Cập nhật thông tin chi tiết về Cá Mú Loay Hoay Tìm Đầu Ra, Tôm Hùm Tăng Giá Bất Ngờ mới nhất trên website Fcbarcelonavn.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Thương Trường Theo ghi nhận, cá mú tại Cam Ranh đang tồn đọng khoảng hơn 1.000 tấn do thị trường Trung Quốc siết đầu vào dịch Covid-19. Trong khi đó, tôm hùm lấy lại được giá cao sau chuỗi ngày thê thảm.
Hơn 1.000 tấn cá mú loay hoay tìm đầu ra
Theo người dân chúng tôi Ranh, vài tháng nay, việc tiêu thụ cá mú lai hay cá mú trân châu rất chậm do thương lái hạn chế thu mua, chỉ vài tạ đến 1 tấn. Giá cá mú cũng giảm rất mạnh. Năm ngoái, cá mú được thu mua ổn định, từ 160.000-200.000 đồng/kg. Nay, giá cá mú chỉ còn 90.000-120.000 đồng/kg.
Theo nhiều nguồn tin, ông Lê Minh Hải, Trưởng Phòng Kinh tế chúng tôi Ranh cho biết, hiện trên địa bàn, lượng cá mú tồn đọng khoảng 1.000 tấn. Nguyên nhân là do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 và ách tắc trong việc xuất sang Trung Quốc. Điều này khiến người nuôi ở chúng tôi Ranh khốn đốn.
“Hải sản tại TP Cam Ranh chủ yếu xuất đi Trung Quốc theo đường tiểu ngạch nhưng thời gian qua Trung Quốc đã đóng cửa đường này. Riêng đường chính ngạch thì phải đi kèm nhiều vấn đề khác nên xuất khẩu gặp khó.
Cá mú gặp khó do thị trường Trung Quốc đóng cửa.
Ngoài ra, khi dịch bệnh bùng phát, lượng tiêu thụ cá mú giảm mạnh khiến ngành nuôi trồng thủy sản gặp khó đặc biệt là cá mú và tôm hùm xanh”, ông Hải nhận định.
Cũng theo ông Hải, TP Cam Ranh có khoảng 120 ha đìa nuôi cá chủ yếu là cá mú trân châu, mỗi ha nếu đạt mức thấp cũng khoảng 80 tấn cá nên con số 1.000 tấn chỉ là con số tương đối, số lượng thực có thể nhiều hơn.
Theo người dân TP Cam Ranh, liên tục nhiều tháng qua giá cá mú giảm mạnh và thương lái dừng thu mua khiến người nuôi khốn đốn.
Nếu năm 2019, giá cá mú thương phẩm dao động từ 160.000 – 200.000 đồng/kg nhưng khi dịch bệnh bùng phát giá cá giảm mạnh còn khoảng 90.000 – 110.000 đồng/kg tùy thời điểm.
Hiện một số nơi đã xuất hiện chương trình giải cứu cá mú nhưng lượng tiêu thụ chưa cao do giá cá hơn 140.000 – 150.000 đồng/kg chưa thực sự thu hút người tiêu dùng. Tại TP Nha Trang rộ lên chiến dịch “giải cứu cá mú Cam Ranh” với giá 159.000 đồng/kg.
Tôm hùm bất ngờ được giá vẫn đắt khách
Tôm hùm bất ngờ được giá.
Theo một số nguồn tin, thời gian trước thì tôm hùm xanh khoảng 450.000 – 500.000 đồng/kg thì nay các thương lái đã mua lại với giá 700.000 đồng/kg.
Tôm hùm bông giá 700.000-800.000 đồng/kg loại dưới 1kg; 900.000 đến 1,2 triệu đồng/kg đối với loại dưới 1,5kg.
Tại nhiều cửa hàng trên địa bàn Hà Nội, giá bán tăng nhanh theo ngày, từ 680.000-990.000 đồng/kg đối với loại tôm hùm xanh, tôm hùm bông có giá từ 1,7-3,85 triệu đồng/kg.
Được biết, do nhu cầu tiêu thụ cao nên dù mức giá đã tăng so với thời gian trước nhưng vẫn đắt hàng.
Hà Anh
Tôm Hùm, Cá Mú Giảm Giá Sốc Vẫn Ế, Người Nuôi Méo Mặt
Anh Trần Đức Văn, một người nuôi cá mú thôn Hiệp Thanh, xã Cam Thịnh Đông, Cam Ranh, Khánh Hòa cho biết, vài tháng nay việc tiêu thụ cá mú lai và cá mú trân châu diễn ra rất chậm. Thương lái thu mua với số lượng có hạn, chỉ vài trăm kg cho đến 1 tấn trở lại khiến người nuôi gặp nhiều khó khăn.
Cá mú rớt giá còn một nửa so với trước khi có dịch
Theo anh Văn, những năm trước chưa ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19, cá mú được thu mua ổn định, dao động từ 160-240 ngàn đ/kg, tuy nhiên hiện giảm xuống chỉ còn 90 – 119 ngàn đ/kg (tùy loại). Với giá này, khi nuôi cá mú thường hao hụt khoảng 50% thì người nuôi lỗ khoảng 30 – 40 ngàn đ/kg.
“Do cá mú rớt giá thê thảm lại tiêu thụ chậm nên gia đình tôi tồn đọng khoảng 60 tấn cá thịt, chưa xuất bán được. Để giảm bớt chi phí đầu tư, gia đình tôi đành hạn chế cho cá ăn. Cụ thể, nếu như trước đây cá được cho ăn ngày ăn, ngày nghỉ, nay bỏ đói 4-5 ngày, thậm chí đến 1 tuần mới cho ăn lại”, anh Văn giọng buồn buồn nói hiện gia đình có 10 ao nuôi cá mú, mỗi ao chi phí đã lên đến khoảng 700 triệu.
Tương tự, gia đình ông Hồ Văn Hiệp, người cùng thôn Hiệp Thanh cũng lo lắng vì đang tồn trên 100 tấn cá mú các loại chưa xuất được. Trong đó 2/3 sản lượng là cá mú lai đã nuôi được trên 1 năm, trung bình mỗi con đạt trọng lượng từ 1 – 2 kg.
Ông Hiệp than vãn: “Từ đầu năm do ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19 nên giá cá mú liên tục giảm. Có thời điểm giá cá chỉ còn 100 ngàn đ/kg. Trong tháng 7, giá cá nhích lên được 125 ngàn đ/kg, nhưng sau đó lại rớt xuống, hiện chỉ còn 117-119 ngàn đ/kg (loại 1). Mặc dù giá cá trên bán là thua lỗ nhưng ngay bây giờ gia đình tôi muốn bán tỉa bớt cũng không có ai mua. Còn có mua chẳng qua mua lẻ được vài tạ là cùng. Do đó, gia đình tôi cũng như các hộ nuôi khác xung quành đành “bấm bụng” cho cá ăn hạn chế, 4-5 ngày mới cho cá ăn trở lại”.
Theo Phòng Kinh tế TP Cam Ranh, hiện toàn thành phố đang nuôi trên 200ha cá mú. Trong đó xã Cam Thịnh Đông là vùng nuôi lớn nhất với trên 100ha, chủ yếu là cá mú lai và sản lượng cá thịt của xã đang tồn đọng ít nhất khoảng 30 tấn.
Ông Lê Minh Hải – trưởng Phòng kinh tế TP Cam Ranh – cho biết đang phối hợp với cơ quan chức năng tìm kiếm, mở rộng thị trường tiêu thụ cá mú Cam Ranh.
“Trước mắt sẽ triển khai các chương trình tiêu thụ trong nước, “giải cứu cá mú”, đồng thời kiến nghị các ngân hàng có chính sách khoanh nợ, giảm lãi cho người nuôi”- ông Hải nói.
Tôm hùm rẻ bằng nửa, người nuôi tôm bỏ nghề hàng loạt
Ngoài cá mú, người nuôi tôm hùm ở Bình Định cũng gặp nhiều khó khăn do giá tôm xuống thấp thê thảm.
Người nuôi tôm hùm tại Bình Định đang méo mặt do giá giảm quá nhiều do xuất khẩu gặp khó khăn
Thời điểm này dù đang là chính vụ thu hoạch tôm hùm thương phẩm (tôm thịt) của ngư dân nuôi tôm ở xã Nhơn Hải (TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định), nhưng nhiều người nuôi tôm ở đây méo mặt do giá giảm thê thảm.
Cụ thể, hiện tôm hùm bông (tôm sao) được thương lái thu mua gom theo kiểu đồng giá 800.000 đồng/kg đối với tôm các loại, gồm loại 1 (1 kg trở lên), loại 2 (từ 8 lạng đến dưới 1 kg) và loại 3 (từ 6 lạng đến dưới 8 lạng). So với 5 tháng trước, tôm loại 1 giảm khoảng 700.000 đồng/kg, loại 2 giảm khoảng 550.000 đồng/kg, loại 3 giảm khoảng 350.000 đồng/kg.
So với 3 tháng trước, giá tôm hùm bông loại 1 giảm 600 – 650 nghìn đồng/kg, giá tôm hùm bông loại 2 giảm 450 – 500 nghìn đồng/kg, giá tôm hùm bông loại 3 giảm 300 nghìn đồng/kg.
Theo Hội Nông dân xã Nhơn Hải, vụ nuôi 2019 – 2020, xã Nhơn Hải có 27 hộ thả nuôi 46.000 con tôm thịt trên 12 bè; giảm 36 hộ, 24 bè so vụ nuôi 2018 – 2019. Đến nay, người nuôi tôm trong xã thu hoạch hơn 2,6 tấn tôm.
Tuy nhiên, do thị trường xuất khẩu sang Trung Quốc bị siết chặt, cộng với ảnh hưởng của dịch COVID-19 tác động đến thị trường tiêu thụ trong nước nên việc xuất khẩu tôm hùm gặp khó, dẫn đến tôm hùm rớt giá thê thảm. Bên cạnh đó, năm nay dịch bệnh tôm phát sinh nhiều nên người nuôi tôm lỗ nặng, khiến nhiều người đã phải bỏ nghề.
Ông Nguyễn Văn Bé, một người dân nuôi tôm ở thôn Hải Nam, xã Nhơn Hải (TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định) cho biết: Sau thời gian giá tôm hùm giảm sâu do ảnh hưởng dịch Covid-19 khiến xuất khẩu tôm hùm gặp khó thì nay tôm hùm được “mua xô”.
“Năm nay, tôm hùm rớt giá mạnh, dịch bệnh tôm phát sinh nhiều, bà con nuôi tôm hùm bị lỗ nặng, nhiều hộ đã bỏ nghề” – ông Bé cho hay.
Cá Rô Đầu Nhím ‘Bơi Tìm Đường Ra’
Thời gian qua, giá cá bổi bấp bênh, nhiềunông dân vùng ngọt hoá huyện Trần Văn Thời (tỉnh Cà Mau) chuyển sang nuôi cá rôđầu nhím, bước đầu mang lại hiệu quả khả quan về cả năng suất và sản lượng. Tuynhiên, hiện nay, với nhiều lý do khác nhau, người nuôi loại cá này đang lo lắngkhi đầu ra gặp khó.
Cựu chiến binh Trần Văn Yên (Khóm 2, thị trấnTrần Văn Thời) có 6 năm gắn bó với con cá bổi. Do những năm gần đây giá cá bổiliên tục bấp bênh nên vụ cá vừa qua ông mua cá rô đầu nhím về nuôi trong 3 ao.Với diện tích hơn 4 ngàn mét vuông ông thả 800 kg cá giống (mỗi kg từ 150-200con, giá 80 ngàn đồng/kg).
Ông Yên chia sẻ: “1 vụ cá bổi có thể nuôiđược 3 vụ loại cá rô đầu nhím. Vì thời gian nuôi ngắn, chỉ hơn 2 tháng, nếu cólỗ 1 vụ thì mình cũng có thời gian để xoay vụ khác. Cá rô đầu nhím tương đối dễnuôi, nhưng phải định kỳ bón vôi phòng bệnh trong ao nuôi cá, thường xuyên thaynước thì tỷ lệ cá sống đạt trên 70%”.
Sau hơn 2 tháng nuôi, cá đạt trọng lượngtrung bình từ 5-15 con/kg, ông Yên thu hoạch hơn 22 tấn cá thương phẩm. Thươnglái đến tận nơi thu mua với giá 30-32 ngàn đồng/kg cá loại 1, từ 5-8 con/kg; Cáloại 2, từ 9-12 con/kg, giá 25-29 ngàn đồng/kg; Loại dưới 12 con/kg hoặc cákhông đạt về mẫu mã 17-20 ngàn đồng/kg. Sau khi trừ chi phí, ông Yên thu lãihơn 120 triệu đồng.
Vụ cá mới được ông thả nuôi hơn 20 ngày. Nhìnbầy cá phát triển tốt nhưng ông Yên lại trăn trở: “Nhờ đi nhà người quen nêntôi mới biết đến mô hình nuôi cá rô đầu nhím hơn 1 năm nay. Lúc trước, cáthương phẩm có giá 35-36 ngàn đồng/kg nhưng nay giảm còn 31-32 ngàn đồng/kg làcao nhất. Chi phí đầu tư con giống, thức ăn lại cao. Do trong tỉnh chưa có cơsở tự sản xuất được cá giống nên phải mua từ các tỉnh trên vận chuyển về đây.Trung bình 1 kg cá sẽ tốn 1,2 kg thức ăn, mỗi bao thức ăn 25 kg có giá 370 ngànđồng”.
Từ tháng 4/2019-4/2021, xã Khánh Bình là địaphương được Quỹ Hỗ trợ nông dân tỉnh đầu tư dự án “Nuôi cá rô đầu nhím thươngphẩm” tại ấp Rạch Cui và Ấp 4 với 14 hộ tham gia trên diện tích 1,3 ha. Tổngnguồn vốn hơn 1,5 tỷ đồng, trong đó, vốn vay từ Quỹ Hỗ trợ nông dân 200 triệuđồng, vốn tự có của các hộ tham gia dự án là 640 triệu đồng, vốn đại lý thức ănđầu tư hơn 670 triệu đồng.
Mật độ thả nuôi trung bình 40 con/m2, thờigian nuôi từ 70-80 ngày/vụ. Thời gian thực hiện dự án 24 tháng với 5 vụ nuôi.Nếu tính với giá 36 ngàn đồng/kg, bình quân mỗi hộ sau vụ nuôi sẽ lãi 62 triệuđồng. Như vậy, sau 5 vụ nuôi, mỗi hộ sẽ lãi 311 triệu đồng.
Ông Huỳnh Việt Tường (Ấp 4, xã Khánh Bình) làmột trong những hộ đầu tiên ở địa phương thực hiện mô hình nuôi cá rô đầu nhím.Qua 2 vụ nuôi trước, do cá rô có giá nên ông Tường lãi hơn 100 triệu đồng. Saukhi tham gia dự án nuôi cá rô đầu nhím thương phẩm, ông Tường được vay 15 triệuđồng để đầu tư cho vụ nuôi tiếp theo. Hiện ông Tường đang nuôi 4 ao cá rô đầunhím với diện tích 2.500 m2 và chuẩn bị thu hoạch.
Ông Tường chia sẻ: “Cá rô đầu nhím thích nghitốt với điều kiện khí hậu và nguồn nước ở địa phương nên lớn nhanh, ít bệnhtật. Nhưng do không quyết định được con giống nên tỷ lệ cá phát triển khôngđồng đều và bị tật cũng khá cao, thương lái thu mua sẽ ép giá xuống loại dạt,chỉ 17-20 ngàn đồng/kg. Hiện nay, cá loại 1 cao nhất cũng chỉ 32 ngàn đồng/kg.Nhưng tỷ lệ cá được thương lái thu mua đạt loại 1 trong một ao chỉ khoảng 30%,còn lại là cá loại 2, loại 3. Với chi phí đầu tư như hiện nay, nếu giá cá thấphơn nữa thì người nuôi sẽ không có lãi, thậm chí thua lỗ”.
Anh Lê Gia Đạt, thương lái thu mua cá rô đầunhím (Ấp 4, xã Khánh Bình) lý giải: “Tôi đi thu mua cá rô đầu nhím trong hộnuôi, sau đó bán lại cho lái khác, hoặc bỏ mối cho các chợ. Do là cá nuôi nênthị hiếu người mua chọn cá đều, đẹp, không bị trầy xước, dị tật, vì vậy khi muatôi phân loại cá kỹ. Hơn nữa, ở Cà Mau loại cá này được nuôi khoảng 2 năm nayvà số hộ nuôi ngày một nhiều hơn nhưng đa số chỉ được vận chuyển tiêu thụ trongtỉnh chứ chưa có thị trường rộng hơn nên giá cá có phần sụt giảm”.
So với cá bổi thì mô hình nuôi cá rô đầu nhímcó nhiều lợi thế hơn. Chủ tịch Hội Nông dân xã Khánh Bình Nguyễn Hữu Tài cho biết:”Cá rô đầu nhím thừa hưởng những ưu điểm giữa cá rô đồng và cá rô đầu vuông, cótốc độ tăng trưởng nhanh hơn cá rô đồng và chất lượng thịt lại thơm, ngon hơncá rô đầu vuông, nên rất được thị trường ưa chuộng. Tuy nhiên, thời gian gầnđây cá rô đầu nhím rớt giá, thương lái làm khó hơn khi mua. Hơn nữa, loại cánày không thể chế biến làm khô hay làm mắm như cá rô đồng mà chỉ bán cá tươitrong tỉnh nên giá trị không cao và đầu ra không ổn định. Thời điểm này xã đangthực hiện dự án nuôi cá rô đầu nhím thương phẩm nhưng với giá cá hiện nay nhữnghộ nuôi đang rất lo lắng. Nếu loại thuỷ sản này tìm được thị trường tiêu thụrộng lớn, ổn định hơn và xuất khẩu được thì đây sẽ là tín hiệu rất đáng mừng,giúp nông dân yên tâm sản xuất”./.
Giá Cá Tra Bất Ngờ Giảm Mạnh
Sau thời gian duy trì ở mức giá cao kéo dài thì những ngày gần đây cá tra nguyên liệu ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) bất ngờ giảm mạnh, khiến nhiều hộ nuôi lo lắng.
Chiều 13/3, ông Nguyễn Thanh Bình, Giám đốc HTX Sản xuất – dịch vụ thủy sản Châu Thành (Đồng Tháp) cho biết: “Hiện nay giá cá tra nguyên liệu được các nhà máy và thương lái hỏi mua đã sụt giảm chỉ còn khoảng 23.500- 24.000 đồng/kg, giảm bình quân từ 5.000- 5.500 đồng/kg so thời điểm đầu năm 2019. Với mức giá này thì hầu như người nuôi không có lãi mà chỉ hòa vốn. Do cá tra giảm liên tục đã khiến không ít hộ nuôi lo lắng và phân vân trong việc đầu tư nuôi cá”.
Theo các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản ở ĐBSCL nhận định, sau thành công lớn về xuất khẩu cá tra năm 2018 với kim ngạch 2,26 tỷ USD, thì từ đầu năm 2019 giá cá tra nguyên liệu bắt đầu giảm dần và hiện nay giảm khá mạnh.
Một trong những nguyên nhân là do ảnh hưởng tình hình xuất khẩu chậm; ngoài ra sản lượng cá tra vẫn còn khá nhiều nên các doanh nghiệp chưa mạnh dạn mua vào…
Trước tình hình trên, các nhà chuyên môn lưu ý người nuôi nên thận trọng trong việc phát triển diện tích lúc này; không thả nuôi ào ạt để rồi dẫn đến dư thừa nguyên liệu sẽ khiến giá rớt thêm.
Trong khi đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho biết, năm 2019 sẽ duy trì sản lượng cá tra khoảng 1,51 triệu tấn (tăng 6% so năm 2018), cố gắng xuất khẩu đạt kim ngạch 2,4 tỷ USD (tăng 12%).
Bộ Nông nghiệp đề nghị các tỉnh ĐBSCL, doanh nghiệp, người nuôi… cần tập trung ứng dụng khoa học công nghệ mới vào nghề nuôi, chế biến cá tra; nâng cao chất lượng từ cá giống đến nuôi cá tra nguyên liệu; tổ chức lại sản xuất bài bản, truy suất nguồn gốc; khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư mạnh hơn vào nghề cá nhằm phát triển bền vững. Song song đó, theo dõi chặt diễn biến thời tiết, phòng ngừa dịch bệnh; đồng thời tăng cường liên kết chuỗi giá trị…
Theo Nguyễn Thanh/Sài Gòn Giải Phóng
Bạn đang xem bài viết Cá Mú Loay Hoay Tìm Đầu Ra, Tôm Hùm Tăng Giá Bất Ngờ trên website Fcbarcelonavn.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!