Xem Nhiều 3/2023 #️ Cá Tầm Trung Quốc, Tôm Càng Xanh Giá Rẻ # Top 6 Trend | Fcbarcelonavn.com

Xem Nhiều 3/2023 # Cá Tầm Trung Quốc, Tôm Càng Xanh Giá Rẻ # Top 6 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Cá Tầm Trung Quốc, Tôm Càng Xanh Giá Rẻ mới nhất trên website Fcbarcelonavn.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Cá tầm Trung Quốc giá rẻ đe dọa cá tầm Việt

Thực trạng buôn lậu cá tầm từ Trung Quốc vào Việt Nam đang diễn ra dưới nhiều hình thức. Giá cá tầm Trung Quốc trên thị trường tới tay người tiêu dùng chỉ 140.000-160.000 đồng/kg, còn cá tầm nuôi tại Việt Nam giá xuất từ trang trại đã đạt 150.000-170.000 đồng/kg.

Theo thống kê của Hiệp hội Cá nước lạnh, khi cá tầm Trung Quốc nhập nhèm nguồn gốc và chất lượng đổ bộ với giá bán khá rẻ thì cá tầm của người dân Việt Nam nuôi không thể cạnh tranh nổi.

Tôm càng xanh ‘siêu to khổng lồ’ chỉ 350.000 đồng/kg

Theo phản ánh trên Dân Việt, gần đây, tại Hà Nội, loại tôm càng xanh “khổng lồ” với size 3-5 con/kg nhưng chỉ có giá từ 350.000-400.000 đồng/kg, thậm chí loại từ 7 con/kg được rao bán giá chỉ 229.000 đồng/kg. Tính ra, mức giá này rẻ chỉ bằng một nửa so với tôm sú khổng lồ khiến người tiêu dùng khá bất ngờ.

Loại tôm càng xanh size từ 20-30 con/kg giá chỉ 135.000 đồng/kg; size 10-15 con/kg chỉ 160.000 đồng/kg; loại 7-12 con/kg có giá sỉ là 190.000 đồng/kg.

Hà Nội rét đậm, áo phao, phụ kiện chống rét đắt hàng

Mấy hôm nay, Hà Nội bước vào đợt rét đậm, nhu cầu mua áo phao béo tăng đột biến. Các chủ hàng nhập về không kịp. Khách mua đều phải đặt hàng và chờ 5-7 ngày sau mới có.

Không chỉ áo phao, những set quần áo nỉ bông cũng trong tình trạng “cháy hàng”. Ngoài ra, những phụ kiện chống rét như găng tay, tất chân, khăn quàng, mũ len… cũng đắt khách như tôm tươi.

Điều hòa 2 chiều, máy giặt 10-11kg ồ ạt bán rẻ cuối năm

Thời điểm cuối năm, các siêu thị điện máy đua nhau giảm giá, ưu đãi cho nhiều mẫu tivi, điều hòa, máy giặt, tủ lạnh nhằm đẩy hàng tồn, cắt lỗ.

Trong đó, điều hòa 2 chiều của Panasonic, Daikin, Mitsubishi, Casper… đang được giảm giá mạnh ở nhiều phân khúc. Có mẫu điều hòa 2 chiều công suất 12.000 BTU giá chỉ khoảng 6 triệu đồng.

Trong khi đó, nhiều máy giặt cửa trên và cửa ngang khối lượng giặt từ 10-11kg của các thương hiệu lớn đang ưu đãi “sập giá”.

Hoa anh đào Trung Quốc ‘hút’ khách Hà thành

Càng gần Tết Nguyên đán, thị trường hoa trong nước và nhập khẩu càng trở nên phong phú, đa dạng. Bên cạnh các loại hoa trong nước, nhiều dòng hoa nhập ngoại đã đem đến sự lựa chọn mới mẻ cho khách hàng.

Nếu như mọi năm, hoa anh đào Nhật trở thành hàng hot, được nhiều đại gia sẵn sàng chi cả chục triệu rước về chơi Tết thì năm nay loại hoa anh đào có nguồn gốc Trung Quốc, hương thơm dịu nhẹ, màu phớt hồng đẹp mắt được nhiều chị em yêu thích đặt mua.

Tại thị trường Hà Nội, hoa anh đào Trung Quốc có giá rẻ hơn rất nhiều so với hoa anh đào nhập khẩu Nhật Bản. Nếu hoa anh đào Nhật có giá 200.000-500.000 đồng/cành thì hoa anh đào Trung Quốc có giá 130.000-150.000 đồng/bó, mỗi bó có 4-5 cành.

Tùng thơm mini, thông Mỹ đắt khách dịp Noel 2020

Giữa tháng 12, những cây tùng thơm được rao bán rất nhiều trên chợ mạng. Cây tùng này hình dáng bên ngoài giống hệt cây thông Noel mini, kích cỡ 50-60 cm. Loại cây cảnh này khi vuốt vào lá sẽ tiết ra mùi tinh dầu thơm như xạ, oải hương, chanh lại có kích cỡ vừa phải. Hơn nữa, tùng thơm có giá khá rẻ, chỉ từ 100.000-400.000 đồng tùy kích cỡ nên được nhiều gia đình đặt mua về trang trí Giáng sinh.

Trong khi đó, vài năm gần đây, nhu cầu đối với dòng thông tươi tăng mạnh, nên nhiều cửa hàng đã “mạnh tay” nhập thông tươi từ Mỹ, Đan Mạch, Hà Lan và Đức về bán mỗi dịp Giáng sinh. Dòng thông Noble Fir của Mỹ có kích thước 1,2-2,5m đang được nhiều người ưa chuộng. Thông Noble Fir có giá dao động từ 4-12 triệu đồng/cây.

Cà chua cổ ở Sơn La nhìn xấu lạ nhưng siêu đắt khách

Không có vỏ đỏ au, cũng không bóng bẩy như những loại cà chua thường bán ngoài chợ, cà chua cổ của Sơn La nhìn bên ngoài xấu như hàng loại nhưng lại siêu đắt khách. Người dân Hà Nội rất thích loại cà chua này bởi cùi và bột nhiều, ít hạt, có thể cắt ra làm salad hoặc dùng để nấu đều thơm ngon.

Theo người bán, đây là giống đặc sản của bà con vùng Yên Châu (Sơn La). Cà chua múi của Yên Châu có hai loại, một loại thiên về ngọt, một loại thiên về chua. Cà chua múi Sơn La đang được bán với giá từ 40.000-50.000 đồng/kg, cao gấp 2-3 lần cà chua thường. Các chủ hàng cho hay nhờ rất đắt khách nên lượng cà chua bán ra mỗi ngày lên tới 50-80kg, thậm chí cả tạ.

Giá ớt tăng kỷ lục

Giá ớt tại các chợ lẻ của chúng tôi bất ngờ tăng mạnh. Giá ớt chỉ thiên, ớt hiểm tại một số chợ lẻ hiện từ 150.000-200.000 đồng/kg; ớt sừng 120.000-130.000 đồng/kg; riêng ớt xiêm không có hàng về chợ. Theo nhiều tiểu thương, ớt hiện đắt đến mức họ chỉ dám lấy 1-2 kg để bán cho khách lẻ.

Một số tiểu thương ngành hàng rau củ tại chúng tôi cho biết, so với tuần trước, giá ớt tăng gần gấp đôi do nguồn cung thiếu hụt. Mưa lũ ở các tỉnh miền Trung khiến nhiều vùng trồng ớt bị thiệt hại, diện tích trồng ớt bị thu hẹp.

Tại Ninh Thuận, giá ớt các loại cũng liên tục tăng cao từ 60.000-70.000 đồng/kg, có thời điểm lên đến 80.000 đồng/kg. Theo nông dân và thương lái, đây là mức giá cao nhất trong vài năm trở lại đây.

Cá Tầm Giá Rẻ Trung Quốc “Bóp Chết” Cá Tầm Măng Đen

(CAO) Măng Đen (huyện Kon Plông, Kon Tum) được xem là mảnh đất của cá tầm, một loại cá có giá trị kinh tế cao. Nhận thấy cơ hội, nhiều người đã đổ tiền tỷ vào nơi đây để nuôi, tuy nhiên chỉ sau thời gian ngắn, cá tầm giá rẻ của Trung Quốc đã “bóp chết” loài cá tầm của Măng Đen.

Những năm hoàng kim của con cá tầm, toàn huyện Kon Plông có đến 2 công ty, 4 hợp tác xã đầu tư nuôi. Các đơn vị đều đầu tư nuôi rất bài bản, chủ động được con giống, kỹ thuật.

Cá không phụ công người, hàng đàn cá tầm đã được sinh trưởng, phát triển khỏe mạnh trên vùng nước lạnh Măng Đen, thu hút ngày càng nhiều nhà đầu tư lẫn du khách tham quan. Giá cá tầm có lúc lên đến 500-600.000 đồng/1kg, còn trứng của nó thì tính bằng tiền đô. Thị trường của thương hiệu cá tầm Măng Đen trải dài từ khắp miền Trung và Tây Nguyên.

Người nuôi cá tầm ở Măng Đen lao đao vì cá tầm Trung Quốc

Nhưng rồi nghề nuôi cá tầm không tránh khỏi quy luật thăng, trầm. Từ khi nguồn cá tầm giá rẻ của Trung Quốc len lỏi khắp cả nước đã khiến nhiều người nuôi tại Măng Đen lao đao.

Cá tầm Trung Quốc bán ngay tại Măng Đen với giá chỉ có 70.000đ/kg, để cạnh tranh, người nuôi đồng loạt giảm giá nhưng cũng không bán được. Lần lượt 5 đơn vị đi đầu trong nuôi cá tầm ở đây phải dừng hoạt động, hiện chỉ duy nhất Công ty CP Hoàng Ngư còn cầm cự.

Xã Măng Cành (huyện Kon Plông) được xem là một “địa chỉ đỏ” trong phát triển nghề nuôi cá tầm Măng Đen. Tuy nhiên, tiềm năng là có nhưng đầu ra lại không khiến người nuôi phải từ bỏ cuộc chơi.

Thương hiệu cá tầm Măng Đen rất nổi tiếng

Hợp tác xã (HTX) nuôi cá tầm, cá hồi Măng Cành nằm ở vị thế rất đẹp. Nhìn từ xa, cả khu đất rộng cả hécta nằm lọt thỏm giữa rừng núi trập trùng. Các ao nuôi được đầu tư kiên cố nhưng trong tình trạng bỏ không. Cả khu nuôi cá tầm không thấy 1 bóng người.

Ông Phan Văn Tĩnh – Chủ nhiệm HTX cá tầm Măng Cành vừa lật cuốn sổ ghi chép về nghề nuôi và ghi rõ sự tuột giá cá hồi trong những năm qua vừa kể: “HTX có 8 hộ tham gia và bắt đầu nuôi từ năm 2013. Cá tầm nuôi ở đây rất thích hợp, chỉ cần 7 đến 9 tháng đã cho thu hoạch.

Ban đầu, giá cá tầm dao động ở mức cao nhưng khi năm 2014, con cá tầm Trung Quốc giá rẻ xuất hiện, người mua căn cứ vào mức giá để lựa chọn nên cá tầm ở đây không cạnh tranh được. Sau 2 năm nuôi cá tầm, dù đã hạ giá hơn nữa nhưng cá tầm không có đầu ra, HTX phải dừng nuôi”.

Toàn khu vực Măng Đen giờ chỉ còn 1 cơ sở nuôi cá tầm hoạt động

Do bị phá giá, lượng tiêu thụ cá tầm Măng Đen giảm mạnh, một số trại nuôi không chịu nổi sức ép này đã phải bỏ nghề nuôi. HTX nuôi cá tầm Đắk Long nhiều năm nay đã phải để ao bỏ không. Ao nuôi cỏ mọc lên cao ngút, rêu phong bám xanh rì. Các cơ sở hạ tầng khác theo năm tháng không được đầu tư cũng đã xuống cấp.

Chị Đào Thị Hương – Chủ nhiệm HTX nuôi cá tầm Đắk Long cũng không thể lý giải, bằng cách nào mà cá Trung Quốc bán với giá rẻ mạt như vậy?

“HTX nuôi được 3 năm đầu là có lãi, từ khi cá tầm Trung Quốc trà trộn vào thị trường thì không còn đầu ra. Tôi đã cố gắng tìm hiểu, nhưng không thể biết vì sao cá tầm Trung Quốc có giá rẻ đến vậy? Tuy nhiên, thấy rõ ràng nhất, chất lượng cá tầm Trung Quốc thua xa cá ở Măng Đen. Do cá tầm còn khá mới ở Việt Nam, người tiêu dùng ít có sự so sánh về chất lượng giữa cá tầm nội và cá Trung Quốc nên chọn cá rẻ. Ngoài ra, một số nơi “treo đầu dê bán thịt chó”, mua cá tầm Trung Quốc nhưng giới thiệu cá tầm Măng Đen để đánh lừa người tiêu dùng”, chị Hương nói.

Cá tầm giá rẻ đã và đang giết chết thương hiệu cá tầm Măng Đen, vốn được ví là “cá nghìn đô”. Nếu cá tầm Măng Đen không được kịp thời bảo vệ thì không bao lâu sẽ chịu chung bài học thất bại thảm hại trên sân nhà.

Đa số ao nuôi cá tầm đang bị bỏ không

Ông Lê Tấn Hiển – Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Kon Plông cho biết: “Về chính quyền địa phương rất tạo điều kiện để phát triển nuôi cá tầm. Điều kiện tự nhiên ở đây cũng rất thích hợp với loài cá này.

Tuy nhiên, nuôi cá tầm ở Kon Plông gặp khó khăn là do giá cả thị trường. Giá cá tầm Trung Quốc được đem về bán tại Măng Đen chỉ 70.000đ/kg, trong khi đó để có lời, giá cá tầm phải bán được 250.000đ/kg. Để giải quyết khó khăn, huyện đang cố gắng tìm kiếm đầu ra, nhằm vực lại thương hiệu cá tầm Măng Đen”.

Chí Dũng

Vì Sao Cá Tầm Trung Quốc Giá Rẻ Tràn Ngập Thị Trường Việt Nam?

Theo các chuyên gia, các doanh nghiệp, địa phương… nguyên nhân cá tầm Trung Quốc giá rẻ tràn ngập thị trường Việt Nam là do đang còn các lỗ hổng về công tác quản lý.

Phải kiểm tra lại quy trình nhập khẩu cá tầm Trung Quốc

Trao đổi với Báo Nông nghiệp Việt Nam, Tiến sĩ Lê Thanh Lựu, Hội Nghề cá Việt Nam khẳng định: Cần phải có một cuộc rà soát tổng thế, đánh giá chất lượng, giá cả của cá tầm nhập từ Trung Quốc để tăng cường hơn nữa công tác quản lý mặt hàng này nhằm tránh những rủi ro đối với sản xuất cá tầm trong nước.

Thực tế hiện nay, theo đánh giá ban đầu có thể thấy có hai nguyên nhân dẫn đến việc cá tầm Trung Quốc giá rẻ trần ngập thị trường Việt Nam.

Thứ nhất là vấn nạn nhập qua đường tiểu ngạch, không rõ nguồn gốc xuất xứ, không rõ chất lượng như thế nào.

Thứ hai là thông tin cá tầm Trung Quốc sử dụng thức ăn, nuôi công nghiệp nhằm rút ngắn chu kỳ nuôi nên giá thành thấp hơn nhiều so với cá Việt Nam.

Phải kiểm tra quy trình nhập cá tầm Trung Quốc. Ảnh: Hoàng Anh.

“Theo nghiên cứu của chúng tôi, cá tầm Trung Quốc, đặc biệt là số lượng nhập qua đường tiểu ngạch có chất lượng kém hơn, kiểm soát chất lượng, kiểm soát dịch bệnh yếu, thậm chí là không có kiểm soát.

Điều này vô cùng nguy hiểm, ảnh hưởng trước hết là người tiêu dùng bởi vì đem ra so sánh rõ ràng cá tầm Trung Quốc thịt nhão hơn rất nhiều so với cá tầm Việt Nam.

Thứ hai là nguy cơ lây lan dịch bệnh bởi vì cá tầm nhập qua đường tiểu ngạch thì không ai kiểm soát được, chưa kể khi vào đến thị trường Việt Nam là cá tầm sống, phải trải qua nhiều công đoạn thay nước, thậm chí phải trà trộn vào cá tầm Việt Nam nên chắc chắn gây ra những rủi ro về dịch bệnh”, Tiến sĩ Lê Thanh Lựu phân tích.

Những phân tích của Tiến sĩ Lê Thanh Lựu hoàn toàn có cơ sở, khi các nhà chuyên môn, nhiều cơ quan quản lý đều thừa nhận, một trong những lỗ hổng của việc nhập khẩu cá tầm Trung Quốc hiện nay là quy trình kiểm soát, kiểm tra, giám sát. Bởi ngay cả đối với các lô hàng cá tầm Trung Quốc nhập khẩu chính ngạch cũng chỉ mới kiểm tra có bệnh hay không, còn chất lượng như thế nào thì dường như vẫn còn bỏ ngỏ.

Theo ông Nhữ Văn Cẩn, Vụ trưởng Vụ Nuôi trồng thủy sản (Tổng cục Thủy sản), việc nhập khẩu cá tầm Trung Quốc chắc chắn tác động đến sản xuất trong nước vì mình cũng đang tổ chức nuôi.

Mặt khác, một cán bộ của Tổng cục Thủy sản cũng cho biết, phải xem xét lại quy trình nhập khẩu cá tầm Trung Quốc, đặc biệt là khâu kiểm tra chất lượng, bởi vấn đề này vẫn đang là một “lỗ hổng”.

Khảo sát tại một số khu vực chợ đầu mối lớn còn bày bán cá tầm Kaluga từ Trung Quốc, trông không khác gì “thủy quái”.

Người tiêu dùng cẩn thận bị đánh lừa

Tại một cuộc hội nghị tổng kết 15 nuôi cá nước lạnh ở Lào Cai mới đây, các cơ quan chuyên môn đánh giá, với sản lượng năm 2020 ước đạt trên 3.000 tấn, giá trị hơn 500 tỷ đồng, cá tầm Việt Nam đang khẳng định được thương hiệu, tạo sinh kế, nguồn thu và trở thành ngành hàng xuất khẩu.

Tuy nhiên, tất cả có thể sẽ sụp đổ trước sự đổ bộ của cá tầm Trung Quốc giá rẻ.

Hơn ai hết, những chủ nuôi trong nước là “nạn nhân” trực tiếp. Ông Hà Trần Quyền, Giám đốc Công ty TNHH MTV Cá tầm Việt Nam – Bắc Giang thống kê, kể từ khi cá tầm giá rẻ Trung Quốc đổ bộ ồ ạt vào Việt Nam, từ chỗ một doanh nghiệp sản xuất với hàng loạt trang trại ở các tỉnh như Bắc Giang, Lạng Sơn, Thái Nguyên… bây giờ Công ty TNHH MTV Cá tầm Việt Nam chỉ dám nuôi cầm chừng, nhiều bể nuôi bỏ trống, cạn trơ cả đáy.

“Chúng tôi dày công tìm hiểu được biết cá tầm Trung Quốc họ nuôi công nghiệp theo mô hình khép kín, 12 tháng đã được xuất bán. Trong khi đó cá tầm Việt Nam nuôi dựa theo điều kiện tự nhiên và phải trên 15 tháng mới được thu hoạch thương phẩm. Đây có thể là lý do khiến cá tầm Việt Nam mặc dù sạch, ngon, giàu chất dinh dưỡng nhưng khó cạnh tranh với cá tầm Trung Quốc do giá thành cao hơn.

Mặt khác, vì lợi nhuận, nhiều thương lái đã nhập cá tầm Trung Quốc với giá rẻ sau đó gắn mác cá tầm Việt Nam để bán ra thị trường. Điều này gây nguy hại và ảnh hưởng vô cùng lớn đến các doanh nghiệp cá tầm Việt Nam.

Một số trang trại đã chấp nhận hạ giá, bán lỗ để cạnh tranh nhằm bảo vệ thương hiệu cá tầm Việt nhưng cũng chỉ được một thời gian, còn về lâu dài không thể trụ được”, ông Quyền lý giải.

Chủ hồ nuôi cá tầm Việt Nam đang lao đao. Ảnh: Hoàng Anh.

Cũng theo ông Quyền, vấn đề này không chỉ ảnh hưởng đến nền sản xuất cá tầm trong nước mà người tiêu dùng Việt Nam cũng đang bị đánh lừa. Cho đến thời điểm này việc phân biệt cá Trung Quốc và cá tầm nuôi trong nước đang gặp nhiều khó khăn. Ở chỗ, sau khi nhập qua đường tiểu ngạch, nhiều thương lái đã dùng chiêu trà trộn lẫn cá tầm Trung Quốc với cá tầm Việt Nam để tung ra thị trường khiến người tiêu dùng rất khó phân biệt, lựa chọn.

Chính vì vậy, các doanh nghiệp, hợp tác xã, chủ nuôi cá tầm trong nước và các chuyên gia khuyến cáo người tiêu dùng nên quan sát thật kỹ bởi đặc điểm của cá tầm Trung Quốc là béo và thân ngắn, màu đen nhám, mũi rất nhọn.

Ngoài ra, do quãng thời gian vận chuyển rất dài nên mình cá xây xước nhiều, bụng có những vệt máu đỏ, có những vết lở loét và cá thường nằm im bất động chứ không bơi lội. Còn khi chế biến món ăn, cá tầm Trung Quốc nhiều mỡ, thịt nhão, bở trong khi cá tầm Việt Nam thịt thơm, dai và ngon hơn.

Đối với các địa phương, trước mắt các địa phương cần có giải pháp để bảo vệ thương hiệu. Đơn cử như Sở NN-PTNT Lào Cai đã đề nghị UBND tỉnh này lên kế hoạch xây dựng thương hiệu riêng cho cá nước lạnh Lào Cai bởi “chỉ có như vậy mới đảm bảo được thị trường ổn định, tránh tình trạng cá tầm Trung Quốc thẩm lậu làm ảnh hưởng tới thương hiệu cá nước lạnh Lào Cai”.

Báo cáo của Sở NN-PTNT Lào Cai cho biết, những năm qua việc nuôi trồng thủy sản nước lạnh đã đem lại hiệu quả kinh tế cao cho nhiều địa phương trong tỉnh. Với hơn 215 cơ sở nuôi, giá trị sản xuất, đạt khoảng 25-30 tỷ đồng/ha, năm 2020 thể tích nuôi cá nước lạnh ở Lào Cai đã lên tới 57.100 m3, sản lượng 670 tấn, vượt mục tiêu so với đề án tái cơ cấu ngành nông, lâm nghiệp tỉnh…

Tuy nhiên, thách thức lớn nhất là việc quản lý thị trường chưa chặt chẽ dẫn đến giá cả thị trường không ổn định, khó cạnh trạnh với cá tầm Trung Quốc giá rẻ và đang có sự trà trộn giữa sản phẩm sản xuất trong nước nước và sản phẩm nhập lậu qua đường mòn, lối mở từ Trung Quốc.

Ngoài ra, một vấn đề nan giải nữa là con giống khó kiểm soát về số lượng, chất lượng do các cơ sở nhập trứng giống trôi nổi trên thị trường và một số sản phẩm giống được nhập lậu từ Trung Quốc.

Gửi kiến nghị đến nhiều bộ ngành

Thực hiện sát sao công tác quản lý thị trường nhằm tránh việc trà trộn nguồn gốc hoặc tiêu thụ cá tầm nhập khẩu từ Trung Quốc không rõ nguồn gốc xuất xứ, vi phạm Công ước CITES.

Tăng cường công tác kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm các lô cá tầm nhập khẩu theo quy định để kiểm soát các chất cấm tồn dư trong sản phẩm cá tầm nhập khẩu từ Trung Quốc với mục đích để bảo vệ sức khỏe của người tiêu dùng, cạnh tranh công bằng với cá tầm nuôi trong nước….

“Trong khi các doanh nghiệp nuôi cá tầm trong nước đang tồn dư một sản lượng lớn cá tầm tại các trang trại nuôi do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid, thì lượng cá tầm nhập khẩu từ Trung Quốc vào quá nhiều, nhập nhèm về chủng loại nguồn gốc, giá bán rất thấp chỉ bằng 2/3 giá trong nước đã khiến các doanh nghiệp, hợp tác xã, đơn vị nuôi gặp phải sự cạnh tranh quyết liệt và không công bằng”, thư kiến nghị nêu rõ.

Hoàng Anh

Nguy Cơ Từ Cá Tầm Trung Quốc

Thực trạng buôn lậu cá tầm từ Trung Quốc vẫn diễn ra dưới nhiều hình thức, tiếp tục trở thành nguy cơ “bóp chết” cá tầm Việt Nam.

Cá tầm Trung Quốc vẫn ồ ạt tràn vào Việt Nam. Ảnh: Hoàng Anh.

Tại hội nghị tổng kết 15 năm nuôi cá nước lạnh ở Việt Nam mới đây, đa số các tham luận đều đưa vấn đề cá tầm Trung Quốc đổ bộ thị trường Việt Nam và xem đó là thách thức cực lớn với nền sản xuất cá tầm trong nước.

TS Lê Thanh Lựu, Hội Nghề cá Việt Nam cho biết, theo ước tính của nhóm chuyên gia, sản lượng cá tầm năm 2019 của Việt Nam ước tính đạt 2.500 tấn, trong đó miền núi phía Bắc đạt khoảng 500 tấn, Tây Nguyên đạt khoảng 2.000 tấn. Tuy nhiên, lượng cá tầm nhập khẩu từ Trung Quốc cùng thời điểm trên ước tính lên đến 4.500 tấn, chiếm khoảng 65% nhu cầu của thị trường. Điều đáng lo ngại là một số lượng lớn cá tầm Trung Quốc được nhập bằng con đường tiểu ngạch, dẫn đến giá cá tầm Trung Quốc trên thị trường tới người tiêu dùng chỉ đạt 140.000-160.000 đồng/kg, trong lúc đó cá tầm nuôi tại Việt Nam giá xuất từ trang trại đã đạt 150.000-170.000 đồng/kg.

“Cá tầm Trung Quốc hiện diện khắp mọi nơi tại các chợ, nhà hàng, siêu thị nhưng với nhãn hiệu cá tầm Việt Nam. Cá tầm Trung Quốc có chất lượng thấp, giá chỉ bằng 60-70% cá tầm nuôi tại Việt Nam là một thách thức lớn. Thông tin đại chúng cũng như dư luận xã hội đã nói nhiều về việc cá tầm Trung Quốc được nhập vào Việt Nam bằng con đường chính thức, có giấy phép nhập khẩu, hoặc bằng con đường tiểu ngạch, nhưng thiếu các biện pháp kiểm tra và giám sát, cũng như thiếu sự minh bạch của hệ thống phân phối. Sự cạnh tranh không lành mạnh kết hợp với tình hình sản xuất yếu kém của một số cơ sở nuôi đã dấy lên sự nghi ngờ về hiệu quả nuôi cá nước lạnh và cũng là tiền đề cho một số bài báo cảnh báo gần đây được đăng tải trên các Báo Nông nghiệp Việt Nam, Báo Lâm Đồng…”, TS Lê Thanh Lựu khẳng định.

Thực ra chuyện cá tầm Trung Quốc nhập lậu bán giá rẻ không mới. Từ những năm 2013, “vấn nạn” cấ tầm Trung Quốc nhập lậu tràn ngập thị trường Việt Nam đã được cảnh báo. Ước tính thời điểm đó, mỗi năm có đến 5.000-6.000 tấn cá tầm bằng cách này hay cách khác xâm nhập vào thị trường Việt Nam. Từ đường hàng không cho đến đường tiểu ngạch, cá tầm Trung Quốc sau khi vào Việt Nam đã được “tẩy” nguồn gốc, trà trộn với cá tầm Việt Nam khiến người tiêu dùng không thể nào phân biệt nổi. “Cơn bão” đó cũng đã khiến nhiều trang trại cá tầm trong nước không thể cạnh tranh nổi, phải phá sản hoặc chuyển sang nuôi trồng các loại thủy sản khác.

Mặc dù sau đó các cơ quan quản lý đã có những động thái siết chặt kiểm tra nguồn gốc cá tầm Trung Quốc, tuy nhiên thực trạng nhập lậu cá tầm Trung Quốc vào thị trường Việt Nam vẫn tiếp tục diễn ra. Chỉ riêng năm 2019, đã có hàng nghìn kg cá tầm nhập lậu qua khu vực biên giới tỉnh Lào Cai bị cơ quan chức năng bắt giữ và tiêu hủy, nhưng thực tế cho thấy, cá tầm Trung Quốc vẫn tiếp tục tràn ngập thị trường Việt Nam.

Dùng nhiều thủ đoạn để đưa cá tầm Trung Quốc vào Việt Nam. Ảnh: Hoàng Anh.

Thủ đoạn tinh vi

Sau khi việc buôn lậu, vận chuyển cá tầm Trung Quốc qua đường tiểu ngạch phần nào bị siết chặt, nhiều doanh nghiệp trong nước đã chuyển đổi hình thức bằng việc nhập khẩu chính ngạch cá tầm Trung Quốc với nhiều ưu đãi về thuế, thủ tục thông quan. Thế nhưng, kể cả khi được tạo điều kiện như vậy thì cũng có không ít doanh nghiệp sử dụng các thủ đoạn để qua mặt cơ quan chức năng.

Theo tài liệu NNVN có được, Chi cục Hải quan Cửa khẩu Hữu Nghị (thị trấn Đồng Đăng, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn) vừa phát hiện và bắt giữ lô hàng cá tầm Trung Quốc do công ty TNHH Đầu tư và xuất nhập khẩu An Hưng nhập về Việt Nam. Mặc dù hình thức nhập chính ngạch tuy nhiên doanh nghiệp này đã “biến tấu” không khác gì buôn lậu.

Quá trình kiểm tra, cơ quan chức năng phát hiện trị giá khai báo trên tờ hải quan nhập khẩu không đúng với số lượng cá tầm Trung Quốc nhập về, tang vật vi phạm được định giá lên đến 4.000 kg cá tầm Trung Quốc trị giá 413.947.200 đồng. Theo ông Nguyễn Hữu Minh, Phó Chi cục trưởng Chi cục Hải quan Cửa khẩu Hữu Nghị, lợi dụng bộ hồ sơ được cấp phép, doanh nghiệp đã vượt khối lượng cá tầm khá lớn nhằm đưa vào thị trường Việt Nam. Cũng theo ông Minh, cơ quan chức năng đang chuyển hồ sơ sang Viện Kiểm sát Nhân dân nhằm xác định việc nâng số lượng như thế có phải là hành vi buôn lậu hay không.

Cận cảnh cá tầm Trung Quốc. Ảnh: Hoàng Anh.

Số liệu từ cơ quan chức năng Lạng Sơn thể hiện, có 6 doanh nghiệp hoạt động lĩnh vực nhập khẩu cá tầm trên địa bàn gồm: Công ty Cổ phần XNK Thảo Nguyên (địa chỉ đăng ký: Số 66 Ngô Xuân Quảng, thị trấn Trâu Quỳ, huyện Gia Lâm, TP Hà Nội). Công ty TNHH Đầu tư Thủy sản Hải Yến (địa chỉ đăng ký: Số 17 Dãy 1 chợ Liên Phương, xã Liên Phương, huyện Thường Tín, TP Hà Nội). Công ty TNHH Đầu tư và Xuất nhập khẩu An Hưng (địa chỉ đăng ký: Số 4C, ngõ 230 Quan Nhân, phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội). Công ty TNHH Thương mại XNK Nguyệt Vượng (địa chỉ đăng ký: số 859 Tam Trinh, phường Yên Sở, quận Hoàng Mai, TP Hà Nội). Công ty TNHH Thủy sản Sỹ Hưng và Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Thủy hải sản Thanh Tú cùng địa chỉ đăng ký ở số 1, ngõ 562 đường Lĩnh Nam, tổ 19, phường Lĩnh Nam, quận Hoàng Mai, TP Hà Nội.

Theo tìm hiểu của PV, Công ty TNHH Thủy sản Sỹ Hưng và Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Thủy hải sản Thanh Tú đều do bà Nguyễn Thị Thư là người đại diện pháp luật. Bà Thư được biết đến là doanh nghiệp nhập khẩu cá tầm Trung Quốc về Việt Nam tiêu thụ lớn nhất hiện nay trong suốt nhiều năm qua.

Điều đáng nói, tại thời điểm đầu tháng 12/2020 khi phóng viên đi ghi nhận, 2 công ty của bà Nguyễn Thị Thư có địa chỉ ở số 1, ngõ 562 đường Lĩnh Nam, tổ 19, phường Lĩnh Nam, quận Hoàng Mai, TP Hà Nội đều đã đóng cửa. Một số người dân sống ở khu vực cho biết đây chỉ là nơi đăng ký cũ còn công ty đã chuyển đi nơi khác hoạt động nhiều tháng nay.

Một tiểu thương là khách nhập cá tầm Trung Quốc của bà Thư cho biết, bà Thư chỉ bán buôn cho các tiểu thương, thương lái lớn. Thông thường, một tuần công ty của bà Thư có khoảng 10-12 xe chở cá tầm với số lượng khoảng 40 – 50 tấn đưa đi tiêu thụ tại chợ đầu mối thủy sản Bình Điền (TP Hồ Chí Minh) và các tỉnh lân cận phía Nam. Tại thị trường miền Bắc, công ty này cung cấp chính cho chợ đầu mối thủy sản Yên Sở (Hà Nội) và xe chở cá tầm Trung Quốc đưa đi các tỉnh dọc miền Trung (Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh)… Theo ước tính thời điểm cuối năm, mỗi tuần công ty của bà Thư cung cấp ra thị trường cả nước khoảng 80 – 100 tấn cá tầm Trung Quốc.

Về giá, theo tờ khai hải quan, các doanh nghiệp nhập khẩu cá tầm Trung Quốc mua với giá 103.486 đồng/kg. Sau đó vận chuyển về bán cho các tiểu thương ở miền Bắc với giá 115.000 – 120.000 đồng/kg còn trong thị trường miền Nam sẽ bán với giá 130.000 – 140.000 đồng/kg do phải thêm phí vận chuyển.

“Bóp chết” cá tầm trong nước?

Theo báo cáo của các địa phương sản xuất cá nước lạnh có quy mô như Lâm Đồng, Lào Cai, Cao Bằng, Yên Bái… thách thức từ cá tầm Trung Quốc là đặc biệt lớn, nhiều ý kiến còn cho rằng, nguy cơ “bóp chết” cá tầm trong nước là hiện hữu.

Nhiều địa phương, tổ chức kiến nghị kiểm soát chặt chẽ việc nhập cá tầm Trung Quốc. Ảnh: Hoàng Anh.

Trước hết là thách thức về chất lượng con giống cũng là vấn đề được xem là nghiêm trọng đối với nghề nuôi cá nước lạnh hiện nay. Vấn đề là ở chỗ, trứng cá nhập khẩu từ các nước Âu, Mỹ thường đảm bảo chất lượng cũng như kiểm dịch thú y rất chuẩn mực. Chất lượng trứng như vậy thường tương ứng với giá thành cao, nên con giống sản xuất ra cũng có giá cao. Trong lúc đó, các nhà cung cấp trứng, giống từ Trung Quốc gần kề luôn đưa ra giá thấp hơn 20-35%. Lẽ đương nhiên, phần lớn người nuôi nhỏ lẻ, thậm chí nhiều doanh nghiệp vì lợi ích ngắn hạn đã chấp nhận mua trứng, con giống từ Trung Quốc mà bỏ qua kiểm định chất lượng cũng như các tiêu chuẩn kiểm dịch. Điều này sẽ gây hậu quả cho người nuôi và rõ ràng là thách thức lớn đối với hiện tại và tương lai trong bối cảnh cạnh tranh giữa các nhà cung cấp.

Thách thức thứ hai là hiện nay cá tầm Việt Nam chất lượng cao giá cao đang phải cạnh tranh với cá tầm Trung Quốc chất lượng thấp, giá thấp. Thực tế, Trung Quốc xuất khẩu (bằng con đường tiểu ngạch) sang Việt Nam cá tầm có giá chỉ bằng 50-75% giá cá tại trang trại của Việt Nam. Trong sâu xa, chưa ai giải thích được vì sao giá cá tầm Trung Quốc lại thấp như vậy. Nhưng ai cũng nhận thấy chất lượng cá tầm Trung Quốc thấp (so sánh mùi vị, firmility…).

Ví dụ ở tỉnh Lào Cai, một số cơ sở đã nhập trứng về ấp nở, nhưng số lượng chưa nhiều mà chủ yếu nhập giống về ương nuôi. Tuy nhiên, chất lượng con giống khó kiểm soát về số lượng, chất lượng do các cơ sở nhập trứng từ các tỉnh khác giống nhập trôi nổi trên thị trường và một phẩm giống được nhập lậu từ Trung Quốc. Về cá tầm thương phẩm, theo cơ quan chuyên môn tỉnh này, khó cạnh trạnh với các sản phẩm cùng loại của Trung Quốc, có sự trà trộn giữa sản phẩm sản xuất trong nước nước và sản phẩm nhập lậu qua đường mòn, lối mở.

Nguy cơ cá tầm Trung Quốc “bóp chết” cá tầm tỏng nước. Ảnh: Hoàng Anh.

Tương tự là Lâm Đồng, nơi có nghề nuôi cá nước lạnh vào loại sớm và là một trong những thủ phủ cá nước lạnh hiện nay ở Việt Nam.

Theo thống kê, diện tích nuôi cá nước lạnh của tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020 vẫn ổn định 50 ha, với 25 trang trại (15 doanh nghiệp), 35 hộ nuôi và 1 hồ, tập trung chủ yếu tại các huyện Lạc Dương, Đam Rông, Di Linh và Thành phố Đà Lạt. Hình thức nuôi phổ biến là xây bể xi măng, sử dụng bể composite, đào ao hồ lát bạt và khoảng 200 lồng ở Hồ KaLa – huyện Di Linh.

Hiện nay, sản lượng cá nước lạnh tỉnh Lâm Đồng ước đạt từ 1.200 – 1.400 tấn/năm và chủ yếu tiêu thụ tại thị trường Thành phố Hồ Chí Minh và tiêu thụ nội tỉnh.

Một trong những khó khăn hiện hữu với Lâm Đồng là giá cả và thị trường tiêu thụ cá nước lạnh không ổn định. Một số thời điểm cá tầm Trung Quốc vẫn được nhập vào Việt Nam và rất khó phân biệt với cá tầm Đà Lạt, làm ảnh hưởng đến thị trường, giá cả sản phẩm cá nước lạnh.

Sau nhiều cuộc hội nghị, hội thảo và khảo sát, được biết, Hiệp hội phát triển cá nước lạnh tỉnh Lâm Đồng và một số địa phương đang gửi ý kiến lên Bộ NN-PTNT kiến nghị phối hợp giám sát chặt chẽ việc nhập khẩu cá tầm Trung Quốc.

Hoàng Anh

Bạn đang xem bài viết Cá Tầm Trung Quốc, Tôm Càng Xanh Giá Rẻ trên website Fcbarcelonavn.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!