Để tận dụng thức ăn tự nhiên trong ao hồ, các hộ tham gia đề tài đều ghép thêm cá mè trắng với mật độ 0,2 con/m² để làm trong nước đồng thời không cạnh tranh thức ăn với cá trắm đen.

Qua thời gian triển khai đề tài (từ tháng 4-2014 – tháng 3-2016) các hộ tham gia đề tài đều có kết quả đạt và vượt so với dự kiến đưa ra. Kết quả nuôi cá trắm đen bằng thức ăn công nghiệp đã đạt được tiêu chí kỹ thuật như tỷ lệ sống trung bình đạt 95,3%, cỡ cá khi thu hoạch trung bình đạt 4,66kg/con, hệ số thức ăn trung bình 3, năng suất trung bình 17,7 tấn/ha/2 năm. Với giá bán khoảng 110.000đ/kg cho lãi ròng khoảng 558,55 triệu đồng/ha/2 năm (279,27 triệu đồng/ha/năm), cao hơn so với nuôi cá thông thường từ 100-120 triệu đồng/ha/năm.

Theo anh Ngô Xuân Trường, thôn Phú Thọ, xã Quảng Phú, Lương Tài – Nông dân trực tiếp tham gia đề tài, chia sẻ kinh nghiệm: “Cá trắm đen là loài cá dễ nuôi, nhưng để cá có thể ăn được thức ăn công nghiệp thì cá giống phải được thuần hóa luyện cho ăn thức ăn công nghiệp từ nhỏ và chỉ nuôi cá trắm đen hoặc ghép cá mè trắng, ngoài ra không được thả bất cứ loài cá nào khác, bởi nó tranh thức ăn của cá trắm đen làm cá chậm lớn và kém phát triển. Nuôi cá trắm đen công nghiệp cần có vốn và khả năng đầu tư, bởi nuôi cá trắm đen mất 1,5-2 năm mới thu hoạch, do đó ngoài việc phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên thuận lợi hay không, người nuôi cá trắm đen cần phải có tiềm lực về kinh tế”.

Cùng với 3 mô hình được triển khai tại các điểm, đề tài cũng đã tổ chức 3 lớp tập huấn kỹ thuật và tham quan mô hình cho hơn 20 cán bộ kỹ thuật và 195 hộ nuôi trồng thủy sản nắm vững Quy trình kỹ thuật nuôi cá trắm đen thương phẩm bằng thức ăn công nghiệp và phát triển nuôi mở rộng cho các năm sau. Theo báo cáo của Trạm Khuyến nông các huyện, thành phố, thị xã, sau khi hội nghị đầu bờ về nuôi cá trắm đen thương phẩm bằng thức ăn công nghiệp được tổ chức, đến nay trên địa bàn toàn tỉnh đã có 30 hộ nuôi cá đã áp dụng và bước đầu đã đạt được những kết quả khả quan.

Đề tài khoa học “Ứng dụng kỹ thuật nuôi cá trắm đen thương phẩm bằng thức ăn công nghiệp” đã xây dựng được quy trình kỹ thuật nuôi và chuyển giao tới các hộ nuôi thủy sản trên địa bàn tỉnh có nhu cầu. Ngoài ra việc triển khai đề tài nuôi cá trắm đen thương phẩm bằng thức ăn công nghiệp còn góp phần đa dạng hoá về cơ cấu đàn cá trong nuôi thuỷ sản và bổ sung thêm công thức nuôi mà hiện nay trên địa bàn tỉnh đang áp dụng. Trên cơ sở đó sẽ tạo điều kiện phát triển thủy sản của tỉnh theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng và tăng hiệu quả kinh tế trên cùng đơn vị diện tích. Do đó, cần tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến rộng rãi mô hình để nông dân các địa phương có điều kiện phát triển nuôi đối tượng này tạo điều kiện cho ngành thuỷ sản của tỉnh phát triển.

Cá Trắm Đen Làm Món Gì Ngon?

Không biết từ bao giờ bên cạnh “thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ”, Cá trắm đen kho riềng đã trở thành một trong những món ăn không thể thiếu trên mâm cỗ ngày Tết. Miếng cá kho thấm gia vị chắc lại, thịt cá ngọt lịm và được bao phủ bởi một lớp riềng cay cay, hấp dẫn.

Nguyên liệu chuẩn bị : ● 700 gam cá trắm đen ● 200 gam riềng ● 10 gam gừng tươi ● 100 gam khế tươi ● 1 khúc mía, hành khô ● Gia vị: Mỡ nước (nếu không có mỡ nước bạn có thể dùng dầu ăn nhưng có mỡ nước thì cá se thơm ngon hơn), đường, nước mắm, hạt nêm, muối, nước màu.

Cách chế biến món cá kho riềng Bước 1: ✣ Cá trắm đen rửa sạch, để ráo. Bạn ướp cá với một chút muối cho cá đỡ tanh.✣Riềng rửa sạch, cạo vỏ. Bạn chia giềng làm đôi. Một nửa xắt mỏng, một nửa giã nát vắt lấy nước.✣Gừng cạo vỏ, xay nhỏ.✣Khế tươi rửa sạch, cắt mỏng chừng 0.5 cm.✣ Hành khô bóc vỏ, bằm nhỏ.

Bước 2: ✣ Bạn ướp cá với nước giềng xay, gừng xay, hành khô bằm nhỏ cùng 2 thìa cà phê hạt nêm, 3 muỗng canh nước màu, 1 thìa cà phê đường, 2 muỗng canh nước mắm. Để cá thấm gia vị trong 30 phút.✣ Ướp cá

Cách chế biến cá trắm hấp bia Bước 1:✣ Để làm món cá trắm tươi hấp bia đầu tiên bạn phải làm sạch và sơ chế các loại gia vị: Gừng thải chỉ nhỏ, xả thái lát mỏng, thì là thái nhỏ, riêng cọng thì là thì để nguyên dài như que tăm.

Bước 3:✣ Sau khi đã ướp kỹ, bạn hãy đổ bia vào nồi hấp dưới đáy nồi hấp rải xả, gừng đập dập sau đó đặt con cá đã ướp kĩ lên trên và bắt đầu hấp chín cá. Cá hấp trong khoảng 10-15 phút là chín tới. Bạn có thể kiểm tra cá chín bằng cách dùng đũa khẽ gỡ thịt cá nếu thấy thịt cá róc xương và gỡ dễ dàng là cá đã chín.✣ Trong khi đợi hấp cá thì chuẩn bị các nguyên liệu ăn kèm như thái dưa chuột, cà rốt, dứa.✣ Sau khi cá chín bạn rắc thì là, gừng, ớt và hành lá lên trên, đậy nắp nồi hấp lại khoảng 30 giây là có thể thưởng thức.

Nguyên liệu: ● 3 khoanh cá trắm đen ● 5 lạng thịt nạc xay ● Thì là, hành lá, sả, gừng, rau mùi (tất cả đều băm nhỏ, để riêng) ● Lá ngải ● Chuối xanh, khế, dứa

Cách chế biến: ✣ Cá trắm đen sơ chế xong rửa sạch bằng giấm và muối. Khứa vào thân cá để cá dễ thấm gia vị hơn.

✣ Phần nhân thịt để nhồi, ta trộn thịt xay cùng gừng, sả, thì là, hành lá băm nhỏ. Nêm gia vị cùng hạt nêm, muối, tiêu cho vừa ăn.

✣ Dùng sả, gừng, thì là, rau mùi băm nhỏ xát lên mình cá, những loại rau này sẽ giúp cá bớt tanh.

✣ Dùng phần thịt xay đã chuẩn bị nhồi vào bụng cá, để khoảng 15-20 cho cá ngấm gia vị

✣ Lót dưới đáy nồi hấp cá 1 lớp lá ngải, chuối xanh và khế cắt lát. Đặt phần cá lên trên và hấp trong khoảng 30 phút. Chú ý khi hấp thi thoảng mở vung để mùi tanh bay đi. Phần cá hấp ngon vẫn giữ được vị ngọt của cá mà không bị bở thịt.

Với món ăn hấp dẫn này, chị em có thể thưởng thức bằng cách cuốn thịt cá trắm đen nhồi thịt hấp cùng khế, dứa, chuối thái mỏng trong lá bánh đa, chấm cùng nước chấm chua ngọt đều rất ngon và dậy hương vị.

Tham khảo : Tăng cường sức khỏe cho bệnh nhân ung thư với thuốc Fucoidan http://muathuoctot.com/doctors-best-fucoidan-thuoc-ho-tro-dieu-tri-ung-thu-hieu-qua-nhat-309.html/

Bạn đang xem bài viết Cá Trắm Đen Ăn Gì? Các Loại Thức Ăn Cho Cá Trắm Đen trên website Fcbarcelonavn.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!