Xem Nhiều 3/2023 #️ Bể Cá Chọi Nhiều Ngăn # Top 7 Trend | Fcbarcelonavn.com

Xem Nhiều 3/2023 # Bể Cá Chọi Nhiều Ngăn # Top 7 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Bể Cá Chọi Nhiều Ngăn mới nhất trên website Fcbarcelonavn.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Bể cá chọi nhiều ngăn – chất lượng cao – giá bao nhiêu

Nuôi cá là một trong những thú vui được nhiều người hiện nay yêu thích. Tuy nhiên để có thể tạo nên một môi trường thích hợp để nuôi thì nên lựa chọn bể cá chọi nhiều ngăn. Đây là một trong những thiết bị được nhiều người sử dụng vì có độ tiện dụng cực kì cao giá thành lại khá rẻ và tiện lợi. Nếu như bạn muốn sở hữu thiết bị này thì có thể liên hệ với Ông Giàu để có thể nhận ngay thứ mà mình cần.

Hiện nay, các thiết bị và các vật dụng dùng để nuôi cá được mua ngày càng nhiều. Tuy nhiên để có thể sử dụng được trong thời gian dài và đáp ứng được những nhu cầu kĩ thuật thì cần mua các sản phẩm chất lượng. Độ trong của bể là một trong những vấn đề được khá nhiều người quan tâm. Vì nó cần phải trong suốt mới có thể nhìn thấy được rõ các con vật đang ở bên trong bể.

Đặc điểm của bể cá chọi nhiều ngăn đó chính là có hình dạng vuông vức vậy nên có thể xếp chồng lên nhau một cách dễ dàng. Do đó cùng một lúc bạn có thể nuôi được nhiều loại cá khác nhau mà không sợ chúng khác biệt về môi trường sống. Nhờ có thể chồng lên mà có thể tiết kiệm được diện tích khá hiệu quả, không tốn kém quá nhiều không gian của gia đình bạn.

Độ trong luôn là một trong những tiêu chí được nhiều người sử dụng để lựa chọn các bể các hiện nay. Thông thường nguyên liệu dùng để tạo nên bể cá chọi nhiều ngănthường là nhựa cao cấp với vùng acrylic. Vậy nên có thể nhìn thấy được hết toàn bộ cảnh ở bên trong thuận tiện cho việc ngắm cá thư giãn và chăm sóc các con vật ở bên trong.

Hiện nay có khá nhiều các địa điểm chuyên cung cấp các dụng cụ để nuôi cá, vậy nên bạn có thể tha hồ lựa chọn. Tuy nhiên nên lưu ý lựa chọn các địa điểm uy tín để có thể nhận được những sản phẩm tốt và phù hợp với chi phí mà mình đã bỏ ra.

Mã sản phẩm: 0812

Giá sản phẩm: 800.000đ

Bạn có thể sử dụng các loại cây cối phía bên trên để trang trí làm tăng vẻ đẹp của bể cá lên. Đó cũng là một trong những lí do mà hiện nay nhiều người sử dụng bể cá chọi nhiều ngăn. Sản phẩm này có nhiều kích thước khác nhau bạn có thể lựa chọn theo như mong muốn của mình. Liên hệ ngay với số hotline của Ông Giàu để được nhận các thông tin tư vấn và cung cấp thiết bị như trên ngay.

(HoPo)

Bể Cá Chọi Nhiều Ngăn Có Nắp

Bể cá chọi nhiều ngăn có nắp – mua ở đâu

Nuôi cá là một trong những sở thích của nhiều người. Để có thể chăm sóc được con vật này tốt thì bạn cần phải chuẩn bị các bể dùng để nuôi chúng. Hiện nay, bể cá chọi nhiều ngăn có nắp được nhiều người yêu thích và đặt mua. Bạn có thể nhận được sản phẩm này ngay khi liên hệ với hồ cá hải sản Ông Giàu. Chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn các thông tin cần thiết về sản phẩm ngay và giải đáp các thắc mắc nếu như bạn có nhu cầu.

Nuôi cá không là một trong những hoạt động giải trí được khá nhiều người yêu thích. Không chỉ có thể nó còn có khả năng trang trí vô cùng hiệu quả. Với sở thích này nhiều người còn có nhu cầu sưu tầm những con cá độc lạ. Tuy nhiên với mỗi một con vật khác nhau thì môi trường sống của chúng đều có sự phân hóa một cách rõ rệt. Vậy nên cần trang bị nhiều bể để nuôi riêng.

Vậy thì lúc này bể cá chọi nhiều ngăn có nắp có thể phát huy được hết các tác dụng của mình. Vì kích thước của bể này không quá to hơn thế nữa nhờ có cấu tạo vuông vức mà bạn có thể sử dụng chúng để chồng lên nhau một cách dễ dàng. Hiện tại thì Ông Giàu là một trong những công ty hàng đầu chuyên cung cấp thiết bị này – liên hệ với chúng tôi ngay để được cung cấp sản phẩm nhanh nhất.

Các đặc điểm của bể cá chọi nhiều ngăn có nắp

Ưu điểm lớn nhất của sản phẩm bể cá chọi nhiều ngăn có nắp đó chính là nó có nhiều ngăn. Các sản phẩm 2 hoặc 3 ngăn là được sử dụng nhiều nhất. Kích thước của bể như sau: 20*15*20 cm. Bể có thể được sử dụng để nuôi nhiều con vật khác nhau. Nhờ có lớp nắp đậy ở phía bên trên mà bạn có thể hạn chế được việc các vật dụng khác rơi vào bên trong của bể. Do đó, không bị ảnh hưởng đến các sinh vật phía bên trong.

Chuyên cung cấp bể cá chọi nhiều ngăn có nắp

Mã sản phẩm: 0817

Giá sản phẩm: 140.000đ

Ưu điểm lớn nhất của thiết bị này đó chính là có 2 lớp. Với lớp kính ở bên trong và có một lớp mika ở bên ngoài vậy nên có thể thay thế nhau nếu như bạn muốn chùi rửa thiết bị này. Vậy nên bể cá chọi nhiều ngăn có nắp khá tiện dụng. Bạn có thể liên hệ với chúng tôi công ty Ông Giàu để đặt hàng bất kì khi nào.

(HoPo)

Hướng Dẫn Cách Làm Lọc Tràn Trên 3 Ngăn Cho Bể Thủy Sinh

Thú chơi bể cá luôn quan trọng ở các yếu tố: Cá, thủy sinh, đất và nước. Nguồn nước được đánh giá tối quan trọng. Bởi chất lượng nước tốt sẽ đảm bảo cho mọi sinh – thực vật bên trong phát triển khỏe mạnh – đẹp…. Do vậy bạn cần biết cách làm lọc tràn trên để vừa loại bỏ những yếu tố gây hại, vừa tái tạo những thành phần tốt cho nước.

Với những tiêu chí đơn giản như vậy. Bạn có thể làm lọc nước cho như sau:

Một bể dài chia từ 4 đến 5 ngăn. Tổng chiều dài ngắn hơn chiều dài của bể nuôi cá. Hoặc nếu dài hơn thì cần làm đường dẫn nước nối xuống bể chính.

Bông lọc thô (mua loại cuộn tròn hoặc tấm đều được) mắt lưới lớn và mắt bé

Than hoạt tính – xỉ – đá – nham thạch loại dành cho lọc nước.

Sứ xốp – gốm (dùng để lọc amip và asen cực tốt)

Tấm nhựa hoặc kính có chân để kê đáy mỗi ô bể lọc.

2/ Cách sắp xếp nguyên liệu vào bể lọc tràn

Ở các ngăn bể 1 sang 2, 3 sang 4 chúng ta đều khoan một lỗ ở thành ngăn, tại vị trí sát với đáy bể. Với mục đích nước sẽ qua lớp lọc chảy xuống dưới và tràn sang bể bên nhanh – tốt nhất.

Bước 1: Đặt dưới đáy toàn bộ các ngăn lọc 1 tấm nhựa hoặc kính có chân để tạo khoảng không bên dưới đáy bể. Khoảng không này nên bằng 1/4 chiều cao thành bể. (Có thể dùng bể 2 vách cao thấp thì không cần)

Bước 2: Đặt nguyên vật liệu dùng để lọc nước lên tấm nhựa hoặc kính mới kê ở trên. Làm sao cho ngăn lọc được chặt vừa phải. Tách riêng biệt được thành 3 lớp gồm: Lớp trên chứa nước, lớp giữa lọc, lớp dưới chứa nước. (Lớp trên cùng và lớp dưới cùng có thể là nước chưa lọc và nước được lọc tùy theo từng ngăn).

Xếp chúng theo thứ tự là: Bông lọc thô mắt lớn ⇒ gốm, sứ, nham thạch, than hoạt tính… ⇒ bông lọc thô mắt lưới nhỏ. Hoặc:

Ngăn 1: Cát – sỏi ⇒ bông lọc mịn ⇒ gốm, sứ, nham thạch, than hoạt tính… đã được rửa sạch.

Ngăn cuối cùng có thể để trống làm nơi trữ nước – phơi nước để tạo thêm lợi khuẩn môi trường.

Nguyên lý dòng chảy nước của lọc tràn trên

Cách làm lọc tràn trên từ 3 ngăn với nguyên liệu đơn giản như trên sẽ cho nước đi theo một chiều thẩm thấu thuận. Và cụ thể nó diễn ra như thế nào. Chúng ta cần xem chiều đi của nước ở từng ngăn lọc một.

Nước đi qua lớp cát vàng hoặc bông lọc khe hở lớn. Tại đây, mọi tạp chất như rong – rêu, phù dung cũng như các loại xác động thực vật… đều bị ngăn lại. Dùng nguyên liệu có mắt lọc lớn thì sẽ giúp dòng chảy nhanh hơn và cũng đạt mục đích chỉ loại đi những “rác” nổi trong nước thôi.

Với tính chất của than hoạt tính, gốm và nham thạch. Nó sẽ loại bỏ được gần như hoàn toàn các mùi hôi trong nước. Ngoài ra, còn có tác dụng lọc tính nhiễm vôi, sắt, các độc tố như asem, amip, clo, amoni…. Nhờ đó, nước sạch hơn ở những tính chất mắt thường không nhìn thấy được.

Một phần, các loại xỉ, nham thạch cũng tăng lượng O2 cho nước đi qua. Rất tốt cho hô hấp của cá trong điều kiện thiếu sáng.

Bông lọc mắt nhỏ sẽ một lần nữa lọc các phần lắng còn lại chứa trong nước ở mức độ cao hơn. Hầu như loại bỏ hết tạp chất, các loại vi khuẩn có hại mang kích thước lớn hơn mắt lọc ở bông. Đảm bảo nước sạch hoàn toàn.

Đây là ngăn trữ nước để đổ vào bể nuôi cá của nhà bạn. Tại đây, trong thời gian nước lưu trữ sẽ tiếp nhận thêm một số lợi khuẩn trong không khí để bù lại những lợi khuẩn do có kích thước to bị loại bỏ ở ngăn 3. Nhờ đó nước tăng thêm tính năng tốt nhất.

Với cách làm lọc tràn trên này. Nước đưa vào để nuôi cá – cây thủy sinh sẽ đảm bảo chất lượng. Tăng thời gian sử dụng để giảm số lần phải chăm sóc bể cá định kỳ trong nhà bạn.

Nó hạn chế việc tảo xanh mọc nhưng không ngăn hoàn toàn việc tảo sinh ra trong nước. Do vậy bạn vẫn cần phải biết cách diệt tảo xanh trong bể của mình. Lọc nước giúp loại bỏ bớt đi các yếu tố thuận lợi cho tảo mọc lên nhanh chứ không ngăn được nó hình thành. Vì bể vẫn tiếp nhận liên tục các nguyên tố ngoài môi trường.

Bạn có thể mua 1 máy lọc chìm loại dùng cho hồ cá. Gỡ bỏ phần lọc thô ở đầu vào của máy lọc (phần lọc thô này sẽ được sử dụng cho đầu hút nước nằm trong hồ)

Ở đầu ra của máy lọc, bạn có thể gắn 1 đoạn ống nhựa khoảng 4cm, dùng keo dán kín điểm nối. Nếu các bạn để ý sẽ thấy máy lọc chìm gồm 2 bộ phận có thể tháo rời.

Một bộ lọc nước nên cầm đảm bảo loại bỏ được những tạp chất thô, một số yếu tố gây hại cho cá – cây thủy sinh như: Asen, amip, nitric, amoni, nước cứng… Và cũng cần tạo ra một số chất tốt như O2 vào thêm trong nước. Giúp cá cảnh bên trong được thêm dưỡng chất.

Nối dây đầu vào và ra của máy lọc. Ở đầu vào dùng ống nhựa dẻo phi 15. Đầu ra gắn ống nhựa “ruột gà” dùng chuyên cho máy lọc chìm. Thế là hòm hòm được bộ phận bơm.

Chuẩn bị một ống nhựa PVC cỡ phi 60. Nếu muốn để trực tiếp bầu lọc trên bể cá, thì chiều dài ống nhựa bằng chiều dài bể. Trừ đi khoảng 30-40cm. Việc này nhằm thuận tiện cho việc gắn ống nước vào và ra.

Lúc này, sử dụng 1 co nhựa (cỡ khoảng 60/27) nối vào đầu của đoạn ống nhựa. Ở đầu nhỏ của co, nối 1 đoạn ống PVC phi 27 (chỉ khoảng 5cm). Lại tiếp tục nối 1 co nhựa cỡ 27/15 vào đầu ống. (mục đích là thu hẹp đầu vào của bầu lọc. Bằng đầu ra của máy bơm để nối ống) Và khi nối ống, nhớ bôi keo dán PVC nha.

Cách làm bộ lọc nước hồ cá đơn giản cũng hòm hòm xong rồi. Giờ chỉ cần kết nối chúng lại là xong.

Đặt bầu lọc lên hồ rong (hoặc treo trên tường tùy bạn). Bạn nối đầu vào bơm của hồ, đầu ra của bơm lại gắn vào đầu vào của bầu lọc. Với ưu điểm giá “hạt rẻ”. Và quan trọng hơn, bạn có thể thỏa mãn sự mày mò. Chế tạo những bộ lọc hồ thủy sinh của chính mình.

Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ bể cá Hoàng Gia. Chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc và hướng dẫn cho bạn cách làm lọc tràn trên – dưới nhiều mẫu phức tạp khác nữa.

Cách Nuôi Cá Xiêm Betta (Cá Lia Thia Xiêm, Cá Chọi Xiêm) Trong Bể

01.

Một số thông tin cơ bản về cá đá cảnh đẹp dễ nuôi:

Tên khoa học: Betta spp.

Chi tiết phân loại:

Bộ: Perciformes (bộ cá vược).

Họ: Osphronemidae (họ cá tai tượng).

Thuộc loài: Nguồn gốc cá đá thuộc loài Betta splendens Regan, trải qua hàng trăm năm chọn lọc và lai tạo, hiện rất hiếm và khó xác định loài cá đá thuần chủng trên thị trường.

Tên tiếng Việt khác: Cá Lia thia, Cá Thia xiêm, Cá Chọi, Cá Phướn, Cá Betta.

Tên tiếng Anh khác: Siamese fighting fish; Fighting fish.

Nguồn gốc: Nguồn cá từ khai thác tự nhiên (lia thia đồng) và nhập nội (lia thia xiêm) cách đây hơn 100 năm theo chân các thương lái người Hoa (Đoàn Khắc Độ, 2007). Cá đã sản xuất giống phổ biến trong nước từ thập niên 40 – 50.

02.

Với các loài cá nhỏ thủy sinh như cá đá thì nên chọn loại dài bể 60 cm kích cỡ tiêu chuẩn 60×30× 30cm.

Thay nước một phần: Thay nước ít nhất một tuần một lần. Các hồ hay bể cá nhỏ không có máy lọc sẽ cần thay nước thường xuyên. Để thay nước một phần, bạn sẽ phải đổ bớt nước ra khỏi bể cá hiện tại và thay bằng nước sạch đã qua xử lý. Dùng một chiếc ca sạch hoặc vật gì tương tự, múc khoảng 25% đến 50% lượng nước trong bể cá hiện tại. Để cá đá trong bể khi bạn múc nước ra.

Thay nước toàn phần: Chỉ cần thiết khi bể quá bẩn, hoặc nếu nồng độ amoniac vẫn cao sau vài lần thay nước một phần. Khi thay nước cần chú ý dùng vợt vớt cá đá, đưa cá đá ra khỏi bể sang chậu nước sạch. Vớt cá đá thật nhẹ vì vảy cá rất dễ bị thương.

Nhiệt độ nước (C): 24 – 30

Độ cứng nước (dH): 5 – 20

Độ pH: 6,0 – 8,0

03.

Ấu trùng tôm cũng là một loại thức ăn cho cá đá khá “sốt” hiện nay. Có giá thành cao, giàu dinh dưỡng và ít bị lây khuẩn, bạn có thể thưởng cho chú cá betta của mình 1 tuần/lần để cân bằng dinh dưỡng, đổi vị cho cá ăn ngon hơn.

Nếu bạn không đủ kiên nhẫn để hằng ngày ra cửa hàng cá cảnh để mua “mồi sống” cho cá betta, thì thức ăn cho cá betta nên trữ sẵn trong tủ lạnh chính là thức ăn đông lạnh. Nguồn thức ăn này làm từ động vật giáp xác, sâu… được nghiền nhỏ rồi đông lạnh nên có thể dùng trong thời gian dài. Lưu ý khi cho cá đá, chủ nuôi cần rã đông, tán nhỏ rồi với thả cho cá ăn để trành tình trạng cá không thể ăn được vì kích thước thức ăn lạnh còn khá lớn

Nếu không có sẵn nguồn thức ăn tươi sống, bạn có thể dùng thức ăn khô (như trùng đất khô) hoặc thức ăn dạng viên đóng sẵn trong hộp. Các nguồn này có thể cung cấp đủ dinh dưỡng cho cá xiêm, nhưng không phải món “khoái khẩu” của chúng. Nếu bạn quá bận rộn và không đủ thời gian chuẩn bị thức ăn cho cá đá, thì đây là lựa chọn xen lẫn với các thức ăn tươi sống, giúp bạn không phải “quay cuồng” với bể cá xiêm.

04.

Cá đá có tuổi thọ khá ngắn 2-3 năm tuổi. Nhưng cá đến tháng thứ 6 trở lên là ta có thể tiến hành sinh sản cho chúng. Và việc chọn lựa một con cá trống và mái tiêu chuẩn để cho ra một bậy con tốt thì còn phụ thuộc vào việc chọn cá cha mẹ có tốt không, vì thế có mẹo nhỏ giúp chọn lựa giống cá chọi sinh sản sau:

Cá mái: Cũng giống như cá trống, nhưng khi chọn cá mài bạn cần chú ý đến “bụng” xem bụng chúng to tròn chứa, tốt nhất là bắt cá lên lồng bàn tay xem hậu môn có “mụn trắng” chưa, nếu có thì cá mái đã sẵn sàng chuẩn bị cho sinh nở bạn cần chuẩn bị nơi sinh sản cho chúng.

Mẹo nhỏ giúp ép cá đá thành công:

Chỉ cần 1 thau (chậu) nước cao khoảng 10-15cm màu xanh lá hoặc xanh da trời là tốt.

Thả vào chậu vài cái lá bàng đã phơi khô.

Cho thêm 1-2 muỗng cà phê muối (phòng bệnh, diệt khuẩn).

Bỏ thêm 1/3 viên thuốc Tetracylin để kích thích cá trống nhả bọt và phòng bệnh khi cá con mới nở.

Cho mực nước khoảng 10cm.

Chuẩn bị 1 viên gạch hay tấm bìa để đậy lên khi cho cá ép.

Sau 1 tuần cho kè mái, lúc này nước trong hồ ép cũng ngả vàng (lá bàng).

Điều kiện cho ép: Thấy cá mái lục sục như muốn bơi về phía cá trống, người nổi sọc dưa, bụng căng vàng.

Vì được kè lâu nên cá chọi trống sẽ ít cắn mái vì thế không cần chuẩn bị chỗ chú ẩn cho cá mái.

Thả 1 lá bèo lên mặt nước để cá đá trống có chỗ nhả bọt.

Thả 2 con cùng 1 lúc và đậy kín lại, chừa 1 chút để không khí vào thôi.

Đảm bảo chỗ ép không có tiếng động mạnh, ánh sáng quá mạnh, có mèo, chó….

Sau 2 ngày (lúc cá mái đã đẻ xong) vớt nhẹ nhàng cá mái ra tránh làm ảnh hưởng tới tổ bọt.

Trứng sẽ nở trong vòng 24-48 tiếng (nhiệt độ ấm trứng sẽ nở nhanh).

Lấy bóng đèn vàng thắp sáng vào buổi tối để cá trống có thể vớt trứng bị rơi.

Cách chăm sóc cá cảnh con:

Sau 2 ngày kể từ lúc nở mới cần cho ăn.

Có thể cho ăn trùng cỏ nhưng rất dễ bẩn nước vì thế tốt nhất là chuẩn bị bo bo con cho cá chọi con ăn.

Cách chuẩn bị:

Mua bobo ngoài tiệm về thả vào 1 thau nước lá bàng, có đầy rong trước ngày cho cá con ăn 1 ngày.

Tới ngày cá con có thể ăn, soi đèn vào thau nước bobo, bobo bị ánh sáng cuốn hút nên sẽ bơi về phía ánh sáng, chỉ cần lấy ống xilanh hút lên và bơm vào hồ ép để cá đá con ăn.

Cho cá con ăn bobo tới ngày tuổi thứ 10 thì có thể tập cho cá con ăn trùn chỉ.

Để cá con nhanh lớn thì nên thay nước 1 ngày 1 lần, mỗi lần thanh 50% và phải là nước đã hả clor.

Tới ngày 10 thì thả cá con ra chỗ nuôi lớn hơn (chú ý có thể vớt cá cha ra vào ngày thứ 5 hoặc 7).

Cứ thay nước và cho ăn như vậy cho tới 3-4 tháng tuổi thì cho cá ra keo riêng.

05.

Môi trường sống: Nguồn nước thích hợp là rất quan trọng đối với cá kiểng nói chung và cá đá nói riêng. Cá đá thích hợp với chất nước mềm, độ PH thích hợp là PH trung tính hoặc nhẹ( tốt nhất là trong khoảng 6.8- 7.4) Cá chọi có thể sống ở nguồn nước ngọt, nước sông hoặc cả nước giếng. Nhiệt độ nước cũng không kém phần quan trọng. Nước ấm là môi trường tốt nhất cho cá đá phát triển( dao động từ 24-30 độ C) .

Trang trí bể nuôi: Bể nuôi cá đá chứa tối thiểu 15 lít nước. Cá xiêm kiểng thích nghi dễ dàng với môi trường sống chật hẹp như ta có thể đựng trong các lọ thủy tinh, hũ keo. Bởi vì cá đá có hệ hô hấp rất đặc biệt gọi là labyrinth mà đa phần các loài khác không có, nó có thể hô hấp qua bề mặt nước. Khi nuôi cá đá kiểng ta không cần gắn các thiết bị sục khí oxy như một số loài khác. Để tăng vẻ đẹp của bể nước, ta có thể cho vào một ít viên sỏi long lanh và một số loài cây thủy sinh.

Thả cá vào bể: Trước tiên, ta phải cho cá chọi thích nghi với môi trường mới, ta ngâm bịch cá trong bể khoảng 15 phút cho một ít nước vào trong bể để cá quen với môi trường mới, sau đó mới thả cá vào bể.

06.

Cá Mây Trắng (White Cloud Mountain Minnow)

Cá Tỳ Bà – Cá Lau Kính (Clown pleco)

Cá Chuột Pygmy (Pygmy Corydora)

Cá Hồng Nhung – Cá Hổ Phách (Ember Tetras)

Cá Tam Giác (Harlequin Rasboras)

Thức ăn cho cá là câu hỏi thường gặp trong chuỗi các câu hỏi cách nuôi như thế nào. Về cơ bản, giống như các loài cá trong chi họ của mình, cá thìa lìa hay cá Xiêm là loài ăn thịt. Điểm đặc biệt là chúng có cấu tạo miệng của hếch lên trên giúp cho việc kiếm ăn trên bề mặt trở nên dễ dàng và hiệu quả.

Đây là dòng cá dễ nuôi, nguồn thức ăn khá đa dạng, bao gồm các thức ăn trong tự nhiên và thức ăn tổng hợp từ người nuôi. Người nuôi không cần lo lắng về việc ăn chúng gì mà có thể tham khảo một số dòng thức ăn cụ thể sau đây:

Trong tự nhiên chúng chủ yếu ăn zooplankton (1 loài phiêu sinh), bọ gậy (loăng quăng), xác động vật, giun đỏ, tôm nhỏ, tép nhỏ và một số ấu trùng của côn trùng khác hay các loài cá nhỏ hơn mình.

Trong thực tế, người nuôi còn có thể cho cá ăn các dòng thức ăn tổng hợp được bày bán trên thị trường, thường là sự kết hợp giữa các loại cám, tinh bột với các loại tôm, cá xay nhuyễn,…

Thức ăn cho cá thìa lìa rất phổ biến trên thị trường hiện nay. Bạn nên đảm bảo cho chúng ăn 2- 3 lần/ngày đối với cá giống và 1 – 2 lần/ngày đối với cá trưởng thành. Nếu được đảm bảo về nguồn thức ăn và chất dinh dưỡng, cá sẽ sống lâu hơn, có màu sắc sặc sỡ và đẹp hơn, các vây bị rách sẽ liền nhanh hơn.

Bạn đang xem bài viết Bể Cá Chọi Nhiều Ngăn trên website Fcbarcelonavn.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!