Cập nhật thông tin chi tiết về Cá Ngừ Đại Dương Từ A Đến Z (8): Về Dinh Dưỡng. mới nhất trên website Fcbarcelonavn.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Cá ngừ đại dương từ A đến Z (8): Thông tin về dinh dưỡng.
Posted by BvN Editor on 10/06/2011 · Leave a Comment
Bạn thường thấy cá ngừ vây vàng trong các cửa hàng thức ăn và trong các menu nhà hàng Sushi thường có cá ngừ, cách chế biến tiêu biểu bao gồm làm khô bề mặt và để cho phần thịt trung tâm tái và hồng. Cá ngừ được dùng cho rất nhiều món, vì có cơ thịt chắc và hương vị thơm ngon.
Một phần 85 gam cá ngừ tươi có chứa 91.8 calory. Nếu bạn tuân theo một bữa ăn 2.000 calory, phần này chiếm 4,6% lượng calory bạn ăn trong một ngày. Để tạo ra một bữa ăn cân bằng có cá ngừ sushi, hãy ăn chung với rau, như là bí zucchini hay cà rốt, và bánh mì hay ngũ cốc. Một lần ăn cá ngừ như vậy cung cấp 0.8 gam mỡ.
Carbohydrate và protein
Cá ngừ không cung cấp carbohydrate, làm cho thực phẩm bạn ăn với cá này rất quan trọng để thu được chất bột đường bạn cần trong bữa ăn. Cả carbohydrate và protein cung cấp năng lượng, và bạn cần 130 gam chất bột đường và 46 gam đến 56 gam protein một ngày để đáp ứng nhu cầu này. Món ăn 85 gam cá ngừ cung cấp 19.9 gam protein, làm thỏa mãn một phần đáng kể nhu cầu dinh dưỡng. Ngoài là một nguồn năng lượng ra, protein trong cá ngừ còn khuyến khích hệ thống miễn dịch và tăng cường phát triển cơ nạc.
Vitamin và chất khoáng
Vitamin B đóng vai trò quan trọng trong thành phần vitamin của cá ngừ. Phần cá ngừ 85 gam chứa 41,7 phần trăm vitamin B-3, 38,2% của vitamin B-6 và 24,6 phần trăm của vitamin B-1 bạn cần một ngày. Vitamin B giúp cơ thể tạo ra năng lượng từ thực phẩm trong bữa ăn của bạn. Bạn cũng được tăng cường chất selen khi ăn cá ngừ, mỗi phần 85 gam cá ngừ chứa 44,3% lượng selen cần hàng ngày. Selen giúp sản xuất chất chống oxy hóa, thành phần bảo vệ bạn khỏi nguy hiểm các gốc tự do ở mức độ tế bào
Trong khi không có vấn đề bình thường nào, cá ngừ có thể bị nhiễm độc bỡi vi khuẩn. Sự bùng phát salmonela năm 2010 có nguồn gốc từ cá ngừ nhập khẩu vào Mỹ từ Đông Nam Á. Bạn có thể bị những dạng bệnh khác từ ăn cá ngừ nhiễm bệnh, bao gồm nhiễm độc ciguatera, hay scombroi. Một số chất nhiễm độc môi trường như thủy ngân, là bình thường của tất cả các loại cá, bao gồm cả cá ngừ. Cá ngừ chứa nhiều thủy ngân hơn các loại đồ hộp khác. Cá ngừ có chứa 0.6 micro gam thủy ngân trong một gam cá, so với 0,35 trong cá ngừ vằn, loài cá thường dùng để làm đồ hộp. Hãy hạn chế sự tiêu thụ cá có hàm lượng thủy ngân cao hơn, đặc biệt khi bạn có mang, vì thủy ngân có thể có thể gây hại cho bào thai. Cơ quan quản lý dược phẩm và thực phẩm Mỹ khuyến cáo không nên ăn quá 450 gam cá và động vật có vỏ, bao gồm cả ngừ, mỗi tuần để tránh các rắc rối cho sức khỏe.
(Còn nữa) Cá ngừ đại dương từ A đến Z (9) Giới thiệu một công ty đánh bắt và chế biến cá ngừ. Cá ngừ đại dương từ A đến Z (7): Mua và nấu cá ngừ. Cá ngừ đại dương từ A đến Z (1) Giới thiệu cá ngừ vây vàng.
Cá Ngừ Đại Dương Từ A Đến Z ( 1 ) Giới Thiệu Cá Ngừ Vây Vàng
Cá ngừ đại dương từ A đến Z ( 1 ) Giới thiệu cá ngừ vây vàng
Posted by BvN Editor on 04/06/2011 · Leave a Comment
Lời dẫn : Câu cá ngừ đại dương đã trở thành ngành kinh tế quan trọng từ hàng chục năm nay của bà con ngư dân nước ta, đặc biệt là tại các vùng biển Quảng Ngãi, Quy Nhơn, Tuy Hòa, Nha Trang, Vũng Tàu … Cá ngừ đại dương đã được bảo quản, chế biến và xuất khẩu đến nhiều nơi trên thế giới.
Chúng tôi đăng loạt bài ” Cá ngừ đại dương từ A đến Z ” để các bạn tham khảo thêm một cách tổng quát về loài, cách đánh bắt, bán đấu giá tại chợ cá lớn nhất thế giới, cách chế biến…và tiêu thụ của loài cá ngừ quan trọng nhất ở nước ta là cá ngừ vây vàng.
Trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.
Vây đuôi cá ngừ vây vàng khắc hình chữ M đặc trưng tại chính giữa khớp đuôi của nó. Đằng sau vây lưng và vây bụng, nhìn nghiêng thân của nó hơi phẳng. Mặt bụng của gan phẳng và thùy phải dài hơn thùy trái.
Cá ngừ vây vàng trưởng thành được phân biệt bỡi có vây ngực tương đối dài, bằng 1/3 tới 1/4 chiều dài thân. Ở cá nhỏ, có khoảng 20 đường nhạt đứt gãy dọc theo phía dưới của cá. Ở cá lớn, vây lưng thứ hai và vây bụng có thể kéo dài và màu vàng sáng. Cá ngắn 75 cm chiều dài khớp thân ( nặng khoảng 10 ký ) có thể khó phân biệt với cá ngừ mắt to cùng kích thước.
Cá ngừ đẹp và có nhiều màu sắc. Xanh dương đến xanh thép ở phía trên, bạc đến vàng nhạt ở hông, trắng bạc phía dưới. Ở cá tươi, một dải vàng sáng hoặc xanh óng ánh chạy dọc theo hông trên, ngăn cách lưng màu đen khỏi vùng bụng sáng hơn.
Khu vực bao tử thỉnh thoảng có những mảng hình ô van không màu và những thanh đứt khúc gãy mờ. Điều này rõ hơn ở cá non.
Vây cá ngừ có màu vàng sáng. Vây nhỏ, đặc biệt có màu vàng hoàng yến với mép màu đen.
Ở biển Úc cá từ 2 đến 80 kg là phổ biến với vài cá thể lên tới 100 kg. Ở nước khác có ghi nhận cá nặng hơn 150 kg.
Cá ngừ cũng có thấy ở gần bờ, trong các dòng nước ấm và sạch, nhưng thông thường là ở thềm lục địa. Chúng thích nước sạch hơn với nhiệt độ chừng 27 độ C. Chúng hiếm khi vào vùng nước nhiễm màu dơ bẩn.
Cá ngừ ăn ở bề mặt và tốt hơn ở vùng nước sâu.
Thịt cá ngừ ăn rất ngon, đặc biệt là món sashimi ( cá tươi)
Cá ngừ non sẽ ăn câu nhấp và nhử, mồi sống nhỏ và thỉnh thoảng cá mòi nổi tự do hoặc mảnh cá cắt nhỏ. Cá ngừ lớn hơn ăn mồi sống nhỏ và trung bình như cá ngừ chù, cá ngừ sọc dưa cân nặng chừng 5 kg.
Cá ngừ cực kỳ mạnh mẽ và đòi hỏi phải có dụng cụ câu cá tốt nhất và lao mấu.
Cá ngừ vây vàng thường được chào bán dưới tên ahi, từ tên Hawaii, mặc dù tên này cũng chỉ đến một loài cá ngừ gần gũi với nó là cá ngừ mắt to. Mặc dù tên loài cá ngừ vây vàng Albacares có thể gợi ý khác, loài cá được biết là Albacore là một loài cá ngừ khác, Thunnus alalunga. Cá ngừ vây vàng thường được chỉ tới như là albacora bỡi các ngư dân người Bồ Đào Nha hay Pháp.
Thức ăn của cá ngừ vây vàng bao gồm cá, giáp xác và mực. Giống như tất cả cá ngừ, hình dạng cơ thể của nó được tiến hóa cho tốc độ, làm cho nó có khả năng đuổi theo và bắt những con mồi như cá chuồn, cá thu đao và cá thu. Các loài cá sống thành đàn như cá mòi, cá lồng đèn và các loài cá nổi khác tương tự, như cá cơm, cá trích cũng bị chúng ăn. Cá ngừ vây vàng lớn có thể ăn các thành viên của họ cá ngừ nhỏ hơn như cá ngừ chù và cá ngừ sọc dưa. Ngược lại, cá ngừ vây vàng nhỏ là con mồi của những kẻ săn mồi đại dương khác như cá ngừ lớn hơn, chim biển và những con cá ăn thịt như cá cờ hũ, cá mập và cá cờ.Cá ngừ đại dương từ A đến Z (2) Phương pháp đánh bắt cá ngừ đại dương. Những loài cá hàng đầu – cá ngừ vây vàng Albacore tuna – Cá ngừ vây dài Cá ngừ vây xanh phương nam
Tổng Hợp Kiến Thức Về Dinh Dưỡng Từ A Đến Z Trong Môi Trường Hồ Thủy Sinh (Update 2022)
I. Lời nói đầu:
Trước khi đọc bài này, mình xin nói luôn là có rất nhiều cao thủ, người chơi thành công, thậm chí là những nhà vô địch thế giới của các cuộc thi thủy sinh không cần quan tâm, thậm chí là không cần biết gì về những thứ gọi là “đa lượng, vi lượng, gH, kH, tds…”. Bạn không cần phải rành về những thông số này để thành công trong thú chơi thủy sinh, đây chưa bao giờ và sẽ không bao giờ là điều kiện bắt buộc để có hồ đẹp. Tuy nhiên, nếu hiểu rõ hơn, chuyên sâu hơn về những thông số dù là từ căn bản đến nâng cao, hoặc đơn giản là có thêm chút kiến thức khoa học thì thú chơi này sẽ trở nên thú vị, chính xác và dễ dàng hơn nhiều. Các bạn sẽ tìm ra nguyên nhân nào gây nên vấn đề nhức đầu trước giờ, và tìm ra hướng giải quyết 1 cách rõ ràng hơn. Vốn là người hay tò mò, đam mê tìm tòi và thí nghiệm đủ loại khoa học, sau nhiều năm mình cũng đã đúc kết cho mình chút kinh nghiệm, kiến thức riêng. Vì vậy mình dành nhiều thời gian để viết bài này chia sẽ kinh nghiệm cho người mới, dành cho cả những bạn dù không quan tâm đến kiến thức chuyên sâu, và cả cho những bạn đam mê khoa học, nghiên cứu gốc rễ như mình. Mình sẽ dùng ngôn từ dễ hiểu nhất, và những chổ cần chuyên sâu mình sẽ ghi chú rõ cho các bạn tiện theo dõi. Hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn, làm cuộc chơi của các bạn dễ dàng hơn.
II. Dinh dưỡng trong hồ thủy sinh
1. Các chất đa lượng quan trọng (Macro Elements)
Cây thủy sinh thường đòi hỏi và sử dụng 1 lượng lớn những chất này, và chúng cũng chịu đựng được nồng độ những chất này cao hơn mà không bị ngộ độc:
Carbon (C): đây là chất đa lượng quan trọng nhất và được cây thủy sinh sử dụng nhiều nhất. Thân và lá cây được tạo nên bởi gần 50% từ Carbon. Nói 1 cách chính xác nhất thì đây là nguồn sống của cây và đa số những vấn đề người chơi hay gặp phải đều là thiếu Carbon. Khi lượng carbon trong hồ không đủ hoặc quá thấp, cây thủy sinh sẽ phản ứng tiêu cực ngay, chúng bắt đầu ngừng quang hợp, ngừng phát triển , lá teo dần, mất màu, stress, rụng rữa lá dần, và đặc biệt là rất dễ bị rêu hại tấn công. Toàn bộ những triệu chứng trên đều rất giống với việc cây bị thiếu những chất đa vi lượng khác. Mình đã có bài viết dành riêng cho đa lượng quan trọng nhất này ở đây:
Bài Tổng Hợp Về Carbon Và Co2 Trong Hồ Thủy Sinh
và 1 bài thử nghiệm khi tắt Co2 và bật lại trong 1 tháng để quan sát phản ứng của 1 số loại cây thủy sinh ở đây:
Thử Nghiệm Về Tầm Quan Trọng của Khí Co2 Trong Hồ Thủy Sinh
Cách tối ưu lượng khí Co2 đơn giản và chính xác nhất ở đây:
(Căn Bản) Tối ưu lượng Co2 trong hồ thủy sinh đơn giản và chính xác bằng pH
Một điều cực kì quan trọng mình muốn nhắc lại lần nữa cho các bạn mới chơi là: mặt nước càng động thì lượng Co2 thất thoát càng nhanh, nên phải cung cấp nhiều hơn hồ có mặt nước tĩnh. Ngược lại, nếu hồ bạn có mặt nước tĩnh (vì không dùng quạt, lọc yếu…) thì chỉ cần 1 lượng Co2 vừa phải để cá tép không ngộp. Hãy chú ý điều nhỏ nhặt này vì nó sẽ là chìa khóa giúp bạn có hồ đẹp trong tương lai.
Oxygen và Hydrogen: luôn có sẵn trong hồ và nước (H2O). Oxygen là 1 đa lượng quan trọng không kém Carbon vì nó chiếm hơn 40% trong thân và lá cây. Oxygen không quá đáng để lưu tâm vì nó có sẵn, nhưng thỉnh thoảng không đủ nên cá tép bị ngộp, hệ vi sinh bị yếu và gây mất cân bằng cho cả hệ thống. Để giải quyết điều này, chúng ta chỉ việc làm mặt nước hồ động thì lượng O2 sẽ được hòa tan từ không khí vào mặt nước (có thể là sục khí, hoặc chạy lọc váng, dùng quạt). Nhưng cũng nên lưu ý điều mình vưà đề cập ở trên, đừng để mặt hồ quá động nước vì có thể làm thất thoát Carbon quá nhanh. Vậy nghệ thuật, bí quyết các bạn cần tìm ra là 1 độ động mặt nước chấp nhận được, vưà làm mát nước, vừa đủ O2 nhưng không làm Co2 bay hơi quá nhanh.
Canxi (Ca) và Magie (Mg): thường được gọi là trung lượng (Secondary Macros Elements), nhưng mình góp nó vào phần đa lượng luôn cho tiện. Ca và Mg là 2 thành phần tạo nên gH (độ cứng của nước). Ca và Mg càng nhiều thì gH càng cao – nước càng “cứng”, và nước mềm là nước có Ca Mg thấp – gH thường từ 1-4. Trong tự nhiên, Ca Mg thường tồn tại ở hầu hết các nguồn nước và chúng thường có tỉ lệ Ca: Mg là 3:1 hoạc 4:1. Ca và Mg rất quan trọng cho cả động và thực vật thủy sinh, Ca và Mg bắt buộc chúng phải hiện diện trong nước. Đây là lý do nhiều bạn dùng nước từ bộ lọc RO có tds = 0, không còn chút Ca Mg nào, và không thể trồng cây thủy sinh được trừ khi châm thêm khoáng vào. Động thực vật thủy sinh có thể thích nghi với nhiều nồng độ Ca Mg khác nhau (nước sông Amazon nhiều chổ chỉ có lượng gH chưa được 1, Ca Mg rất thấp nhưng đa số động thực vật ở đó rất khỏe), và 1 số nơi khác gH lên đến trên 10 và các sinh vật vẫn khỏe mạnh. Ở VN, đa số nước máy thủy cục ở các tỉnh phía nam có gH cỡ 2-3 độ, Ca 17-20 ppm, Mg 3-5 ppm, tds từ 45-60 ppm. Đây có thể gọi là nồng độ lý tưởng để trồng đa số các loại cây thủy sinh. Ở 1 số tỉnh phía bắc, gH có thể lên đến 6-10 độ, tds lên rất cao và gây khó khăn khi trồng 1 số cây thủy sinh ưa nước mềm như họ tonina chẳng hạn. Một điều quan trọng và rất thú vị mình trải nghiệm là nồng độ Ca cao trong nước có thể giải độc sắt và 1 số kim loại nặng cho cây thủy sinh. Nhiều hồ bị độc Fe, cây ngừng phát triển, mình đưa Ca lên cỡ 35-40 ppm thì lập tức cây khỏe lại và phát triển tiếp. Tuy nhiên đến 1 mức độ độc nào đó thì Ca lại hết khả năng giải độc này. Vậy nên mình thường dùng phương pháp nâng Ca lên 40 ppm để điều trị tạm thời 1 số hồ có triệu chứng ngộ độc nhẹ mà thôi, phương pháp hiệu quả lâu dài vẫn là kiểm soát lượng Fe và kim loại nặng trong nước.Kết luận: nếu bạn dùng nước máy ở VN chơi thủy sinh thì thật sự bạn không cần quá quan tâm đến Ca và Mg, trừ trường hợp bạn nuôi 1 số dòng cá tép cần Ca Mg cao, hoặc bạn nghiên cứu trồng những loại cây đặc biệt. Hồ có gH càng cao thì có khả năng chịu đựng nồng độ sắt cao hơn, tức là chịu đựng độc kim loại tốt hơn, nhưng đây cũng có nghĩa là nếu nguồn nước bạn có gH cao thì bạn cần nồng độ dinh dưỡng vi lượng cao hơn để cây khỏe mạnh. (Đây cũng là nguyên nhân nhiều người chơi thành công với phương pháp EI của Tom Barr vì họ có gH cao, và nhiều người thất bại vì dùng nước quá mềm) Để đo nồng độ gH các bạn có thể dùng bộ test gH của API, hay tms của Việt Nam. Để đo nồng độ Canxi bạn dùng API hay Sera test, nhưng cẩn thận với việc đo Mg vì đa số các bộ test Mg chỉ dành cho hồ nước biển với nồng độ Mg cực cao trên 1000 ppm. Nếu bạn mua bộ test Mg thì chắc chắn sẽ không đo được cho nước ngọt vì nồng độ Mg quá thấp. Vậy cách duy nhất để đo Mg 1 cách chính xác và… miễn phí là: đo gH, đo Ca, sau đó dùng công thức sau tính ra lượng Mg: Mg ppm = ((17.86 x dGH) – (2.5 x Ca ppm)) / 4.1 Lấy gH của hồ nhân với 17.85, được kết quả đem trừ đi ppm của Ca nhân với 2.5. Ra kết quả chia 4.1 là được ppm của Mg. Để châm thêm Ca và Mg các bạn có thể châm khoáng tép, châm những chai tăng gH, hoặc dùng phân hóa học CaSO4, CaCl2, MgSO4
2. Các chất vi Lượng quan trọng (Micros Elements)
Sắt (Fe- Iron): mình nhận thấy rằng đây là chất hay bị thiếu hụt nhất trong hồ thủy sinh, và cũng là chất dễ dư thừa gây ngộ độc và bùng phát rêu hại nhất. Mình có 1 bài riêng, khá chi tiết về vi lượng sắt:
Thông Tin Chi Tiết về Vi Lượng Sắt (FE) Trong Hồ Thủy Sinh
Mangan (Mn): 1 vi lượng quan trọng khác, thường đi kèm với Fe ở tỉ lệ Fe:Mn 2:1. Nếu các bạn dùng nền công nghiệp hoặc nền trộn, hoặc có châm phân nước tổng hợp thì hầu như không cần phải bận tâm về lượng Mn. Mn hầu như không thể đo bằng bộ test thông thường, và nguồn cung cấp Mn thường là từ bột MnSO4 hoặc chelate Mn.
Kẽm (Zn): đây vừa là vi lượng quan trọng cho cây thủy sinh, vừa là 1 kim loại nặng có thể gây độc. Cũng giống Mn, nếu các bạn dùng nền công nghiệp hoặc nền trộn, hoặc có châm phân nước tổng hợp thì hầu như không cần phải bận tâm về lượng Zn. Zn hầu như không thể đo bằng bộ test thông thường, và nguồn cung cấp Zn thường là từ bột ZnSO4 hoặc chelate Zn.
Đồng (Cu): vừa là vi lượng cực kì quan trọng, vừa là 1 loại kim loại nặng cực độc nếu hàm lượng cao trong nước. Cu nổi tiếng là độc với cá tép, đặc biệt là tép ong, cây thủy sinh, và cả rêu hại. Trên cạn nông dân thường dùng Đồng sunphat CuSO4 để trị rêu hại. Cu không thể thiếu trong môi trường thủy sinh, nhưng chỉ với 1 lượng rất nhỏ cỡ 0.0002 đến 0.0005 mg/L. Đo lường Cu rất khó, phải dùng dụng cụ chuyên dụng phòng Lab, và nguồn cung cấp Cu thường là CuSO4 hoặc Chelate Cu
Molypden (Mo): được gọi là siêu vi lượng, vì chỉ cần 1 lượng siêu nhỏ trong môi trường nước thủy sinh (0.0000033 đến 0.0000099 mg/L). Mo có tác dụng chuyển đổi NO3 thành NH4 cho cây dễ dàng hấp thụ hơn. Nếu hồ bạn có dùng nền hoặc cho cá tép ăn thường xuyên thì sẽ không lo thiếu hụt Mo, nhưng cũng cẩn thận vì lượng Mo cao sẽ gây ngộ độc toàn bộ các loại cây thủy sinh (nên tránh việc dùng phân thủy canh với lượng Mo cực cao để châm vào hồ, trên cạn lượng Mo dành cho cây có thể cao hơn dưới nước nhiều). Nguồn cung cấp Mo thường là từ Sodium Molybdate (Na2MoO4).
Nikel (Ni): cũng như Mo, Ni là 1 siêu vi lượng quan trọng có tác dụng chuyển đổi NH3/NH4 thành thức ăn cho cây thủy sinh. Ni cũng được xem là kim loại nặng và chỉ cần lượng rất nhỏ như Mo (0.0000033 đến 0.0000099 mg/L). Nguồn cung cấp Ni thường từ NiSO4.Những chất vừa là vi lượng quan trọng, vưà là kim loại nặng gây độc như Zn, B, Cu, Ni, Mo hầu như không thể đo lường được bằng những dụng cụ test thông thường, nên việc hạn chế cho vào hồ những thứ có thể tan ra chúng là cực kì cần thiết. Điển hình là đá nham thạch nâu với khả năng gây độc cực mạnh nếu dùng 1 lượng lớn để lót nền hay để trong hộp lọc, hoặc 1 số loại đất thịt, nền trộn từ nguồn không rõ ràng. Việc dùng phân bón cho cây cạn, thủy canh châm cho hồ thủy sinh cũng mang lại hậu quả, dù là không thấy sớm những triệu chứng, nhưng về lâu dài thì chắc chắn người chơi sẽ cảm nhận được những dấu hiệu ngộ độc của động thực vật thủy sinh.Lời khuyên chung cho các bạn mới chơi về vi lượng: nên dành sự quan tâm nhiều đến Fe vì nó quan trọng nhất và hay vị thiếu hụt, dư thừa nhất trong hồ thủy sinh. Những vi lượng còn lại không đáng quan tâm nếu bạn không dùng nền trơ, không nghiên cứu chuyên sâu. Và nên cẩn thận với những thứ có khả năng gây độc khi cho vào hồ.
Cách Chế Biến 8 Món Ngon Từ Cá Ngừ, Cá Ngừ Đại Dương Nấu Món Gì Ngon Và Dễ Làm Nhất?
Cách chế biến các món ngon từ cá ngừ và cá ngừ đại dương, cá ngừ đại dương nấu món gì ngon nhất dùng đãi tiệc hoặc ăn cơm gia đình như cá ngừ đại dương nhúng dấm, cá ngừ chiên sốt cà chua, cá ngừ đại dương áp chảo, cá ngừ nấu canh chua, cá ngừ kho dưa cải¸ cá ngừ đại dương nướng…
Những cách chế biến món ngon từ cá ngừ, cá ngừ đại dương đơn giản, ngon cơm gia đình và dễ thực hiện như:
Cá ngừ đại dương nướng giấy bạc
Trứng cuộn cá ngừ đại dương
Cá ngừ đại dương kho cà chua
Cá ngừ kho dưa cải chua
Cá ngừ kho ớt
Cá ngừ sốt cà chua
I. Cách làm món ăn từ cá ngừ, cá ngừ đại dương đơn giản và ngon nhất
Cách chế biến cá ngừ đông lạnh thơm ngon, không bị mất chất
Kinh nghiệm mua và sơ chế cá ngừ đông lạnh
Cá ngừ là một trong những loại hải sản cực kỳ thơm ngon và bổ dưỡng, do đó chúng được sử dụng để chế biến thành nhiều món ăn ngon và rất hấp dẫn.
Nếu mua được cá ngừ tươi ngon thì thật tuyệt vời, bạn đã có nguyên liệu ngon. Tuy nhiên, cá ngừ chủ yếu sống ở vùng biển, do đó không phải ở đâu bạn cũng có thể mua cá ngừ tươi để ăn, đặc biệt là cá ngừ đại dương, chúng thường được mang đến tay người tiêu dùng dưới dạng cá đông lạnh.
Ở trong các cửa hàng thực phẩm sạch hay siêu thị, chúng thường được đóng trong túi và hút chân không, sau đó cấp đông.
Vậy bạn đã biết cách chọn mua, cách chế biến cá ngừ đông lạnh chưa? Một vài bí kíp giúp bạn có được món ăn ngon từ cá ngừ đông lạnh sẽ được Massageishealthy bật mí ngay sau đây.
Khi chọn mua cá ngừ đông lạnh hay bất cứ loại cá đông lạnh nào, việc đầu tiên bạn cần làm đó chính là bạn cần kiểm tra hạn sử dụng, cá biển đông lạnh chỉ nên sử dụng trong vòng 1 tháng kể từ ngày đánh bắt là tốt nhất.
Nếu để quá lâu, chúng có thể bị biến đổi chất, thậm chí tạo ra nhiều chất gây hại đến sức khỏe người sử dụng. Tuy nhiên, đối với những sản phẩm tự đóng gói, hạn sử dụng đôi lúc cũng không thể tin tưởng được.
Chính vì vậy tiếp theo bạn hãy kiểm tra xem bao bì có bị rách, hở ở chỗ nào không và hãy quan sát phần cá ở bên trong. Bạn không nên chọn những miếng cá có lớp tuyết dày đặc vì có thể chúng đã được bảo quản trong thời gian quá lâu hoặc đã từng được rã đông rồi lại cấp đông lần nữa.
Kinh nghiệm rã đông cá ngừ đông lạnh
Nếu bạn muốn nấu ăn với cá ngừ vào ngày mai, thì hôm nay bạn hãy đưa cá ngừ từ ngăn đá xuống để ở ngăn mát. Cách này sẽ giúp cá ngừ có thể giữ nguyên hương vị và dinh dưỡng vốn có.
Tuyệt đối không nhúng cá vào nước nóng hay để dưới ánh năng mặt trời để rã đông. Nếu làm như vậy rất có thể làm vi khuẩn sinh sôi, phát triển.
Sau khi rã đông, bạn không nên tái đông cá ngừ, vì như vậy cá sẽ rất dễ bị hư hỏng, hơn nữa cũng sẽ làm mất đi rất nhiều dinh dưỡng của cá ngừ.
Cách chế biến cá ngừ đông lạnh
Cá ngừ đại dương luôn mang tới cho thực khách những cảm xúc đặc biệt khi đưa họ đi từ cảm giác mềm mại, ngọt thanh tự nhiên đến mùi mặn nồng của biển cả. Đối với những người đầu bếp, họ cũng luôn tìm kiếm cho mình các công thức độc đáo nhất để mang tới một hương vị hài hòa và hoàn hảo.
Chế biến cá ngừ đại dương vừa khó lại vừa dễ, dễ là bởi hương vị vốn có của cá ngừ đã là vô cùng tuyệt vời, việc thêm thắp những gia vị bên ngoài chỉ là để làm tăng độ hoàn hảo cho món ăn mà thôi.
Thế nhưng cũng chính từ đây, cái khó lại là việc làm thế nào để nâng tầm một nguyên liệu đã quá tuyệt và đưa nó tới với thực khách, bên cạnh đó, việc làm hỏng cá ngừ trong quá trình chế biến cũng thực sự là một điều đáng tránh.
Với tiềm năng cũng như áp lực như vậy, ta có thể thấy được cá ngừ đại dương đặc biệt đến thế nào. Cùng Massageishealthy đi tìm lời giải cho: cá ngừ đại dương làm món gì ngon?
Cá ngừ là một loại cá biển khá thơm ngon, được nhiều người ưa thích và là một thực phẩm thường xuyên được sử dụng trong bữa ăn thường ngày. Vậy thì, những món ngon từ cá ngừ đại dương là gì?
Việt Nam sở hữu vùng Biển Đông dồi dào hải sản, sở hữu một vùng biển rộng lớn cùng nguồn sinh thái cực kỳ phong phú.
Điều đó đã biến nơi đây thành một nơi cực kỳ lý tưởng để khai thác hải sản đặc biệt là cá ngừ đại dương, một trong những loại hải sản được khá nhiều người trên thế giới mong muốn có một lần thưởng thức.
Vì sao loài cá ngừ này lại có sức hút lớn đến như vậy? Đó chính là vì nguồn dinh dưỡng vô tận mà nó mang lại cùng vị thơm ngon, đẹp mắt mà nó sở hữu.
1. Cách lám món cá ngừ đại dương nướng giấy bạc
Cá ngừ đại dương nướng có mùi vị đặc trưng của cá nướng, vị thịt ngọt tự nhiên, ăn khá hấp dẫn, làm nhiều người không khỏi thích thú.
Nguyên liệu:
Cá ngừ đại dương: Bạn chọn loại cá ngừ đại dương tươi ngon hoặc đông lạnh đều được.
Tỏi: Muốn chọn loại tỏi ngon nhất thì nên chọn loại tỏi nhỏ, khó bóc vỏ bởi vì nó sở hữu mùi thơm nồng đặc biệt khá ngon.
Bạn nên tránh chọn phải loại tỏi đã mọc mầm vì nó dễ dàng gây hại cho sức khỏe bởi chất độc biến thể trong nó khi nảy sinh mầm.
Gừng: Hãy cẩn thận chọn những củ gừng tươi vì nó cũng giống như hành và tỏi, đừng chọn những củ quá khô vì nó sẽ không ngon.
Giấy bạc: Muốn rẻ và hợp vệ sinh thì tốt nhất bạn nên mua giấy bạn ở hầu hết các siêu thị hiện nay để có thể an tâm.
Một số gia vị như: Tùy theo sở thích của bạn mà chuẩn bị một số gia vị như: Muối, đường, hạt nêm, mắm, hạt tiêu hay một vài gia vị khác.
Chế biến:
Bóc vỏ tỏi cùng hành tím, sau đó thì băm nhuyễn. Sau khi rửa cá ngừ thật sạch thì dùng dao sắt nhọn để cắt khúc cá ra thành những miếng to cỡ bằng lòng bàn tay.
Sau đó, để cá cho ráo nước rồi dùng một chút tỏi và hành tím đã băm nhỏ cùng một chút muối, một chút tiêu để ướp cá.
Muốn cá thấm gia vị, nên ướp cá trong vòng 15 phút. Sau khi ướp xong, dùng giấy bạc gói cá thật kín cùng với một chút hành tỏi rồi chuẩn bị nướng trên bếp.
Muốn có hương vị ngon nhất thì bạn nên dùng than hoa để nướng cá, nếu có điều kiện, tuy nhiên, bạn vẫn có thể sử dụng bếp điện hay lò nướng vẫn được.
Nướng đều cá trên than hồng khoảng 5-10 phút là có thể dùng được vì thịt cá ngừ khá nhanh chín, món ăn sẽ hoàn tất khi bạn nghe thấy mùi thơm bốc ra từ giấy bạc.
Trình bày cá ra đĩa, dùng dao rạch phần trên của giấy bạc và thưởng thức thành phẩm cùng gia đình và những người thân yêu của bạn.
Hương vị thơm ngon của cá sẽ hoàn toàn được giữ nguyên khi bạn dùng cách chế biến cá ngừ đại dương này. Để tăng vị đậm đà của cá, bạn nên dùng kèm cùng với nước mắm gừng khi ăn.
2. Cách làm trứng cuộn cá ngừ đại dương
Vị trứng béo ngậy hòa quyện cùng vị thịt của cá ngừ tạo nên một món trứng cuộn cá ngừ đại dương khá lạ miệng, được nhiều người ưa thích.
Nguyên liệu:
Cá ngừ đại dương: Bạn có thể mua cá ngừ ngâm hộp hoặc ngâm dầu tại các siêu thị cũng như các cửa hàng chuyên đồ hộp nếu không mua được cá ngừ tươi.
Trứng gà: Tránh chọn những quả trứng gà ung, thối, thay vào đó chọn những quả lành lặn, không vỡ.
Thì là: Nếu không thích mùi của thì là thì có thể thay thế bằng hành lá cũng được. Nên lựa chọn những cây thì là tươi xanh, ít bị úa.
Nước mắm cốt: Nhiều gia đình và nhà hàng hay sử dụng những loại nước chấm thông thường, tuy nhiên, bạn nên hạn chế sử dụng. Đạm sẽ cao hơn và hương vị sẽ đậm đà hơn khi bạn sử dụng nước mắm cốt.
Dầu ăn: Dầu oliu là một loại dầu có thể sử dụng trong chế biến món ăn, nó khá tốt cho sức khỏe và những ai có điều kiện thì nên sử dụng. Nếu không thì bạn cũng có thể sử dụng dầu thực vật thay thế mỡ động vật.
Một số gia vị khác như: Muối, tiêu, hạt nêm, bột ngọt hoặc 1 số gia vị khác
Chế biến:
Sau khi rửa sạch thì dùng dao sắt thái cá ngừ cho thật nhỏ. Dùng thìa hoặc dĩa để nghiền cho nhuyễn nếu như là cá nhỏ. Thì là rửa thật sạch, thái nhỏ sau khi đã ráo nước, cho ra một bát riêng.
Chuẩn bị một bát tô to vừa,dùng thìa là cùng khoảng 1 thìa nước mắm để trộn cá ngừ, trộn cho thật đều tay.
Dùng một bát tô khác, sau khi đập trứng vào bát thì cho thêm gia vị như muối, đường, tiêu và dùng đũa hoặc dụng cụ đánh trứng tiến hành đánh bông trứng lên cho đều.
Bắc chảo lên và bật bếp với mức lửa to,cho một ít dầu ăn vào chảo và đợi đến khi dầu nóng lên. Trứng đổ vào chảo và dùng tay lắc đều để trứng có thể tráng một lớp mỏng trên bề mặt chảo.
Sau đó, xúc cá ngừ đã trộn lên trên bề mặt của trứng. Bạn có thể dàn ra đều hoặc múc gọn vào một góc tùy theo sở thích.
Dùng bàn sản hoặc là đũa và thìa để cuộn trứng lại một cách khéo và đẹp mắt nhất. Trứng nên rán chín cho vàng đều 2 mặt, sau đó thì tắt bếp trong khoảng 1-2 phút.
Sau khi gắp trứng ra một cái đĩa to thì tiến hành dùng dao cắt trứng cuộn thành từng miếng theo ý thích.
Chỉ trong một thời gian ngắn mà chúng ta đã có thể hoàn thành được món trứng cuộn cá ngừ đảm bảo chuẩn hương vị, giúp cho bữa cơm trở nên ấm cúng hơn.
3. Cách làm cá ngừ đại dương kho cà chua
Cá ngừ đại dương kho khi ăn với cơm trắng vào những ngày đông thì thật tuyệt vời, với hương vị đậm đà cùng mùi thơm của cà chua, hành tím sẽ kích thích tột đỉnh vị giác của mọi người.
Nguyên liệu:
Cá ngừ đại dương tươi: Tùy theo số lượng ăn người ăn mà chọn mua một lượng cá hợp lý, chọn những khúc cá ngừ tươi phi lê đã được lọc sẵn xương để có thể chế biến nhanh hơn.
Cà chua: Cà chua kho cá là những quả cà chua chín, mọng nước và đỏ tươi, thường là những trái đã chín.
Hành tím: Cần chú ý mua những củ hành tươi và tránh mua hành khô hoặc đen do thời tiết hay để trong thời gian dài
Tỏi ta: Tránh mua tỏi mọc mầm vì lý do đã nêu bên trên, nó có chứa chất độc và gây tổn hại đến sức khỏe.
Chế biến:
Sau khi rửa cá ngừ sạch rồi thì để ráo nước. Dùng một thìa muối tinh để ướp cá ngừ trong khoảng 15 phút giúp thịt cá có thể ngấm đều vị và không bị mặn.
Phần cuống của cà chua thì dùng mũi dao cắt đi và cắt hạt lựu. Để cà chua ra một bát nhỏ riêng. Tỏi và hành tím bóc vỏ rồi băm nhỏ và chia ra 2 bát riêng.
Bắc chảo lên bếp, cho một chút dầu ăn vào và bật bếp với ngọn lửa chúng tôi dầu nóng thì cho cá vào và rán cho vàng đều 2 bên mặt.
Muốn cá không bị cháy ở bề mặt mà có thể chín đều phần bên trong thì nên rán với lửa vừa phải. Hơn thế nữa, trong quá trình chiên cá tránh lật cá qua lại khiến cá mất đi những chất dinh dưỡng vốn có.
Xếp cá ra một chiếc đĩa sạch sau khi cá đã chín vàng đều và trông đẹp mắt. Cho một ít dầu ăn vào chảo rồi bắc lên bếp, phi tỏi cùng hành tím băm nhuyễn lên cho thơm.
Tiếp đến, cho phần cà chua đã xắt hạt lựu vào chảo và đảo đều tay đến khi cà chua mềm ra.
Trong quá trình nấu, nêm nếm chút gia vị như hạt nêm, nước mắm, đường tinh luyện và một ít nước lọc vào chảo. Đảo đều và giữ lửa đến khi hỗn hợp đặc sệt lại. Sau đó nêm nếm sao cho vừa miệng.
Cá chiên cho vào nước sốt và tắt bếp sau khoảng 1-2 phút. Khi xếp cá ra đĩa, bạn rưới một ít nước sốt lên mặt tạo sự hấp dẫn cho món ăn.
Thưởng thức món cá ngừ đại dương kho cùng với cơm trắng hoặc ăn riêng thì đều tạo một hương vị cực kỳ ngon miệng.
4. Cách làm cá ngừ kho dưa cải chua
Một trong những món ngon từ cá ngừ không thể nào bỏ qua đó chính là cá ngừ kho dưa cải. Vị chua chua bắt miệng của dưa cùng với vị ngọt mềm thơm của cá ngừ khiến món ăn trở nên hấp dẫn, độc đáo. Phần nước kho có thể dùng để chan cơm cũng cực kỳ ngon.
Nguyên liệu chuẩn bị:
Cá ngừ: 5 lát
Dưa cải chua: 200g
Đường, muối, nước mắm ngon : mỗi thứ một thìa
Ớt sừng (ớt đỏ) : 1 trái
Ớt bột : 1/2 thìa
Hành tím : 1 củ
Gia vị khác: dầu ăn, bột ngọt, bột canh
Chi tiết các bước làm cá ngừ kho dưa cải:
Sau khi rửa sạch cá ngừ thì bạn nên để cho ráo nước. Tiếp đến, ướp cá với một ít muối tinh trong khoảng 15 phút giúp cá ngấm vị.
Phần dưa cải rửa sạch và vắt bớt nước chua, chỉ lấy phần cái. Bóc vỏ, rửa sạch hành tím sau đó thì băm nhuyễn ra
Cho chút dầu ăn vào nồi, bắc nồi lên bếp và đun nóng dầu.Chiên sơ 2 mặt cá khi dầu nóng cho chín vàng.Xào cùng dưa cải, đường, nước mắm, bột ớt, hành tím băm, ớt băm nhỏ tiếp theo sau đó.
Trong khoảng thời gian 5 phút thì bạn vặn nhỏ lửa,sau đó, đổ nước ngập cá. Đun trên ngọn lửa to dạo đầu để nó sôi lên rồi sau đó giảm lửa riu riu
Đun thêm trong thời gian 15 phút với ngọn lửa nhỏ, nêm nếm xem có ngấm gia vị không rồi sau đó bổ sung cho vừa miệng. Tiếp đến, tắt bếp rồi cho ra đĩa ăn với cơm trắng.
Lưu ý:
Nên để lại một ít nước kho khi kho bằng cách này, bạn có thể chan cơm hoặc ăn với bún loại nước kho này khá ngon.
Ngoài ra, nếu không có cải chua thì bạn cũng có thể thay bằng khế chua hay măng chua … Tất cả đều làm hương vị của món ăn này trở nên hấp dẫn, đậm đà.
5. Cách làm cá ngừ kho ớt ngon cơm gia đình
Sự kết hợp hương vị đậm đà tươi ngon của cá ngừ cùng với vị cay cay của ớt đã làm nên món cá ngừ kho ớt ngon tuyệt, giúp cho bữa ăn gia đình trở nên hấp dẫn và mới lại hơn.
Chuẩn bị nguyên liệu:
Cá ngừ: 5 lát
Ớt sừng xanh (hoặc ớt đỏ): 3-4 trái
Gừng: 1 nhánh nhỏ
Tỏi: 1 củ
Gia vị các loại: Đường, muối, hạt tiêu, nước mắm, …
Lưu ý khi chọn nguyên liệu:
Nên chọn cá ngừ tươi ngon vì nó sẽ khiến món ăn hấp dẫn hơn. Thịt cá đông lạnh sẽ không tươi nên tránh chọn phải.
Bạn nên chọn cá ngừ đại dương thay vì cá ngừ thông thường vì chúng có giá trị dinh dưỡng cao và cung cấp chất lượng thịt ngon hơn.
Chi tiết các bước làm cá ngừ kho ớt
Bóc vỏ, rửa sạch tỏi sau đó, đập dập, băm nhỏ. Sau khi cạo sạch gừng thì rửa sạch, để ráo nước rồi thái chỉ và cho ra riêng.
Giã dập phần ớt sừng sau khi đã bỏ cuống và rửa sạch (có thể lọc bỏ phần hạt).
Ngâm cá ngừ bằng nước muối loãng sau khi đã rửa sạch, để ráo. Dùng hạt tiêu, muối ướp cá trong khoảng 15 phút để cá ngấm đều gia vị.
Đun nóng dầu ăn khi để chảo lên bếp. Cho cá lên chiên vàng đều 2 mặt. Sau khi chiên cá xong thì chuyển qua nồi khác, Gừng , tỏi, ớt đã chuẩn bị từ trước cho vào cùng với cá.
Tiếp đến là cho ít đường, hạt nêm, nước mắm và chút dầu ăn vào nấu cùng. Trong khoảng thời gian 3 phút, đun cá trên ngọn lửa lớn,sau đó thì cho nước vào sấp sấp mặt cá rồi đun sôi nhỏ lửa lại.
Khi nước trong nồi giảm còn khoảng một nửa, bạn nêm nếm gia vị xem cần bổ sung hay không. Khi thấy nước gần rút hết thì bạn tắt bếp.
Món cá ngừ kho ớt đã hoàn thành rồi đấy. Lúc này, bạn chỉ cần gắp ra đĩa, rưới ít nước kho lên bề mặt và bỏ một ít tiêu xay lên, bạn đã có thể dùng kèm với kem trắng ngon tuyệt vời.
6. Cách làm cá ngừ sốt cà chua đậm đà
Bạn sẽ cảm nhận được hương vị chua chua, cay cay, thơm nồng đậm đà của món cá ngừ sốt cà chua đầy mê hoặc ngấm vào từng thớ thịt của cá ngừ.
Nguyên liệu làm món cá ngừ sốt cà chua:
1 lát cá ngừ 200g
2 quả cà chua chín
2 củ hành tím, 3 nhánh tỏi
Hạt nêm, nước mắm, đường, muối
Cách làm món cá ngừ sốt cà chua cho 2 người:
Sau khi mua cá ngừ về thì tiến hành rã đông và làm sạch. Tiếp đến là dùng vải khô lau, ướp cá cùng muối tinh trong khoảng 15 phút.
Thái lát cà chua sau khi rửa sạch. Bóc vỏ hành tỏi, sau đó băm nhỏ. Trước khi sốt cá cần rán cá vàng đều 2 mặt trước.
Đặt chảo lên bếp và đợi đến khi chảo nóng, cho 2 thìa dầu ăn vào và tráng đều mặt chảo,tiếp đến, cho cá ngừ vào và rán vàng đều 2 mặt. Sau đó thì gắp ra đĩa.
Phi thơm hành và tỏi, tiếp đến, đổ cà chua vào và đảo cho đến khi nhuyễn, dùng 5 thìa canh nước sôi cho vào và đun với ngọn lửa nhỏ.
Nêm thêm 1 thìa cà phê đường, 1 thìa hạt nêm, 2 thìa canh nước mắm cho vừa ăn,khuấy đến khi tan hẳn.
Cá thu cho vào sau cùng, khi đó, vặn lửa bé nhất giúp nước sốt có thể thấm vào từng thớ thịt của cá. Đun trong khoảng thời gian 10-15 phút.
Cá ngừ sau khi xếp lên đĩa thì rưới nước sốt cà chua lên và thưởng thức ngay thôi.
Lưu ý khi làm món cá ngừ sốt cà chua:
Vì lá món cá nên bạn ăn khi còn nóng để lâu cá sẽ bị tanh.
Thời gian đun nước sốt cà chua khi nấu cá ngừ lâu hơn loại cá khác một chút vì cá ngừ khá chặt thịt.
Muốn cá không bị khô thì trong quá trình đun thấy nước sốt gần cạn bạn cho thêm một ít nước sôi để món cá ngừ giữ được độ mềm, thơm.
7. Cách làm cá ngừ đại dương nhúng giấm
Bạn đã từng thử thưởng thức cá ngừ đại dương nhúng giấm? Nếu đã từng thủ dùng qua chắc hẳn bạn sẽ không thể quên hương vị vừa cay, vừa nóng ấm, vừa chua chua ngọt ngọt thật thú vị mà món ăn này mang lại.
Cá ngừ đại dương có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau như cá ngừ đại dương kho thơm, cá ngừ đại dương chiên, cá ngừ đại dương sốt cà chua… Ngoài ra còn có một món ăn dù nghe khá lạ, nhưng lại rất ngon và rất dễ làm, đó là món cá ngừ đại dương nhúng giấm.
Nguyên liệu:
1 con cá ngừ đại dương khoảng 2 kg.
Tỏi , tiêu, dấm gạo Thủy Tâm , đường, bột ngọt, nước ngọt xá xị
Rau sống( xà lách, rau thơm, dưa leo.)
Nước nắm( ớt, chanh, tỏi, nước mắm)
Trứng gà
Cách làm:
Cá ngừ làm sạch, cắt thịt cá thành những lát mỏng và ngang để dễ cuốn. Ướp thịt cá với gia vị: tỏi, tiêu, một ít đường, bột ngọt, muối cho đậm đà.
Phần đầu và xương cá nấu lấy nước dùng. Lọc bỏ xương, trút phần nước đã lọc sang nồi giấm, nêm gia vị cho thật vừa, nêm nước dùng chua chua ngọt ngọt mới hấp dẫn. Nồi nước giấm còn có thể pha thêm nước ngọt xá xị cho thơm và hợp khẩu vị.
Chỉ sau vài bước đơn giản, bạn đã hoàn thành được một món ngon cho cả nhà cũng thưởng thức. Để món ăn thêm hấp dẫn, bạn có thể bày cá đã ướp ra dĩa, đập trứng gà vào dĩa cá và trộn đều.
Cách ăn cũng rất đơn giản: bạn đun nước sôi , bỏ cá vào nhúng. Ăn kèm với bánh tráng, rau sống, dưa leo và nước mắm tỏi ớt .
8. Cá ngừ đại dương chiên mắm tỏi chua ngọt
Nguyên liệu cần có
Cá ngừ đại dương: 2 miếng: Nên chọn miếng cá ở phần thân sẽ có nhiều thịt nhất, thích hợp cho món cá ngừ chiên mắm tỏi.
Nước mắm ngon: 5 thìa cà phê.
Hạt nêm: ½ thìa cà phê. Tương ớt: 2 thìa canh
Đường: 3 thìa canh. Tiêu xay: 1 thìa cà phê.
Dầu hào: 1 thìa canh. Dầu ăn: 2 thìa canh
Tỏi: 1 củ. Hành tím: 3 củ. Ớt sừng: 3 quả. Rau ngò: 1 mớ
Các bước thực hiện
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu.Rã đông cá ngừ đông lạnh (nếu bạn mua được cá ngừ tươi thì bỏ qua công đoạn này).
Hành tím và tỏi bóc vỏ, băm nhuyễn. Ớt tươi rửa sạch, băm nhỏ. Rau ngò ngắt rễ, rửa sạch, để cho ráo nước, sau đó cắt khúc ngắn khoảng 2cm
Bước 2: Cá ngừ sau khi rã đông thì cho vào bát, rồi cho thêm hành tím băm, tỏi băm, ớt băm, tiêu xay, 1 thìa canh đường, hạt nêm, 1 thìa cà phê nước mắm, dầu hào vào để ướp. Dùng tay xoa nhẹ 2 mặt của miếng cá rồi để nguyên và ướp trong vòng khoảng 30 phút để cá ngừ ngấm đều gia vị.
Bước 3: Chuẩn bị một cái bát con, cho tương ớt + 2 thìa canh đường + 4 thìa cà phê nước mắm + 2 thìa canh nước lọc vào bát con và khuấy tan hỗn hợp.
Bước 4: Bắc chảo lên bếp, cho dầu vào đun đến khi nóng già thì bạn cho cá ngừ vào và chiên với lửa vừa cho đến khi cả hai mặt cá đều chín đều.
Sau đó, bạn cho hỗn hợp nước mắm đã pha ở bước 3 vào và rim cá với lửa nhỏ, khi rim thỉnh thoảng nhớ lật cá để cả hai mặt có thể ngấm đều. Rim cho đến khi thấy nước mắm sệt lại thì tắt bếp.
Cuối cùng, bạn gắp hai miếng cá ra đĩa, rưới nước sốt lên và trang trí thêm một chút rau ngò là bạn đã hoàn thành rồi đấy.
Cá ngừ chiên mắm tỏi ăn với cơm trắng cực kỳ ngon đó nha. Bạn còn chần chừ gì nữa mà không thử nấu ngay món ăn này để cả nhà cùng thưởng thức nào.
II. Tác dụng của cá ngừ với sức khỏe
Cá ngừ đại dương là một loài cá sống ở nước mặn, còn có tên gọi khác là cá bò gù. Đây là một trong những loài cá lớn thuộc họ cá bạc má (Scombridae), thường sinh sống tại các vùng biển có nước ấm.
Đôi nét về cá ngừ đại dương
Cá ngừ đại dương hay một cái tên khác dân dã và ít hoa mĩ hơn – cá bò gù đây là một loại cá lớn thuộc họ Cá bạc má. Có cái tên như vậy là bởi cá ngừ đại dương có lưng cá gù và thịt cá đỏ như thịt bò.
Loài cá này sinh sống chủ yếu ở những vùng biển có nhiệt độ tương đối cao và cách bờ khoảng từ 185 km trở ra xa hơn.
Riêng ở Việt Nam, cái tên Cá ngừ đại dương còn được dùng để nói tới loài cá ngừ mắt to và cá ngừ vây vàng nổi tiếng.
Nguồn gốc của nghề câu cá ngừ tại mảnh đất hình chữ S vốn xuất phát từ Phú Yên vào khoảng năm 1994 trong một phát hiện ra phương pháp câu cá hoàn toàn mới.
Sau này thì những kĩ năng ấy được lan rộng và phát triển ở các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ mà điển hình nhất là Quảng Ngãi, Khánh Hòa, Bình Định…
Quay trở lại với loài cá ngừ đại dương, đây được coi là một trong những loài hải sản nổi tiếng và đặc biệt của Việt Nam khi sánh bước cùng những cái tên lừng danh khác như tôm hùm, cua hoàng đế,…
Thịt cá tươi ngon và bổ dưỡng đến mức ở nhiều nơi, họ còn ăn từng miếng cá phi lê sống cùng nước chấm và rau thơm để giữ đượng hương vị cũng như dinh dưỡng trong đó.
Cá ngừ đại dương được người dân Việt Nam ưa chuộng vì nó là loài hải sản thơm ngon, bổ dưỡng, dễ dàng chế biến thành các món ăn ngon, món nhậu đậm đà mà giá trị dinh dưỡng rất cao.
Thành phần dinh dưỡng trong cá ngừ khá cao và cần thiết cho cơ thể, chính vì thế mà nó có thể đem đi xuất khẩu mang lại giá trị cao và còn được chế biến thành những món ăn thơm ngon, bổ dưỡng.
1. Giảm cân
Loài cá này đặc biệt sạch vì bản thân chúng sinh trưởng trong môi trường đại dương, cá ngừ giàu protein cùng các khoáng chất dinh dưỡng khác như: DHA, Omega-3, EPA, taurin, …
Tuy nhiên, chất béo và calo trong loại cá này hầu như chỉ chiếm một lượng nhỏ, chính vì thế mà cá ngừ có thể giúp duy trì được vóc dáng khi ăn, bên cạnh đó còn cung cấp, cân bằng các chất dinh dưỡng cho cơ thể.
2. Bổ mắt
Đối với những ai thiếu Omega-3 thì ăn cá ngừ sẽ là một sự lựa chọn đúng đắn. Trong cá ngừ giàu Omega-3, bên cạnh đó thì việc ăn cá ngừ còn giúp ngăn chặn mắt khỏi tình trạng thoái hóa điểm vàng, giảm nguy cơ rối loạn mắt.
3. Ngăn ngừa xơ vữa động mạch
Hàm lượng lipid trong máu sẽ được giảm đi khi ăn cá ngừ thường xuyên, bên cạnh đó, nó còn ngăn ngừa xơ vữa động mạch.
Hiện tượng thành động mạch bị xơ cứng, hẹp lại tắc cục bộ gây biến chứng nguy hiểm được gọi là hiện tượng xơ vữa động mạch.
Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây ra các chứng bệnh như: tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim, đột quỵ…
4. Kích hoạt các tế bào não và thúc đẩy các hoạt động trong não
Một điều đặc biệt hơn là lượng DHA (Docosahexaenoic acid) một acid béo rất quan trọng cho sự phát triển não, hệ thần kinh và võng mạc mà cá ngừ sở hữu khá cao, nó thuộc trong nhóm Omega-3.
Chính vì thế, bạn sẽ được thúc đẩy sự tái sinh của các tế bào não, cải thiện và ngăn chặn nguy cơ mắc bệnh mất trí nhớ khi ăn cá ngừ.
Đối với những thai phụ đang trong giai đoạn 3 tháng giữa thai kỳ thì việc bổ sung cá ngừ vào thực đơn bà bầu sẽ giúp cho thai nhi có sự phát triển khỏe mạnh và tiếp nạp đủ chất dinh dưỡng.
5. Ngăn ngừa thiếu máu, thiếu sắt
Một nguyên tố không thể thiếu đối với con người đó chính là sắt, một lượng lớn sắt B12 chứa trong cá ngừ khiến mọi người có thể hấp thu dễ dàng hơn.
Bên cạnh đó, cá ngừ còn được sử dụng làm nguyên liệu trong việc chế biến các món ăn hằng ngày sẽ ngăn ngừa được sự thiếu máu trong cơ thể vì nó có bổ sung sắt.
6. Bảo vệ gan, tăng cường chức năng gan
Lượng chất béo trong máu sẽ được thuyên giảm đi cùng tế bào gan được thúc đẩy để phát triển nhờ lượng DHA, EPA và taurine dồi dào có trong cá ngừ.
7. Giảm mức độ Cholesterol “xấu”
Nếu mỗi người có thể chọn cho mình một loại thực phẩm tốt và phù hợp với sức khỏe thì sẽ giảm thiểu được lượng Cholesterol trong máu.
Không chỉ mang hương vị thơm ngon, bổ dưỡng khi chế biến các món ăn mà cá ngừ còn góp phần làm giảm cholesterol “xấu” trong máu, bên cạnh đó làm tăng lượng cholesterol “tốt”, duy trì sức đề kháng cho cơ thể.
Không những thế, các bạn còn có thể tùy biến, sáng tạo ra những công thức mới ngon và độc đáo hơn.
Bạn đang xem bài viết Cá Ngừ Đại Dương Từ A Đến Z (8): Về Dinh Dưỡng. trên website Fcbarcelonavn.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!